Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Sáng kiến truyền thông dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.34 KB, 34 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất
nước. Bên cạnh những tiềm lực kinh tế yếu tố con người giữ vai trò quan
trọng. Nó quyết định con đường đi lên của mỗi đất nước, địa phương. Đơn vị,
địa phương nào muốn phát triển kinh tế xã hội thì nội dung cốt lõi chính là
phát triển nhân tố con người về mọi mặt
Trong thế kỷ 20 sự kiện nổi bật nhất chính là sự bùng nổ dân số, và
hiện nay vấn đề phát triển dân số trở thành vấn đề toàn cầu và được xếp
ngang hàng với các vấn đề toàn cầu khác như chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn
bệnh dịch , và bảo vệ môi trường… chính điều đó buộc các nước trên thế
giới phải xích lại gần nhau hơn.
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế còn nghèo lạc
hậu lại đông dân cư nhất thế giới và trong khu vực. Trong công cuộc đổi
mới toàn diện về mọi mặt nước ta đã và đang từng bước đổi mới và phát
triển về kinh tế chính trị nhưng với sự bùng nổ dân số trong thời gian
qua, và như hiện nay tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số
đang rất báo động.
Công tác Dân số - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược
phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của
nước ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,
từng gia đình và của toàn xã hội đó là một trong những quan điểm của Nghị
quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. Chiến
lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai (SKSS) đoạn 2011 - 2020 đã đặt ra mục
tiêu “Đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của nhân dân, duy trì
mức sinh thấp hợp lý, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất
lượng”. Chiến lược này cũng định hướng chuyển nhiệm vụ trọng tâm từ giảm
mức sinh sang nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng tỷ số giới
tính khi sinh và hạn chế những ảnh hưởng của già hóa dân số.

1



Vì vậy để làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình giảm tỷ lệ tăng
dân số đi đến ổn định quy mô dân số là một trong những vấn đề quan
trọng đối với nước ta. Để có thể thực hiện được điều đó thì công tác
truyền thông dân số có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc
sinh đẻ của người dân. Chúng ta biết rằng để thay đổi những yếu tố
truyền thống là một vấn đề khó khăn và phức tạp, để thay đổi quan niệm
và tập quán sinh đẻ của người dân là vấn đề khó khăn không thể thực
hiện được trong một sớm một chiều mà phải là một quá trình lâu dài làm
thay đổi nhận thức của người dân. Để làm được điều đó thì công tác
truyền thông dân số phải phát huy hết vai trò của mình để làm thay đổi
nhận thức của người dân .
Một trong những giải pháp được đưa ra để thực hiện các mục tiêu của
Chiến lược đó là công tác truyền thông vận động đi trước một bước và đặt lên
hàng đầu vì vậy Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Mai Sơn luôn luôn quan
tâm đến các hình thức và hiệu quả hoạt động của công tác truyền thông tại
tuyến cơ sở. Hiện nay, các hình thức truyền thông về dân số-KHHGĐ đang
được triển khai tại địa bàn các xã, thị trấn của huyện Mai Sơn chủ yếu là qua
tờ rơi, panô, tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh
nhưng trên thực tế hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền còn chưa cao. Do
hạn chế của các hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền trực tiếp chỉ thực
hiện được trên một nhóm đối tượng nhất định, truyền hình, tờ rơi hầu như
không áp dụng được đối với cộng đồng vùng sâu, vùng xa vì hạn chế về ngôn
ngữ và chữ viết… truyền thanh mới chỉ áp dụng đến xã, thị trấn nhưng chưa
được thường xuyên. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông
tại cơ sở chúng tôi đề xuất sáng kiến “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống loa truyền thanh về Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại các bản của
02 xã Chiềng Chung và Chiềng Lương”.

2



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc thực hiện giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống loa truyền thanh về Dân số - KHHGĐ tại các bản
(35 bản) của 2 xã Chiềng Chung và Chiềng Lương.
2. Đánh giá kết quả đạt được các chỉ tiêu về Dân số - KHHGĐ sau khi
thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống loa truyền
thanh về Dân số - KHHGĐ tại 35 bản của 2 xã Chiềng Chung và Chiềng
Lương.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

3


1.1 Vai trò công tác truyền thông
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền
thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến
hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng
được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn
mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp
nhận và lan truyền nhanh trong công chúng.
Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng lớn như sau:
Đối với chính quyền nhà nước:
Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính
sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công
chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ
cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành
các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính

sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.
Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật
được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối
tượng dân chúng trong xã hội.
Đối với công chúng:
Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật
trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống
những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu.
Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống,
văn hóa, thời trang…
Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng
nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đối với nền kinh tế:

4


Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và
dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các
công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển.
Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một
quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về
chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
Tính 2 mặt của truyền thông:
Truyền thông cũng có tính 2 mặt của nó nếu thông tin, hình ảnh truyền
đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh
hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội. Nhất là những đối
tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp, không

có khả năng chắt lọc thông tin, nếu thông tin từ truyền thông tiêu cực thì dễ bị
lôi kéo và có những tác động tiêu cực cho bản thân và cho cộng đồng xã hội.
Trong kinh tế, truyền thông tác động đến tiêu dùng của người dân giúp
người dân tiêu dùng nhiều hơn, giúp kinh tế phát triển. Tuy nhiên, truyền
thông cũng tác động đến việc con người ngày càng tiêu dùng nhiều hơn so với
nhu cầu cần thiết. Con người ngày càng làm việc nhiều hơn để phục vụ cho
các nhu cầu tiêu dùng. Các giá trị vật chất ngày càng được xã hội đánh giá
cao hơn các giá trị tinh thần. Sản xuất và tiêu dùng nhiều sẽ hủy diệt môi
trường và tác động xấu đến đời sống của người dân.
1.2 Các hình thức truyền thông chủ yếu về dân số-KHHGĐ
Thực chất truyền thông là gì? Hiện nay, nó có những loại hình nào?
chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngày nay, xã hội loài
người không ngừng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được
nâng cao. Đòi hỏi vai trò ngày một lớn hơn nữa của truyền thông trong việc
cung cấp thông tin.

5


Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với
nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay
đổi nhận thức. Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động
lực kích thích sự phát triển của xã hội.
1.2.1 Phương pháp truyền thông trực tiếp
* Khái niệm: Là kênh truyền thông được thực hiện trực diện giữa người với
người. Đối tượng của truyền thông trực tiếp có thể là một hay một nhóm người.
Ví dụ:
- Tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường và sức khỏe con người (thông
qua họp thôn, họp Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, nói chuyện tại trường học…).
- Thảo luận nhóm

- Đến thăm hộ gia đình
- Truyền thông với cá nhân
- Sinh hoạt câu lạc bộ
- Làm mẫu thực hành
- Tư vấn v.v.
* Ưu điểm
- Người truyền thông có thể biết được kiến thức, thái độ và thực hành
của đối tượng như thế nào. Nhờ vậy có thể điều chỉnh nội dung, cách truyền đạt
hoặc có biện pháp tác động thích hợp với từng đối tượng để thay đổi hành vi.
- Người truyền thông có thể nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng
do đó hiểu được tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, khó khăn của đối tượng và dễ
dàng đánh giá được hiệu quả truyền thông.
- Truyền thông trực tiếp là kênh truyền thông có hiệu quả nhất. Nó
quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng.
* Hạn chế:
- Truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận đến một nhóm đối tượng hạn chế,
vì vậy khó có đủ nhân lực làm công tác truyền thông.

6


- Người truyền thông phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng
với nhu cầu của mọi người dân.
- Hiệu quả truyền thông phụ thuộc vào khả năng của truyền thông viên.
1.2.2. Phương pháp truyền thông gián tiếp
* Khái niệm: Là kênh truyền thông được thực hiện qua các phương tiện
thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí,
bản tin ... và các loại tài liệu truyền thông như áp phích, tờrơi, tờ gấp …
* Ưu điểm:
- Nội dung truyền thông mang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi

phát lại nhiều lần.
- Có khả năng truyền tin nhanh, đến được nhiều người và nhiều nhóm
đối tượng cùng một lúc.
- Tạo ra được dư luận và môi trường xã hội thuận lợi cho việc thay đổi
thái độ và hành vi của đối tượng.
* Hạn chế:
- Thông tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp kiến thức: nếu chỉ thực
hiện riêng truyền thông gián tiếp sẽ khó làm thay đổi hành vi của đối tượng.
- Khó thu được thông tin phản hồi do đó khó đánh giá được hiệu quả
truyền thông.
- Đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị phục vụ quá trình
truyền và nhận tin như đài phát thanh, vô tuyến, đài thu thanh…
- Sự phân chia thành 2 kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp chỉ là
tương đối. Đôi khi 2 kênh này có sự đan xen lẫn nhau. Ví dụ: trong các buổi
thảo luận nhóm, nói chuyện với cộng đồng, vẫn kết hợp phát các tài liệu
truyền thông hoặc trong các buổi tọa đàm trên truyền hình vẫn có các đường
dây nóng để có thể giao lưu trực tiếp với khán giả…
* Loa phát thanh

7


Đài phát thanh là một phương tiện rất quan trọng trong việc thực hiện
tuyên truyền về giáo dục sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác.
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện
từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh và hình ảnh tới công chúng nói
chung hay một nhóm lớn người nghe nói riêng.
* Ưu điểm
- Mang tính tỏa khắp: Đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng điện
từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ của ánh sáng xấp xỉ 300.000 km/giây. Nhờ

đặc tính này, cùng một lúc, phát thanh tác động đến nhiều người.
- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời, nguồn thông tin đảm bảo. Báo
in chỉ cho phép tiếp nhận từng người một, đơn lẻ, còn phát thanh thì nhiều
người có thể cùng nghe, cùng theo dõi, cùng phản ứng. Do đó, phát thanh có
sức mạnh đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì.
- Sống động, riêng tư, thân mật. Thế mạnh của phát thanh là sử dụng
thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việc phản ánh
hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người nghe. Giọng
nói có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhờ chất giọng và kỹ năng nói. Chương trình
phát thanh hướng tới số đông nhưng nhưng người nghe lại nghe radio với tư
cách cá nhân, từng người một. Điều này đòi hỏi phải thiết kế thông điệp như
nói với từng người.
- Là một kênh truyền thông với chi phí rẻ, có thể vừa nghe vừa làm việc
khác, không phải tập trung mọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin.
- Đến với mọi đối tượng, không phân biệt trình độ văn hóa cao hay
thấp, biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe. Đồng thời, nó cũng có
khả năng phục vụ giải trí cho công chúng.
- Có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân tộc. Có thể
phát được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trên sóng phát thanh cùng lúc.

8


- Có thể mang theo. Hệ thống phát thanh, truyền thanh lan tỏa đến tận
xã, bản.
* Nhược điểm
- Tiếp nhận không toàn diện chỉ tiếng không hình.
- Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên.
1.3 Lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình
* Cho người mẹ:

- Tránh được tai biến sản khoa do mang thai, sinh con quá dày hoặc khi
đã lớn tuổi.
- Có thời gian hồi phục sức khoẻ, tham gia công tác xã hội, làm kinh tế
để tăng thu nhập cho gia đình.
- Có điều kiện chăm sóc bản thân, con cái, gia đình.
* Cho con trẻ:
- Được bú sữa mẹ dài hơn.
- Được chăm sóc, nuôi dạy tốt hơn.
- Có tương lai tốt đẹp hơn.
* Cho người chồng:
- Gánh nặng về kinh tế được san sẻ.
- Chăm sóc vợ con nhiều hơn.
- Có thời gian nghỉ ngơi, học tập, giải trí.
- Có nhiều cơ hội làm viêc, phấn đấu.
* Cho cộng đồng xã hội:
- Cộng đồng phát triển tốt hơn, kinh thế phát triển vững chắc.
- Dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường phục vụ con người tốt hơn.
- Các nguồn tài nguyên được duy trì, phát triển và khai thác sử dụng hợp lý.
1.4 Các biện pháp tránh thai hiện đại
* Bao cao su: Là BPTT cho nam giới; Dễ sử dụng, ít tốn kém; Hiệu
quả tránh thai cao; Tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV.

9


* Triệt sản: Là biện pháp thôi sinh vĩnh viễn cho cả nam và nữ nhưng
không ảnh hưởng đến sức khoẻ tình dục;
Triệt sản nam là thắt ống dẫn tinh; Triệt sản nữ là thắt ống dẫn trứng.
Hiệu quả tránh thai cao; Phù hợp với những người không muốn có thêm con.
* Dụng cụ tử cung: Là BPTT phổ biến ở nữ giới. Hiệu quả tránh thai

cao; đặt một lần tránh thai 3-5 năm tuỳ loại vòng; tháo vòng ra lại có khả
năng có thai trở lại.
* Thuốc viên uống tránh thai: Là BPTT dành cho nữ. Sử dụng dễ
dàng, chủ động; Hiệu quả tránh thai cao nếu dùng đều hàng ngày; Uống 1
viên mỗi ngày vào giờ nhất định; Ngừng uống thhuốc là có thể có thai trở lại.
(*) Thuốc viên tránh thai khẩn cấp: Uống liều đầu sớm trong vòng
72 giờ sau khi quan hệ tình dục không bảo vệ. Uống liều thứ 2 sau liều thứ
nhất 12 giờ. Không nên sử dụng thường xuyên.
* Thuốc tiêm tránh thai: Hiệu quả tránh thai cao; Tiêm một mũi tránh
thai được 3 tháng. Ngưng thuốc là có thể có thai trở lại.
* Thuốc cấy tránh thai: Que cấy tránh thai được cấy dưới da phía trong
cánh tay của phụ nữ. Hiệu quả tránh thai cao. Tránh thai được từ 3 – 5 năm tuỳ
từng loại que.
1.5 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được biết từ lâu và đến nay vẫn
còn là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các
nước đang phát triển. Tình hình bệnh ở các nước mang tính chất xã hội sâu
sắc, tần số mắc bệnh liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, văn hoá, chính
trị của mỗi nước.
* Một số bệnh lây qua đường tình dục thường gặp
Trên thế giới hàng năm có ít nhất 1/10 số người trong độ tuổi đang hoạt
động tình dục có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mỗi ngày có 685
người mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

10


Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 50.000 - 100.000 bệnh nhân bị các
bệnh lây truyền qua đường tình dục đến khám chữa ở các cơ sở da liễu. Tuy
nhiên, đây không phải là con số đã phản ánh đầy đủ số người thực tế mắc

bệnh trong cộng đồng. Người ta ước tính số bệnh nhân còn nhiều hơn 10 - 15
lần con số được phát hiện trên.
Năm 1989 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố có ít nhất 17 bệnh
lây qua đường tình dục, trong số đó quan trọng nhất là các bệnh:
- Bệnh lậu.
- Bệnh giang mai.
- Bệnh do trùng roi Trichomonas vaginalis.
- Bệnh do Candida.
- Bệnh do Clamydia Trachomatis.
- Bệnh hạ cam (Nicolas Favre).
- Bệnh sùi mào gà.
- Đặc biệt gần đây có thêm hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (HIV/AIDS).
Bệnh lây qua đường tình dục gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con
người nhất là đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng
đồng, kinh tế đất nước và nòi giống. Tất cả những bệnh lây qua đường tình
dục đều có thể phòng ngừa và hầu hết có thể điều trị khỏi được, nhưng điều
quan trọng nhất là phòng bệnh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời và được theo
dõi quản lý tốt.
1.6 Thực trạng hiệu quả của hoạt động công tác Dân số - KHHGĐ
tại huyện Mai Sơn
Những năm qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đã xác định
công tác dân số là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế,
xã hội. Các ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia thực hiện công tác dân số. Nhận thức của nhân dân về công

11


tác này có sự chuyển biến rõ rệt. Số người chấp nhận quy mô gia đình có 1 - 2

con ngày càng nhiều. Nhiều mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số được
triển khai như: mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc
trước sinh và sơ sinh; can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh; can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống... Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế được nâng cấp, từng
bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) - KHHGĐ của
nhân dân. Bộ máy, tổ chức của ngành dân số được củng cố, tăng cường.
Kết quả của công tác dân số đã góp phần đáng kể vào thành tựu xóa đói
giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay công tác dân số của tỉnh nói chung huyện Mai
Sơn nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù mức
sinh đã giảm, nhưng kết quả thực hiện mục tiêu giảm sinh chưa bền vững và
còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, thị trấn. Đáng chú ý là, ở khu vực
vùng cao và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết quả thực hiện mục tiêu giảm
sinh vẫn còn ở mức cao.
Bên cạnh đó, chất lượng dân số của vùng này cũng còn nhiều yếu kém;
tỷ lệ sản phụ đẻ tại nhà, phụ nữ mắc bệnh về đường sinh sản, tai biến do thai
sản và trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống vẫn còn tồn tại. Một thực tế nữa là, tỷ số giới tính khi vẫn còn ở
mức cao. Chất lượng dân số tuy đã được cải thiện hơn, song vẫn còn ở mức
thấp. Các mô hình nâng cao chất lượng dân số mới được triển khai thí điểm ở
một số xã và các hình thức tuyên truyền chưa đổi mới.
Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến
công tác dân số. Công tác truyền thông, vận động chưa thực sự có hiệu quả đối
với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm đối tượng vị thành niên, nam giới.
Nhận thức của một bộ phận nhân dân về sinh đẻ chưa thay đổi căn bản. Mạng
lưới cung cấp dịch vụ ở một số nơi chưa thật sự thuận tiện cho người sử dụng.

12



Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác dân số tuy đã được quan tâm,
nhưng vẫn còn ở mức thấp và chưa đáp ứng nhu cầu thực tế để tổ chức các
hoạt động truyền thông tư vấn...
Một số cán bộ chuyên trách Dân số các xã, thị trấn còn hạn chế về năng
lực chuyên môn kỹ năng truyền thông.
Các hoạt động truyền thông trực tiếp mang lại kết quả rất cao, tuy nhiên
chỉ thực hiện được trên một phạm vi nhất định, số người được tuyên truyền
hạn chế về số lượng, kinh phí để tổ chức thì tốn kém. Trên thực tế cho thấy
khi tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại một địa điểm thông thường số người đến
nghe chỉ đạt được 75% số lượng dự kiến có khi chỉ đạt khoảng 50% số lượng
vì các lý do bận mùa màng... Một số cá nhân khi đến dự còn mang theo con
nhỏ, tranh thủ làm việc khác cho nên nếu như cán bộ tuyên truyền không có
đầy đủ các kỹ năng để lôi kéo người nghe tập trung thì hiệu quả đạt rất thấp.
Tổ chức thảo luận nhóm nhỏ, thăm tại hộ gia đình mức độ ảnh hưởng,
chất lượng truyền thông cao, tuy nhiên không được thường xuyên.
Tổ chức tư vấn chỉ thực hiện được ở những xã có mô hình có hỗ trợ
kinh phí, tuy nhiên tâm lý đối tượng còn e ngại khi gặp trực tiếp để tư vấn.
Trên thực tế hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền còn chưa cao. Do
hạn chế của các hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền trực tiếp chỉ thực
hiện được trên một nhóm đối tượng nhất định, truyền hình, tờ rơi hầu như
không áp dụng được đối với cộng đồng vùng sâu, vùng xa vì hạn chế về ngôn
ngữ và chữ viết, truyền thanh mới chỉ áp dụng đến xã, thị trấn nhưng chưa
được thường xuyên.

13


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chị em phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng sinh sống tại 2 xã Chiềng Lương
và Chiềng Chung.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 4 – 10/2016
Địa điểm: 02 xã Chiềng Chung, Chiềng Lương huyện Mai Sơn.
2.1.2 Hệ thống loa phát thanh tại các bản của 2 xã
Từ số liệu rà soát 02 xã thấy: 35/39 bản có hệ thống loa truyền thanh
còn sử dụng được, 04 bản có hệ thống loa truyền thanh bị hỏng. Từ các cuộc
họp tại UBND xã cán bộ chuyên trách Dân số xã hỏi đại diện các bản về tình
trạng sử dụng hệ thống loa truyền thanh của các bản đã được UBND xã cấp
trước đó, sau đó thống kê tổng số còn sử dụng được và không sử dụng được.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng phiếu hỏi chứa đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá được
nhận thức của đối tượng về những nội dung đã tuyên truyền và thái độ của đối
tượng với những nội dung tuyên truyền đó.
2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên đơn. Là mẫu mà tất cả các cá thể trong quần thể có
cùng cơ hội (cùng xác suất) để được chọn vào mẫu.
Các bước
Lập khung chọn mẫu.
Chọn ngẫu nhiên các cá thể vào mẫu
Ưu điểm
Đơn giản, dễ làm
Có tính ngẫu nhiên và đại diện cao.
Dễ phân tích số liệu
Là cơ sở của các kỹ thuật chọn mẫu khác.
Hạn chế

14



Tốn kém trong quá trình thu thập số liệu
Cần danh sách cá thể trong quần thể
Cách làm
Xã Chiềng Chung trong tổng số 1.198 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
chọn ngẫu nhiên 100 cặp để phỏng vấn tức mỗi cặp có 8% cơ hội được phỏng vấn.
Xã Chiềng Lương trong tổng số 1.898 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
chọn ngẫu nhiên 130 cặp để phỏng vấn tức mỗi cặp có 7% cơ hội được phỏng vấn.
2.2.2 Phỏng vấn
+ Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: là phương pháp thu thập
thông tin của xã hội học. Phỏng vấn được tiến hành trên một bàng hỏi được
chuẩn bị chu đáo.
Trong nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn với kết hợp bảng hỏi chủ yếu
là những người trong độ tuổi sinh đẻ của 2 địa bàn xã.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin chi
tiết theo yêu cầu của đề tài, loại phỏng vấn này thường để thu thập thông tin
nhằm hiểu biết sâu sắc hơn những khía cạnh, những vấn đề nào đó của đề tài
nghiên cứu.
Trong quá trình khảo sát. Lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng để phỏng
vấn mỗi xã 50 đối tượng trong nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn sâu đối
tượng trong đó phỏng vấn 2 cán bộ dân số xã và 200 cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ tại địa bàn 2 xã.
+ Phương pháp phân tích số liệu: Để thu thập thông tin về dân số và tác
động của dân số đến cuộc sống. Sử dụng phương pháp phân tích số liệu thông
qua các số liệu thống kê về dân số kế hoạch hóa gia đình của Ban dân số kế
hoạch hóa gia đình xã.
+ Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận
cuộc sống của gia đình người được phỏng vấn, qua đó đánh giá mức sống


15


cũng như hành vi cử chỉ của người dân nơi đây có đúng với câu trả lời của họ
hay không?
2.2.3 Khai thác tài liệu tiếng Thái và tiếng Mông
Từ những tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ đã được
Tổng cục, Chi cục Dân số - KHHGĐ cung cấp. Lựa chọn 03 nội dung: Lợi
ích việc thực hiện KHHGĐ, Các biện pháp tránh thai hiện đại, Các bệnh lây
truyền qua đường tình dục. Được dịch sang ngôn ngữ dân tộc Thái, Mông
biên soạn lại cho phù hợp với nội dung xúc tích dễ hiểu.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

16


3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống loa truyền
thanh tại 35 bản
3.1.1 Xây dựng nội dung tuyên truyền bằng tiếng Thái và tiếng Mông
- Bước 1: Lựa chọn các nội dung cần tuyên truyền về lợi ích của việc
thực hiện kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai hiện đại, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục một cách ngắn gọn, xúc tích.
- Bước 2: Dịch các nội dung tuyên truyền sang tiếng Thái và tiếng
Mông. Khắc phục được nhược điểm của tờ rơi, đĩa CD, VCD do Tổng cục
Dân số-KHHGĐ cấp là tiếng phổ thông không phù hợp với dân tộc Thái và
dân tộc Mông ở vùng sâu, vùng xa
- Bước 3: thu âm
- Bước 4: in đĩa MP3

3.1.2 Lựa chọn thời điểm thực hiện tuyên truyền tại 35 bản
Xây dựng kế hoạch phát thanh hàng tuần 03 buổi (thứ 2,4,6).
Thời gian: Phát khung giờ: Sáng 6h – 6h30; Chiều 18h – 18h30 (đảm
bảo hạn chế các yếu tố nhiễu về âm thanh và không ảnh hưởng công việc của
nhân dân).
Bảng 1. Đánh giá khung thời gian phát
Tổng số đối tượng

Khung thời gian phát

được phỏng vấn

Tỷ lệ

Hợp lý

(%)

Không hợp lý

Tỷ lệ
(%)

02 CB xã

02

100

0


0

200 đối tượng

200

100

0

0

Từ những đĩa MP3 – CD với nội dung, ngôn ngữ phù hợp và cung cấp
tới xã, bản hướng dẫn cán bộ chuyên trách tham mưu cho UBND, Ban Dân số
- KHHGĐ xã, thị trấn chỉ đạo Ban Văn hóa xã, các bản, phát thường xuyên,

17


liên tục vào khung thời gian nhất định cụ thể: Sáng từ 6h – 6h30; Chiều từ
18h – 18h30 vào các ngày theo kế hoạch hàng tuần, nhằm đảm bảo giảm hạn
chế các yếu tố nhiễu đến âm thanh.
Từ bảng tổng hợp phỏng vấn 02 cán bộ chuyên trách và các chị em phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại 02 xã Chiềng Chung, Chiềng Lương cho
thấy 100% các đối tượng nhận xét khung thời gian phát như vậy là hợp lý. Từ
kết quả trên cho thấy có thể duy trì khung giờ và thời gian phát thanh tại các bản.
3.1.3 Mức độ chấp nhận của người dân về phương pháp tuyên truyền
trên loa truyền thanh
Bảng 2. Mức độ phù hợp với nội dung và hài lòng với hình thức tuyên

truyền trên hệ thống loa truyền thanh của bản
Tổng số đối
tượng được

Không

Phù

Tỷ lệ

hợp

(%)

02 CB xã

02

100

0

200 đối tượng

160

80

40


phỏng vấn

Thái độ với hình thức

Nội dung tuyên truyền

phù
hợp

tuyên truyền

Tỷ lệ

Hài

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

(%)

lòng

(%)

hài lòng

(%)


0

02

100

0

0

20

200

100

0

0

Từ bảng tổng hợp phỏng vấn 02 cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ
xã cho thấy nội dung tuyên truyền phù hợp là 100% và hài lòng với hình thức
tuyên truyền là 100%; Phỏng vấn các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng tại 02 xã Chiềng Chung, Chiềng Lương để theo dõi mức độ đánh giá của
các đối tượng đối với nội dung và hình thức tuyên truyền trên loa truyền thanh
cho thấy 80% đối tượng trả lời nội dung tuyên truyền là phù hợp, 20% đối tượng
trả lời nội dung tuyên truyền có đôi chỗ chưa rõ cần phải khắc phục thêm. 100%
đối tượng hài lòng với hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh
của bản. Như vậy có thể thấy hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền


18


thanh của bản được cộng đồng người dân chấp nhận, cho nên có thể duy trì
củng cố triển khai rộng hơn tới toàn thể các cồng đồng dân cư.
3.2 Hiệu quả kinh tế từ việc thực hiện Giải pháp nâng cao hiệu quả
tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh tại 35 bản
Tổ chức truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh phù hợp cho cả
người biết chữ hay không biết chữ, không tốn kém có thể phát đi phát lại nhiều
lần trong ngày kết quả rất khả quan; đầu tiên là nâng cao nhận thức của người
dân về công tác Dân số - KHHGĐ; người dân tiếp cận được các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó hiệu quả mang lại rất cao; tiết
kiệm được chi phí so với tổ chức một buổi tuyên truyền trực tiếp. Cụ thể để tổ
chức một buổi tuyên truyền trực tiếp cần thời gian thông báo họp, thời gian dự
họp, chi phí nước uống, hỗ trợ xăng xe, công tác phí, tài liệu, hội trường…
(1.150.000đ). Kinh phí chi cho công tác truyền thông tuyến huyện
15.000.000đ/năm, trong đó chi cho công tác tuyên truyền trực quan như băng
zôn, khẩu hiệu các ngày lễ của ngành: 8.000.000đ; chi cho tuyên truyền trực
tiếp tại cơ sở: 7.000.000đ chỉ đủ để thực hiện một vài nhóm nhất định.
Thực tế chi phí cho sản xuất các tài liệu phát thanh thấp và không đòi
hỏi nhiều các phương tiện hiện đại.
Hiện tại trên thực tế phần mềm thu âm hiện nay khá đa dạng có thể
thực hiện được ở bất kỳ nơi nào có máy tính, nhưng để chất lượng tốt hơn có
thể làm hợp đồng với các đơn vị chuyên môn về thu âm, làm một lần với 3
nội dung mỗi nội dung từ 15 – 25 phút tổng thời lượng khoảng 60 phút như
vậy mỗi đĩa sẽ có giá 15.000đ/đĩa. Hạch toán:
Số lượng 35 đĩa x 15.000đ/đĩa = 525.000đ (trích kinh phí truyền thông
của huyện).
Hỗ trợ tiền điện (kinh phí truyền thông của xã): 10.000đ/quý/bản.

35 bản x 10.000/quý x 2 quý = 700.000đ

19


So với 1.000.000đ tiền truyền thông của xã hàng năm chỉ thực hiện
được 2 buổi tuyên truyền trực tiếp chưa kể chi phí tờ rơi…mà hiệu quả đạt
được chỉ trên một nhóm người nhất định. Nhưng khi tuyên truyền trên hệ
thống loa truyền thanh của bản thực hiện được 35 bản, nội dung lặp đi lặp lại,
số lượng người nghe được nhiều, thường xuyên hơn.
Như vậy hiệu quả của tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của
bản sẽ hiệu quả và tiết kiệm được nguồn kinh phí truyền thông của huyện khi
tuyên truyền trực tiếp là: 625.000đ/buổi (45,6%); xã: 300.000đ/năm (30%).
3.3 Kết quả đạt được các chỉ tiêu về Dân số-KHHGĐ sau khi thực
hiện giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền qua hệ thống loa truyền
thanh tại 35 bản
Để nhận định được hiệu quả việc tuyên truyền trên loa truyền thanh của
xã, bản, từ kết quả phỏng vấn, tổng hợp, và những số liệu thống kê hàng
tháng có thể chia ra các mục như sau
3.3.1 Tỷ lệ chị em phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng nghe các thông tin về lợi
ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai hiện đại,
các bệnh lây truyền qua đường tình dục qua hệ thống loa truyền thanh của bản
Bảng 3. Nhận thức về nội dung tuyên truyền
Tổng số đối tượng

Nội dung tuyên truyền

được phỏng vấn
Hiểu


Tỷ lệ (%)

Không hiểu

Tỷ lệ (%)

02 CB xã

02

100

0

0

200 đối tượng

177

88,5

23

11,5

Từ kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ có chồng tại 02 xã Chiềng Chung, Chiềng Lương cho thấy tỷ lệ các đối

20



tượng được nghe tuyên truyền trên loa truyền thanh của bản 88,5% các đối
tượng được hỏi đều trả lời được và hiểu nội dung tuyên truyền, còn lại 11,5%
cho thấy có hiểu nhưng còn một số thắc mắc, đây cũng là nhược điểm của
phương pháp tuyên truyền gián tiếp một chiều, để khắc phục được nhược điểm
của vấn đề này, cần nghiên cứu thêm xây dựng kênh hỏi đáp tại Trạm y tế xã…
Tuy nhiên với tổng số 88,5% các đối tượng nghe và hiểu đây là kết quả
rất cao so với mục tiêu ban đầu, từ kết quả trên nếu duy trì thường xuyên nhận
thức của cộng đồng người dân sẽ được nâng cao hơn không chỉ vấn đề Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình mà còn có thể lồng ghép nhiều lĩnh vực khác như An
toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh…
3.3.2 Tỷ lệ chị em phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đến khám phụ khoa tại
trạm y tế xã sau khi nghe các thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc thực
hiện kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai hiện đại, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục qua hệ thống loa phát thanh của bản
Bảng 4. So sánh cùng kỳ số người đến khám phụ khoa tại Trạm Y tế 02
xã Chiềng Chung, Chiềng Lương.

Nội dung

9 tháng
đầu năm
2015/KH
năm

Tỷ lệ (%)
9 tháng
năm 2015
so với kế

hoạch

9 tháng
đầu năm
2016/KH
năm

Tăng so
với năm
2015

Tỷ lệ (%) 9
tháng năm
2016 so với
kế hoạch

Tổng số ca
khám phụ
khoa
tại
Trạm Y tế


135/424

31,83

423/465

288


90,96

(Nguồn sổ theo dõi khám phụ khoa trạm y tế 02 xã)
Trong cuộc sống ngày nay, khám phụ khoa đang dần trở nên quen thuộc
với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đối với nhiều chị em bởi tâm lý xấu hổ hoặc
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khám phụ khoa nên còn chủ
quan không đi thăm khám. Để chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho mình.

21


Việc được nghe tuyên truyền và hiểu từ đó nhận thức của các đối tượng
sẽ thay đổi. Khi được nghe tuyên truyền về các bệnh lây truyền qua đường
tình dục các đối tượng cũng nhận thức được những vấn đề có nguy cơ, hay
nghi ngờ các đối tượng đã chủ động đến trạm y tế để đăng ký khám phụ khoa
tăng cao hơn so với cùng kỳ, cho thấy hiệu quả của việc tuyên truyền đã thay
đổi nhận thức của các đối tượng.
Từ bảng tổng hợp trên số liệu 9 tháng năm 2016 có 423 ca tham gia
khám phụ khoa tại Trạm y tế xã tăng 288 ca so với cùng kỳ. (đạt 90,96% kế
hoạch năm).
So với kết quả hàng năm những vấn đề khám phụ khoa chỉ sẩy ra ở các
trường hợp thấy bất thường hoặc có các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt
sản xuất các đối tượng mới đến để khám và điều trị, nhưng từ khi được nghe
tuyên truyền từ cách phòng tránh, đến quy trình khám định kỳ… các đối
tượng cũng tự nâng cao nhận thức hơn so với trước có trách nhiệm với sức
khỏe bản thân hơn.
3.3.3 Tỷ lệ chị em phụ nữ 15-49 tuổi có chồng áp dụng biện pháp tránh
thai hiện đại sau khi nghe các thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc thực
hiện kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai hiện đại, các bệnh lây

truyền qua đường tình dục qua hệ thống loa phát thanh của 35 bản.
Có thể nói, công tác truyền thông-giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng,
góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ. Vì
vậy, sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã
hội sẽ là động lực để công tác truyền thông - giáo dục nói riêng và công tác
Dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện nói chung tiếp tục đạt được những thành
tựu cao, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Công tác tuyên truyền được triển khai đa dạng với nhiều hình thức được
áp dụng, công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh tuy còn nhiều hạn chế
nhưng cúng đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu nhất là trong tình hình

22


hiện nay, từ kết quả thực hiện trong năm có thể thấy được kết quả từ nhận thức
của người dân cũng được nâng lên từ đó các cặp vợ chồng áp dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại ngày càng cao thể hiện ở bảng tổng hợp số liệu sau.
Bảng 5. Bảng tổng hợp số người sử dụng mới các biện pháp tránh thai
02 xã Chiềng Chung, Chiềng Lương
Nội dung

9
tháng/KH
năm 2015

Tỷ lệ % 9
tháng so
với KH
năm 2015


9
tháng/KH
năm 2016

Số ca tăng
so với năm
2015

Tỷ lệ % 9
tháng so
với KH
năm 2016

Đặt vòng

76/83

91,56

127/130

51

97,69

Thuốc uống

111/350

31,71


425/341

314

124,63

Thuốc tiêm

1/41

2,43

7/70

6

10

0/1

0

1/1

1

100

Thuốc cấy


5/4

125

7/9

2

77,77

Bao cao su

95/250

38

152/220

57

69,09

Tổng cộng

283/729

38,82

719/771


436

93,25

Đình sản
nữ

(Nguồn sổ thống kê Ban Dân số - KHHGĐ 02 xã)

23


Từ bảng 5 và biểu đồ số liệu trên cho thấy nhận thức của người dân được
nâng lên, thể hiện số cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại tăng cao.
Kết quả:
Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại 9 tháng năm 2016 đạt 719 ca, tăng 436 ca so với cùng kỳ năm 2015
đạt 93,2% so với kế hoạch năm 2016.
Trong đó:
Đặt vòng: 127 ca, tăng 51 ca so với cùng kỳ năm 2015 đạt 89,4% so với kế
hoạch năm 2016; thuốc uống tránh thai: 425 người tăng 314 người so với
cùng kỳ năm 2015 đạt 89,2% so với kế hoạch năm 2016; Thuốc tiêm: 07 ca,
tăng 06 ca so với cùng kỳ năm 2015 đạt 23,3% so với kế hoạch năm 2016;
thuốc cấy tránh thai: 7 ca tăng 2 ca so với cùng kỳ năm 2015 đạt 77,7% so với
kế hoạch năm 2016. Bao cao su: 152 ca, tăng 57 ca so với cùng kỳ năm 2015

24



đạt 87,8,2% so với kế hoạch năm 2016.; Đình sản nữ tăng 01 ca so với cùng
kỳ năm 2015 đạt 100% so với kế hoạch năm 2016..

Chương 4
BÀN LUẬN

25


×