Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đặc điểm, vai trò của căn cứ địa trong phong trào cần vương chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.06 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU

2

B. NỘI DUNG

3

1. Những căn cứ địa trong phong trào Cần Vương

3

2. Đặc điểm của căn cứ địa trong phong trào Cần Vương

6

3. Vai trò của căn cứ địa trong phong trào Cần Vương

9

C. KẾT LUẬN

13

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

1



MỞ ĐẦU
Căn cứ địa là những khu vực tập kết cơ quan đầu não và lực lượng kháng
chiến, nơi đứng chân và tổ chức chiến đấu, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉ
huy; là đầu mối các hành lang chiến lược, là chỗ dựa tin cậy của các lực lượng
kháng chiến với tư cách là hậu phương tại chỗ, cung ứng tài vật cho kháng
chiến. Lịch sử dân tộc ta, có thể nói là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trải
qua hàng loạt cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, căn cứ địa có vai trò
cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến tính thắng bại của mỗi cuộc chiến. Căn cứ
địa ở nước ta đã ra đời từ sớm và trải qua thời gian đã không ngừng phát triển
về kinh nghiệm xây dựng.
Sau hiệp ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt, nước ta trở thành thuộc địa của thực
dân Pháp. Không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân ta đã tiếp tục nổi dậy
đấu tranh giành độc lập. Hưởng ứng chiếu Cần Vương do Tôn Thất Thuyết và
vua Hàm Nghi ban ra vào ngày 13/7/1885, hàng loạt văn thân sĩ phu yêu nước
đã kêu gọi quần chúng nhân dân tham gia tranh đấu đánh đuổi giặc Pháp, khôi
phục chủ quyền quốc gia dân tộc. Phong trào Cần Vương bùng nổ, khắp Bắc,
Trung, Nam các căn cứ địa được xây dựng và trở thành các trung tâm chống
thực dân Pháp xâm lược, gây cho chúng nhiều khó khăn, tổn thất trong quá
trình xâm lược và bình định.
Tìm hiểu các căn cứ địa trong phong trào Cần Vương, tôi xin đi sâu vào
đặc điểm và vai trò của các căn cứ địa trong giai đoạn này, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì thế, tôi chọn tên
tiểu luận là “Đặc điểm và vai trò của căn cứ địa trong phong trào Cần Vương
chống Pháp cuối thế kỉ XIX”.

2


NỘI DUNG

1. Những căn cứ địa trong phong trào Cần Vương
Bùng nổ từ tháng 7 năm 1885, phong trào khởi nghĩa vũ trang của nhân
dân ta do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo dưới ngọn cờ Cần Vương đã
lan rộng khắp miền Bắc, Trung. Để tiến hành khởi nghĩa, nhân dân ta đã dựa
hẳn vào điều kiện nhân hòa, địa lợi trên khắp các địa phương để xây dựng
hàng loạt căn cứ địa kháng chiến.
Trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, một số căn cứ
chống Pháp được hình thành, trong đó vùng rừng núi thuộc thượng lưu sông
Gianh (Quảng Bình) và sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) được chọn làm căn cứ cho
vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Khu vực Tuyên Hóa thuộc lưu vực sông
Gianh được chọn làm trung tâm căn cứ kháng chiến.
Ở Quảng Bình còn có Nguyễn Phạm Tuân, nguyên là Tri phủ Đức Thọ
(Hà Tĩnh) chiêu mộ nghĩa quân, xây dựng căn cứ ở các làng Cổ Liễn, Yên
Lương thuộc huyện Tuyên Hóa. Đội nghĩa quân của Lê Trực xây dựng căn cứ
ở rú Trung Thuần (Quảng Trạch), các đội nghĩa quân của Đề Chít, Đề Én lập
căn cứ ở Vạn Xuân (Quảng Ninh) và Ngân Sơn (Bố Trạch). Ở Quảng Trị có
một số căn cứ, do các đội nghĩa quân Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như,
Hoàng Văn Phúc xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi miền Tây.
Trên địa bàn của các tỉnh Nam Trung Bộ, do một số điều kiện bất lợi
nhất định, nên các căn cứ địa không hình thành rộng khắp và tồn tại lâu dài
như ở Thanh Nghệ Tĩnh và miền Bắc. Tuy nhiên, các căn cứ chống Pháp vẫn
hình thành, chứng tỏ bất kỳ nơi nào trên đất nước Việt Nam, nhân dân ta có
các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, đều xây dựng căn cứ địa khi làng xã
quê hương bị quân xâm lược giày xéo. Ở Quảng Nam có căn cứ của các đội
nghĩa quân Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiên, Nguyễn

3


Hàm. Tại Quảng Ngãi có căn cứ của các đội nghĩa quân Lê Trung Đình,

Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan. Ở Bình Định có căn cứ của nghĩa quân
Đoàn Đào Kích, Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền, Nguyễn Duy Cung, Nguyễn
Đức Nhuận và Phạm Toản.
Ở các tỉnh bắc miền Trung – Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa là nơi
hình thành căn cứ khá sớm và phát triển rộng khắp. Hầu như các nơi từ đồng
bằng lên miền núi đều có căn cứ chống Pháp. Các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An
nằm trên các trục đường giao thông chính Bắc – Nam và Đông, mật độ dân số
khá cao, trước mặt là vùng biển dài rộng, sau lưng rừng núi bạt ngàn giáp với
Lào. Xét về mặt địa thể, đây là vùng đất “làm giới hạn Nam – Bắc, thực là nơi
hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và then khóa của triều đại”
(Nguyễn Trãi, Dư địa chí, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1960, tr.41). Đến năm 1885,
khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân chống Pháp, nhân
dân Hà Tĩnh, Nghệ An dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước đã
sôi nổi tham gia xây dựng hàng loạt căn cứ chống giặc cứu nước.
Hà Tĩnh, có thể kể đến các căn cứ địa: Ngàn Sâu của vua Hàm Nghi; phủ
Đức Thọ có Lê Ninh (về sau Lê Ninh chuyển nhập vào nghĩa quân của Phan
Đình Phùng); phủ Đức Quang có căn cứ Nghi Xuân của Nguyễn Trạch,
Nguyễn Chanh, căn cứ Hương Khê của Nguyễn Thoại; phủ Hoan có nghĩa
quân Vũ Phát xây dựng căn cứ ở huyện Kỳ Anh; ở huyện Hương Sơn có
nghĩa quân Cao Thắng. Đáng lưu ý có làng Đông Thái là quê hương của Phan
Đình Phùng, được xây dựng thành làng kháng chiến và gọi là Đại đồn Đông
Thái.
Ở Nghệ An, có các căn cứ: Đồng Thông (do Nguyễn Xuân Ôn lập);
Tràng Sơn (do Nguyễn Ngợi lập); làng chiến đấu Tam Lộng của Phan Bá
Niên; phủ Anh Sơn có nghĩa quân Lê Doãn Nhạ xây dựng căn cứ ở đồn Vàng
và nghĩa quân Nguyễn Mậu dựng căn cứ ở Thanh Chương.
4


Thanh Hóa, vốn trong lịch sử là địa bàn của nghĩa quân Lam Sơn, nay

tiếp tục trở thành nơi xây dựng căn cứ địa lý tưởng của phong trào Cần
Vương. Huyện Hậu Lộc là nơi Phạm Bành cùng Hoàng Bật Đạt xây dựng căn
cứ; huyện Hoằng Hóa có Nguyễn Đôn Tiết tập hợp nghĩa quân xây dựng căn
cứ ở Bút Sơn, có nghĩa quân Lê Trí Trực dựng căn cứ Trinh Hà, căn cứ núi
Triêng của Cao Bá Điền, căn cứ Hoằng Nghĩa của Nguyễn Huy Võ và
Nguyễn Huy Cửu, căn cứ Hợp Đồng của Nguyễn Thọ Tốn, căn cứ Nguyệt
Viên của Nguyễn Duy Hinh… Huyện Tĩnh Gia có nghĩa quân do Nguyễn
Phương lãnh đạo xây dựng căn cứ ở núi Ổn Lâm, sau mở rộng địa bàn sang
một phần huyện Nông Cống, Quảng Xương. Huyện Quảng Xương có căn cứ
Hòa Trường của nghĩa quân Nguyễn Ngọc Lưỡng, căn cứ Quảng Hợp của
nghĩa quân Đinh Văn Nhất… Huyện Vĩnh Lộc có nghĩa quân của Tống Duy
Tân, lập căn cứ ở hai làng Bồng Trung – Đa Bút, thu hút cả nghĩa quân của
Cao Bá Điển từ Trinh Sơn xuống phối hợp chiến đấu. Đặc biệt, có căn cứ Ba
Đình của khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo (giai
đoạn sau).
Các tỉnh miền Bắc cũng có khá nhiều các căn cứ địa. Nổi bật có Đốc Tít,
Nguyễn Thiện Thuật – là lãnh tụ của khởi nghĩa Bãi Sậy đã xây dựng căn cứ
Trại Sơn, căn cứ Hai Sông (Hải Dương); căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên). Ở Nam
Định có căn cứ của Tạ Hiện (phủ Kiến Xương); căn cứ của Đinh Công Tráng
tại huyện Thanh Liêm; căn cứ An Hòa của Phạm Nhân Lý và Phạm Trí
Nhàn… các căn cứ ở khu vực Tây Bắc, ở Quảng Ninh, ở vùng núi phía bắc và
đông bắc…
Cùng với sự hình thành và phát triển của phong trào Cần Vương, căn cứ
địa đã ra đời và là chỗ dựa cho phong trào phát triển sôi nổi, rộng khắp cả
nước. Trước sự tồn tại và uy hiếp của hệ thống căn cứ địa kháng chiến của
nhân dân ta, thực dân Pháp đã điên cuồng dùng mọi thủ đoạn đối phó. Chúng

5



liên tiếp tung nhiều đạo quân đi sâu vào từng khu căn cứ nghĩa quân, càn quét
nhiều lần. Qua các đợt càn quét, một số căn cứ của phong trào Cần Vương
dần bị triệt hạ, chỉ còn lại những căn cứ có quy mô xây dựng và trình độ tổ
chức cao như Bãi Sậy, Ba Đình – Mã Cao, Hùng Lĩnh, Hương Khê, đã trở
thành trung tâm kháng chiến của từng vùng, tạo cho phong trào Cần Vương
tiếp tục phát triển mạnh mẽ về bề sâu ở giai đoạn 2, khi vua Hàm Nghi bị bắt.
2. Đặc điểm của căn cứ địa trong phong trào Cần Vương
Quá trình xây dựng căn cứ luôn gắn liền với cuộc chiến đấu gian khổ,
quyết liệt để giữ vững và mở rộng khu căn cứ, thể hiện trên tất cả các mặt
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài những yếu tố chung đó, do
sự chi phối về điều kiện địa hình và diễn biến cuộc chiến đấu trên các chiến
trường, căn cứ địa trong phong trào Cần Vương mang một số đặc điểm sau
đây
2.1 Nhân dân ta kế thừa và phát huy truyền thống xây dựng căn cứ địa của
dân tộc
Để tiến hành khởi nghĩa vũ trang, cũng như chiến tranh giải phóng dân
tộc chống lại kẻ thù xâm lược đất nước mình, dân tộc ta, ngay từ buổi đầu
dựng nước đã phải xây dựng đất đứng chân hay dựng đất căn bản cho lực
lượng vũ trang của mình. Nói cách khác, là đều phải xây dựng cho mình căn
cứ địa để làm bàn đạp phản công, tiến công quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi
bờ cõi. Nội dung xây dựng căn cứ địa có nhiều điểm, trong đó thường có hai
điểm được đặt ra và giải quyết là xây dựng căn cứ địa ở đâu và xây dựng như
thế nào?
Thực tiễn lịch sử các cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng
dân tộc trong hơn nghìn năm qua cho thấy, tổ tiên ta thường chọn nơi có địa
hình, địa thế thuận lợi để xây dựng căn cứ địa như: căn cứ Mê Linh, Chu

6



Diên, An Biên của Hai Bà Trưng chống Đông Hán (40-43), căn cứ Quân An
của Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh chống Ngô (248), căn cứ Long Hưng,
Chu Diên, Hoài Đức của Lý Bí chống Lương (542), căn cứ Đường Lâm của
Phùng Hưng chống Đường (766-791), căn cứ Lam Sơn, Nghệ An của Lê Lợi
chống Minh (1418 – 1427)…Như vậy, trong lịch sử dân tộc ta, có truyền
thống xây dựng căn cứ địa, nó thành hình ngay từ buổi đầu dựn nước, tồn tại
và phát triển theo yêu cầu chống giặc ngoại xâm.
Từ phong trào Cần Vương bùng nổ, hàng loạt căn cứ đã được xây dựng
trên khắp các miền Bắc Trung Nam (như đã kể trên). Có thể nói, kế tục truyền
thống xây dựng căn cứ địa của dân tộc, nhân dân ta đã xây dựng hàng loạt căn
cứ kháng chiến khi thực dân Pháp xâm lược và mở rộng chiến tranh ra quy
mô cả nước. Quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa diễn ra trên
khắp các miền, từ đồng bằng lên trung du, rồi vùng rừng núi hiểm trở, xa xôi
hẻo lánh.
2.2 Các lãnh tụ Cần Vương thường chọn quê hương mình làm điểm khởi
đầu xây dựng và mở rộng căn cứ địa kháng chiến.
Vùng nông thông của các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hưng Yên…trong
đó có vùng quê hương của các lãnh tụ phong trào Cần Vương là địa bàn có
điều kiện thuận lợi để xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Đây là nơi địch chưa
đặt chân tới, dân vốn có truyền thống chống ngoại xâm, nơi có khả năng tự
cung, tự cấp về lương thực và huy động sức người cho kháng chiến; đồng thời
là nơi địa hình, địa thế thuận lợi cho xây dựng lực lượng, phát triển căn cứ và
mở rộng phạm vi hoạt động. Bởi vậy, đi đôi với xây dựng căn cứ ở các miền
Bắc, trung, Nam, các lãnh tụ Cần Vương rất coi trọng việc xây dựng căn cứ ở
vùng đất quê hương mình. Vì thế, các văn thân sĩ phu khi rời chỗ đứng của
họ, tách khỏi triều Nguyễn về địa phương, tập hợp lực lượng kháng chiến,
đông đảo nhân dân đã nhiệt tình ủng hộ. Chính sự hưởng ứng tức thời, nhiệt
7



tình, rộng rãi của quần chúng nhân dân đối với lời kêu gọi của vua Hàm Nghi
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lãnh tụ Cần Vương có thể chọn quê hương
mình làm nơi giương cao ngọn cờ chiến đấu.
2.3 Dựa vào làng xã kết hợp với lợi dụng địa hình, địa thế hiểm yếu vùng
đồng bằng và rừng núi để xây dựng căn cứ địa chống Pháp
Quá trình phát triển của phong trào Cần Vương cũng chính là quá trình
hình thành, phát triển của căn cứ địa và xác định những quan điểm của các
lãnh tụ Cần Vương về xây dựng và sử dụng căn cứ địa. Việc xây dựng căn cứ
địa phong trào Cần vương có điểm đồng nhất là nhân dân ta đều dựa vào địa
hình làng xã đã được thử thách trong lịch sử chống ngoại xâm, trên cơ sở đó
rút kinh nghiệm xây dựng làng chiến đấu. Đó là các làng chiến đấu Thọ Đình
(Bãi Sậy), Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Ba Đình), Đông Thái, Phụng
Công (Hương Khê), Thế Lộc, Cao Thượng (Yên Thế)… Nhân dân ta cũng
triệt để lợi dụng địa hình, địa thế của vùng đồng bằng, nơi có những đầm lầy,
cây lau sậy um tùm và vùng rừng núi hiểm trở, nhiều cây to, rậm rạp để xây
dựng căn cứ kháng chiến, điển hình là căn cứ Bãi Sậy, Ba Đình – Mã Cao,
Hùng Lĩnh, Hương Khê. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp đã chiếm đóng hầu
hết các tỉnh lỵ, huyện lỵ và một số nơi quan trọng ở miền Bắc, miền Trung,
việc dựa vào cấu trúc làng xã và địa hình hiểm trở đẻ xây dựng căn cứ kháng
chiến là chủ trương đúng đắn của các lãnh tụ nghĩa quân Cần Vương. Vì
muốn giữ làng, giữ đất, giữ dân, các lãnh tụ nghĩa quân không có con đường
nào khác là dựa vào nhân dân, dựa vào làng xã để xây dựng căn cứ kháng
chiến chống Pháp lâu dài; từ đó duy trì và phát triển cuộc chiến đấu trong khi
quân số còn ít và vũ khí còn thô sơ chống lại đội quân xâm lược hiện đại hơn
ta nhiều lần.
Tuy đều dựa vào làng xã kết hợp với lợi dụng địa thế hiểm yếu vùng
đồng bằng, cũng như vùng trung du và miền vúi, nhưng giữa các căn cứ địa
8



cũng có sự khác nhau ở chừng mực nhất định về quy mô xây dựng và quan
niệm sử dụng. Có 2 loại căn cứ: loại được xây dựng gồm thành, hào, công sự
chiến đấu mang tính chất phòng ngự thủ hiểm khá kiên cố, mà Ba Đình – Mã
Cao là tiêu biểu; loại căn cứ xây dựng một số thành, hào, công sự chiến đấu
nhưng không kiên cố, không mang nặng tính chất phòng ngự thủ hiểm bằng
loại trên, mà Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê là điển hình.
Tuy có một số điểm khác nhau về xây dựng và sử dụng căn cứ địa,
nhưng điểm đồng nhất là các lãnh tụ nghĩa quân Cần Vương dựa vào dân, dựa
vào làng xã và những nơi có địa hình, địa thế thuận lợi để xây dựng hàng loạt
căn cứ, trong đó có căn cứ Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê trở thành những
trung tâm của phong trào Cần Vương chống Pháp.
3. Vai trò của căn cứ địa trong phong trào Cần Vương
3.1 Trung tâm tập hợp lực lượng kháng chiến
Phong trào Cần Vương bùng nổ, hàng loạt căn cứ địa ra đời, đã đáp ứng
kịp thời nhu cầu đứng chân của các lực lượng Cần Vương ở từng địa phương.
Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng và lãnh đạo phong trào Cần
Vương chuyển từ Kinh đô Huế ra căn cứ Tuyên Hóa (Quảng Bình). Phong
trào vùng đồng bằng Bắc Bộ, do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ở căn cứ Bãi
Sậy; vùng Thanh Hóa do Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Đinh Công Tráng,
Tống Duy Tân, Cao Bá Điển lãnh đạo, tập hợp nghĩa quân ở căn cứ Ba Đình,
Hùng Lĩnh. Nghĩa quân Hà Tĩnh, Nghệ Anh và các tỉnh lân cận do Phan Đình
Phùng, Cao Thắng lãnh đạo, tập trung ở căn cứ Hương Khê. Vùng Tây Bắc có
Nguyễn Quang Bích ở căn cứ Cẩm Khê, Nghĩa Lộ; vùng phía bắc có Hoàng
Đình Kinh ở Hữu Lũng…
Đồng thời với sự phát triển của phong trào Cần Vương, từ những đội
nghĩa quân nhỏ lẻ ban đầu, lực lượng Cần Vương ở miền Bắc, miền Trung

9



ngày càng lớn mạnh, có đội đông cả hàng nghìn người như nghĩa quân của
Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Quá trình phát triển của lực lượng nghĩa
quân gắn liền với sự hình thành và phát triển của căn cứ địa. Đây là nơi lực
lượng nghĩa quân đứng chân, củng cố và phát triển lực lượng, huấn luyện
chuẩn bị chiến đấu chống quân thù. Căn cứ Bãi Sậy là nơi tập hợp các đội
nghĩa quân hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm nghĩa quân của Nguyễn
Thiện Thuật, Nguyễn Đức Hiệu, Tạ Hiện, Ngô Quang Huy… Ở từng căn cứ,
nghĩa quân thường được gọi tên của căn cứ địa đó, như nghĩa quân Ba Đình,
nghĩa quân Hùng Lĩnh hay theo tên các lãnh tụ Cần Vương như nghĩa quân
Nguyễn Thiện Thuật, nghĩa quân Phan Đình Phùng…
3.2 Nơi cung cấp dự trữ lương thực, vũ khí cho nghĩa quân
Phần lớn các đội nghĩa quân thời Cần Vương sống tập trung tại các khu
căn cứ, tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp và chỉ dựa vào sự ủng hộ của nhân
dân các địa phương. Vì thế, để có lương thực, các lãnh tụ nghĩa quân thường
cử người tới các địa phương để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân
đóng góp ủng hộ. Nhân dân ở xung quanh các khu căn cứ, ngoài khoản phải
nộp cho chính quyền địch, vẫn tự nguyện đóng góp lương thực cho nghĩa
quân. Với số lương thực thu được, một mặt nghĩa quân lập những kho lương
thực nhỏ ngay tại khu căn cứ để tiện dùng, mặt khác tập trung vào những kho
lớn để sử dụng lâu dài. Các đội nghĩa quân hoạt động ở căn cứ Bãi Sậy và căn
cứ Hương Khê đã tổ chức cất giấu được khá nhiều lương thực ở những kho
dự trữ như vậy. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, các đội nghĩa quân Bãi Sậy,
Ba Đình – Mã Cao, Hùng Lĩnh, Hương Khê… đã tích trữ được một khối
lượng lớn lương thực, phân tán ở từng khu căn cứ, bảo đảm đánh giặc lâu dài.
Đồng thời với việc tích trữ lương thực, các lãnh tụ nghĩa quân coi trọng
vấn đề sửa chữa, sản xuất vũ khí để đánh giặc. Tại các căn cứ Bãi Sậy, Hùng
Lĩnh, Hương Khê đều có những xưởng sửa chữa, rèn đúc vũ khí được bố trí ở
10



nơi kín đáo. Đáng lưu ý, đội nghĩa quân Hương Khê do Cao Thắng phụ trách
đã nghiên cứu chế tạo thành công và sản xuất được 2000 khẩu súng trường
kiểu 1874 của Pháp, góp phần duy trì chiến đấu hơn 10 năm.
Để tranh thủ sự ủng hộ tích cực của nhân dân và một bộ phận tiến bộ
trong giai cấp địa chủ phong kiến, tại một số căn cứ, các lãnh tụ nghĩa quân,
một mặt tuyên truyền vận động nhân dân, mặt khác bí mật sử dụng chính
quyền của địch ở làng xã để truyền đạt, thực hiện mệnh lệnh do nghĩa quân
truyền tới. Lúc đó, Pháp mới kiểm soát các tỉnh lỵ. huyện lỵ và một số nơi
quan trọng, còn phần lớn vùng nông thôn vẫn do nghĩa quân kiểm soát. Các
chánh tổng lý trưởng do địch chỉ định làm việc cho chúng hoặc do nghĩa quân
cử ra, tuân theo mệnh lệnh của các lãnh tụ nghĩa quân. Bên cạnh việc sử dụng
chính quyền của địch, các lãnh tụ nghĩa quân còn tổ chức được chính quyền bí
mật của mình ở một số làng xã. Thông qua chính quyền bí mật của ta, các
lãnh tụ nghĩa quân đã tuyên truyền vận động nhân dân quyên góp lương thực,
nguyên vật liệu để rèn đúc vũ khí, chiêu mộ nghĩa quân xây dựng và chiến
đấu bảo vệ căn cứ.
3.3 Là bàn đạp để nghĩa quân đánh địch
Xuất phát từ căn cứ địa, các lãnh tụ nghĩa quân tổ chức nhiều trận tập
kích ở ngoài khu căn cứ, giành thắng lợi rất đáng kể. Nhằm lúc kẻ thù sơ hở,
nghĩa quân từ căn cứ tập kích bất ngờ vào đồn bốt của địch, nhanh chóng tiêu
diệt chúng. Song nghĩa quân chỉ đánh khi nắm chắc phần thắng, còn khi thế
và lực của mình bất lợi, đánh không chắc thắn, thì chỉ đánh quấy phá, sau đó
nhanh chóng rút lui để bảo toàn lực lượng.
Các đội nghĩa quân không chỉ tiến đánh địch ở gần khu căn cứ mà còn
mạnh dạn tập kích địch ở thị xã và một số vị trí quan trọng, giành thắng lợi
đáng kể. Ngày 2-10-1886, nghĩa quân Ba Đình tiến đánh thị xã Ninh Bình,
gây cho địch một số thiệt hại. Đêm 22 rạng ngày 23-8-1892, nghĩa quân
11



Hương Khê tiến công các vị trí quân địch ở tỉnh lỵ Hà Tĩnh, giải thoát hơn 70
nghĩa quân bị địch giam ở nhà lao…
Bên cạnh hình thức tập kích, nghĩa quân còn vận dụng hình thức phục
kích đánh địch trên đường hành quân của chúng. Từ căn cứ, nghĩa quân tỏa ra
phục kích đánh chặn các đội quân, toán quân tuần tiễu, trinh sát, càn quét của
địch. Nổi bật là trận phục kích ở Phố Cát của nghĩa quân Ba Điình năm 1886.
Nghĩa quân do Đề đốc Lê Văn Kiến chỉ huy đã đánh chặn địch, tiêu diệt và
bắt nhiều tên, thu toàn bộ vũ khí của chúng. Trong điều kiện lực lượng ít, vũ
khí thô sơ, các đội nghĩa quân thời đó chưa thể đánh chiếm các đồn bốt và
những vị trí quan trọng của địch có quân đông, hỏa lực mạnh, nhưng họ đã
bao vây, quấy phá địch ở nhiều nơi, khiến chúng lo sợ và luôn phải tìm cách
đối phó.
Như vậy, vai trò thứ ba của căn cứ địa là làm nơi xuất phát, bàn đạp cho
các đội nghĩa quân tiến công địch ở bên ngoài khu căn cứ, chủ yếu là tập kích
vào các đồn bốt, một số thị xã và vị trí quan trọng của địch. Đồng thời, tỏa ra
phục kích đánh chặn các đội quân, toán quân tuần tiễu, trinh sát, càn quét của
địch, tạo điều kiện cho phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, gây cho
địch nhiều khó khăn trong công cuộc “bình định” vùng nông thôn nước ta.

12


KẾT LUẬN
Tuy các căn cứ địa trong phong trào Cần Vương tan rã và thất bại nhưng
có thể khẳng định, căn cứ địa có vai trò quan trọng đối với phong trào Cần
Vương nói riêng, phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp xâm lược
nói riêng, đã góp phần làm sáng tỏ phương thức tiến hành chiến tranh nhân
dân, trong đó xây dựng căn cứ địa cách mạng là một nội dung quan trọng.
Thông qua việc tìm hiểu các căn cứ địa, đặc điểm và vai trò của nó,
chúng ta có thể thấy rằng:

- Xây dựng căn cứ địa ở các địa phương là nhằm làm chỗ dựa để duy trì
phong trào chống Pháp.
- Từ điểm khởi đầu, nhanh chóng xây dựng, mở rộng căn cứ ra vùng lân
cận, thành những trung tâm căn cứ kháng chiến điển hình trong phong trào
Cần Vương.
- Lợi dụng địa hình làng xã kết hợp với địa thế hiểm yếu vùng đồng
bằng, trung du và rừng núi, xây dựng căn cứ địa kháng chiến.
- Dựa vào căn cứ, tập hợp lực lượng, tích trữ lương thực, vũ khí đánh
địch.
- Căn cứ địa phong trào Cần Vương còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành
thế trận liên hoàn, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng thủ.
Đúc kết từ thực tiễn lịch sử, Đảng ta đã sớm nhận ra vai trò của căn cứ
địa cách mạng, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Năm 1941, khi Nguyễn Ái Quốc về nước,
vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng của nước ta đã được đặt ra và giải
quyết đúng đắn.

13


Ngày nay, để bảo vệ Tổ quốc phải có một chiến lược tổng hợp, kết hợp
giữa quốc phòng và an ninh với đối ngoại; đặc biệt là kết hợp chặt chẽ với
phát triển kinh tế và xây dựng đất nước một cách toàn diện.
Đảng ta chủ trương và chỉ đạo xây dựng các tỉnh, thành phố, huyện, quận
thành những khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng làng, xã vững mạnh
toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, nhiệm vụ xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng các khu vực phòng
thủ vững chắc trên địa bàn miền Bắc và miền Trung cũng như trên phạm vi cả
nước hiện nay không thể tách rời việc nghiên cứu những vấn đề về lý luận và
thực tiễn từ lịch sử xây dựng và những hoạt động của căn cứ địa trong phong

trào cần Vương nói riêng, trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc nói
chung.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Bá Đệ (2002), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III,
Nxb Giáo dục.
3. Dương Đình Lập (2004), Căn cứ địa trong phong trào Cần Vương
chống Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Dương Kinh Quốc (2006), Việt Nam – Những sự kiện lịch sử 1858 –
1918, Nxb Giáo dục, Huế

15



×