Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.06 KB, 13 trang )

14CDD01
CHỦ ĐỀ 3

CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH
TIM BẨM SINH


Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là các dị tật
của buồng tim, van tim, vách tim va
các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở
bào thai. Tần suất bệnh TBS chung
trên thế giới là 8 trên 1000 trẻ ra đời
còn sống.


1. Nguyên nhân
Sai lệch nhiễm sắc thể
Chiếm khoảng 5% các bệnh tim bẩm
sinh, thường luôn đi kèm với hội
chứng đa dị tật. Thường gặp là tam
nhiễm sắc thể 13, 18, 21 (gây hội
chứng down), nhiễm sắc thể 22 (gây
hội chứng turner) và hội chứng
Turner (triệu chứng về khuyết tật di
truyền).


Di truyền
Di truyền trên nhiễm sắc thể thường
mang gen trội với các hội chứng đa
dị tật: Bệnh tim bẩm sinh là dị tật


chính như hội chứng Noonan (bệnh
di truyền có liên quan tới tim), hội
chứng Marfan (hội chứng di truyền
ảnh hưởng đến mô liên kết).


Các nguyên nhân ngoại lai xảy ra trong khi mang
thai
Các tác nhân vật lý như các loại tia phóng xạ, tia
gama, tia quang tuyến X. Nhiễm độc các loại hóa
chất, độc chất, các thuốc kháng động kinh, thuốc
an thần. Nhiễm trùng virus đặc biệt là Rubella
trong 3 tháng đầu có thai.
Các bệnh của mẹ mắc khi đang mang thai: đái
tháo đường, bệnh Lupus ban đỏ (là bệnh tự sinh
ra kháng thể chống lại chính bản thân mình).


2. Phân loại tim bẩm sinh
- Tật bẩm sinh chung của tim: vị trí bất thường của
tim: tim sang phải, đảo ngược phủ tạng,..
- Bệnh tim bẩm sinh không tím, không có luồng
thông: hẹp động mạch chủ, tim có 3 buồng nhĩ,
hẹp động mạch phổi,..
- Bệnh tim bẩm sinh không tím có luồng thông trái
- phải: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động
mạch, thông sàn nhĩ thất,…
- Bệnh tim bẩm sinh có tím, luồng thông phải-trái:
tứ chứng fallot, tam chứng fallot, teo van 3 lá,…



3. Các dấu hiệu nhận biết
- Chậm phát triển về thể chất
- Giới hạn hoạt động: trẻ nhỏ thường
biểu hiện bằng các dấu hiệu nhanh
mệt khi bú, khi ăn, trẻ lớn thường khó
chơi đùa, chạy nhảy như trẻ bình
thường.
- Triệu chứng hô hấp: thở nhanh


- Vã nhiều mồ hôi
- Tím da và niêm mạc
- Cơn thiếu oxy cấp
- Ngất
- Khi nghỉ
- Ðau ngực


4. Điều trị
- Cần phát hiện sớm trẻ bị tim bẩm sinh để có biện
pháp điều trị và theo dõi thích hợp giúp hạn chế
các biến chứng.
- Đánh giá mức độ nặng của bệnh để có thể can
thiệp kịp thời về nội và ngoại khoa.
- Cần nâng đỡ về mặt tinh thần cho bệnh nhân và
gia đình vì đây là bệnh thường buộc trẻ năm viện
dài ngày, trẻ thường gặp khó khăn khi đi học, chi
phí điều trị rất tốn kém.



Dự phòng
- Khuyên các bà mẹ không nên mang thai khi đã
lớn tuổi.
- Trước khi có thai nên chủ động chủng ngừa bệnh
sởi đức (Rubella).
- Cần tư vấn di truyền trước khi mang thai đứa tiếp
khi đã có 1 con bị tim bẩm sinh.
- Không để mắc các bệnh siêu vi trong 3 tháng đầu
mang thai.
- Trong khi mang thai mẹ không được uống rượu,
dùng thuốc tuỳ tiện.
- Tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ.
- Cần phát hiện sớm trước sinh bằng siêu âm tim
thai.


Chăm sóc trẻ mắc bệnh TBS
– Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh sạch
sẽ, cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất.
– Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn
quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những
công việc nặng nhọc.
– Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị
nhiễm trùng, cần uống kháng sinh khi được làm
thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm
nội tâm mạc nhiễm trùng.
– Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự
điều trị của bác sĩ



Mẹ cần ngừa bệnh TBS cho trẻ khi mang thai
– Cải thiện môi trường sống, tránh ô nhiễm.
– Tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc,
các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc
lá…
– Chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các
nguồn bệnh do siêu vi gây ra như: rubela, quai
bị, herpes, cytomegalovirus, coxsaskie B…
– Nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa
như: đái tháo đường, lupus ban đỏ lan tỏa…
thì cần được điều trị.
– Khám và theo dõi thai định kỳ.




×