Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

skkn giải toán có lời văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.35 KB, 4 trang )

Lò Thị Tuyến Trường Tiểu học Xuân Lao
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một só kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3A1
tại trường tiểu học Xuân Lao”.
Phần I: Mở đầu.
I. Lý do chon đề tài
Trong dạy học, môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt, vì môn
Toán có tính chất phát triển tư duy lô gíc cho học sinh. Thông qua môn Toán
giúp cho chúng ta lập luận có căn cứ, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn
gọn chính xác, nó còn giúp cho chúng ta trong rèn luyện phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp học tập và phương pháp giải quyết vấn đề.
Môn Toán còn giúp các em phát triển toàn diện nhân cách.
Trong nội dung môn toán lớp 3 bao gồm 5 mảng kiến thức: các kiến thức về
số học, các kiến thức về yếu tố hình học, đại lượng và phép đo đại lượng, một số
yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Giải toán có lời văn là mảng kiến thức
trọng tâm, có một vị trí quan trọng vì nó góp phần rèn luyện trí thông minh, phát
triển tư duy, đặc biệt là tư duy giải toán cho học sinh Tiểu học, đồng thời nó còn
giúp các em học tốt các mạch kiến thức khác.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 3A1, tôi nhận thấy trong các kiến thức toán ở
chương trình thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức
khó nhất đối với học sinh bởi vì đối với một số học sinh vốn từ, vốn hiểu
biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế
nên khi giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Với
một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài
nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính
như vậy? Các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em
chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối
giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt chưa rõ ràng, thiếu
lôgic.
Chính vì thế nhiều khi hướng dẫn các em tìm lời giải vất vả hơn so với dạy
các em thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số của bài toán. Việc đặt lời giải là


một khó khăn với các em học sinh vì các em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa
hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi của giáo viên nêu: Bài toán cho biết gì?
Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời
giải
Vậy làm thế nào để học sinh hiểu đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng
của bài toán, đó là điều khiến tôi rất trăn trở. Đây là lí do mà tôi chọn đề tài
“Một só kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3A1
tại trường tiểu học Xuân Lao”, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần
nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học nói chung và học
sinh lớp 3A1 nói riêng. Để các em có thể giải thành thạo những bài toán có lời
văn ở lớp 3 và những bài toán có lời văn khác khi học lên các lớp trên.
II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
- Ngôn ngữ toán học, các kiến thức toán học là những điều rất cần thiết cho
đời sống, sinh hoạt, lao động và học tập cho các môn học khác đồng thời cũng là
cơ sở để học sinh học tiếp lên những lớp trên.
- Tư duy sáng tạo, phương pháp và kĩ năng giải bài toán rất cần thiết cho đời
sống, học tập vì nó giúp HS:
+ Biết cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề biết tìm cách hay nhất, gọn nhất để
giải quyết vấn đề: biết kiểm tra chu đáo cách giải quyết vấn đề, phát triển khả
năng phê phán, biết đánh giá điều kiện đến kết quả.
+ Biết nhận ra các bản chất, bỏ qua cái thứ yếu, biết nghiên cứu các trường
hợp chung và riêng, biết phân loại, không bỏ sót trường hợp nào, biết từ những
vấn đề có thể rút ra kết luận chung, biết áp dụng kết luận chung vào những vấn
đề cụ thể.
+ Biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất quán,
biết trình bày diễn đạt ý nghĩa của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác.
2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học giải toán có lời văn ở Lớp 3 nhằm kế thừa giải toán có lời văn ở các

lớp 1 – 2 mở rộng, phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển nhận
thức của HS lớp 3. Thời lượng dành cho giải toán có lời văn chiếm thời lượng
tương đối lớn trong tổng quỹ thời gian dành cho môn toán.
Trong giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho
HS lớp 3 nói riêng – HS phải tư duy một cách linh hoạt, áp dụng được tất cả các
kiến thức, kỹ năng và khả năng đã có vào giải toán, vào các tình huống khác
nhau, trong nhiều trường hợp, phải biết vận dụng những dữ kiện, những điều
kiện chưa được nêu ra một cách rõ ràng. Học sinh phải tự linh động trong giải
toán , phát huy vai trò trung tâm, tích cực, chủ động của HS, vì vậy mạch kiến
thức giải toán có lời văn đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình
Toán 3.
Phần II: Nội dung
I. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm giúp học sinh có lớp 3A1 nắm được quy trình giải toán có lời văn;
biết đọc kỹ đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng của bài toán có lời văn
nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói
chung và học sinh lớp 3A1 nói riêng. Để các em có thể giải thành thạo những
bài toán có lời văn ở lớp 3 và những bài toán có lời văn khác khi học lên các lớp
trên.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3A1 trường tiểu học Xuân Lao.
2. Phạm vi nghiên cứu
Các yếu tố ản hưởng đến việc giải chưa đúng bài toán có lời văn của học
sinh lớp 3A1 trường tiểu học Xuân Lao.
III. Nhiệm vụ nghiêncứu
1. Nghiên cứu tài liệu
2
- Tài liệu hướng dẫn học toán lớp 3 ( Lớp VNEN).
- Phương phap dạy học các môn học ở lớp 3 - Tập một - BGD - ĐT nhà

XBGD.
- Giáo trình PP dạy học toán ở Tiểu học – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
- Phân loại và phương pháp giải bài tập toán 3 (Nhà giáo ưu tú: Phạm Đình
Thực) - NXB-TPHCM.
2. Nghiên cứu thực trạng
Qua giảng dạy lớp 3A1 tại Trường Tiểu học Xuân Lao, tôi thấy học sinh
còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn như:
- Chưa đọc kỹ đề bài, hoặc đọc mà không hiểu đề bài toán.
- Tóm tắt bài toán còn hạn chế (chưa biết tóm tắt bài toán theo nhiều cách).
- Không biết lựa chọn, chọn phép tính để giải.
- Viết lời giải sai.
- Viết phép tính và tính sai kết quả.
- Ghi đáp số sai.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp.
- Phương pháp dạy thực nghiệm, thực hành.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp rút ra bài học kinh nghiệm.
V. Thực trạng nghiên cứu
* Giáo viên:
Khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc
hướng dẫn kĩ năng đọc đề toán cho học sinh, học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết
tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán, không chịu phân tích đề toán
đã tóm tắt hoặc không tóm tắt đã giải bài toán.
Giáo viên chưa khắc sâu quy trình giải toán có lời văn cho học sinh, chưa rèn
kĩ năng thực hành giải toán theo theo quy trình vì thực tế trong một tiết dạy 40
phút, vừa dạy bài mới, vừa làm bài tập và các bài toán có lời văn thường ở cuối

bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được nhiều nên học sinh
chưa khắc sâu kiến thức, chưa nắm được mẹo để giải bài toán.
* Học sinh:
Năm học 2013 -2014 tôi được phân công dạy lớp 3A1. Lớp tôi chủ nhiệm
có 20 em - nữ 12 em. 100% học sinh lớp tôi là dân tộc Thái, Khơ mú, H’mông
vốn Tiếng Việt các em còn hạn chế. Nhất là với môn toán số lượng học sinh yếu
còn nhiều, chất lượng học tập chưa cao, có những học sinh không hiểu được đề
bài toán nên làm cho có theo yêu cầu của thầy cô, dẫn đến giải bài toán sai.
+ Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm
của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề.
+ Việc tóm tắt, tìm hiểu đề toán, đang còn gặp nhiều khó khăn đối với học
sinh trung bình yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao,
nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp
3
+ Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề
toán. học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào
từng dạng bài cụ thể.
+ Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán
phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà
các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy
luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ. Một số
em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải thì còn lúng túng và có khi
đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lý.
+ Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn
đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan. Ngoài ra, còn
có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách trình bày
nhất là với các bài toán giải có lời văn phức tạp.
Để thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học sinh
lớp tôi ngay khi được phân công. Trước tiên tôi xem sổ chủ nhiệm năm học
trước đồng thời tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để năm rõ

hơn.
Sau đó tôi cho học sinh kiểm tra lại để phân loại từng đối tượng học sinh.
Phần III: Một số biện pháp thực hiện.
Phần IV: Kết quả thực hiện đề tài.
Phần V: Bài học kinh nghiệm
Phần VI: Những kiến nghị, đề xuất.

Ngày 12 tháng 9 năm 2013
Người thực hiện
Lò Thị Tuyến
4

×