Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.1 KB, 6 trang )

Kỹ năng giao tiếp ứng xử
---------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba, 26 Tháng 5 2009 08:21
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết
bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng
văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách
thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật,
ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc
khi bạn là một cán bộ hoạt động Đoàn trong thanh thiếu niên.
I. Nguyên tắc ứng xử:
1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta
thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra
được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng
không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm
và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc “yêu nên
tốt, ghét nên xấu”. Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc
đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt,
không xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công,
ta tạm chia thành các bước sau:
Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái
mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác,
tương lai của sự cộng tác đó.
Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những
mặt mạnh, những ưu điểm…) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những
mặt yếu, những khuyết điểm…) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc


ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra


“dấu cộng” trong cả khối “dấu trừ” và phát hiện kịp thời “dấu trừ” trong “vô khối
dấu cộng” để có thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái “dấu trừ” mà khởi
thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối “dấu cộng”.
Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích
phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm
xuống còn 1 (-).
3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:
Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ
ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn
can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v…?
- Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy
đang thiếu, đang cần.
- Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự
tin tưởng.
- Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có
lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành.
- Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành.
- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
- Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ.
- Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra
những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu.
Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều quan
trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.
II. Một số cách ứng xử:
1. Thủ thuật “ném đá thăm đường”:
Có bạn trai tâm sự: Đến dự đám cưới một người bạn, tôi đã gặp một người con gái
mà tôi thầm mơ ước, tôi rất muốn làm quen với người con gái ấy nhưng không biết

phải bắt đầu như thế nào?
Có lẽ trước tiên nên bắt đầu vào đề từ cùng một hứng thú. Chẳng hạn có thể từ một
bức tranh, một bản nhạc, một ca khúc mới được mọi người yêu thích, hay một bộ


phim mới, một quyển sách mới, một mốt quần áo mới… những cái đối phương
biết rõ và có phản ứng tích cực. Hoặc có thể từ một điểm chung nào đó về học tập,
việc làm… Bắt đầu từ những câu chuyện không quan trọng lắm để làm mất đi sự
căng thẳng và ngăn cách giữa hai người và qua đó bạn có thể hiểu thêm về người
bạn mà ta muốn gần gũi (những sở thích, thói quen, cá tính…) có một sơ đồ giao
tiếp sau đây:
a. Giai đoạn trước khi giao tiếp:
- Xác định mục đích, làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt
- Đánh giá đối tượng, hoàn cảnh:
+ Sở thích,thói quen, cá tính.
+ Thời gian, không gian cuộc gặp.
+ Có hay không có người giới thiệu.
- Lựa chọn phương án ứng xử:
+ Tìm cớ làm quen cho hợp lý, tế nhị.
+ Ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến.
+ Văn phong gần gũi, không quá trịnh trọng nhưng cũng không suồng sã.
+ Tính trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để ứng xử nhanh.
b. Giai đoạn giao tiếp:
Nên:
- Phá bầu không khí xa lạ bằng việc hỏi han hoặc những câu nói đùa.
- Tìm chủ đề chung, ít chạm đến quan điểm cá nhân.
- Nói ít về mình. Chú ý quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối phương.
- Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.
- Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi chuyện.
- Tự tin.



Không nên:
- Vội vã đi vào vấn đề chính.
- Đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.
- Nói nhiều về mình, dốc bầu tâm sự, nói thẳng về mình khi đối phương đặt những
câu hỏi thăm dò.
- Chuyện lan man, kéo dài cuộc giao tiếp.
- Khích bác hoặc công kích nói xấu một ai đó.
- Rụt rè, lảng tránh, ấp úng.
Văn hóa giao tiếp không thể tách rời với giáo dục
Phát biểu tại Hội thảo GS.TSKH Lê Ngọc Trà đã khẳng định: giao tiếp có quan hệ
chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo
dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp
không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan
trọng của giáo dục. Theo GS thì giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện
nay có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của
nhà trường là rất quan trọng. Chính nhà trường chứ không phải chính phủ, báo chí
hay dư luận xã hội sẽ quyết định vấn đề này. Chào như thế nào, thưa như thế nào,
xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn và quy định. Quy định này không phải do
hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở khoa học, trên các nghiên cứu, tham
vấn… Thứ hai là dân tộc và quốc tế, theo GS chính công cuộc hội nhập và phát
triển một cách ồ ạt của CNTT đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng
cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ,
cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau..khiến cho tính văn hóa, đạo đức
trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đồng ý quan điểm với GS.TSKH Lê Ngọc Trà, Ths Nguyễn Thị Cúc, trường ĐH
An Giang cho rằng ngoài việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa
giao tiếp trong học đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học đường.
Trong đó, mỗi giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể

hiện văn hóa giao tiếp trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh
những điểm quan trọng trên, việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh theo Ths
Cúc nên được thực hiện mạnh mẽ trong Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoạt động
xã hội, đặc biệt trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiến tập,
thực tập sư phạm…có như thế mới mong phục dựng được văn hóa giao tiếp trong
học đường đang ngày càng xuống cấp như hiện nay.’’.
Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và
bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy


cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành
vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và
các trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phiá nhà trường phải đưa ra những chuẩn
mực trong chương trình giảng dạy.Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định
quan điểm văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một
quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con
đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau giữa giáo dục và giao tiếp.
TS Hoàng Thị Nhị Hà, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM trong báo cáo tham luận của
mình cũng khẳng định: Sự khéo léo ứng xử của người thầy - nhà sư phạm trong
giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý, giáo dục và giảng
dạy tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm
lành mạnh có tác động tích cực. Từ nền tảng vững bền trên, mỗi nhà trường cần
phải tìm ra điều tốt nhất trong mỗi con người, phát huy những ưu điểm, hạn chế
thấp nhất những nhược điểm, những bất cập ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
trong nhà trường thì tất yếu chúng ta sẽ tạo được môi trường giao tiếp có văn hóa
trong
học
đường
một

cách
bền
vững.
Giải pháp nào để nâng cao văn hóa giao tiếp trong nhà trường
Theo ông Phạm Văn Luân - trường CĐ Bến Tre, để có một môi trường văn hóa học
đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía, gia đình cùng với nhà
trường và xã hội. Trong đó, ông đề nghị chúng ta cần sớm tổ chức nghiên cứu,
đánh giá một cách chính thức trên quy mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học
đường để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy
cả chính khóa , ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc
giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Khẩn trương nghiên cứu các mô hình tổ
chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư vấn học đường, cũng như tập trung
cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học phổ thông, nhằm tăng cường
sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Nghiên cứu xây
dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong quá trình rèn
luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Để thực hiện điều này ngành giáo
dục cần sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định
hướng xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà ở đó người
thầy vừa truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho trò “bài học
làm người”.
ThS. Hoàng Mai, trường CĐ Mẫu giáo TW TP.HCM thì nhấn mạnh: Để nâng cao
văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong gia đình
phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn. ThS Mai cho
rằng môi trường lớp học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì
trong môi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu
thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao
tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các
em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có
điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn
hóa hơn.



ThS Nguyễn Thị Kim Ngân, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thì lại cho rằng: Giáo
dục cần thấm nhuần nguyên lý giao tiếp nhưng giao tiếp không phải chỉ là tinh
thần của giáo dục mà còn là nội dung của giáo dục ( giáo dục văn hóa giao tiếp).
Quán triệt nguyên lý ấy, tất cả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tốt. Khơi gợi
để học sinh bước vào hoạt động giáo dục như một hoạt động giao tiếp là chìa khóa
để thành công. ThS Ngân khẳng định: “ Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống. Chính nhờ đó mà mọi người xích lại
gần nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn”.



×