Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN giải toán có lời văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.88 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước ta đang bước vào thế kỷ mới, thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ, con
người là trung tâm của sự phát triển. Vì vậy khi bàn về tương lai không thể
không bàn đến giáo dục là quốc sách hàng đầu, là cốt yếu của sự phát triển đất
nước. Bởi lẽ sự gắn bó của giáo dục với kinh tế xã hội, đặc biệt với cuộc sống lao động là sự gắn bó sống còn, gắn bó máu thịt, không phải đến bây giờ mà
ngay từ buổi đầu của cuộc cách mạng Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặc biệt chú
trọng đến, coi đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước. Nghị
quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã thông
qua chính sách và biện pháp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo: "... Đổi mới
phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học, cấp học. Áp dụng các phương
pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh". Đến nghị quyết TW2 (khóa VIII) lại một lần
nữa khẳng định: "Muốn tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thắng lợi
phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố
cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững".
Bậc tiểu học được xác định là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân. Đây là bậc học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu rất
quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ "Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh
có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kĩ năng cơ
bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán...". (Điều 24: Luật giáo dục). Thế nhưng
mục tiêu trên có thực hiện được hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, ở đây không chỉ là sự truyền đạt tri thức đơn thuần của giáo viên theo
phương pháp truyền thống thầy giảng trò nghe và ghi chép mà người giáo viên
phải biết vận dụng phương pháp dạy học một cách hợp lý cho từng thể loại. Hơn
nữa việc đổi mới giáo dục tiểu học trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học,
xem đây là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục. Phương pháp dạy
học có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì hoạt động dạy học đang là hoạt động chủ
yếu của nhà trường. Mặt khác, xét cho đến cùng thì khoa học giáo dục là khoa
học về phương pháp, sáng tạo về khoa học giáo dục là sáng tạo về phương pháp


và chính nhờ những sự sáng tạo đó sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho
giáo dục trong xã hội hiện đại. Hơn nữa bậc tiểu học là bậc học nền tảng.

1


Trong thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay, việc giáo viên vận dụng kết hợp
các phương pháp khác để hướng dẫn học sinh giải toán thông qua phân tích, tìm
tòi lời giải cho những bài toán số học có lời văn. Đây cũng chính là vấn đề mang
tính bức xúc cần có biện pháp cụ thể để không ngừng bồi dưỡng kĩ năng giải
toán cho học sinh. Giải toán có lời văn là một trong những vấn đề được coi
trọng, vì nó được coi là một hoạt động nhằm mục đích củng cố và vận dụng
những khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo đã được hình thành và phát triển tư duy cho
học sinh.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các em rất thích học toán và say mê nó
nhưng các em đều chưa có một phương pháp học tập hay và tối ưu nhất để đạt
được kết quả cao trong việc giải toán có lời văn. Vì vậy, tôi đã chú ý và nghiên
cứu đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Tìm ra các giải pháp có tính khả thi cao trong việc bồi dưỡng kĩ năng giải
toán có lời văn ở lớp 3.
- Đề ra những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn để góp phần
nâng cao chất lượng môn Toán ở tiểu học.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học môn Toán, dạy
học giải toán có lời văn.
- Thực trạng dạy toán có lời văn ở lớp 3.
- Đề xuất một số giải pháp về hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn.

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 3.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng bài tập để phát hiện thực trạng.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm,
2


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC:

1. Cơ sở tâm lí học:
Qua những thành tựu về tâm lí học khẳng định: Trẻ em là một nhân cách
đang hình thành và phát triển, nó vận dụng theo qui luật của chín nó. Vì vậy trẻ
em trở thành nhân vật trung tâm của nhà trường phải lấy trẻ em làm chuẩn.
Thầy, cô đóng vai trò quyết định, là người tổ chức các việc làm với thao tác cụ
thể để học sinh tiếp nhận tri thức vào cuộc sống.
Khi dạy Toán cần phải hiểu rõ những cơ sở về tâm lí để dự kiến những
phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù lứa tuổi học sinh tiểu học nhằm đưa
đến kết quả dạy học tốt nhất. Quá trình dạy học sẽ đem đến kết quả khả quan
nếu như giáo viên biết tổ chức đúng đắn, khêu gợi những hoạt động nhận thức
cần thiết ở các em.
Học sinh tiểu học rất hồn nhiên, mang đậm đà màu sắc cảm tính dễ xúc
động, khóc đấy nhưng cười ngay. Tư duy của các em thường thiên về tính cụ thể
ở lứa tuổi này cũng đã có những yếu tố của tư duy trừu tượng nhưng còn hạn

chế nhiều. Khẩu khí của các em còn nhiều nhược điểm mà giáo viên cần lưu ý
trong quá trình dạy học để hình thành dần khả năng trừu tượng hóa cho các em.
Nếu người giáo viên không có kiến thức về quá trình tâm lí ở con người nói
chung và trẻ em tiểu học nói riêng thì không thể giảng dạy tốt và hình thành kĩ
năng - kĩ xảo, đặc biệt là trong tư duy toán học.
2. Cơ sở về giáo dục học:
Ở học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp học, hệ thống tín hiệu thứ nhất
còn chiếm ưu thế hơn so với hệ thống tín hiệu thứ hai. Do đó các em rất nhạy
cảm với tác động bên ngoài. Do khả năng phân tích kém, các em thường tri giác
trên tổng thể. Đối với học sinh tiểu học: không gian, phương nằm ngang,
phương thẳng đứng còn mang tính trực giác, còn ưu thế hơn, nhất là học sinh
lớp dưới. Về sau các hoạt động nhận thức khác chính xác dần. Nhưng với môn
Toán việc phân tích và tổng hợp của các em phát triển không đồng đều. Khi
nghe một mệnh đề toán học các em chưa có khả năng phân tích rành mạch các
thuật ngữ và các bộ phận của câu mà còn hiểu nó theo một sơ đồ tổng thể, chưa
thật rõ ràng. Đặc biệt các em còn lẫn lộn giữa giả thiết với kết luận. Sự khéo léo
khêu gợi, nêu vấn đề của giáo viên trong dạy học sẽ làm nảy sinh nhu cầu kiểm
tra, suy luận, điều này làm ảnh hưởng to lớn đến cấu trúc và tính chất của tư duy
3. Cơ sở lí luận:
3


a. Vị trí môn Toán ở tiểu học:
Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở
ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học
ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng vì:
Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế
giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận dạng
hình thức cần thiết để học sinh học môn học khác và nhận dạng thế giới xung
quanh.

Khả năng giáo dục môn Toán rất lớn, nó có khả năng phát triển tư duy
logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế
giới hiện thực như: Trừu tượng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện nề nếp
phong cách, tác phong làm việc khoa học, cần thiết cho mọi hoạt động của con
người. Nó góp phần giáo dục ý chí và những đức tính cần cù, nhẫn nại, có ý chí
vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
b. Vị trí của việc giải toán có lời văn:
Toán học giúp con người giải quyết các bài toán thực tế được diễn giải
bằng lời văn từ đó có tên gọi "Bài toán có lời văn". Nói đến bài toán có lời văn
ta nghĩ ngay đến đề bài và lời giải của nó.
Đề bài của một bài toán có lời văn bao gồm 3 thành phần:
- Những cái đã cho.
- Những cái phải tìm.
- Mối liên hệ giữa những cái đã cho và cái phải tìm.
Để giải được một bài toán thì cần phải thực hiện một khâu không thể thiếu
đó chính là tóm tắt, tìm tòi, phân tích để đi đến một lời giải hay. Bài toán của
học sinh là kết quả tổng hợp của tất cả các bước trong quá trình giải toán, là kết
quả trực tiếp của khâu trình bày lời giải.
Song, nhiều học sinh không nhận ra tầm quan trọng của khâu tìm ra lời giải
và trình bày lời giải coi như hoàn tất công việc. Vì khâu trình bày lời giải không
được chu đáo nên nhiều khi học sinh giải được bài toán mà không biết cách trình
bày lời giải, còn có nhiều khuyết điểm. Chính vì vậy mà các bài toán có lời văn
là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp và ngày càng cao các tri thức và
kĩ năng phân tích, tìm tòi lời giải bài toán số học có lời văn.
Ngày nay, xu thế chung của sự phát triển giáo dục tiểu học thế giới là hiện
thực đổi mới nội dung cơ bản sau:
4


Kế thừa đúng mức kinh nghiệm dạy học toán của đất nước, từng bước thực

hiện đổi mới nội dung dạy học toán theo quan điểm: "Cập nhật hóa" nghĩa là
làm cho nội dung dạy học toán có tính thực tiễn cao giúp học sinh có phương
pháp học tập để tự phát triển năng lực của mình và có thể vận dụng những điều
đã học góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tích hợp nội dung dạy học toán là mối quan hệ giữa dạy học toán với dạy
học các môn học khác, nhằm gắn liền giữa dạy học toán với đời sống xã hội.
Tích hợp nội dung dạy học toán để:
- Tập trung vào nội dung trọng tâm của môn học là số học, đo đại lượng và
một số yếu tố hình học... và những ứng dụng của chúng trong đời sống hàng
ngày.
- Thực hiện phối hợp lồng ghép nội dung giáo dục mới trong nội dung các
môn học đã có truyền thống như thực hiện giáo dục dân số, môi trường... trong
quá trình dạy học toán.
- Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp, thiết bị và cách đánh giá về dạy
học toán để thực hiện cá thể hóa dạy học, phát huy cao nhất năng lực của từng
học sinh.
c. Nội dung môn toán ở bậc tiểu học:
Nội dung trọng tâm của môn toán ở bậc tiểu học là số học, các số tự nhiên,
các số thập phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học... Trong đó
những tri thức về số học là hạt nhân của toàn bộ chương trình, gắn bó với hạt
nhân này ngoài các đại lượng cơ bản, một số yếu tố hình còn có một số yếu tố
đại số, một số yếu tố của thống kê đơn giản và các bài toán cơ bản có lời văn.
Các bài toán có lời văn mà học sinh tiểu học được giải có nội dung là
những vấn đề trong cuộc sống hết sức phong phú và có cấu trúc đa dạng khác
nhau của cùng một phép tính (cộmg, trừ, nhân, chia) đến những dạng kết hợp
của hai hay nhiều phép tính. Vì vậy giải các bài toán là dịp để học sinh vận dụng
một cách tổng hợp và ngày càng cao các tri thức và kĩ năng về toán tiểu học với
kiến thức cuộc sống.
Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 như sau:
- Giải các bài toán đơn.

- Giải các bài toán hợp có hai phép tính (cộng, trừ, nhân, chia). Giải bài
toán cò lời văn là một trong những vấn đề cần được coi trọng, vì nó được coi là
hoạt động nhằm các mục đích:
5


1. Củng cố và vận dụng những kĩ năng, kĩ xảo đã được hình thành.
2. Phát triển tư duy của học sinh.
II. THỰC TRẠNG :

Thực tế ở các lớp 3 thi giải toán có lời văn từ 2 phép tính trở lên các em rất
bỡ ngỡ, lũng túng vì lớp 2 các em mới chỉ giải các bài toán đơn. Mặt khác, các
em chưa biết phân tích đề toán để tìm ra hướng đi đúng để giải được bài. Khi
nghe một mệnh đề toán các em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật
ngữ và các bộ phận của câu. Chính vì thế số lượng học sinh giải được các bài
toán có lời văn (toán hợp) còn chưa nhiều.
Khi đánh giá thực trạng chất lượng giải toán của học sinh tôi dựa vào kết
quả giải bài tập có trong chương trình toán 3. Trên phương pháp soạn thảo ra
một số bài toán cho học sinh lớp 3C - Trường Tiểu học Tân Mai - Hoàng Mai Hà Nội làm như sau:
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu.
Khách thể đo nghiệm:Lớp 3C (56 học sinh) - Trường Tiểu học Tân Mai.
Nội dung đo nghiệm : Kiểm tra kĩ năng giải toán (toán đơn và toán hợp).
Kết quả đo qua 2 lần đo.
1. Đo các bài toán đơn.
Bài toán: Một Công ty ong sản xuất được 32650 lít mật ong và đã bá được
21900 lít. Hỏi công ty còn lại bao nhiêu lít mật ong?
32650 lít
Sản xuất:
Bán được:
21900 lít

Bài giải
Số lít mật ong cò lại là:
32650 - 21900 = 10750 (lít)
Đáp số: 10750 lít
Theo chủ quan của bản thân, tôi đặt ra những tiêu chí sau để đánh giá kết
quả thực nghiệm.
1. Loại a: Cho những bài học sinh làm đúng hoàn toàn.
6


2. Loại b: Cho những bài biết tóm tắt đúng nhưng lời giải sai.
3. Loại c: Cho những bài lời giải đúng, tóm tắt sai.
4. Loại d: Cho những bài làm sai kết quả.
Từ bài tập trình bày ở trên cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm, kĩ năng
giải toán khá cao.
Loại a cho những bài đúng hoàn toàn tương ứng với 52 học sinh = 92,8%
Loại b có 2 bài tương ứng với 3,6%.
Loại c có 2 bài tương ứng với 3,6%.
2. Đo nghiệm các bài toán hợp:
Bài toán: Một đội công nhân sửa đoạn đường AB dài 2350m và đoạn
đường CD dài 3km. Hai đoạn đường này có chung nhau một chiếc cầu từ B đến
C dài 350m. Tính độ dài đoạn thẳng từ A đến D.
2350m
A

3km

C350mB

D


?km (m)
Tóm tắt:
Bài giải
Cách 1
Cách 2
Độ dài đoàn đường AC là:
Đổi 3km = 3000m
2350 - 350 = 2000 (m)
Độ dài đoạn đường BD là:
Đổi: 2000m = 2km
3000 - 350 = 2650 (m)
Độ dài đoạn đường AD là:
Độ dài đoạn đường AD là:
2 + 3 = 5 (km)
2650 + 2350 = 5000 (m)
Đáp số: 5km
Đáp số: 5000m
Với những loại bài tập này tôi đặt tiêu chí như sau:
1. Loại a cho những bài làm đúng hoàn toàn.
2. Loại b cho những bài tóm tắt sai, lời giải đúng.
3. Loại c cho những bài lời giải sai, tóm tắt đúng.
4. Loại d cho những bài lời giải sai.
Với bài tập trên: Loại a đạt 41 bài tương ứng 73,2%
Loại b đạt 5 bài tương ứng 8,9%
Loại c đạt 10 bài tương ứng 17,9%
3. Nhận xét khái quát:
7



Qua phân tích và dựa vào kết quả trên ta thấy bài toán hợp 2 phép tính học
sinh còn lúng túng khi tóm tắt bài toán, có bài lời giải còn bị sai.
Kết quả về bước đầu thử nghiệm: Theo kết quả nghiên cứu bước đầu cho
thấy học sinh lớp 3 rất thành thạo giải toán bằng một phép tính, song còn nhiền
nhầm lẫn với việc giải toán có lời văn (đặc biệt là dạng toán hợp). Qua đây tôi
thấy cần phải hướng dẫn các em phân tích kĩ đầu bài để tìm lời giải bài toán có
lời văn đạt kết quả cao.
III.CÁC BIỆN PHÁP :
Chính vì thế vấn đề dạy giải toán như thế nào luôn được giáo viên quan
tâm nghiên cứu. Bên cạnh có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có được một
quy trình dạy học thích hợp dựa trên việc hình thành ba thao tác trí óc cơ bản:
Thao tác phân tích, thao tác lập mô hình và thao tác mô hình: ngay từ bậc tiểu
học, học sinh được lĩnh hội một số khái niệm trừu tượng. Với bài toán có lời văn
ở lớp 3 (toán đơn và toán hợp) đối tượng nhận thức là một quan hệ toán nào đó
bị che dấu bởi những tình huống ngôn ngữ trong đề bài. Để làm bộc lộ được nó,
người ta có thể dùng kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt điều kiện của bài
toán hoặc minh họa điều kiện này bằng sơ đồ, hình vẽ.
Để giải bài toán có lời văn học sinh càn nắm được những thao tác sau:
- Nghiên cứu kĩ đầu bài.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các điều kiện của đầu bài.
- Lập kế hoạch giải toán.
- Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập để viết bài giải.
Ví dụ :
 Bài toán 1: Một cửa hàng, buổi sáng bán được 245kg gạo, buổi chiều
bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả ngày hôm đó cửa hàng bán được bao nhiêu
kg gạo?
Bước 1: Đọc kĩ đề toán để xác dịnh cái đã cho và cái phải tìm, ở đây bài
toán cho 2 điều kiện.
1. Buổi sáng bán được 245kg gạo.
2. Buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng.

Bài toán hỏi: Cả ngày bán được bao nhiêu kg gạo?
Ở đây ta cần chú ý đến điều kiện thứ 2: Buổi chiều bán được gấp đôi số kg
gạo buổi sáng, nghĩa là phải tìm số kg gạo buổi chiều bán được và từ đó tìm ra
số kg gạo cả ngày bán được.
8


Bước 2: Tóm tắt đề toán
Buổi sáng:

245 kg
?kg

Buổi chiều:
?kg
Đoạn thẳng thứ nhất chỉ số kg bán được của buổi sáng. Đoạn thẳng thứ hai
gấp đôi đoạn thẳng thứ nhất chỉ số kg gạo buổi chiều bán được. Để mô tả câu
hỏi của bài toán ta vẽ dấu móc ôm lấy cả hai đoạn thẳng kèm theo dấu hỏi ngụ ý
phải tìm xem cả ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải
1. Bài toán hỏi gì? (Số kg gạo bán được cả ngày?)
2. Muốn biết số kg gạo bán được cả ngày, ta làm như thế nào? (Lấy số kg
gạo bán được buổi sáng số gạo bán được buổi chiều).
3. Số kg gạo buổi sáng biết chưa: (biết rồi).
4. Số kg gạo buổi chiều biết chưa? (chưa biết).
5. Muốn tìm số kg gạo buổi chiều bán được ta làm như thế nào? (Lấy số
gạo bán được buổi sáng nhân 2).
Có thể diễn tả quá trình suy nghĩ trên bằng sơ đồ sau:
Cả ngày


Sáng + chiều

Sáng x 2 (245 x 2)
Ở sơ đồ này có 2 dấu "=" viết dọc. Dấu "=" thứ nhất chỉ rõ cách tính số gạo
cả ngày bán được. Dấu "=" thứ hai chỉ ra cách tìm số gạo bán được buổi chiều.
Bước 4: Dựa vào bước 3 phân tích bài toán ở trên ta đi ngược từ (5) lên (1)
để thực hiện các phép tính và viết bài giải.
Bài giải:
Số kg gạo bán được buổi chiều là:
245 x 2 = 490 (kg)
Số kg gạo cả ngày bán được là:
490 + 245 = 735 (kg)
9


Đáp số: 735 kg
Khi làm xong mỗi phép tính ta có thể thử lại để xem đúng chưa.
Muốn thử lại: 245 x 2 = 490 ta tính 490 : 2 xem có bằng 245 không, hoặc
thử 490 : 245 có bằng 2 không?
Muốn thử lại: 490 + 246 = 735 không, ta tính 735 - 245 = 490 không?
 Bài toán 2: Theo kế hoạch một tổ công nhân phải trồng 20500 cây. Tổ
đã trồng được 1/5 số cây đó. Hỏi theo kế hoạch tổ còn phải trồng bao nhiêu cây
nữa?
Bước 1: Đọc kĩ đề toán. Bài toán cho 2 điều kiện:
1. Theo kế hoạch phải trồng 20500 cây
2. Đã trồng được

1
số cây đó.
5


Bài toán hỏi: Tổ còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?
Bước 2: Tóm tắt đề toán
20.500 cây
Số cây phải trồng:
Số cây đã trồng:
Đoạn thẳng thứ nhất chỉ số cây phải trồng theo kế hoạch. Để mô tả điều
kiện thứ 2, ta chia đoạn thẳng thứ nhất làm 5 phần bằng nhau và vẽ đoạn thẳng
chỉ số cây đã trồng được bằng 1 phần. Để mô tả câu hỏi của bài toán ta vẽ dấu
móc 4 phần và kèm theo dấu "?". Ngụ ý cần tìm số cây phải trồng thêm.
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải. Có thể làm như sau:
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
1. Bài toán hỏi gì? (số cây phải trồng thêm).
2. Muốn biết số cây mà tổ phải trồng thêm ta làm thế nào? (Lấy số cây phải
trồng được theo kế hoạch trừ đi số cây đã trồng).
3. Số cây đã trồng biết chưa? (chưa biết)
4. Muốn tìm số cây đã trồng được ta làm như thế nào? (Lấy số cây phải
trồng theo kế hoạch chia cho 5).
5. Số cây phải trồng thêm biết chưa? (chưa biết).
10


6. Muốn tìm số cây phải trồng thêm ta làm thế nào? (Lấy số cây đã trồng
được nhân 4, hoặc lấy số cây phải trồng theo kế hoạch trừ đi số cây đã trồng
được).
Biểu thị quá trình suy nghĩ trên bằng sơ đồ sau:
Số cây phải trồng thêm.

20.500 - số cây đã trồng.


20.500 : 5
Bước 4: Dựa vào bước 3, ta đi ngược phân tích bài toán từ dưới lên để thực
hiện các phép tính và viết lời giải.
Bài giải
Cách 1:

Số cây tổ đó đã trồng được là:
20.500 : 5 = 4.100 (cây)
Theo kế hoạch số cây phải trồng thêm là:
20.500 - 4.100 = 16.400 (cây)

Đáp số: 16.400 cây
Cách 2: Nhìn vào sơ đồ ta thấy số cây mà tổ công nhân phải trồng theo kế
hoạch được chia làm 5 phần bằng nhau. Tổ đó đã trồng được 1 phần tức là:
Số cây tổ đó đã trồng được là:
20.500 : 5 = 4.100 (cây)
Số cây phải trồng thêm là:
4.100 x 4 = 16.400 (cây)
Đáp số: 16.400 cây
Hướng dẫn học sinh thử lại ở mỗi phép tính.
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp, hình thành kĩ năng
giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng
nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp
dụng mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm quan niệm toán học, nắm chắc ý nghĩa các
phép tính (ví dụ: "gấp" bao nhiều lần là phép nhân. "kém" bao nhiêu lần là phép
11


chia "hơn" "nhiều hơn" là phép cộng, "kém", "ít hơn" là phép trừ). Đòi hỏi khả
năng độc lập suy luận của học sinh, dòi hỏi biết làm tính thông thạo. Nếu học

sinh làm tính không thành thạo sẽ dẫn đến kết quả của bài toán sai.
Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động trên có kết quả, cần làm cho
học sinh nắm được một số bước của qui tắc chung, hướng dẫn các em khi thực
hiện giải toán như sau:
Bước 1: nghiên cứu kĩ đầu bài: 'Trước hết cần đọc cẩn thẩn đề toán, suy
nghĩ về những điều đã cho của bài toán".
Ở bước này giáo viên cần nêu câu hỏi.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và cố gắng tóm tắt bằng
ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt điều kiện của bài toán hoặc
minh họa điều kiện này bằng sơ đồ, hình vẽ.
Bước 3: Lập kế hoạch giải toán. Suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của bài
toán: Cần biết gì? Phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ các số đã cho và
điều kiện của bài toán có thể biết gì, có thể tính gì, phép đó có thể trả lời câu hỏi
của bài toán không?
Trên cơ sở đó suy nghĩ để thiết lập trình tự bài toán.
Bước 4: Thực hiện các phép tính trên theo trình tự đã thiết lập để giải bài
toán (viết bài giải).
Sau mỗi bước giải cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa, viết câu trả lời giải
đã hợp lý chưa? Giải xong bài toán phải thử xem đáp số có phù hợp với các điều
kiện của bài toán không?
Ghi chú: Các câu trả lời (lời giải thích) trong bài toán nhằm giải thích ý
nghĩa cho kết quả của phép tính giải tương ứng. Ở lớp 3 (học sinh mới làm quen
với việc viết lời giải thích cho mỗi phép tính). Giáo viên cần chú ý luyện tập cho
các em cẩn thận.
1. Trước tiên cần tập cho học sinh đặt lời giải thích cho các bài toán đơn, ở
đây giáo viên lưu ý học sinh là "hãy dựa vào các câu hỏi của bài toán mà đặt ra
lời giải thích".
Ví dụ: Hoa có 5 que tính. Số que tính của Hồng nhiều gấp 4 lần của Hoa.

Tính số que tính của Hồng?
Học sinh chỉ cần sửa lại câu hỏi của bài toán một chút là được: Lời giải
thích: "Số que tính của Hồng là".
12


2. Sau đó cho học sinh tập đặt lời giải với những bài toán hợp đơn giản có
hai phép tính và đến các bài toán hợp nói chung, giáo viên hướng dẫn học sinh
dựa vào sơ dồ phân tích bài toán để vừa viết lời giải thích vừa ghi phép tính.
IV. KẾT QUẢ
Qua việc cho học sinh hai lớp 3A và 3C làm bài kiểm tra cùng chung một
đề (bài toán 1 và bài toán 2 đã nêu ở phần trước), tôi thấy:
Khi tiến hành dạy thực nghiệm giải các bài toán có lời văn ở lớp 3C số học
sinh biết giải toán tăng lên rõ rệt, tỷ lệ cao hơn so với lớp 3A không thực
nghiệm.
Lớp

3C
(Thực nghiệm)
3A
(Không thực
nghiệm)


số

Loại a
Số
%
lượng


Loại b
Số
%
lượng

Loại c
Số
%
lượng

Loại d
Số
lượng

%

56

51

91%

1

1,8%

1

1,8%


3

5,4%

42

26

62%

2

4,8%

3

6,5%

11

26,7%

Như vậy, số học sinh lớp 3C làm bài đúng hoàn toàn là 91% (tăng so với
trước 17,8 % ), số học sinh còn còn sai sót là 9% ( giảm 17,8 %), số học sinh lớp
3A làm bài đúng là 62%, số học sinh còn sai sót là 38%.

13



PHẦN KẾT LUẬN
Trong chương trình Tiểu học, môn Toán là môn học chiếm rất nhiều số
lượng tiết học, ngày nào các em cũng được tiếp xúc với môn học này. Trong đó
phần giải toán có lời văn được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là một phần
toán tổng hợp nhằm củng cố và vận dụng những khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo và
được hình thành đồng thời phát triển tư duy cho học sinh. Với những đặc điểm
dó trong dạy Toán có lời văn phải dạy theo quy trình hợp lý, phù hợp để hình
thành được cho học sinh ba thao tác cơ bản. Thao tác phân tích; Thao tác lập mô
hình (kí mã); Thao tác mô hình (giải mã) học sinh mới hiểu được một số khái
niệm trừu tượng và giải toán thành thạo. Sau đây tôi xin khái quát lại một số vấn
đề cơ bản sau để bồi dưỡng tốt kĩ năng sử dụng sơ đồ tóm tắt, phân tích lời giải
cho bài toán có lời văn khối lớp 3.
1. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dẫn học
sinh làm trung tâm, hiệu quả hoạt động rất cao. Trong mỗi giờ học 100% đều
hoạt động rất tích cực, tự giác theo khả năng của mình, Khả năng tư duy phát
hiện kiến thức mới, nắm vững và lưu lại kiến thức của mỗi học sinh sâu sắc hơn.
Sử dụng triệt để phương pháp đặc trưng của dạy học toán là phương pháp
cá biệt hóa hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên không ngừng bồi dưỡng
các phương pháp giải toán, phương pháp tính ngược từ cuối, lựa chọn và
phương pháp dùng chữ thay số... cho học sinh, nhằm nâng cao kĩ năng giải toán
cho học sinh.
2. Với những bài toán số học có lời văn tập trung hướng dẫn các em thực
hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán để xác định dữ kiện của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt đề toán.
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải.
Bước 4: Dựa vào bước 3 (phân tích bài toán) để thực hiện các phép tính và
viết lời giải.
Khi làm xong ta có thể thử lại xem bài toán đúng hay sai.
3. Không vận dụng máy móc vở bài tập toán mà tổ chức cho học sinh tự tìm

tòi, sáng tạo theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Trên đây là một số biện pháp có tính khả thi để dạy học toán có lời văn.
Trong thời gian có hạn, năng lực bản thân còn non nớt, vấn đề tôi nghiên
cứu không tránh khỏi những sai sót. Tôi tha thiết mong sự tham gia góp ý của
các thày cô giáo, của các bạn để cho đề tài phong phú hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2011
NGƯỜI THỰC HIỆN

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toán 3 - Nhà xuất bản giáo dục.
2. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
Nhóm tác giả: Đỗ Trung Hiệu.
Đỗ Đình Hoan.
Vũ Dương Thụy.
Vũ Quốc Trung.
ĐGSP Hà Nội 1 (1995).
3. Tạp chí Giáo dục - 2003.
4. Tâm lí học tiểu học.
5. Giáo dục học Tiểu học.
6. 100 câu hỏi và đáp về việc dạy học toán ở tiểu học.

15


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU


1

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Mục đích nghiên cứu

2

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

IV. Phạm vi nghiên cứu

2

V. Phương pháp nghiên cứu

2

PHẦN NỘI DUNG

3

I. Cơ sở khoa học của việc giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học

3


1. Cơ sở tâm lí học

3

2. Cơ sở về giáo dục học

3

3. Cơ sở lí luận

4

a. Vị trí môn Toán ở Tiểu học

4

b. Vị trí của việc giải toán có lời văn

4

c. Nội dung môn Toán ở bậc Tiểu học

5

II. Cơ sở thực tiễn

5

1. Nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3


5

2. Các bước dạy học giải toán và dạy thực nghiệm theo các bước đã soạn

5

3. Nhận xét khái quát

12

III. Đổi mới phương pháp dạy học toán có lời văn ở tiểu học

12

PHẦN KẾT LUẬN

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

16



×