Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HỒ CHÍ MINH bàn về mối QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA cá NHÂN và NÂNG CAO đạo đức CÁCH MẠNG ý NGHĨA đối với xây DỰNG đạo đức CÁCH MẠNG của cán bộ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.65 KB, 21 trang )

1

Hồ Chí Minh bàn về mối quan hệ biện chứng giữa quét sạch
chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng. ý nghĩa đối với xây
dựng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay
-------------------Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và
việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu của thực
tiễn đất nước, Người luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên trước hết phải quét
sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là một trong
những điều kiện tiên quyết nhất để người cán bộ, đảng viên phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ vẻ vang của mình và thực sự trở thành người hoạt động cách
mạng chân chính. Trên thực tế, chính Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu,
sinh động và trong sáng nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và yêu cầu người
cách mạng phải nâng cao đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng và là một trong những
lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Khi đề cập đến
đạo đức cách mạng, tuy Người đã diễn đạt bằng nhiều cách trong những hoàn
cảnh và thời điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, trong nhiều nội dung diễn
đạt ấy luôn có điểm nhất quán ở chỗ: “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương
vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một
lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục
đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó
phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân”1. Có thể xem đây là định
nghĩa chung nhất về khái niệm đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh.
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược lần thứ hai, để khắc phục những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện
lệch lạc về tác phong công tác xuất hiện trong cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 306.




2

cầu lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thắng lợi, với bút danh
X.Y.Z, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.
Theo Hồ Chí Minh, tư cách và đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
phải được thể hiện thông qua hành động, là bộ phận hữu cơ trong lối làm
việc; vì thế, trong tác phẩm này, Người đã dành hẳn một phần (phần III) để
nói về tư cách và đạo đức của người cách mạng.
Sau khi đề cập đến tư cách của đảng chân chính cách mạng, nêu bật
những nội dung có tính nguyên tắc trong hoạt động của Đảng và chỉ rõ phận
sự của cán bộ, đảng viên; Hồ Chí Minh đã xác định thái độ của người cách
mạng trong giải quyết các mối quan hệ về lợi ích, đây là vấn đề cốt lõi, vừa là
yêu cầu, vừa là cơ sở xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ,
đảng viên. Người nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên
người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do
lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì
mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm
sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm.
Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Sau đó, Hồ Chí Minh giải thích rõ từng điều theo cách riêng của Người.
a) NHÂN là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng
bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến
Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người,
hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e
cực khổ, không sợ oai quyền.
Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì phải họ đều
làm được.
b) NGHĩA là ngay thẳng, không sợ tư tâm, không làm việc bậy, không có

việc gì giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo


3

toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy
việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà
phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
c) TRí vì không có việc tư túi nó làm cho mù quáng, cho nên đầu óc
trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem
người, biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho
Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.
d) DũNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết
điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống
lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy
sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
đ) LIÊM là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó
là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà
vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.
Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công
việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ
hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”1.
Như vậy là từ các khái niệm đạo đức cũ nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, Hồ

Chí Minh đã đưa vào đó những nội dung đạo đức cách mạng bằng cách giải
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 251-253.


4

thích nó theo quan niệm mới, phản ánh các mối quan hệ lợi ích mới mà ở đó
dân vẫn là trung tâm, Đoàn thể là động lực, cá nhân mỗi người vẫn là phụ
thuộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Cũng với tinh thần ấy, năm 1949, với bút danh Chiến Thắng, dưới đầu đề
“Cần, kiệm, liêm, chính”, Hồ Chí Minh viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Tiếp sau đó, Hồ Chí Minh còn viết bốn bài báo đăng trên báo Cứu quốc
với bút danh Chiến Thắng giải thích rõ nội dung của bốn đức nêu trên2.
Nói về Cần, Người viết: “Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay
siêng làm thì hàm siêng nhai. Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải
Cần, cả nước đều phải Cần.
Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.
Tóm lại, Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời.
Nhưng không phải quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của

mình, để làm việc cho lâu dài. Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười
biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”.
Đề cập đến Kiệm, Người cho rằng: “Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ,
không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai
chân của con người”.
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr. 631-645.


5

Về Liêm, Người giải thích và dẫn chứng: “Liêm là trong sạch, không
tham lam… Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không
đục khoét dân, thì gọi là Liêm, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp… Ngày nay,
nước ta là Dân chủ cộng hoà, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều
phải Liêm. Cũng như Trung là trung với Tổ quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân;
ta không chỉ thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm
cho mọi người đều biết thương cha mẹ”.
Khi nói về Chính, Người viết: “Một người phải Cần, Kiệm, nhưng còn
phải Chính mới là người hoàn toàn. Trên quả đất, có hàng muôn triệu người.
Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người Thiện và người ác.
Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có
thể chia làm hai thứ: việc Chính và việc Tà. Làm việc Chính, là người Thiện.
Làm việc Tà, là người ác. Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm).
Chính là Thiện. Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là ác, là tà.
Bất kỳ ở tầng lớp nào, giữ địa vị nào, làm nghề nghiệp gì, sự hoạt động
của một người trong xã hội có thể chia làm ba mặt:
1. Mình đối với mình.
2. Mình đối với người.

3. Mình đối với công việc”1.
Hồ Chí Minh đã có sự so sánh một cách rất cụ thể: “Sông to, biển rộng
thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén
nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp và
nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn” 1.
Như vậy là, cũng như khi giải thích các khái niệm nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm; Hồ Chí Minh đã đưa vào các khái niệm cần, kiệm, liêm, chính một nội

1
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 634.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 644.


6

dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được hình thức diễn đạt của các
khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc và dễ nhớ đối với mọi người.
Năm 1955, dưới đầu đề “Người cán bộ cách mạng”, Hồ Chí Minh viết:
“Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo đức cách mạng mới là
người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:
Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”
2

.
Năm 1958, với bút danh Trần lực, Hồ Chí Minh viết bài “Đạo đức cách

mạng”, qua đó Người đã làm rõ thêm vấn đề này và chỉ ra một số giải pháp
cơ bản định hướng cho cán bộ, đảng viên thực hiện để giữ vững phẩm chất

đó.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là: Quyết
tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.
Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối
chính sách của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích
riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân
mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê
bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí
mình tiến bộ”3.
Trên đây là những nội dung cơ bản của đạo đức mới, đạo đức cách mạng
theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Điều này đã chứng tỏ rằng ở Hồ Chí Minh
luôn có sự thống nhất về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp tư duy,
dù cho Người đã đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau về nội hàm của đạo
đức cách mạng. Từ các khái niệm nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm đến cần, kiệm,
2
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr. 480.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 9, tr. 285.


7

liêm, chính, chí công, vô tư; từ trung, hiếu đến thiện, ác… theo quan niệm của
Hồ Chí Minh cho thấy:
Hồ Chí Minh đã sử dụng hầu hết các khái niệm đạo đức cũ trong truyền
thống dân tộc để cải tạo, chuyển hoá nó thành các khái niệm đạo đức mới
bằng cách đưa vào đó những nội dung đã được phát triển, phù hợp với thực

tiễn Việt Nam trong thời đại mới, tạo nên một hệ thống phạm trù đạo đức
cách mạng rất độc đáo, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thừa nhận như một lẽ đương nhiên
và nhất là dễ thực hiện một khi thái độ cầu tiến của người cách mạng được
phát huy một cách triệt để.
Trong khi cải tạo, chuyển hoá các phạm trù đạo đức cũ thành các phạm
trù đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã kế thừa mặt tích cực của nó, dù chỉ
theo nghĩa hẹp. Chính Người đã thực hiện một cuộc cách mạng về đạo đức
trên cơ sở khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống, tiếp thu và phát
triển tinh hoá đạo đức của nhân loại, nhất là tư tưởng đạo đức cách mạng của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì thế, nội dung của đạo đức mới hoàn toàn khác với
nội dung của đạo đức cũ, đề cập đến vấn đề này, Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như
vậy là lầm to… Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên
trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng
lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không
bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của
chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm
gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân” 1. Đặc biệt, Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ chỗ khác về chất của đạo đức mới và đạo đức cũ không phải ở bản
thân khái niệm mà chính là ở động cơ của người sử dụng để giải quyết các
mối quan hệ về lợi ích, động cơ giải quyết các mối quan hệ về lợi ích đúng
đắn là cơ sở hình thành nên quan niệm và hành vi đạo đức mới.
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 320-321.


8

Trong quá trình cải tạo, chuyển đổi các phạm trù đạo đức cũ thành đạo

đức mới, Hồ Chí Minh đã ý thức rất rõ về các quan hệ lợi ích, Người không
hề cực đoan nhấn mạnh lợi ích này hay lợi ích khác mà luôn thừa nhận trong
lợi ích chung có lợi ích riêng, muốn có lợi ích riêng thì trước hết phải quan
tâm đến lợi ích chung. Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nhất ở
chỗ, Người đã kết hợp nhuần nhuyễn quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa
giai cấp với dân tộc, giữa dân tộc với quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại
để tạo nên sự hài hoà các mối quan hệ lợi ích trong quan niệm đạo đức cách
mạng. Theo Người, trong quan hệ lợi ích giữa cái chung và cái riêng, giữa tập
thể và cá nhân… thì cái chung phải ở trên cái riêng, tập thể phải cao hơn cá
nhân… Đó là quan niệm biện chứng thể hiện tính khoa học trong nhận thức
về mối quan hệ lợi ích cũng như các mối quan hệ nói chung.
Không chỉ đề cập đến quan hệ lợi ích, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng còn thể hiện quan hệ biện chứng giữa đức và tài. Theo
quan niệm của Người thì cả đức và tài đều quan trọng, không thể coi nhẹ mặt
nào; thế nhưng, xét đến cùng thì đức phải được coi trọng hơn, vì nếu có tài
mà không có đức thì cái tài ấy không những không có tác dụng mà có khi còn
có hại cho dân, cho nước.
Đối với Hồ Chí Minh, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định của đạo đức
cách mạng chính là thái độ đúng đắn đối với dân. Dân là trung tâm của sự
nghiệp cách mạng. Phụng sự nhân dân là nội dung cốt lõi, thông qua đó mà
xem xét thái độ của người cách mạng. Người còn chỉ rõ, Đảng cách mạng và
Nhà nước của dân, không chỉ coi dân là gốc mà còn phải coi dân là đối tượng
phục vụ trước hết và trên hết, với tinh thần: việc gì có lợi cho dân thì phải hết
sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh; nếu dân đói thì Đảng và
Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm thì Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt thì
Đảng và Chính phủ có lỗi. Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất đề ra những mục
tiêu cụ thể như vậy đối với cán bộ, đảng viên và Đảng cũng như Chính phủ


9


của dân. Đây chính là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng mà Hồ Chí
Minh là tấm gương tiêu biểu nhất.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì
giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên phải giữ gìn phẩm chất cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư. Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người đều có sự tồn
tại và đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, hoặc diễn đạt theo cách mới thì đó là
sự tồn tại và đấu tranh giữa lý tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân. Người
viết: “Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu”, “Trong xã hội có thiện và
cũng có ác”, “Theo nghĩa rộng thì cả thế giới và trong một nước có thiện và
có ác. Theo nghĩa hẹp thì trong bản thân và tư tưởng của mỗi một con người
cũng có thiện và có ác”1.
Xuất phát từ quan niệm trên, Hồ Chí Minh đã đề ra yêu cầu mỗi cán bộ,
đảng viên phải luôn coi trọng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, làm cho phần tốt
được tăng thêm, phần xấu được đẩy lùi. Người nói: “Đạo đức cách mạng
không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày
mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”2. Từ đó, Người đề ra nguyên tắc tự phê bình và phê bình,
nêu gương của chính bản thân cán bộ, đảng viên và người tốt, việc tốt…
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức cách mạng trong mỗi con người không
phải là bất biến. Người có đạo đức cách mạng vẫn có thể trở thành người vô
đạo đức nếu như bản thân họ không kiên trì học tập, tu dưỡng và rèn luyện
suốt đời. Thực tế cho thấy, có người trước đây từng là người cách mạng,
không ngại gian khổ, hy sinh vì nghĩa lớn, thể hiện rõ sự gương mẫu về đạo
đức cách mạng; thế nhưng, hiện nay họ lại trở thành người có tội với Tổ quốc,
mặc dù tài năng của họ không hề bị suy giảm hay mất đi, song tài năng đó đã
không còn tác dụng. Sở dĩ như vậy vì họ đã không chịu tu dưỡng, rèn luyện
theo phương pháp xây dựng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh.
1
2


Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 276.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 9, tr. 293.


10

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và “Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, tuy Hồ Chí Minh không nêu cụ thể vị trí, vai
trò của đạo đức cách mạng, nhưng qua nội dung những tác phẩm này và liên
hệ với các tác phẩm khác của Người, vấn đề đó cũng đã được thể hiện khá rõ.
Đạo đức là vấn đề rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi con người trong
cuộc sống hàng ngày, nó gắn liền với bản chất con người và đời sống xã hội,
đồng thời nó còn được xem như biểu hiện đặc trưng về nhân cách văn hoá,
chính vì thế mà con người thường nhấn mạnh và rất coi trọng yếu tố văn hoá
đạo đức. Nếu thiếu đạo đức thì con người tồn tại không còn đúng với nguyên
nghĩa của mình, xã hội không thể ổn định và phát triển.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh các quan hệ
ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và giữa con
người với tự nhiên. Xuất phát từ những lợi ích và quan hệ lợi ích nhất định,
thông qua hiệu quả của hành vi đạo đức mà người ta phân biệt cái tốt với cái
xấu, cái hay và cái dở, cái thiện và cái ác… Do đó, đạo đức một mặt gắn liền
với con người cụ thể, mặt khác nó cũng gắn với mỗi giai cấp, mỗi dân tộc để
tạo nên nền tảng đạo đức của mỗi xã hội nhất định. Vấn đề là phải biết nhìn
nhận một cách đúng đắn, giải quyết có hiệu quả trên cơ sở khoa học mối quan
hệ giữa đạo đức cá nhân với đạo đức xã hội, giữa đạo đức đã hình thành mang
giá trị truyền thống và đạo đức mới đang phát triển trong sự nghiệp cách
mạng, đáp ứng với yêu cầu của thời đại.
Coi trọng đạo đức vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Người Việt đã từng dựa vào sức mạnh của chính nghĩa, của lý tưởng cao đẹp
và của đạo đức trong sáng để đấu tranh chống lại những kẻ thù mạnh hơn
mình gấp bội và đã lập nên những chiến công vang dội trong lịch sử, đảm bảo
cho đất nước trường tồn đến hôm nay và mãi mãi mai sau.


11

Hồ Chí Minh xem đạo đức cách mạng là một bộ phận năng động nhất
của thế giới quan, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và là cội nguồn của sức
mạnh tinh thần to lớn, có tác dụng định hướng và chỉ đạo hành vi ứng xử của
người cách mạng trong mọi tình huống. Vì thế, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng
định dứt khoát rằng, người cách mạng nhất thiết phải có đạo đức cách mạng
làm nền tảng thì mới lãnh đạo được nhân dân và hoàn thành được nhiệm vụ
của mình. Người nhấn mạnh: “Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ trở
thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm
vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp và gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”1. Chính đạo đức yêu nước, thương dân của Hồ Chí Minh là động lực to
lớn góp phần làm nên sự nghiệp cách mạng phi thường của Người.
Cũng theo Hồ Chí Minh, sự suy thoái về đạo đức là khởi điểm của mọi
suy thoái, một khi con người cách mạng bị tha hoá về đạo đức thì sớm hay
muộn cũng sẽ bị tha hoá về chính trị. Vì thế, suốt đời mình, Hồ Chí Minh
luôn chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Mở đầu
tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã đề cập trước tiên đến Tư
cách người cách mệnh, trong đó, Người nhấn mạnh yêu cầu người cách mệnh
phải thực hiện cần kiệm, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo,
giàu lòng hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất… Trước khi qua đời, Hồ Chí
Minh dặn lại trong Di chúc: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần

đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân”2.
Không chỉ xem đạo đức là cái gốc của người cách mạng, Hồ Chí Minh
còn xem đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện
1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 283.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr. 510.


12

Đảng cầm quyền. Theo Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản không thể
không có đạo đức cách mạng và phải luôn luôn mẫu mực, thường xuyên nêu
tấm gương sáng về nhận thức và hành vi thực hiện đạo đức ấy trước quần
chúng nhân dân.
Từ xưa, ở phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, cả Nho, Phật,
Lão đều coi trọng đạo đức, đều nêu cao lý tưởng “vua sáng, tôi hiền”, nghĩa là
người cầm quyền cũng luôn coi trọng nêu cao tấm gương sáng về đạo đức,
một khi người cầm quyền có đạo đức trong sáng thì sẽ thu phục được nhân
tâm, biết trọng dụng nhân tài… đất nước sẽ phồn thịnh, ổn định và phát triển.
Đối với nhân dân, niềm tin về chính trị được gắn liền với niềm tin vào đạo
đức của người lãnh đạo. Điều này cũng đã được lịch sử chứng minh khá rõ
nét. Chính vì thế, hiện nay, sự nêu gương về đạo đức cách mạng của người
cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên giữ vị trí chủ trì, có vai
trò cực kỳ quan trọng. Một khi quần chúng đã mất niềm tin vào đạo đức của
người cầm quyền thì niềm tin về chính trị đối với họ chắc chắn sẽ bị hạn chế
nhất định, thậm chí không còn nữa. Lịch sử nước ta cho thấy, những lãnh tụ

dân tộc muốn tập hợp được nhân dân chống ngoại xâm hay chống lại các tập
đoàn phong kiến hà khắc đều phải là những người có uy tín đạo đức rất cao và
luôn được trọng vọng. Ngược lại, bọn vua chúa “hôn quân vô đạo” sớm muộn
gì cũng đều bị nhân dân lật đổ. Nhận xét về vấn đề này đối với các dân tộc
phương Đông, Hồ Chí Minh đã nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền”1.
Kể từ năm 1945, sau khi lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền cách
mạng, Đảng ta thực sự trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đặt lên
hàng đầu việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người đã
đấu tranh chống lại nguy cơ một Đảng cầm quyền xa rời cuộc sống, xa rời
quần chúng nhân dân, bị rơi vào tình trạng thoái hoá biến chất. Người nói:
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 263.


13

“Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn
nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”1.
Với trí tuệ sáng suốt và tầm nhìn xa, trông rộng, Hồ Chí Minh đã sớm
tiên tri, tiên lượng về những căn bệnh của một số cán bộ, đảng viên có chức,
có quyền và đã sớm chỉ ra những biện pháp đề phòng, khắc phục; trong đó,
Người đặt lên hàng đầu yêu cầu phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo
đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Không lâu, trước khi qua đời, Người đã
từng cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”2.
Nhận thức được vai trò và sức mạnh của sự nêu gương, Hồ Chí Minh đã

suốt đời nhắc nhở cán bộ, đảng viên thực hiện tốt điều này; đồng thời, chính
Người không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình về đạo đức để trở thành
“tấm gương tuyệt vời về con người mới”, thành hình ảnh mẫu mực về “người
lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, có sức lôi cuốn và
cảm hoá mãnh liệt, không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với nhân
dân trên toàn thế giới.
Ngoài những nội dung nêu trên, theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng
còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn to lớn của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản. Sức hấp dẫn ấy không phải ở mức sống vật chất cao mà trước hết là
ở giá trị đạo đức của nó thông qua phẩm chất đạo đức cách mạng của những
người cộng sản. Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm này khi nói về tấm
gương đạo đức của V.I. Lênin: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính
là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp
sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh

1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 252.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr. 557.


14

hưởng lớn lao tới các dân tộc châu á và đã khiến co trái tim của họ hướng về
Người không gì ngăn cản nổi”1.
Như vậy, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không
phải ở lý tưởng cao xa nào, mà trước hết, cụ thể và trực tiếp là ở những người
cộng sản ưu tú, thông qua tấm gương sống của họ phấn đấu cho xã hội tương
lai đó trở thành hiện thực. Những sai lầm và thất bại tạm thời khó tránh khỏi

trên con đường xây dựng xã hội mới ở Liên Xô và Đông Âu chỉ phần nào làm
suy giảm niềm tin của quần chúng; nhưng sự sa sút, thái hoá về đạo đức của
những người được mệnh danh là “những chiến sĩ tiên phong” trước khó khăn
của cách mạng lại làm cho sự suy giảm niềm tin ấy càng trầm trọng hơn.
Cũng như V.I. Lênin, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh đã tạo nên
sức hấp dẫn mạnh, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân theo Đảng làm cách mạng
và lập nên những thành tích vẻ vang, tô thắm thêm trang sử vàng chói lọi của
dân tộc. Hiện tại, sự ngưỡng mộ trước nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh, nhiều
quần chúng ưu tú đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ cộng sản để cống hiến đời
mình cho dân cho nước; bởi lẽ, thông qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
mà sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được củng cố và tăng
cường trong quần chúng nhân dân.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và tác hại của nó
Theo Hồ Chí Minh, đối lập với đạo đức mới, đạo đức cách mạng là chủ
nghĩa cá nhân. Người coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng và lên án
nó một cách quyết liệt. Hầu như không có bài nói hoặc bài viết nào về đạo
đức của Người mà không đề cập đến việc chống lại chủ nghĩa cá nhân.
Năm 1958, với bút danh Trần Lực, khi viết bài “Đạo đức cách mạng”,
cùng với việc nêu rõ nội dung và bản chất của đạo đức cách mạng, Hồ Chí
Minh còn chỉ ra những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân và yêu cầu
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 295.


15

phải đấu tranh chống lại những tác hại của nó. Năm 1969, khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất thì

trong Đảng lại xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất
đạo đức cách mạng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, gây hậu quả xấu cho cách
mạng. Để khắc phục thực trạng này, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Nâng
cao đạo đức, cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; đông thời, Người
nhấn mạnh rằng, thực hiện tốt điều này chính là việc làm có ý nghĩa thiết thực
nhất để kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Định nghĩa về chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa cá nhân
là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích
chung của tập thể “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra mọi
tính hư, nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng
phí, tham ô,v..v… Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ
nghĩa xã hội”1. Người còn nói: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức
cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát
triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng, một dạ đấu
tranh cho sự nghiệp cách mạng”2.
Riêng trong tác phẩm: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến đạo đức, phẩm
chất còn thấp kém của một số ít cán bộ, đảng viên là: “Họ mang nặng chủ
nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ
không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muón “mọi người vì mình””3.
Có thể nêu lên 10 loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí
Minh đã chỉ ra trong tác phẩm này cũng như nhiều tác phẩm trước đó.
Một là, bệnh quan liêu. Quan liêu là bệnh của những người và những cơ
quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, mất dân chủ. Các ông
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 306.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 9, tr. 283.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr. 438.
1
2



16

quan liêu khi được phân công phụ trách ở vùng nào, việc gì thì như một ông
vua con, tha hồ hạch sách, hoạnh hoẹ ở vùng ấy. Đối với cấp trên thì xem
thường, đối với cấp dưới thì cậy quyền lấn át, đối với quần chúng thì lên mặt
quan cách mạng. Bệnh quan liêu để lại những hậu quả nặng nề đối với Đảng,
Nhà nước và xã hội, trước hết là tham ô, lãng phí. Do đó, muốn triệt tiêu nạn
tham ô, lãng phí thì trước hết cần phải tiêu diệt bệnh quan liêu.
Hai là, bệnh tham lam. Những người mắc phải căn bệnh này đều đặt lợi
ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc. Họ sẵn sàng chà đạp lên
lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Do đó, họ “tự tư, tự lợi”, dùng của công
làm việc tư, dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình,
tham ô, hủ hoá, xa hoa, tiêu xài bừa bãi, phung phí…
Ba là, bệnh lười biếng. Tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết
nên làm biếng học hỏi và suy nghĩ. Từ đó dẫn đến ngại khó khăn, gian khổ,
việc gì dễ thì tranh lấy cho mình, việc gì khó thì đùn đẩy cho người khác, gặp
việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh và luôn tìm mọi cách để tranh công đổ
lỗi cho nhau.
Bốn là, bệnh kiêu ngạo. Tự cao, tự đại, hay lên mặt dạy đời, ưa sai khiến
người khác, thích được tâng bốc. Hễ đạt thành công trong một việc gì thì tìm
cách khoe khoang, vênh váo, cho mình hơn mọi người. Không thèm học hỏi,
không muốn phê bình và luôn muốn làm thầy thiên hạ.
Năm là, bệnh hiếu danh. Tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành,
luôn tự cho mình là anh hùng, vĩ đại. Vì mắc bệnh đó mà làm những việc
không đáng làm. Tinh thần dễ bị lung lay khi được phê bình hay bị công kích.
Những người đó chỉ biết trông lên mà không chịu nhìn xuống, chỉ ưa sướng,
không chịu được khổ. Thích chức này, tước nọ, coi thường những việc làm
thiết thực.



17

Sáu là, bệnh “hữu danh, vô thực”. Làm việc không thiết thực, không từ
chỗ gốc, chỗ chính, không làm từ dưới làm lên. Chỉ làm cho có chuyện hay
làm để lấy rồi. Làm được ít thì xuýt ra nhiều, thổi phồng báo cáo cho oai…
Bảy là, bệnh cận thị. Không nhìn xa, trông rộng. Không nghĩ đến những
công việc to tát mà chỉ biết đến những công việc vụn vặt. Những người như
vậy chỉ trông thấy sự lợi, hại nhỏ nhen mà không thấy được cái toàn cục.
Tám là, bệnh tị nạnh. Cái gì cũng muốn “bình đẳng” sinh ra hiểu lầm hai
chữ “bình đẳng”. Không hiểu rằng người khoẻ gánh nặng, người yếu gánh
nhẹ, người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít. Thế mới
là bình đẳng.
Chín là, bệnh xu nịnh, a dua. Những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau
lưng ai cũng xấu. Họ thường tỏ thái độ ba phải theo kiểu “thấy xôi nói xôi
ngọt, thấy thịt nói thịt bùi”. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái.
Mười là, bệnh kéo bè, kéo cánh. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng
cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi ủng hộ cho nhau, che đậy khuyết điểm
cho nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng
cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấum hạ bệ, Từ đó đi đến bè phái, chia
rẽ, mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không
chấp hành nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sau khi điểm mặt những căn bệnh có căn nguyên từ chủ nghĩa cá nhân,
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều
sai lầm”1.
Tóm lại, đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân chẳng những trái với
đạo đức cách mạng mà còn là ngồn gốc đẻ ra mọi thói hư tật xấu, cản trở việc
nâng cao đạo đức cách mạng; cho nên, việc chống chủ nghĩa cá nhân phải
được coi là việc thường xuyên của mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên.

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 439.


18

Đáng chú ý là, khi đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh lại
là người quan tâm nhất đến lợi ích của mỗi cá nhân. Người cho rằng, chống
chủ nghĩa cá nhân và quan tâm đến lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân là hai
việc hoàn toàn khác nhau, không được lấy cớ chống chủ nghĩa cá nhân để tỏ
thái độ thờ ơ, không quan tâm chăm lo đem lại lợi ích chính đáng của mỗi cá
nhân. Người nhấn mạnh: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
“giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mọi người đều có tính cách riêng, sở trường
riêng, đời sống riêng của gia đình và bản thân mình. Nếu những lợi ích cá
nhân đó không trái ngược với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”1.
4. Mối quan hệ biện chứng giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng
cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và yêu cầu cán
bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, về vị trí, vai trò của đạo đức
cách mạng, cũng như quan niệm của Người về chủ nghĩa cá nhân và tác hại
của nó, cho thấy: giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách
mạng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo Hồ Chí Minh, mối quan hệ
biện chứng ấy được thể hiện trên những nội dung sau:
- Đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách
mạng là nền tảng của người cách mạng, là sự nhận thức đúng về quan hệ lợi
ích và có hành vi đúng trong giải quyết các quan hệ lợi ích phù hợp với sự
phát triển của lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm tất yếu của
chế độ tư hữu, là tàn dư của chế độ cũ, là thế lực cản trở, không phù hợp với
quy luật phát triển tất yếu của lịch sử. Sự đấu tranh giữa đạo đức cách mạng

và chủ nghĩa cá nhân, giữa tiến bộ và lạc hậu luôn diễn ra trong mỗi con
người, mỗi tổ chức; do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời
với chống chủ nghĩa cá nhân, phải luôn luôn gắn xây với chống.

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 291.


19

- Hồ Chí Minh chủ trương: phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân để nâng cao
đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cách mạng là để tăng sức mạnh
chống chủ nghĩa cá nhân. Sự phát triển giữa đạo đức cách mạng và chủ nghĩa
cá nhân có mối quan hệ theo tỷ lệ nghịch. Một khi chủ nghĩa cá nhân được
quét sạch thì đạo đức cách mạng có điều kiện được nâng cao, ngược lại, khi
chủ nghĩa cá nhân nảy nở, chiếm ưu thế thì đạo đức cách mạng bị sa sút
nghiêm trọng, đẻ ra nhiều thứ bệnh, gây nguy hiểm cho sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh đã ví vấn đề này như việc quét dọn nhà cửa sạch sẽ, không để
một tí rác rưởi bẩn thỉu nào còn lại trước khi kê bộ bàn ghế, giường tủ mới
mua vào phòng.
Trên thực tế, nơi nào, lúc nào đạo đức cách mạng được quan tâm xây
dựng thì chủ nghĩa cá nhân bị đẩy lùi, phong trào cách mạng được phát triển
rộng khắp; ngược lại, ở đâu khi việc chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng bị
coi thường thì ở đó, khi đó chủ nghĩa cá nhân phát triển, nảy sinh nhiều biểu
hiện tiêu cực, có hại cho cách mạng. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động và triển khai sâu rộng
hiện nay chính là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết có
hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng
cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu xây

dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
5. ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc xây dựng đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, trước đây cán bộ, đảng viên
ta đã vượt qua được thời kỳ vô cùng khó khăn gian khổ mà không hề lay
chuyển về mục tiêu lý tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đã có
những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của cách mạng, của đất nước.
Hiện nay đạo đức của cán bộ, đảng viên đang đứng trước những thử
thách nghiêm trọng. Dù thành tựu đạt được trong hơn hai mươi năm đổi mới


20

của nước ta là to lớn nhưng ta vẫn còn nằm trong danh sách những nước
nghèo của thế giới, đời sống của cán bộ, đảng viên hưởng đồng lương chân
chính còn nhiều khó khăn, chật vật. Hơn thế nữa, trước tác động bởi mặt trái
của cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có
quyền đã bị thái hoá, biến chất về đạo đức, họ đã loá mắt vì quyền lực, bị cám
dỗ của đồng tiền, bị lôi cuốn theo cơn lốc hưởng thụ… mà quên mất lương
tâm, đạo đức và danh dự, trở thành những tấm gương xấu trước quần chúng,
gây bất bình trong nhân dân… Đáng tiếc nhất là, một số cán bộ, đảng viên
trước đây đã vượt qua được những thử thách khổ ải, những đợt tra tấn dã man
của kẻ thù, nhưng hiện nay lại không vượt qua được thử thách của hào quang
quyền lực và sự quyến rũ của đồng tiền nên đã sa vào vòng tội lỗi.
Mặt khác, trong điều kiện cầm quyền, cán bộ, đảng viên đang hàng ngày,
hàng giờ đối mặt với biết bao thử thách khắc nghiệt. Bọn làm ăn phi pháp,
bọn tham nhũng, buôn lậu, bọn tiếp tay cho người nước ngoài… luôn luôn
sửdụng một mũi tiến công nguy hiểm, lung lạc cán bộ, đảng viên ta bằng tiền
bạc và những cám dỗ vật chất, khuyến khích họ chạy theo lối sống gấp,
hưởng thụ dễ rơi vào sa đoạ, đồi bại. Đặc biệt, đối với người có chức, có

quyền thì cơ hội làm giàu bất chính luôn ở trong tầm tay, nếu thiếu bản lĩnh
đạo đức, không thắng nổi lòng ham muốn vật chất cao độ, họ sẽ dễ dàng bị
biến thành con tin, thành kẻ bị khống chế và ngày càng sa lầy vào vũng bùn
tội lỗi nặng nề hơn.
Dù luôn tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, vào bản lĩnh của Đảng,
nhưng nhân dân ta vẫn không thật yên tâm trước những diễn biến đáng lo ngại
hiện nay, khi tình trạng sa sút nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đang làm suy yếu đất
nước, đang làm cho nhân dân xa rời Đảng, như các văn kiện của Đảng gần
đây đã từng nêu rõ.


21

Để khắc phục tình trạng trên, lúc này hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng
viên phải luôn khắc sâu lời dạy và thực hành theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, tuân thủ nghiêm ngặt các giải pháp cơ bản mà chính Người đã vạch ra,
tự mình nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức, biết giải quyết hài
hoà mối quan hệ giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách
mạng. Theo tôi vấn đề cốt lõi là, mỗi cán bộ, đảng viên phải biết đặt lợi ích
của cách mạng, của Đảng, của dân tộc lên trên hết, có như vậy chủ nghĩa cá
nhân sẽ không còn điều kiện nảy nở, đạo đức cách mạng ở mỗi người sẽ
không ngừng phát triển và nâng cao.
Do thời gian nghiên cứu và viết bài có hạn nên tôi chưa có điều kiện đi
sâu trình bày kỹ nội dung này, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu trong thời
gian tới. Tôi cho rằng, vấn đề cơ bản đối với bản thân mình hiện nay, ngay
sau khi nghiên cứu nội dung này là phải nghiêm khắc với chính mình, không
để mình bị sa ngã trước những cám dỗ của đời thường. Dù chiến thắng chính
bản thân mình là khó nhất, song tôi vẫn quyết tâm thực hiện cho bằng được,
để trên cơ sở đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao đạo đức cách mạng,

quét sạch chủ nghĩa cá nhân, hạn chế và đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực đang
xảy ra hiện nay trên đất nước ta…./.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm.



×