Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

phuong phap tiep can cac sang tac cua nguyen khai p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.3 KB, 123 trang )

Chương ba
CẢM HỨNG CHIÊM NGHIỆM - CHIẾTLÝ

I - NGUYỄN KHẢI VỚI NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VẤN
ĐỀ VÀ XU HƯỚNG TRIẾT LUẬN
Nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Khải, nhiều nhà phê bình
chú ý tới năng lực phát hiện vấn đề như một dấu hiệu nổi bật
trong sáng tác của ông. Nguyễn Khải không chỉ là "một tài
năng phát hiện vấn đề" (Nguyễn Đăng Mạnh) ở những mặt
phức tạp, khuất tối của hiện thực mà còn "rất giỏi phát hiện ra
những vấn đề ẩn sau các sự vật, hiện tượng tưởng như thật
giản đơn quen thuộc" [13]. Đọc Nguyễn Khải, người ta nghĩ
ngay đến vấn đề ông đặt ra qua tác phẩm của mình, bởi điều
"Nguyễn Khải quan tâm trước tiên: vấn đề! Câu chuyện hình
thành và phát triển theo yêu cầu của vấn đề. Chi tiết này, cốt
truyện nọ, nhân vật kia cần có là đều vì yêu cầu thể hiện các
vấn đề mà anh muốn nói" [265].
Tìm kiếm phát hiện vấn đề, rồi gợi mở, đặt ra các vấn đề
của đời sống để có cơ hội cùng bàn bạc, trao đổi, tranh luận,
triết lý với những người cùng thời là chủ đích mà Nguyễn
Khải luôn hướng tới với tinh thần nhập cuộc. Với mục đích
trao đổi, bàn luận, đối thoại, "Nguyễn Khải không dừng lại ở
việc nêu vấn đề, ông cố gắng trình bày sự nghiên cứu, nghiền
ngẫm của riêng mình" [13]. Những chiêm nghiệm của ông
nhằm "nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại" (Bakhtin) về
cuộc đời và con người trên cơ sở một tư duy khoa học, cho
thấy sự phấn đấu kiên trì của ông theo quan niệm:
176


"Văn học là khoa học của lòng người, là lịch sử của lòng


người". "Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những
tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp,
tinh vi và ngoắt ngoéo có thật của nó, như thế mới là sự thật
theo quan niệm chân thật của tôi" [71].
Nhìn chung, sáng tác của Nguyễn Khải không bị bó hẹp ở
những nhận xét, đánh giá vụn vặt có tính nhất thời. Ông có ý
thức khái quát cuộc sống ở mức độ cao và rút ra những chiêm
nghiệm mang ý nghĩa triết lý, đạo đức nhân sinh có tính bền
vững. Khuynh hướng chiêm nghiệm - triết lý đã hình thành ở
Nguyễn Khải từ rất sớm... Từ Mùa lạc, người đọc nhiều khi
đã thấy Nguyễn Khải "thông qua nhân vật để nêu lên những
vấn đề triết lý bình luận về một hiện tượng của cuộc sống
(...). Nói chung, Nguyễn Khải đã thành công, phân tích sâu
sắc nhiều vấn đề, đào sâu tâm lý nhân vật, phát hiện những
khía cạnh của mâu thuẫn qua những câu chuyện rất bình
thường của đời sống và hướng sự suy nghĩ của người đọc về
một vấn đề nhất định, làm cho người đọc nhận thức được sâu
sắc vấn đề xã hội mà tác giả nêu lên" [28].
Tuy nhiên, thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Khải lúc ấy chủ
yếu là sự nồng nhiệt và hào hứng của tuổi trẻ, những lời tổng
kết có tính chất lý thuyết không tránh khỏi có những lúc hấp
tấp, vội vàng. Độc giả, vì thế, hầu như mới chỉ được nghe
thấy chứ chưa được cảm nhận một cách thấm thía về những
chiêm nghiệm. Những triết lý như thế này, dường như chưa
có đủ chiều sâu chiêm nghiệm của cả tác giả và nhân vật:
"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình
từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con
177



đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có
sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy..." [122,265] (Lời
tác giả).
"Khi đã được sống trong cái hạnh phúc bình thường thì lại
càng muốn đầy đủ mãi, vun đắp vào mãi không bao giờ cảm
thấy vừa lòng (...). Vì sợi dây ràng buộc của gia đình ghê
gớm lắm, năm tháng qua đi, lúc đầu còn cựa quậy, nhưng lâu
dần thì chính anh lại tự thắt anh lại, như con diều hâu ấy mà,
không sao thoát ra được nữa" [122, 470] (Lời Nam).
Hai cuốn tiểu thuyết: Chiến sĩ và Chủ tịch huyện ra đời
cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ đã dần bộc lộ rõ khuynh
hướng triết lý của Nguyễn Khải. Có thể gặp ở đó những nhận
xét vừa thông minh vừa hóm hỉnh, những châm ngôn xử thế
sâu sắc, những triết lý có giá trị từ những chuyện rất bình
thường. Nếu trước đây, triết lý của Nguyễn Khải thiên về các
vấn đề chính trị, xã hội thì đến hai tác phẩm này nhiều vấn đề
thế sự đã dược Nguyễn Khải quan tâm và chiêm nghiệm một
cách sâu sắc. Từ sau năm 1975, xu hướng triết lý thế sự ngày
càng gia tăng, và nó trở thành nội dung chủ yếu trong các tác
phẩm của Nguyễn Khải từ sau đổi mới.
Đánh giá và chiêm nghiệm hiện thực trên cơ sở của những
quan niệm triết học mang tính nhân bản, đó là đặc sắc riêng
của sáng tác Nguyễn Khải từ sau 1975. Hầu hết tiểu thuyết
của ông ở giai đoạn này đều mang tính chất của những cuốn
tiểu thuyết triết luận. Cha và con và... là cuốn tiểu thuyết
"triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự
sự" (Lại Nguyên Ân). "Gặp gỡ cuối năm là một tiểu thuyết
kịch - triết lý" (Nguyễn Văn Lưu) mà ở đó mỗi nhân vật "là
178



một đơn vị nghệ thuật để cân chở một triết lý nào đó" của tác
giả (Lê Thành Nghị). Thời gian của người là "triết lý về cách
sống" (Nguyễn Đăng). Một cõi nhân gian bé tý là triết lý về
số phận con người trong cõi nhân gian đầy biến động này...
Ở các truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Khải cũng không
dừng lại ở những suy tư chiêm nghiệm về lẽ sống, về lý
tưởng mà chăm chú quan sát, lý giải, chiêm nghiệm con
người ở những bình diện tồn tại khác nhau của nó: trong
không gian, thời gian, trong quan hệ chủ quan, khách quan,
trong quy luật nhận thức... Đúng như nhận xét của Lại
Nguyên Ân: Giờ đây, "những câu chuyện cuộc đời ở anh
(Nguyễn Khải đang như muốn trực tiếp chuyển thẳng thành
một thứ triết lý về thực tại, và đi kèm với điều đó, thành phần
lập luận, biện giải trên các trang văn xuôi của anh đang trở
nên lấn át thành phần kể chuyện" [5].
Những chiêm nghiệm - triết lý của Nguyễn Khải thường là
phong phú về nội dung và sinh động về sắc thái. Ở đó có cả
cái thông minh bác học lẫn cái láu lỉnh, suồng sã, dân dã
trong những triết luận không chỉ về những vấn đề lớn lao như
hạnh phúc, niềm tin, lý tưởng... mà còn cả về những chuyện
tưởng chừng nhỏ nhặt như miếng ăn, đồng tiền, nỗi nhục và
sự hèn hạ... của con người. Tác phẩm Nguyễn Khải luôn hàm
chứa những tư tưởng triết học sâu sắc nhưng không xa vời
bởi đó là sự chắt lọc, kết tinh từ những trải nghiệm của một
con người, một nhà văn vừa có tài năng, vừa giàu tâm huyết,
lại luôn có ý thức gắn bó với cuộc đời, với dân tộc, với thời
đại. Nhiều triết lý có tính chất nghiệm sinh đã đạt đến độ
thâm trầm đáng quý:
179



- "Phải có một lần làm nạn nhân mới biết họ sự tàn ác của
những lần làm thủ phạm" [124, 36].
- "Sống tới cái tuổi ngoài 50 mới nghiệm ra sự thành bại
của một đời người, không phụ thuộc bao nhiêu vào cái lập chí
ban đầu. Còn thời thế, còn bao nhiêu là may rủi đã quyết định
cái sinh mạng bé nhỏ của mình" [144, 564].
Trong tác phẩm, nhà văn thường vừa tự sự vừa trữ tình,
vừa kể chuyện vừa tham gia vào câu chuyện bằng những lời
bình luận, triết lý đầy sắc thái trữ tình. Ông không ngại bộc lộ
trực tiếp tư tưởng của mình dưới hình thức những lời triết lý
trừu tượng. Và cố nhiên, không phải ông đã dễ dàng tránh
được. Đề cao tính triết lý và ý nghĩa triết học đạo đức của các
vấn đề, của các nhân vật, Nguyễn Khải thể hiện rõ ý thức coi
trọng nhu cầu nhận thức và hiểu biết của con người thời đại.
Sự băn khoăn cho rằng: "Các nhân vật tiểu thuyết của ta cái
áo mặc thì to nhưng cái đinh mắc vào (ý nghĩa triết học) thì
hãy còn bé quá" [39, 352 - 353] là nguyên nhân khiến
Nguyễn Khải chú trọng đào sâu tìm đếm ý nghĩa triết học cho
tác phẩm và nhân vật của mình. Ý thức ấy, một mặt, đem lại
cho cả tác giả và độc giả một cái nhìn sâu sắc vào cuộc đời và
con người, từ đó tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ thú vị
bởi những triết lý vừa tinh tế vừa thâm thuý. Nhưng mặt khác
dường như căn bệnh "sính triết lý" (từ dùng của Nguyễn Văn
Lưu) cũng đã manh nha và bộc lộ những mầm mống bất cập
của nó. Ấy là khi, nhu cầu triết lý của nhà văn đã làm mất đi
tính hồn nhiên, tự nhiên của bản thân cuộc đời, của tính cách
nhân vật, đã chi phối, tác động mạnh tới mức làm "'xiêu lệch"
(Ngô Thảo) cả cách suy nghĩ, cách ăn nói của nhân vật. Và

180


điều này đã làm giảm đi phần nào sức hấp dẫn của nhân vật
Nguyễn Khải, bởi sự lặp lại một cách đơn điệu của một vài
dạng tính cách.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Văn Lưu đưa ra nhận
xét: "Đọc Nguyễn Khải gần đây, ta có cảm giác như đang
đứng trước một con người nghiêm nghị, mắt chong chong
nhìn vào cuộc đời và bất kể ở đâu cũng có thể lôi ra một triết
lý" [243, 257].
Dễ dàng nhận thấy: Các nhân vật của Nguyễn Khải từ
người già đến người trẻ, từ trí thức đến thị dân, nông dân,
công nhân, bộ đội, ai ai cũng đều có những suy nghĩ sâu sắc
và ở mức độ này hay mức độ khác, có lúc, dường như họ đã
có dáng dấp của một triết nhân.
Thêm vào đó, triết lý của Nguyễn Khải chủ yếu được phát
biểu trực tiếp bằng ngôn ngữ lý luận chứ không được thể hiện
bằng ngôn ngữ hình tượng như trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu nên chưa tạo được dư ba trong lòng người đọc
bởi sự ám ảnh của hình tượng nghệ thuật. Ít sử dụng các thủ
pháp nghệ thuật hỗ trợ cho diễn đạt như trong sáng tác của
Ma Văn Kháng, của Nguyễn Minh Châu, hay của Nguyễn
Huy Thiệp... mà thường đặt vấn đề một cách trực diện, đôi
khi nặng về thuyết lý hơn là triết lý, tác phẩm của Nguyễn
Khải không tránh khỏi có những lúc trở nên khô khan và gây
cảm giác nặng nề.
Theo chúng tôi thì: Chỉ khi nào những chiêm nghiệm, triết
lý được rút tỉa từ chính những trải nghiệm của nhà văn hay
của nhân vật gắn với xúc cảm mạnh mẽ của người viết và phù

hợp (tạo được sự cá tính hoá trong ngôn ngữ và tính cách
181


nhân vật) thì chúng mới có sức hấp dẫn và lôi cuốn thật sự.
Là người thông minh, Nguyễn Khải hiểu rõ cái "gã" và cái
"tạng" của mình. Có lẽ vì thế, nhà văn đã tìm tòi và sáng tạo
nên một nhân vật đặc biệt là người phát ngôn phù hợp nhất
cho những chiêm nghiệm, triết lý của mình. Đó là nhân vật
Người kể chuyện.
II. ƯU THẾ CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN
TRONG VIỆC MỞ RỘNG VÀ ĐÀO SÂU VÀO CÁC VẤN
ĐỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐỜI SỐNG
Đọc truyện Nguyễn Khải, ta thường được tiếp xúc với
nhân vật Người kể chuyện.
Theo dòng thời gian, trên hành trình sáng tác của nhà văn,
nhân vật đó cũng có sự phát triển trong tư chất và diện mạo.
Nhìn chung, có khác với nhiều người viết cùng thời, nhân
vật Người kể chuyện của Nguyễn Khải thường không phải là
người nắm giữ toàn bộ "bí mật" của câu chuyện, là người ban
phát chân lý - cái chân lý được rút ra qua sự trải nghiệm, sự
đúc kết của cộng đồng. Người kể chuyện trong sáng tác của
Nguyễn Khải có một gương mặt riêng, cụ thể và sinh động,
có cá tính, có lai lịch tiểu sử có ý kiến, có tư tưởng riêng
trước mỗi vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Người kể chuyện đã
trở thành một nhân vật văn học. Anh ta cũng có những ưu
điểm và nhược điểm như mọi con người bình thường, có khi
cũng "nông nổi bốc đồng", thậm chí "hồ đồ" khi đánh giá con
người, cũng "ngại va chạm" và hãy "né tránh", cũng "háo
danh" và "hay dỗi vặt"... Tuy nhiên, ở nhân vật này còn có thật mãnh liệt - cái ý thức thường xuyên soi rọi lại diện mạo

tinh thần của mình để điều chỉnh tư tưởng và hành vi cá nhân
182


cho phù hợp với chuẩn mực tiến bộ của đời sống xã hội. Nhà
phê bình Vương Trí Nhàn phát hiện ra rằng: Nhân vật Người
kểch chuyện của Nguyễn Khải "rất gần với chúng ta" cả ở
những ưu điểm và nhược điểm trong suy nghĩ và trong cách
nghĩ. Chính sự gần gũi này làm cho những chiêm nghiệm giờ
đây của Nguyễn Khải - những chiêm nghiệm mang đậm dấu
ấn của sự trải nghiệm cá nhân- thêm thấm thía và có sức
thuyết phục.
Khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Khải in trong các
tập: Hà Nội trong mắt tôi, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về
hưu, Một thời gió bụi, Truyện ngắn và tạp văn, Chút phân
của đời, Truyện ngắn chọn lọc, Tuyển tập truyện ngắn, Tuyển
tập Nguyễn Khải (tập III). cùng với các tiểu thuyết của
Nguyễn Khải viết sau 1975, chúng tôi nhận thấy: Nguyễn
Khải đã sử dụng hình tượng nhân vật Người kể chuyện như
một phương tiện nghệ thuật quan trọng để chuyển tải tư
tưởng của mình. Trong 72 truyện ngắn của Nguyễn Khải sau
1975, có tới 60 truyện ngắn xuất hiện nhân vật Người kể
chuyện hữu hình trong tư cách nhân vật xưng Tôi. Và trong
60 nhân vật xưng Tôi này lại có tới 59 nhân vật là người cầm
bút (nhà văn hoặc nhà báo). Trong 6 tiểu thuyết của Nguyễn
Khải thì Người kể chuyện hữu hình - nhân vật xưng Tôi người cầm bút - xuất hiện trong 3 cuốn (Gặp gỡ cuối năm,
Thời gian của người, Vòng sóng đến vô cùng). Nhân vật
Người kể chuyện này trực tiếp tham dự vào câu chuyện ở
nhiều vị trí linh hoạt, để phù hợp với mục đích kể chuyện và
chiêm nghiệm của tác giả.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, Người kể chuyện khi
183


thì là nhân vật chính kể lại câu chuyện của chính mình, lấy
mình ra làm đối tượng để suy ngẫm, chiêm nghiệm (Một giọt
nắng nhạt, Nghề văn cũng lắm công phu, Anh hùng bĩ vận...),
khi thì là nhân vật phụ trong vai trò người tổ chức, dẫn
chuyện để cho nhân vật chính tự kể về mình (Chuyện tình
của mỗi người...), hoặc trực tiếp kể lại câu chuyện của nhân
vật chính (Tiền, Đời khổ, Nắng chiều, Nếp nhà...). Trong tiểu
thuyết, Người kể chuyện có một "sân khẩu rộng rãi để "đổi
vai" nên có điều kiện nhìn thấy và chiêm nghiệm được nhiều
mặt của hiện thực.
Ngay từ truyện vừa Hãy đi xa hơn nữa của Nguyễn Khải
ra đời ở đầu thập niên 60, người ta đã thấy xuất hiện nhân vật
Người kể chuyện hữu hình là người cầm bút. "Đó là con
người luôn luôn suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời, về bề sâu
của lâm hồn con người, về những quan hệ đạo đức mới, về vị
trí của mỗi người trong cuộc đấu tranh chung" [59].
Tuy nhiên, giữa cái tôi - Người kể chuyện - nhà văn trong
Hãy đi xa hơn nữa với cái tôi - Người kể chuyện - nhà văn
trong những sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975 đã có một
bước phát triển mới trên nhiều phương diện. Cái tôi trước
1975 dù có ý thức trình ra những cảm nhận, suy nghĩ riêng
của mình trước con người và cuộc sống, nhưng người đọc
nhận thấy đó chủ yếu vẫn là những phát ngôn của "người cán
bộ" theo tinh thần cộng đồng, theo chiều hướng chung của tư
tưởng thời đại. Và tính độc thoại trong phân tích, bình luận,
triết lý của chủ thể trần thuật hầu như không dành khoảng

trống nào cho những đối thoại và liên tưởng của người đọc.
Nếu như nhân vật Người kể chuyện trước đây đứng cao hơn
184


các nhân vật khác, nhân danh cái hay cái tốt theo quan điểm
cộng đồng để "kêu gọi người đọc hãy nhìn chu đáo xung
quanh và vào chính bản thân mình, cố gắng nâng mình lên
theo cái tầm lớn lao của thời đại" [59] thì nhân vật Người kể
chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải hôm nay lại như một
người bạn đi bên cạnh ta, thủ thỉ tâm tình trò chuyện, giãi
bày, và cả tranh luận, đối thoại nữa để cùng người đọc chia sẻ
và đồng cảm với những chiêm nghiệm của cá nhân mình.
Một người cầm bút từng trải hãy suy ngẫm luôn hiện diện
trong vai trò Người kể chuyện - trực tiếp tham dự, lúc là
người trong cuộc vừa tự nghiệm, tự vấn, tự giãi bày, lúc là
một chứng nhân chăm chú dõi theo diễn biến cuộc đời và số
phận của từng nhân vật rồi bình luận, triết lý. Thiết nghĩ,
chọn một chỗ đứng như vậy để chiêm nghiệm hiện thực,
Nguyễn Khải đã tìm được một cách thức hữu hiệu cho ngòi
bút của mình có điều kiện để lui - tới, vừa bảo đảm tính
khách quan của đối tượng chiêm nghiệm, vừa giữ được yêu
cầu chủ quan của chủ thể sáng tạo.
Trong nhiều trường hợp, ở chính nhân vật Người kể
chuyện - nhân vật xưng Tôi - người cầm bút đã diễn ra một
quá trình tự thức nhận, tự phản tỉnh, tự sám hối nghiêm khắc
và riết róng.
Những day dứt, dằn vặt của một người làm nghề sáng tạo
luôn tha thiết và tâm huyết với nghề, coi nghề viết không chỉ
là một công việc để kiếm sống mà cao hơn nhiều, đó còn là lẽ

sống, là sự nghiệp của cả cuộc đời mình được Nguyễn Khải
khai thác và thể hiện triệt để mỗi khi ông có dịp "nhìn lại
những trang viết của mình". Không chút né tránh, khi nhận ra
185


những non nớt, những nghèo nàn giản đơn trong cách nhìn và
cách nghệ một thời, Nguyễn Khải trung thực trải lòng mình
lên trang viết. Người đọc bắt gặp ở đây, không chỉ là một con
người với khát vọng hoàn thiện nhân cách cá nhân mà còn là
một người cầm bút tỉnh táo, giàu lòng tự trọng, dũng cảm
nhìn thẳng vào sự thật, đối mặt với những hay dở, tốt xấu
trong nhận thức một thời để chiêm nghiệm, và hơn thế chiêm nghiệm lại. Sự chiêm nghiệm lại của nhà văn ở đây tỏ
rõ một tinh thần thực sự nghiêm túc và khoa học. Không phải
nhìn nhận lại để lên án, để phủ nhận và đọc lời "ai điếu" cho
những nhận thức cũ trước đây, mà để tìm tới những nhận
thức mới, tiếp cận với chân lý vĩnh cửu của đời sống. Đó là
định hướng đúng đắn của một người viết đầy trách nhiệm,
biết và dám "gạt bỏ sai lầm khỏi cái chủ quan" để đi gần đến
chân lý.
Trong tư cách một nhân vật - nhân vật Người kể chuyện nhà văn có khả năng phân thân để tự khám phá chính mình,
tự đối thoại với mình. Cái hồn nhiên, bồng bột của một "thời
lãng mạn" được chiêm nghiệm lại bằng những lời sám hối
chân thành: "Có một thời, mà thời ấy kẻo hơi quá dài, những
ba chục năm, chúng ta chỉ tôn trọng có ý chí, có nghị lực, có
chính trị, có tư tưởng" [144, 478].
Hoặc "nghĩ mà tiếc cho những năm tháng đã qua, chỉ hiểu
đời có một nửa, chỉ biết người có một nửa, cái nửa ai cũng
nhìn thấy còn lại bỏ hẳn một nửa chỉ nhà văn mới nhìn thấy.
Nên bây giờ lớn tuổi rồi vẫn cứ phải đi. Đi để tìm lại những

cái đã đánh mất" [145, 42].
Từ điểm nhìn của một Người kể chuyện lại là một người
186


viết từng trải có ý thức khám phá, phát hiện để tìm đến cội
nguồn mọi chân lý đời sống và nghệ thuật, Nguyễn Khải
thường xuyên soi rọi lại quá khứ dưới góc nhìn của thời gian
hiện tại. Những hồi ức, hồi tưởng luôn trở đi trở lại trong
trường nhìn, trường suy nghĩ của con người hôm nay. Sự đan
cài hiện tại và quá khứ, quá khứ trong hiện tại tạo nên những
liên tưởng, những suy ngẫm vừa phong phú vừa rộng mở để
những chiêm nghiệm giờ đây không dừng ở tính thuyết lý
một chiều mà bộc lộ tính đối thoại dân chủ và bình đẳng. Tuy
nhiên, quá sa đà vào những hồi ức hồi tưởng, không khỏi có
lúc Nguyễn Khải tự lặp lại chính mình. Những chi tiết truyện,
nhân vật truyện trở đi trở lại gần như nguyên dạng trong tác
phẩm của ông thường gây cho người đọc cảm giác quen
thuộc và nhàm chán. Chẳng hạn: chi tiết về cái chết của
người du kích và kỷ niệm với những người chị - bạn cùng
ngành y một thuở - của nhân vật người kể chuyện trong hai
truyện ngắn Ngôi chùa của các chị và Chợt nghĩ về những
người đã chết. Hay câu thơ "Cổ mạch hàn phong cộng nhất
nhân" được sử dụng hai lần, một - ở cuối truyện ngắn Anh
Thanh Tịnh, một - ở cuối tiểu thuyết Một cõi nhân gian bé tý,
cùng bộc lộ tâm sự cô đơn và tê tái về những ngày cuối của
tuổi già... rõ ràng đã làm giảm sức hấp dẫn của hình tượng
nghệ thuật. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng nhờ cách
kể chuyện giàu chất chiêm nghiệm mà nhiều mối đồng cảm
giữa nhà văn - người kể chuyện và độc giả đã được thiết lập.

Và đó là cơ sở cho lời nhận xét sau đây của Vương Trí Nhàn:
"Trong những trường hợp thành công nhất của mình,
Nguyễn Khải hiện ra như một người kể chuyện thông minh,
la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan
187


sát việc đời, [229, 59].
Cái hăm hở và táo bạo trong những chiêm nghiệm thời trai
trẻ, qua tháng năm dần trở nên chín chắn, đằm thắm và khoan
hoà. Không còn nữa thái độ "ngông nghênh, hiếu thắng" với
cách "nói lấy được", và "những trang viết kiêu ngạo chỉ
khẳng định có một niềm tin, một lẽ sống rồi dạy dỗ, rồi lên
án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình". Nếu
trước kia nhà văn thật chủ quan khi khái quát đời sống, đầy tự
tin đến mức tự kiêu nghĩ rằng mình có thể "đi guốc vào bụng
thiên hạ", thì nay kinh nghiệm cá nhân và sự từng trải đã giúp
ông "hiểu thêm một chân trời khác ngoài những chân trời đã
biết" và "nhận ra từ cuộc sống có nhiều hệ luỵ của mỗi ngày
vẫn có thể phát sáng tới vô cùng" (Sư già chùa Thắm và ông
đại tá về hưu).
Vì vậy, âm sắc chung của giọng văn Nguyễn Khải giờ đây
là "hạ giọng trước cuộc đời" (Nguyễn Đăng Mạnh), "vừa nói
vừa ngập ngừng vừa chậm rãi, chỉ sợ mình sẽ khái quát sai
một lần nữa" (Vương Trí Nhàn).
Sự thức nhận về cái bí ẩn đến không cùng của đời sống
con người và cái hữu hạn của "sự hiểu biết không bao giờ là
đủ về con người" (Bakhtin) khiến Nguyễn Khải nhìn cuộc
sống linh hoạt hơn. Từ chỗ cái gì cũng muốn quy về "sự có
lý" của nó: "Cái gì cũng có lý, một đời người nhất cử nhất

động đều có lý" (Phía khuất mặt người) đến chỗ phát hiện
"đời người đến là lắm chuyện vô lý và tội nghiệp" (Nhóm bạn
thời kháng chiến), và nhận thức được rằng: "Con người là
một tổng thể vô cùng phức tạp, làm sao có thể cân đo, đong
đếm, có thể chia nó ra, ép nó lại thành những tiêu chuẩn
188


chính xác trong một hệ thống hoạt động kinh tế ? Vả lại con
người dâu chỉ tồn tại trong có hoạt động kinh tế, mà còn có
hoạt động chính trị, hoạt động văn hoá, hoạt động tôn giáo và
trăm ngàn ràng buộc khác nó chia sẻ lo nghĩ của một người"
[96, 17 - 18] để rồi tỉnh ngộ và luôn luôn lòng tự dặn lòng:
"Phải biết là trên đời này còn có nhiều lý sự không thể biết để
khỏi bị bó vào những cái có thể biết" [124, 327] là cả một
quá trình không đơn giản và nhẹ nhàng chút nào.
Khi soi rọi vào diện mạo tinh thần của mình, nhà vãn Người kể chuyện không ngần ngại "lộn trái" bản thân bằng
cách đem so sánh văn chương của mình với vãn chương của
một bậc đàn anh trong văn giới: "Văn anh buồn, chữ nghĩa
mệt mỏi, nhưng đã đọc thì không thể quên được, nó thấm vào
da thịt mình đến tận bây giờ". "Văn tôi thì khác, người ra kẻ
vào ồn ào, nói năng băm bổ, cho vào mặt nhau mà nói, mà lý
sự làm cho người đọc không kịp thở, không kịp cãi, phải sau
đó mới thấy còn nhiều chuyện phải bàn cãi" (Phía khuất mặt
người).
Sự giễu nhại, cười cợt vào "những mặt trái", những "cái
chưa được, của mình là một cách nhận lỗi chân thành và khôn
ngoan. Người nhận lỗi thì dễ nói ra, còn người nghe thì dễ
dàng chấp nhận và thể tất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có
thể nói ra cái xấu, cái yếu của mình. Nói như Giáo sư Nguyễn

Đăng Mạnh: phải là người "tự tin, thậm chí ngạo đời mới
dám khoe cái hèn, cái kém của mình ra chứ" [200].
Quả thực, Nguyễn Khải rất tự tin trong nhìn nhận và đánh
giá bản thân. Ở chỗ này, người ta thấy niềm kiêu hãnh của
nhà văn trong ý thức về thiên chức cao quý của nghề văn: "Vì
189


một niềm tin mà tôi trở thành người cầm bút, nay vứt bỏ nó,
thay vào cái khác thì sẽ trở thành giám đốc, cố vấn, chuyên
gia kinh tế chứ đâu còn là nhà văn (Anh hùng bĩ vận). Ở chỗ
khác, người viết để cho một nhân vật khác chê trách mình,
nhưng rồi cũng chính nhân vật ấy lại là người "chiêu tuyết"
cho ông. Đây là một trong những ví dụ:
"Anh pha trà, nói liền một mạch về vở kịch của tôi, anh
mới được xem diễn ở Hải Phòng. Xem thì thích nhưng dài
quá, lý lẽ nhiều quá, mệt. Họp hành cả tuần đã mệt, muốn coi
một cái gì nhẹ nhõm để giải trí lại vấp phải một cuộc tranh
luận chính trị nảy lửa trên sân khấu, càng mệt thêm. Văn của
tôi, anh đọc cũng mệt, chẳng hấp dẫn tí nào, tình yêu mùi
mẫn hầu như không có. "Nhìn bề ngoài anh không phải là
người khô mà sao văn chương khắc khổ thế? Đọc mệt quá?".
Tôi cũng cười: "Tôi viết còn mệt nữa là người đọc". "Tại sao
anh không sửa?" "Thành tật rồi sửa sao được Anh lấy thuốc
mời tôi, tự mình châm một điếu... "Trách đùa nhà văn một
chút đừng giận nhé - Anh nói thêm - Mỗi người lúc này đang
phải đứng trước bao nhiêu là chọn lựa, bảo không căng sao
được, không mệt sao được" [96, 8].
Nhân vật Người kể chuyện trong tư cách người cầm bút ở
sáng tác của Nguyễn Khải không chỉ chú trọng chiêm nghiệm

những vấn đề về thời thế, về bản thân, về nghề nghiệp... mà
còn luôn có ý thức chiêm nghiệm lại các nhân vật của mình
trong sự vận động của tính cách và số phận trước những đổi
thay của hoàn cảnh.
Hai mươi bốn năm sau, "một khoảng thời gian đủ dài để
gói gọn một cuộc chiến tranh, nhiều đời người, nhiều buồn
190


vui và bao nhiêu là thay đổi trong các mối quan hệ" (Cái thời
lãng mạn), nhà văn trở lại xã Đồng Tiến, nơi đã đi vào kỷ
niệm của ông về "một thời viết và một thời còn rất trẻ". Cảm
nhận của Nguyễn Khải về một sự "đổi đời", "như đã sang hẳn
một kiếp khác" không chỉ bởi sự thay đổi của cảnh vật, mà
quan trọng hơn là sự biến đổi của số phận "những con người
nổi tiếng cả hay lẫn dở của một thời đã thuộc về quá khứ"
(Mất toi một truyện ngắn). Những "dự đoán một cách lãng
mạn" của nhà văn về số phận của họ trước kia, soi vào "bức
tranh sống" của hiện thực hôm nay đã buộc nhà văn phải
bừng tỉnh. Một sự bừng tỉnh đầy chua chát nhưng lại có ý
nghĩa khai mở cho những nhận thức, những suy nghĩ đúng
đắn hơn về con người và cuộc đời. Và giờ đây, sự chiêm
nghiệm từ "cái thời lãng mạn" cơ hồ mới bộc lộ đầy đủ sức
thuyết phục của nó:
"Con người và đời sống tinh thần của con người thường
làm cho chính nó cũng phải ngạc nhiên về sự phong phú, sự
phức tạp và sự vận động hết sức kỳ lạ của nó". Và "cái giới
hạn giả dối do mình suy tưởng đã nứt ra để lộ những khoảng
vô cùng của một cái gì không giới hạn, không thể biết ngay
một lúc được" [122, 428].

Những nhân vật tích cực, những "con người mới" mà
Nguyễn Khải mê say ngày nào "vừa kết thúc mọi sự phiêu
lưu vặt vãnh trong địa hạt văn chương thì cuộc phiêu lưu thật
sự trong đời sống mới bắt đầu (Cái thời lãng mạn).
Biền - "Ông chủ nhiệm gương mẫu trong Tầm nhìn xa,
người có quyền mà không tham, sẵn sàng hy sinh mọi lợi ích
cá nhân để mưu cầu lợi ích tập thể, sống nghèo đói và vất vả
191


mà vẫn vui vì niềm vui được cống hiến. Giờ đây, bằng sự vận
động nào, anh ta đã có một cuộc sống vật chất phong lưu đến
thế ngay trong thời điểm cả nước đang vào kỳ "giáp hạt" năm 1987. Nhà có tủ gương lớn, gỗ lát, có li chén gỗ lát, có
giường nằm và sa lông đóng kiểu mới cũng bằng gỗ lát, nhìn
vào trong nhà cứ vàng choé. Rồi rađiô cát sét, rồi ti vi màu
của Nhật... Cái bước tiến "hơn hẳn của hôm nay so với hôm
qua" là điều đáng mừng vui, nhưng sự đột biến trong hành
trình tinh thần của nhân vật không khỏi khiến cho người đỡ
đẻ của đứa con tinh thần này phải ngỡ ngàng và lúng túng.
Sự thay đổi của Khang, Người trở về hậu phương sau khi
được đào luyện trong môi trường quân ngũ, "mẫu người lý
tưởng" của văn chương Nguyễn Khải và cũng là của văn
chương cách mạng một thời, càng đẩy nhà văn đến đỉnh điểm
của sự ngạc nhiên và cuối cùng là một sự bừng ngộ về số
phận con người.
Ai có ngờ, "nhà cách mạng muốn cải tạo, muốn thay đổi"
tất cả chàng trai khoẻ đẹp luôn bừng bừng ý chí và khát vọng,
con người đã từng có lúc "không nói gì đến cái ăn, cái mặc,
đến vật chất, mà chỉ khắc khoải về tình yêu, về lý tưởng, về
chỗ đứng của mình trong xã hội"... lại có lúc hiện diện trong

hình hài một ông bố già "đầu hói, bụng vú nhăn nhúm", ngồi
nói chuyện với khách nhưng vẫn không quên trách nhiệm của
một ông chủ gia đình có tới sáu đứa con, nên "chốc chốc lại
nhìn ra sân hò hét con cái". Và khát vọng dâng hiến thuở nào
đã bị chôn vùi từ lâu. Giờ đây, ở anh chỉ còn duy nhất một
"quyết tâm làm giàu".
Thì ra, mỗi con người đều có số phận riêng, tuân theo
192


những quy luật chung của sự vận động xã hội. Đó là điều
hoàn toàn tự nhiên. Chỉ có những suy nghĩ cứng nhắc, buộc
con người phải tuân theo lý trí đơn thuần là trái với quy luật.
Nhận ra sự gò bó và khuôn mẫu trong cách nhìn và cách
nghĩ một thời khi soi chiếu quá khứ vào hiện tại, nhà văn
thực sự bàng hoàng: "Anh Khang của ngày hôm xưa đấy!
Hôm xưa chúng tôi nói chuyện đạo, bữa nay gặp lại toàn nói
chuyện đời, một đời người đến là trầm luân khổ ải, nhưng
không thể chết được, vì cái gan góc của người ta cũng không
cùng. Có điều, được cái gan góc thì mất cái mộng mơ, được
cái trải đời lại hoá ra lý lợm. Khôn lên tức là ít tin đi vẫn là
mất. Mất to" [124, 195]. Và "phải đến lúc đó anh mới thấy rõ
cái ranh giới phân chia giữa tuổi trẻ với tuổi già, giữa cái thời
sống cho mình, cho xã hội với bao nhiêu là mơ mộng giả thật
với cái thời chỉ còn biết sống cho con cái, một lũ con, ngoài ra
không còn hy vọng nào khác, niềm vui nào khác" [124, 194].
Chẳng phải dễ dàng khi phủ nhận những "nhân vật tích
cực" "những đứa con tinh thần" đã một thời rất được yêu dấu và
sùng chuộng. Nhưng, Nguyễn Khải đã đủ bản lĩnh và đủ tỉnh
táo để nhận chân sự thật. Có điều, sự thật giờ đây được ông xét

đoán trong một cái nhìn có phần cực đoan và nghiệt ngã:
"Chính tôi là kẻ sinh ra họ mà cũng còn cảm thấy xa lạ.
Hình như họ sạch sẽ quá, thơm tho quá, như từ khoảng không
bước ra chứ không phải từ bùn đất của Việt Nam sinh ra. Họ
không có chỗ đứng cụ thể, không có điểm tựa cụ thể, nội lực
tự sinh chứ không qua bất kỳ sự gạn lọc nào từ các nguồn
nuôi dưỡng. Nó không thuộc cõi người nên không thể bay lên
cõi văn chương" [145, 42].
193


Với nhân vật Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), cái nhìn nông nổi
và ấu trĩ ngày xưa khiến những đánh giá và chiêm nghiệm
của Nguyễn Khải về bản chất tư hữu của người nông dân có
phần phiến diện. Giờ đây, sự lớn lên trong nhận thức bởi
những từng trải trường đời tạo cho nhà văn một cái nhìn toàn
diện hơn, đúng đắn hơn về con người. Sự thú nhận: "Có
những trang viết thời này là đúng, thời khác chưa hẳn đã
đúng, khen nhau trên đài, trên báo là hay là tốt, đêm nằm gác
tay lên trán nghĩ ngợi xa gần lại thấy chưa phải đã tốt đã hay"
[124, 196]. Và lời tự nhủ lòng: "Viết sao thì viết, cho thuận
lòng mình, cho thuận lòng người, lúc gác bút nghĩ lại một đời
viết không đến nỗi phải xấu hổ..." [124, 196] là những sám
hối nhọc nhằn của một người viết vừa tự trọng, vừa yêu
thương, tôn trọng con người.
Số phận của chủ tịch xã An trong tiểu thuyết Chủ tịch
huyện, 36 năm sau được Nguyễn Khải chiêm nghiệm lại
trong truyện ngắn Mất toi một cuốn sách.
Giữa "hồi một và hồi hai" của số phận một nhân vật là một
chặng đường dài tìm kiếm, chiêm nghiệm để rồi phản tỉnh

của tác giả.
Ở "hồi một" bằng nhận xét cảm tính, nhà văn có lúc ngỡ
như "đã tìm được một nguyên mẫu rất hoàn hảo cho người
anh hùng của thời đại mới". Nhưng sự phân tích của lý trí
tỉnh táo và nhất là "cái mẫn cảm của một nhà văn" lại khiến
Nguyễn Khải không khỏi có lúc còn cảm thấy "ngờ ngợ" về
bản chất nhân vật của mình. Với con mắt tinh tường, nhà văn
đã phát hiện ở An dường như "có dáng dấp một nhân vật đã
thuộc vai, tự mình thưởng thức giọng nói và điệu bộ của
194


chính mình một cách khoan khoái". Một câu hỏi ngờ vực
chợt loé lên trong chiêm nghiệm của người viết: "Một người
có chí hướng cao xa tội gì lại hạ mình làm những việc vẩn vơ
ấy nhỉ?" Có phải chính những phân vân, ngờ ngợ ấy mà ngòi
bút Nguyễn Khải trong Chủ tịch huyện chợt có lúc ngập
ngừng, do dự. Nhà nghiên cứu Phong Lê nhận xét:
"Ở Chủ tịch huyện, bên cạnh những phát hiện sắc sảo lại
có một cái gì bối rối, thậm chí phảng phất chút ít bi quan. Về
lý trí, có lúc người viết muốn nhanh chóng đi tới một kết
luận, hoặc một hướng giải quyết cho các mâu thuẫn, nhưng
bản thân câu chuyện lại gợi cho người ta thấy dường như trên
đời này chỗ nào cũng có vấn đề, trong cái mới nào cũng đều
có bóng đen cả" [173]. Và "hồi hai" là sự trả lời thật đầy đủ
cho những băn khoăn ngờ vực chưa thể giải đáp ngay ở cái
thời điểm cách đây gần bốn chục năm.
Ngày ấy, Nguyễn Khải đã được gọi là "bạo" khi qua
miệng một nhân vật khác, ông đưa ra những nhận xét sắc sảo
về An: "Một cán bộ xã làm việc rất giỏi, rất tháo vát nhưng

hay khuynh loát tập thể. Ý kiến táo bạo nhưng đôi lúc chủ
quan. Lý lẽ sắc bén nhưng nhiều khi nguỵ biện. Rất ưa anh
em tâng bốc nhưng lại không biết giữ gìn uy tín của người
khác" [87, 122].
So với sự cảm nhận chủ quan của tác giả ngày ấy, thì sự
vận động của nhân vật hôm nay còn phức tạp và phong phú
hơn nhiều "Sau này, hắn là một con người hoàn toàn khác,
tàn nhẫn, gian giảo như một con quỷ". Dẫu đã có lúc nhà văn
đặt dấu hỏi nghi vấn về tính cách nhân vật, nhưng hiện thực
ngày hôm nay với ông vẫn hoàn toàn bất ngờ, khiến ông như
195


"ngã ngửa người ra" khi phát hiện sự thực: "Cái số phận của
một nhân vật văn học nghĩ là đã kết thúc mà hoá ra còn dài".
Sự "biến hoá" của An từ một "nhân vật văn học rất yêu
dấu của nhà văn đến chỗ trở thành một phạm nhân bị nhiều
người nguyền rủa và khinh bỉ, với người viết thì "đến là vô
lý" mà đối với người dân thì "chả có gì là bất ngờ cả". Sự
"lệch pha" trong nhận thức này tự nó chứng tỏ sự xa rời của
văn học với đời sống. Những tự nghiệm sâu sắc sau đây của
nhà văn, được rút ra không phải từ sách vở mà từ chính cuộc
đời, từ sự chăm chú dõi theo số phận những nhân vật của
mình để tìm kiếm và phát hiện: "Điều cất lõi là nhà văn phải
tôn trọng sự phát triển của cuộc sống, phải lường trước sự
biến hoá của những yếu tố mới, của những điều sẽ tới" [140].
"Sống với thời cuộc nhưng phải biết tách ra khỏi thời cuộc
để nhận ra cái sẽ còn lấp lánh lâu dài của những tình tiết
trong thời cuộc sống với người cùng thời nhưng phải lấy con
mắt của người đời sau để đo lường giá trị nhiều việc tưởng

như là tầm thường vô nghĩa với người đương thời" [124,
634].
Có thể nói: Nhân vật Người kể chuyện hữu hình mang
dáng dấp cái tôi tự hoạ đầy ý thức của nhà văn là một sáng
tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Khải về kiểu con người tự
ý thức trong văn học, đặc biệt là văn học những năm đổi mới.
Trong văn học thời Đổi mới, bên cạnh Nguyễn Khải có
nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng hay sử dụng nhân vật
Người kể chuyện hữu hình ở ngôi thứ nhất. Nhân vật Tôi của
Nguyễn Minh Châu cũng thường là nhân vật trí thức và nhiều
người trong số họ cũng làm nghề viết văn, viết báo. Nhưng
196


Nguyễn Minh Châu không có ý định xây dựng một chân
dung tự họa như Nguyễn Khải Trên một vài phương diện, có
thể nói: kiểu chân dung tự hoạ của Nguyễn Khải có những
điểm tương đồng với kiểu chân dung tự hoạ của Nam Cao ở
khát vọng nhận thức và nhu cầu giãi bày, chiêm nghiệm...
Lối kể chuyện từ điểm nhìn của nhân vật tham dự vào câu
chuyện cho phép nhà văn có cái nhìn từ bên trong để khám
phá sâu vào hành động và tính cách nhân vật. Cái nhìn của
một nhà văn, nhà báo già từng trải với năng lực hiểu biết lòng
người giúp Nguyễn Khải có những chiêm nghiệm đầy thú vị
về con người và cuộc đời.
Tuy nhiên, những chiêm nghiệm triết lý mà Người kể
chuyện muốn rút ra qua mỗi cảnh đời, mỗi số phận nhân vật
cũng có lúc không tránh khỏi tính chất chủ quan, bởi cách
nhìn nhận đánh giá từ một phía. Trường nhìn của tác giả cũng
có phần bị bó hẹp do thiếu sự phong phú của các điểm nhìn

khi soi chiếu các vấn đề và nhân vật.
Để tạo sự uyển chuyển và đa chiều trong đánh giá và
chiêm nghiệm hiện thực, ngoài nhân vật Người kể chuyện
hữu hình - nhà văn, nhà báo đứng ở ngôi thứ nhất, Nguyễn
Khải còn sử dụng nhân vật Người kể chuyện vô hình. Đứng ở
ngôi thứ ba, không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, nhưng
Người kể chuyện này lại giữ vai trò tổ chức mọi đường dây sự
kiện. Anh ta biết hết mọi chuyện nhưng giữ thái độ "khách
quan lạnh lùng" (Tsêkhốp) để cho các chi tiết sự kiện và con
người tự nó nói lên tất cả.
Người kể chuyện vô hình có nhiều lợi thế. Lúc thì anh ta
soi chiếu nhân vật từ cái nhìn bên ngoài, tạo một khoảng cách
197


cần thiết giữa Người kể chuyện và đối tượng miêu tả để
những suy ngẫm, bình luận được hoàn toàn khách quan (Đàn
bà, Người của nghề, Một thời gió bụi...). Lúc thì anh ta di
chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nội tâm nhân vật,
xoá nhoà khoảng cách giữa Người kể chuyện và nhân vật,
nhờ thế có thể tạo nên sự đan xen của nhiều ý thức, mang lại
tính đa thanh và mở rộng trường liên tưởng cho văn bản nghệ
thuật (ông cháu, Lạc thời, Điều tra về một cái chết, Cha và
con và,...).
Tuy nhiên, dù bất kỳ ở đâu và vào lúc nào, dù có xuất hiện
hay không xuất hiện nhân vật Người kể chuyện (hữu hình hay
vô hình), người đọc vẫn thấy ám ảnh bóng dáng và tư tưởng
của hình tượng tác giả - nhà văn Nguyễn Khải. Ông đang
mải miết đi giữa dòng đời xuôi ngược, chăm chú nhìn ngắm
con người và cuộc sống xung quanh, thỉnh thoảng dừng lại

khen người này một câu, bình luận về sự việc kia một chút,
rồi tự giễu mình, nhạo đời, cứ tưng tưng đùa đùa mà thật ra
ông đã phát hiện ra bao điều nghiêm túc về nhân sinh và thế
sự. Ông nhìn đi rồi ông nhìn lại, ông chiêm nghiệm rồi ông
triết lý. Cả một chặng đường gần nửa thế kỷ gắn bó với nghề
viết được ông soi rọi lại trong một trường nhìn mới. Và nhiều
chân lý cũ được chiêm nghiệm lại bất ngờ bộc lộ thêm những
chiều cạnh thú vị của nó. Những trang viết của Nguyễn Khải
hôm nay trĩu nặng tình đời, tình người và thấm thía nỗi xót xa
cho những ngộ nhận và non kém một thời. "Như một chứng
nhân, một người nghiệm sinh sâu sắc trong quá khứ, Nguyễn
Khải đã cảm nhận và cảnh báo mặt trái của khúc quanh thời
thế, những biến thiên vật đổi sao dời và đổi thay trong chính
lòng người. Nhưng có thể nói, nhờ chính những thao thức
198


buồn vui của người trong cuộc mà văn Nguyễn Khải không
hề chao đảo bi thương, vẫn lấp lánh một định hướng đầy
trách nhiệm" [258].
Sự thức ngộ của Nguyễn Khải dẫu muộn mằn nhưng thật
có ý nghĩa dối với đời văn của ông, cũng như đối với bạn đọc
chúng ta.
III. KHÁT VỌNG NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU NHẬN
THỨC LẠI ĐỜI SỐNG CÁCH MẠNG TRÊN RẤT NHIỀU
CHIỀU CẠNH CỦA NÓ
Năm 1960, Nguyễn Khải hào hứng lên nông trường Điện
Biên với niềm tin chắc chắn rằng: "ở mảnh đất mới ấy, tôi sẽ
tìm a những con người mới, sẽ viết được một tác phẩm rất
mới, góp phần xây dựng một nền văn học hoàn toàn mới"

[145, 117].
Ba mươi hai năm sau, ở tuổi ngoài 60, Nguyễn Khải trở lại
câu chuyện cũ này với sự bùi ngùi trong thức nhận: "Bao
nhiêu lăm trời cứ loay hoay tìm kiếm nền văn học mới, con
người mới lới những băn khoăn, những ngộ nhận, những
đánh giá quá khích về nhiều tác phẩm của bạn bè, tới lúc
nhận rõ cái đúng, cái sai, cái lay cái dở thì đã già mất rồi"
[145, 321.
Sự thật không hẳn là như vậy. Ngoài 60, ngòi bút Nguyễn
Khải chưa thể gọi là già. Ông vẫn đủ tỉnh táo để hiểu đời,
hiểu người, và hiểu mình để có những trang viết hay với sự
sắc sảo vẫn thư xưa. Và bây giờ, đáng quý hơn, còn có thêm
sự cảm động. Và có một thực tế không thể phủ nhận là:
Trong khoảng trên 30 năm ấy Nguyễn Khải đã gửi được vào
đời không ít chân dung nhân vật sắc nét, vừa gắn với thời họ
199


sống, vừa để lại trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc không ít dư
âm. Đó là những Thuỵ, Môn, Nhàn trong Xung đột, Nam
trong Hãy đi xa hơn nữa... Rồi tiếp đến là những con người
trên tuyến lửa chống Mỹ khi đất nước lại bước vào chiến
tranh. Những Chiến sĩ cùng sống và chiến đấu, mang chung
quân phục và cùng có chung diện mạo tinh thần của nhân dân
trong quyết tâm chống Mỹ.
Thế giới nhân vật những người nông dân và công nhân
nông trường trong sự nghiệp lao động dựng xây đất nước
những năm đầu của thời kỳ quá độ đã lôi cuốn sự chú ý của
ngòi bút Nguyễn Khải suốt nửa đầu của thập kỷ 60. Nguyễn
Khải không viết về họ trong các biến cố, sự kiện cách mạng

lớn lao. Ông quan tâm đến con người trong các mối quan hệ
xã hội, trong những suy tư trăn trở, trong những giằng xé đấu
tranh dằn vặt để vươn lên trong cuộc sống đời thường. Với tư
tưởng chủ đạo là tình yêu thương con người, Mùa lạc đề cập
đến những vấn đề nhân bản có ý nghĩa khá sâu sắc: khả năng
hồi sinh, khả năng tìm lại hạnh phúc và niềm tin của những
con người bé nhỏ, những "nạn nhân" của xã hội cũ khi họ hoà
nhập được với cuộc sống mới. Trong cảm hứng lãng mạn
ngây ngất một thời, Nguyễn Khải nhìn hiện thực còn có phần
giản đơn Môi trường tập thể trong đánh giá và chiêm nghiệm
của ông, dường như có sức mạnh tuyệt đối và vạn năng trong
sự nâng đỡ, giáo dục và cải tạo con người.
Hình tượng nhân vật người nông dân là một thành công
của ngòi bút Nguyễn Khải những năm này. Tầm nhìn xa
không chỉ phản ánh những thay đổi lớn lao của con người và
cuộc sống nông thôn trên con đường làm ăn tập thể. Quan
200


×