Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm tiếp cận bài thơ tương tư của nguyễn bính từ góc nhìn bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.01 KB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc trưng rất riêng mà không thể
trộn lẫn cũng không thể tìm thấy ở dân tộc khác và người ta gọi đó là bản sắc
văn hóa dân tộc hay bản sắc dân tộc. Việt Nam, có thể khẳng định, là quốc gia
giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Ta bắt gặp linh hồn của nước Việt trong tà áo dài
của người Kinh; trong lễ hội chùa Hương, Yên Tử; trong làn điệu ví dặm Nghệ
Tĩnh, nhã nhạc cung đình Huế; trong món ăn như phở Hà Nội, bún Huế, mì xứ
Quảng,...Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương và các biện pháp cụ thể để
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính những bản sắc
văn hóa này đảm bảo cho dân tộc tồn tại, đứng vững và phát triển qua các biến
động của lịch sử. Mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi ngành nghề, mọi người đều
phải chung tay xây dựng và gìn giữ bản sắc dân tộc.
Trong xã hội hiện đại, người Việt, thanh niên Việt vẫn gìn giữ những bản
sắc văn hóa Việt từ trong ý thức đến hành động, từ những cái nhỏ nhất như lời
ăn tiếng nói hằng ngày, trang phục, tham gia lễ hội, lí tưởng sống, ...Bên cạnh đó
vẫn còn không ít những người Việt, đặc biệt là các bạn thanh niên đang đánh
mất dần nét bản sắc dân tộc: ăn mặc cũn cỡn, đầu tóc sặc sỡ, ăn nói cộc lốc, sính
ngôn ngữ ngoại, sống chỉ biết hưởng thụ, sống cho mình.
Ngành giáo dục với lợi thế là tác động đến nhiều người, nhiều đối tượng,
nhiều thế hệ đã trở thành một kênh quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy
bản sắc dân tộc. Môn Ngữ Văn có ưu thế trong việc tác động đến lí trí, tâm lí,
hành động của học sinh nên đã góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc
dân tộc. Làm thế nào để giúp học sinh vừa thấy được cái hay cái đẹp về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học vừa hiểu biết hơn về các biểu hiện, các
giá trị, vai trò của bản sắc dân tộc? Làm thế nào để học sinh có những suy nghĩ,
định hướng đúng đắn và hành động cụ thể để gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc?
Làm thế nào để việc gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc trở thành vấn đề tự tâm,
máu thịt, thành hành động hàng ngày của mỗi học sinh? Làm thế nào để vấn đề
gìn giữ bản sắc dân tộc không còn là khẩu hiệu, là lí thuyết mà thực sự là những
hành động và bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất của mỗi học sinh? Đó là
những lí do thôi thúc tôi chọn đề tài: Tiếp cận bài thơ Tương tư của Nguyễn


Bính từ góc nhìn bản sắc dân tộc.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Bản sắc dân tộc biểu hiện trong văn học
Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được
dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này
so với dân tộc khác. Nó thể hiện linh hồn, cốt cách, tinh thần, bản lĩnh của một
1


dân tộc. Bản sắc văn hóa được biểu hiện cụ thể qua niều sắc thái văn hóa. Bản
sắc dân tộc biểu hiện ở ba tầng: tầng 1- thế giới quan, nhân sinh quan; tầng 2 cách thức tư duy, lối sống, lí tưởng thẩm mĩ; tầng 3 - ngôn ngữ, trang phục,
phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc, kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, văn
học... Nhìn chung, bản sắc dân tộc biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng.
Bản sắc dân tộc biểu hiện trong văn học, từ văn học dân gian đến văn học
viết, từ nội dung đến hình thức của văn bản. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn,
từng thời kì, từng thể loại, ở từng tác giả, trong từng tác phẩm mà bản sắc dân
tộc có những biểu hiện đậm nhạt khác nhau. Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại.
Trong khi các nhà thơ hiện đại khác chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương
Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với điệu hồn của dân tộc, với hồn xưa của đất
nước. Chính điệu hồn dân tộc, bản sắc dân tộc khiến thơ ông được rất nhiều
người yêu mến, trong số đó phải kể đến Tương tư
2. Chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học
Một tác phẩm văn học có những chức năng, giá trị cơ bản như nhận thức,
giáo dục, thẩm mĩ. Văn học mang đến cho người đọc những nhận thức mới mẻ
và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống. Bài thơ Tương tư cũng mang đến cho
độc giả những nhận thức về cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nó còn
cho người đọc thấy những biểu hiện vô cùng phong phú của bản sắc dân tộc
Việt.

Văn học còn có giá trị giáo dục. Văn học có khả năng mang đến cho con
người những bài học quý giá về lẽ sống, về tư tưởng, về tình cảm, về đạo đức.
Thi phẩm Tương tư đem đến cho người đọc niềm khao khát chân thành chính
đáng về hạnh phúc đôi lứa, biết trân trọng và gìn giữ những giá trị bản sắc dân
tộc từ ngôn ngữ, cách ăn nói hàng ngày, thể thơ dân tộc đến những cảnh sắc
thiên nhiên thôn quê. Từ đó biết tiếp nhận những luồng văn hóa nước ngoài một
cách có chọn lọc, không làm mất đi bản sắc dân tộc Việt.
Văn học có chức năng thẩm mĩ. Văn học đem đến cho con người vẻ đẹp
muôn màu: trong tự nhiên, những cảnh đời cụ thể; vẻ đẹp hào hùng của chiến
trận; vẻ đẹp con người.... Cái đẹp trong văn học không chỉ ở nội dung mà còn
hình thức: đẹp ở hình tượng, kết cấu, ở ngôn ngữ,...Tác phẩm Tương tư đem
đến cho bạn đọc cái đẹp ở cách nói dân dã mộc mạc, ở tình cảm chân thành tha
thiết, ở cảnh sắc thôn quê, ở thể thơ dân tộc. Cái đẹp ấy gợi ra hồn xưa của đất
nước, một hình ảnh Việt trong kí ức là nguồn cội để có một Việt Nam như hôm
nay.
3. Một số phương pháp thực hiện
3.1. Phương pháp thống kê
Cần thống kê cụ thể và chi tiết xem những hình ảnh, chi tiết nào, những
yếu tố nào thuộc về nội dung và hình thức của Tương tư là biểu hiện cụ thể sinh
động của bản sắc dân tộc. Tương tư là một tác phẩm văn học in đậm nét bản sắc
dân tộc Việt.
2


3.2. Phương pháp thảo luận
Tùy theo từng chi tiết, hình ảnh, cấp độ cụ thể mà có thể cho học sinh
thảo luận theo nhóm lớn( nửa lớp, một tổ), nhóm nhỏ( một bàn, hai bàn). Khi sử
dụng phương pháp này học sinh sẽ chủ động trình bày những suy nghĩ của mình
trước tập thể, cùng tập thể giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập và trong
cuộc sống, phát huy năng lực tư duy, kĩ năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn

đề nhanh chóng, hợp lí. Tuy nhiên, khi phân nhóm phải giao nhiệm vụ cụ thể,
không nên tổ chức nhóm cố định, chú ý các học sinh yếu, kém.
3.3. Phương pháp hoạt động thực tiễn
Đích cuối cùng là cho học sinh thấy được những biểu hiện phong phú đa
dạng của bản sắc dân tộc trong Tương tư và trong đời sống hàng ngày. Vì thế,
thông qua tiết dạy, học sinh cần đạt tới những hành động cụ thể dù nhỏ nhưng
thiết thực góp phần gìn giữ, phát huy những nét bản sắc dân tộc Việt. Hoạt động
thực tiễn giúp học sinh hiểu được vai trò của cá nhân trong việc gìn giữ, phát
huy nét bản sắc dân tộc ở địa phương mình: Lễ hội Lê Lai Lê Lợi, đền thờ và lễ
hội bà Trưng bà Triệu, trang phục của người Thái, người Dao ở miền núi Thanh
Hóa,...Và trước hết phải gìn giữ nét bản sắc dân tộc ngay trong ngôn ngữ, ứng
xử, trang phục, lối sống, lí tưởng sống,... của chính bản thân mình.
3.4. Phương pháp so sánh, phân tích, bình giảng
Để làm nổi bật những nét bản sắc văn hóa trong Tương tư, người viết đã
hướng học sinh so sánh giữa những biểu hiện trong Tương tư với những biểu
hiện của bản sắc dân tộc trong một số tác phẩm khác và trong đời sống. Người
viết cũng sử dụng phân tích, bình giảng để thấy cái hay, cái đẹp, giá trị của nét
bản sắc dân tộc trong Tương tư. Từ đó học sinh cảm nhận vấn đề từ cảm xúc
đến nhận thức trên cơ sở của những giá trị thẩm mĩ, chân thực.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung của vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc
Khoảng thế kỉ XI, những nhà nho yêu nước Việt với tinh thần tự tôn dân
tộc đã có ý thức tạo ra nét bản sắc riêng của dân tộc, cụ thể là việc tạo ra chữ
Nôm. Theo đó, hàng loạt tác phẩm văn học chữ Nôm ra đời như Truyện Kiều
(Nguyễn Du), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), bản dịch Chinh phụ ngâm (Đoàn
Thị Điểm),...đã khẳng định nét bản sắc dân tộc Việt. Với lòng yêu nước, dân tộc
Việt đã trải qua những cuộc chiến bảo vệ đất nước. Đó cũng là minh chứng cho
việc gìn giữ những nét bản sắc dân tộc. Trong hai thập niên gần đây, khi ý thức
rất rõ về vai trò của bản sắc dân tộc, nhà nước ta đã ban hành những luật định,
chủ trương và giải pháp cụ thể về việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Tuy

vậy, vấn đề này không phải là một sớm một chiều là có thể thực hiện được, nó
cần thời gian và hành động của mọi cấp, mọi ngành, mọi người. Đáng lo ngại
nhất là tầng lớp thanh niên - thế hệ làm chủ đất nước - một bộ phận không nhỏ
có những hành động đi ngược lại với nét bản sắc dân tộc, thậm chí còn có những
biểu hiện phá hoại những bản sắc riêng của quốc gia. Nhìn chung vấn đề gìn giữ
3


và phát huy bản sắc dân tộc thực hiện chưa đồng loạt, còn mang tính chất mùa
vụ, không liên tục nên chưa đạt hiệu quả mong muốn.
2. Thực trạng vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc đối với giáo
viên và học sinh
Giáo viên là lực lượng trí thức của xã hội, nhận thức khá nhạy bén, tiến
bộ. Họ có ý thức và hành động cụ thể để gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc ngay
trong ứng xử; ăn mặc; quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, nhân dân; trong từng
tiết dạy bài dạy theo đặc thù từng môn. Tuy vậy, vấn đề này cũng chưa thực hiện
đồng bộ nhất quán từ trên xuống dưới, đối với tất cả giáo viên của các trường
trong cả nước. Vấn đề này còn mang tính chất tự phát, mạnh ai người ấy làm,
chưa theo một kế hoạch, hệ thống nào cả.
Học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nói
riêng đều đang rất ngoan hiền, ăn mặc, cư xử đúng theo bản sắc dân tộc. Tuy
nhiên, các em học sinh ở độ tuổi mới lớn, suy nghĩ và hành động chưa chín chắn
nên dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa ngoại lai, văn hóa xấu, thậm chí còn
có thể bị một số đối tượng lợi dụng vào những mục đích xấu. Hiện tượng một số
nhóm học sinh ăn mặc, đầu tóc không giống người Việt, ăn nói thô lỗ bậy bạ,
còn đánh nhau, còn đua đòi, ... vẫn tồn tại ở trong phạm vi trường học. Thực
trạng học sinh chưa hiểu biết về bản sắc dân tộc, chưa nhận biết được những
biểu hiện của bản sắc dân tộc, chưa biết cách gìn giữ và phát huy bản sắc dân
tộc vẫn tồn tại ở nhiều trường học. Vì thế, việc cho học sinh thấy những biểu
hiện cụ thể của bản sắc dân tộc là một điều hết sức cần thiết. Từ đó hướng hành

động của các em đến việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc để các em biết
bảo vệ đất nước mình, tương lai mình.
Vì vậy, mỗi giáo viên trên những cương vị và hoàn cảnh cụ thể cần phải
làm cho các em hiểu rằng các em tham gia tích cực vấn đề gìn giữ và phát huy
bản sắc dân tộc là các em đang bảo vệ chính mình, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, thể hiện tình yêu dân tộc, thấy được giá trị sâu sắc của những
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Những biểu hiện bản sắc dân tộc trong Tương tư
Bản sắc dân tộc trong Tương tư của Nguyễn Bính biểu hiện phong phú từ
hình thức đến nội dung và được cụ thể hóa trong bảng sau:
Stt Phương diện
Nội dung cụ thể
biểu hiện
- Thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc Việt
1
Thể loại
- Âm điệu nhẹ nhàng, du dương, uyển chuyển của lục
bát phù hợp với nỗi lòng của chàng trai đang tương tư.
- Hầu hết các sáng tác của NB được viết với thể lục bát.
- Đề tài tương tư - đề tài quen thuộc trong văn chương
dân gian và văn chương bác học
4


2

Đề tài

3


Sử dụng ngôn
từ, biện pháp
nghệ thuật

4

5

Hình ảnh thôn
quê, làng quê
Việt Nam

Lối suy nghĩ
gắn với thiên
nhiên cây cỏ
của quê hương

- Nguyễn Bính cũng đã đem đến cho thi đề tương tư
một cách nói mới, một nội dung mới. Không ai có thể
quên câu thơ về nỗi nhớ thương tha thiết bỏng cháy:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Một người chín nhớ
mười mong một người/ Gió mưa là bệnh của giời/
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
- Sử dụng những từ ngữ đậm nét địa phương Bắc Bộ:
giầu, giời, giang tạo ra nét riêng của quê hương, gợi ra
hồn xưa của dân tộc. Ngôn từ địa phương còn xuất hiện
trong nhiều bài thơ khác nữa.
- Sử dụng ngôn ngữ đời thường: cớ sao, bên ấy, bên
này, bảo rằng, cách một đầu đình, có xa xôi mấy, hai

thôn chung lại một làng xuất hiện một cách tự nhiên
mộc mạc tạo nên không khí dân dã quê mùa cho toàn
bài thơ.
- Sử dụng thành ngữ: chín nhớ mười mong thể hiện nỗi
nhớ sâu sắc, tha thiết, nồng nàn, cháy bỏng trong trái
tim tương tư của chàng trai thôn quê.
- Cách ví von, ẩn dụ, so sánh mộc mạc: thôn Đoài, thôn
Đông, bến, đò, giầu, cau thể hiện nỗi nhớ, niềm khao
khát được gặp nhau, ước mơ về hôn nhân gia đình, đôi
lứa của chàng trai.
- Có một hệ thống hình ảnh như đã trở thành ước lệ với
làng quê Việt Nam: thôn Đoài, thôn Đông, có bến
nước, con đò, có hàng cau, giàn trầu, có hai thôn, có
một làng, có mái đình là những hình ảnh thân thuộc
gợi nhắc về một Việt Nam thật yên bình, mộc mạc mà
say đắm, sâu thẳm trong tâm hồn người
- Nó còn xuất hiện trong nhiều bài thơ của NB
- Từ xưa, cha ông ta đã nhờ đến thiên nhiên để giãi bày
cảm xúc của con người (ca dao, Truyện Kiều).
- Tính thời gian bằng sự biến đổi của cây lá: lá xanh
nhuộm đã thành cây lá vàng
- Thiên nhiên là chuẩn mực để con người suy tưởng,
nhớ nhung, giãi bày tình yêu: Gió mưa là bệnh của
giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
- Lấy thiên nhiên quê hương để thể hiện niềm khao
khát về hôn nhân: Nhà em có một giàn giầu/ Nhà anh
có một hàng cau liên phòng
- Cách nói bóng gió, vòng vo, ỡm ờ xuất hiện nhiều
trong ca dao.
5



- Chàng trai thể hiện tình cảm giản dị, mộc mạc nhưng
6
Cách thể hiện rất tinh tế, kín đáo qua những ví von, bóng gió: Thôn
tình cảm của Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Một người chín nhớ mười
nhân vật trữ mong một người, Nhà em có một giàn giầu/ Nhà anh có
tình
một hàng cau liên phòng/ Thôn Đoài thì nhớ thôn
Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? là nỗi
nhớ tha thiết khôn nguôi qua nỗi nhớ của hai thôn,
niềm khao khát về hôn nhân hạnh phúc đôi lứa bằng
hình ảnh giầu, cau.
2. Tiếp cận Tương tư từ góc nhìn bản sắc dân tộc
Tương tư là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Bính nói riêng và của phong
trào Thơ mới nói chung. Thường khi cảm thụ Tương tư, hầu hết giáo viên và
học sinh đều chỉ chú ý đến những nét chính về nội dung và nghệ thuật mà quên
đi một yếu tố làm nên thành công cho bài thơ, đó là nét dân tộc trong thi phẩm.
Người viết bài này đề cập một hướng tiếp cận mới vừa thấy được cái hay cái đẹp
về nội dung, nghệ thuật vừa làm bật lên tinh thần dân tộc của bài thơ Tương tư:
Tiếp cận Tương tư từ góc nhìn bản sắc dân tộc. Và qua dạy thử nghiệm, bản
thân người viết thấy rất thành công. Bản sắc dân tộc trong Tương tư thể hiện
khá đậm nét và mang những giá trị đặc sắc, ý vị. Nó biểu hiện ở cả những giá trị
nội dung và nghệ thuật.
2.1. Thể loại
Nguyễn Bính thuộc thế hệ các nhà thơ mới. Nhưng nếu phần lớn các thi sĩ
cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với
điệu thơ dân tộc. Hầu hết các thi phẩm của Nguyễn Bính được viết bằng thể thơ
lục bát như Lỡ bước sang ngang, Giấc mơ anh lái đò, Không đề, Qua nhà, Chân
quê, Người hàng xóm,... và Tương tư cũng được viết với thể thơ truyền thống

của dân tộc - thể lục bát. Những câu thơ qua bao năm tháng vẫn làm say lòng
người đọc:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Cũng có những câu thơ tưởng chừng như câu ca dao của người xưa:
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Đọc Tương tư của Nguyễn Bính ta như bắt gặp lại những câu ca dao lục bát
quen thuộc của dân tộc: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Hay gặp lại câu Kiều của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thể thơ lục bát cùng với song thất lục bát đã làm nên tiếng thơ riêng của
dân tộc. Nguyễn Bính đã khéo lựa chọn thể lục bát để giãi bày hiệu quả nhất
những cung bậc cảm xúc của chàng trai tương tư. Âm điệu nhẹ nhàng, du
6


dương, uyển chuyển của lục bát phù hợp với nỗi lòng của chàng trai đang tương
tư. Thể thơ lục bát là một yếu tố của hình thức cũng làm nên nét dân tộc cho bài
Tương tư.
2.2. Đề tài
Tương tư là trai gái nhớ thương nhau. Dĩ nhiên đây là nỗi niềm u uẩn của
những người yêu nhau phải xa nhau. Tương tư là một thi đề quen thuộc trong
văn học dân gian lẫn văn chương bác học. Ta bắt gặp những câu ca dao chất
chứa nỗi nhớ thương: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm thắm dải điều thắt lưng
Hay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Nỗi niềm ấy vẫn làm say mê những tâm hồn hiện đại. Trong văn chương
bác học, trước Nguyễn Bính đã có những thi sĩ lừng danh như Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Tản Đà làm thơ về tương tư:
Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu ( Tản Đà)
Và ngay trong làng Thơ mới đã có bài Tương tư chiều nổi tiếng của Xuân Diệu:
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi!
( Được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh.
Tất cả những điều đó là thử thách to lớn với những cây bút đi sau. Tuy
nhiên Nguyễn Bính cũng đã đem đến cho thi đề tương tư một cách nói mới, một
nội dung mới. Không ai có thể quên câu thơ về nỗi nhớ thương tha thiết, bỏng
cháy trong tâm hồn chàng trai tương tư:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Đề tài tương tư cũng khiến cho bài thơ mang đậm chất dân tộc.
2.3. Sử dụng ngôn từ, biện pháp nghệ thuật
Ngôn ngữ ở mỗi địa phương có những nét riêng biệt khác với những địa
phương khác. Ta bắt gặp ngôn từ miền Trung trong những câu ca dao đầy khắc
khoải nhớ thương:
Rồi mùa toóc rạ rơm khô
Bậu về quê bậu biết nơi mô mà tìm
Ta cũng gặp ngôn từ Thanh Hóa trong câu thơ của Hồng Nguyên:
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni

Dân chúng cầm tay lắc lắc
" Độc lập nhớ rẽ viền chơi với chắc"( Nhớ)
7


Trong bài Tương tư, nét dân tộc thể hiện ở việc Nguyễn Bính sử dụng những
ngôn từ đậm chất địa phương Bắc Bộ:
...Tương tư là bệnh của giời( trời)
... Bảo rằng cách trở đò giang( ngang)
... Nhà em có một giàn giầu( trầu)
Người dân miền Bắc có thói quen dùng một số từ ngữ mà sau này trở
thành nét đặc trưng như con trai lại nói là con giai, trầu nói là giầu, trời nói là
giời, trăng nói là giăng, đò ngang nói là đò giang, bảo nói là bẩu, nhưng mà nói
là dưng mờ,... Ngôn ngữ địa phương Bắc Bộ đi vào thơ Nguyễn Bính tạo ra nét
riêng của quê hương, của đất nước, gợi ra hồn xưa của dân tộc. Điều này xuất
hiện trong thơ Nguyễn Bính như một nét đặc trưng khó trộn lẫn. Ta thấy trong
nhiều bài thơ:
Không, từ ân ái nhỡ nhàng( lỡ làng)
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao( Người hàng xóm)
Và:
Có giăng bóng lạnh vườn đào( trăng)
Có giàn nhạc ngựa lơi vào trong đêm( Không ngủ)
Bên cạnh việc sử dụng ngôn từ địa phương, Nguyễn Bính còn thực sự tài
hoa khi đưa ngôn ngữ đời thường vào trong thơ. Ngôn từ đời thường thể hiện cụ
thể trong những câu thơ: ...Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
... Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi

Những lời ăn tiếng nói của người dân quê trong cuộc sống thường nhật
xuất hiện trong bài thơ một cách tự nhiên mộc mạc tạo nên không khí dân dã
quê mùa cho toàn bài thơ. Câu thơ Hai thôn chung lại một làng là một lời nói
buột miệng, chẳng thơ một tí nào. Câu thơ diễn tả một sự thật rằng hai thôn(
thôn Đoài và thôn Đông) chung lại một làng - đậm chất tự sự. Những từ cớ sao,
bên ấy, bên này, chẳng sang, bảo rằng, là chẳng, nhưng đây, có xa xôi mấy,
cách một đầu đình là lời ăn tiếng nói quê mùa dân dã và đã tạo ra nét bản sắc
dân tộc cho Tương tư.
Nét dân tộc còn thể hiện ở việc nhà thơ sử dụng thành ngữ" chín nhớ
mười mong". Dân tộc Việt có một kho tàng tục ngữ, ca dao, thành ngữ hết sức
phong phú. Thành ngữ" chín nhớ mười mong" đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc, tha
thiết, nồng nàn, cháy bỏng trong trái tim tương tư của chàng trai thôn quê. Chỉ
một thành ngữ nhưng lại diễn tả rất tinh tế, đầy đủ mức độ cung bậc cảm xúc
của nhân vật trữ tình.
Bài thơ Tương tư đậm bản sắc dân tộc còn là vì tác giả đã khéo sử dụng
những biện pháp nghệ thuật trở thành mô típ trong văn học dân gian như ẩn dụ,
so sánh và đặc biệt là cách nói ví von bóng gió tế nhị của người dân Việt xưa và
nay. Cách ví von với nghệ thuật ẩn dụ ta bắt gặp nhiều trong ca dao như:
8


Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Và câu thơ:
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Không phải hai thôn nhớ nhau mà hai người ở hai thôn nhớ nhau. Hình
ảnh thôn Đoài là ẩn dụ cho chàng trai, thôn Đông là ẩn dụ cho cô gái. Chàng trai
đang nhớ thương cô gái trong mộng của mình nhưng ngại chưa dám giãi bày
trực tiếp nên đành nhờ đến nỗi nhớ của hai thôn, nên tạm ẩn mình trong lớp vỏ

bọc kín đáo. Cách nhờ sự vật, cảnh vật để diễn tả lòng người là cách nói bóng
gió vòng vo đầy ẩn ý của người thôn quê. Nói thôn Đoài nhớ thôn Đông là bóng
gió xa xôi nhưng cả chàng trai và cô gái đều hiểu là chàng trai đang bộc bạch
nỗi lòng mình. Không chỉ nhờ thôn Đoài, thôn Đông mà chàng trai còn nhờ hình
ảnh bến - đò, hoa khuê các - bướm giang hồ thể hiện những khao khát về sự gặp
gỡ đẹp đẽ với nghệ thuật ẩn dụ:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau
Bến gặp đò, hoa khuê các gặp bướm giang hồ là vẫn là cách nói ẩn ý,
bóng gió về sự khao khát được gặp người mình yêu của nhân vật trữ tình. Chàng
trai còn nhờ đến hình ảnh giầu - cau để thể hiện khao khát về tình duyên với kết
thúc có hậu là đám cưới của anh và cô gái:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Việc sử dụng từ ngữ địa phương, ngôn ngữ đời thường, sử dụng thành
ngữ và biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, những ví von đã tạo nên nét bản sắc dân tộc
cho bài thơ Tương tư.
2.4. Hình ảnh thôn quê, làng quê Việt Nam
Trong thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thân thuộc
với làng quê Việt Nam gần gũi tự ngàn xưa: những con bướm trắng bướm vàng
vẽ vòng trên các vườn hoa cải vàng, những vườn bưởi vườn cam ngào ngạt
hương thơm, ven đê là ruộng dâu bãi đay, bên giậu mùng tơi, bên cạnh giếng
khơi là những cô thôn nữ đôn hậu, quanh năm dệt lụa chăm tằm, trẩy hội xem
chèo,... với trang phục cổ truyền: áo đồng lầm, quần lĩnh tía, yếm lụa sồi, khăn
mỏ quạ...
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ( Chân quê)
Ở bài thơ Tương tư dường như có một sự kết nối giữa hệ thống hình ảnh

đã trở thành ước lệ đối với làng quê Việt Nam. Ở đó có thôn Đoài, thôn Đông,
có con đò, có bến nước, có giàn giầu, có hàng cau, có hai thôn, có một làng, có
mái đình, ...Tất cả là những hình ảnh thân thuộc của Việt Nam sâu thẳm trong
tâm hồn người. Hình ảnh mở đầu bài thơ thật gần gũi:
9


Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Bài thơ Tương tư xuất hiện hình ảnh thôn xóm, làng mạc rất thân quen,
bình dị. Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông còn mở ra cả một không gian ca dao
xưa:
Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên
Làng có thể có nhiều thôn. Tùy theo hướng mà làng chia ra thôn Đoài(
nằm ở phía tây) và thôn Đông( nằm ở phía đông). Cách chia ước lệ như vậy
không chỉ xuất hiện ở vùng quê của nhà thơ Nguyễn Bính mà đó là cách gọi
khắp vùng Bắc Bộ xưa. Hình ảnh làng quê đi vào thơ Nguyễn Bính thật tự nhiên
như chính cuộc đời của người thôn quê vậy: Hai thôn chung lại một làng
Hình ảnh làng còn xuất hiện trong nhiều bài thơ khác nữa:
Tưng bừng vua mở khoa thi
Anh đỗ quan trạng vinh quy về làng(Giấc mơ anh lái đò)
Không chỉ vậy, hình ảnh bến nước, con đò, mái đình, hàng cau, giàn trầu
cũng là hình ảnh quen thuộc trong ca dao và làng quê Việt. Những con đò xuôi
ngược, những bến nước dập dìu, mái đình cong cong, giàn trầu xanh, hàng cau
thơm ngát vào những đêm trăng đã làm xao xuyến biết bao tâm hồn người, gợi
nhắc về một Việt Nam thật yên bình, mộc mạc mà say đắm. Nguyễn Bính viết:
...Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
...Bao giờ bến mới gặp đò
...Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Hình ảnh thôn quê trong Tương tư nhắc lại lòng ta về với ca dao:
- Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Những hình ảnh thôn quê mộc mạc dân dã bình dị đã góp thêm một nét
nữa trong bản sắc dân tộc cho bài thơ Tương tư.
2.5. Lối suy nghĩ gắn với thiên nhiên cây cỏ của quê hương
Thi nhân và con người Việt luôn sống gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên
trở thành người bạn tâm giao của con người. Từ xưa, cha ông ta đã nhờ đến
thiên nhiên để giãi bày cảm xúc tâm trạng của mình như:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
Mận hỏi đào về vườn hồng hay chính chàng trai hỏi cô gái mình yêu về
tình cảm đôi lứa. Nguyễn Du cũng mượn thiên nhiên để diễn tả bước đi của thời
gian:
Nửa năm hơi tiếng vừa quen
Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng( Truyện Kiều)
10


Nhân vật trữ tình trong Tương tư cũng đo đếm thời gian bằng sự thay đổi
của sắc lá:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Cây xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Chàng trai đã chờ đợi, nhớ thương cô gái từ ngày này sang ngày khác, từ
khi lá cây còn xanh đến khi lá cây đã chuyển sang màu vàng. Phải chờ đợi tha
thiết lắm, qua thời gian dài lắm thì mới có thể thấy sự chuyển đổi của sắc lá như
vậy. Và màu xanh, màu vàng của lá còn thể hiện những cung bậc cảm xúc của

chàng trai tương tư. Chàng trai chờ đợi cô gái với biết bao hy vọng cùng màu lá
xanh. Thời gian trôi qua, anh vẫn đợi chờ, yêu thương nhưng tình yêu vẫn chỉ
một phía. Những hờn giận, xót xa, trách móc, ngậm ngùi, có cả nỗi niềm thất
vọng trong màu vàng héo úa, tàn phai của cây lá. Có phải nỗi niềm đau đớn của
mối tình đơn phương đã nhuộm sắc lá thành vàng? Quả là thiên nhiên đã nói hộ
lòng người những cảm xúc thật khó giãi bày cho tường tận.
Thiên nhiên còn là chuẩn mực để chàng trai nhớ nhung, suy tưởng:
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Nếu gió mưa là quy luật của tự nhiên thì nỗi thương nhớ của tôi dành cho
nàng cũng là một điều rất đời thường, là quy luật của tình cảm. Hơn nữa chàng
trai còn nhờ hình ảnh trầu, cau để giãi bày khao khát về hôn nhân, về đám cưới
của mình và cô gái:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Trầu cau trở thành vật kết nối giữa anh và cô gái. Thiên nhiên của quê
hương đã trở thành chiếc cầu nối tình cảm của nhân vật trữ tình với người anh
yêu. Anh đã nhờ thiên nhiên nói hộ lòng mình những niềm khao khát thật tình
tứ, tế nhị, kín đáo và mang lại một hiệu quả nghệ thuật bất ngờ.
Bản sắc dân tộc trong bài thơ Tương tư được thể hiện khá rõ nét trong
những suy nghĩ, suy tư của nhân vật trữ tình gắn liền với thiên nhiên cây cỏ quê
hương.
2.6. Cách thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình trong bài Tương tư là anh chàng thôn quê đang tương tư
người con gái anh yêu. Tình yêu có rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau
nhưng nổi bật vẫn là nỗi nhớ. Chàng trai không táo bạo theo kiểu thành thị như
trong thơ Xuân Diệu mà chân chất, mộc mạc, giản dị nhưng cũng rất tinh tế, kín
đáo và tình tứ. Đây là nét chung trong cách thể hiện tình cảm của người Việt xưa
và nay. Cách nói bóng gió, vòng vo, ỡm ờ như thế ta bắt gặp nhiều trong ca dao:
Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

11


Chàng trai trong bài ca dao đã hỏi chuyện tình yêu với cô gái bằng cách
ẩn mình vào hình ảnh mận và đào. Hỏi rằng cô gái đã thương mến ai chưa với
hình ảnh: Vườn hồng có lối ai vào hay chưa thì quả thật duyên dáng.
Kế thừa nét tế nhị, kín đáo trong cách thổ lộ tình cảm, chàng trai trong thơ
Nguyễn Bính cũng mượn những hình ảnh hai thôn nhớ nhau để thể hiện nỗi nhớ
của anh dành cho cô gái anh yêu:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Chàng trai đã ẩn mình vào hình ảnh thôn Đoài một cách khéo léo để có
thể giãi bày hết những gam màu thương nhớ của lòng mình. Hai thôn nhớ nhau
ư? Chàng trai đang nhớ thương cô gái da diết cháy bỏng" chín nhớ mười mong"
nhưng vẫn kín đáo, tế nhị. Anh khao khát mong mỏi được gặp người mình yêu
mà lại là sự gặp gỡ của bến và đò: Bao giờ bến mới gặp đò
Vòng vo, ỡm ờ nhưng lại thật đáng yêu, đáng quý. Không chỉ vậy, chàng
trai còn bày tỏ ước mơ về hôn nhân, về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc gia đình
bằng hình ảnh trầu, cau thật gần gũi, giản dị, thật thiêng liêng. Có lẽ không có
cách nói nào hay hơn, tế nhị hơn, kín đáo hơn cách mà chàng trai đã thể hiện.
Dù không nói thẳng theo kiểu: Lại đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không
Nhưng cả cô gái, chàng trai và bạn đọc đều hiểu rằng anh đang tỏ tình với
người mình yêu một cách ý vị mà tha thiết, nồng nàn. Làm sao có thể không đáp
trả lời tỏ tình của một chàng trai hiền lành, sâu sắc, tế nhị mà chân thành. Con
người ấy, tình cảm ấy thật đẹp, thật đáng quý biết bao:

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào
Trầu, cau là những lễ vật không thể thiếu của đám hỏi, đám cưới. Người
con gái nhận miếng trầu của người con trai trao cho là đồng nghĩa đã đón nhận
tình cảm của chàng. Chàng trai đã khéo bày tỏ: nhà em có giàn giầu, nhà anh có
hàng cau, anh nhớ em tha thiết và anh đang mơ tới đám cưới của chúng mình.
Chàng trai trong bài Tương tư dù nhớ mong, chờ đợi, giận hờn, trách móc
hay khao khát, mơ ước thì đều thể hiện một cách tế nhị, kín đáo với lối nói vòng
vo, bóng gió mà hiệu quả thật bất ngờ.
Nét bản sắc dân tộc trong Tương tư của Nguyễn Bính không nằm riêng ở
một chi tiết nào, một câu thơ nào mà toát ra từ thể loại, đề tài, sử dụng ngôn từ,
biện pháp nghệ thuật, hình ảnh dân dã quen thuộc của làng quê, lối suy nghĩ tư
duy gắn với thiên nhiên cây cỏ quê hương, cách nhân vật trữ tình bày tỏ tình
cảm. Tất cả làm nên một Tương tư mang đậm " hồn xưa đất nước"( Hoài
Thanh).
12


3. Thiết kế giáo án minh họa

TƯƠNG TƯ
- Nguyễn Bính 3.1. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức: + Cảm nhận được tâm trạng của chàng trai tương tư với những diễn
biến chân thực và tinh tế; sự hòa quyện giữa cảnh quê và tình quê;
+ Nhận thức được vẻ đẹp của bài thơ mới đậm phong vị ca dao,
đậm bản sắc dân tộc.
- Kĩ năng: + Biết cảm thụ một tác phẩm trữ tình, biết phân tích diễn biến tân
trạng của nhân vật trữ tình trong thơ;

+ Biết nhận diện những biểu hiện của nét bản sắc dân tộc trong bài
thơ.
- Thái độ: + Biết trân trọng tình cảm trong sáng chân thành của con người;
+ Biết gìn giữ và phát huy những nét bản sắc dân tộc.
3.2. Phương tiện dạy học
3.3. Phương pháp dạy học
3.4. Tiến trình dạy học
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
* Bài mới
* Lời giới thiệu vào bài mới
Nội dung cần đạt
Hoạt động của GV – HS
I. Tìm hiểu chung
- Hs đọc phẩn tiểu dẫn
1. Tác giả
- Hãy cho biết những nét chính về - Chịu những mất mát đau thương từ nhỏ
cuộc đời nhà thơ NB?
( mẹ mất lúc 3 tháng tuổi, sống nương nhờ
bác và cậu ruột bên ngoại)
- Cuộc sống long đong lận đận vào Nam ra
Bắc
- Gv nói thêm: Câu thơ não nùng - Tham gia hoạt động cách mạng nhiệt tình
của Nguyễn Thế Vinh về cái chết - Lúc mất cũng gian nan vất vưởng( mất ở
của NB: Một lần chết bốn lần đưa
quê người, di chuyển đến 4 lần)
Tóc tang biết mấy cho vừa giai - Nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới: nhà thơ
nhân
lãng mạn" chân quê" với những vần thơ "
đánh thức người nhà quê" trong tâm hồn

người đọc
2. Tác phẩm
- Số lượng tác phẩm lớn với đề tài: viết về
- Kể tên những tác phẩm của nhà con người và cảnh vật đồng quê; tình yêu;
thơ NB mà em biết?
kháng chiến
- Nhận xét về những nét đặc trưng - Sử dụng thể thơ lục bát dân tộc
13


trong thơ NB?

- Có dấu ấn của ca dao trữ tình trong việc
bộc lộ cảm xúc
3. Bài thơ Tương tư
- Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Mai, 1939, in
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? trong tập Lỡ bước sang ngang( 1940)
- Bài thơ viết về đề tài gì? Nhận - Đề tài: + Tương tư( tình yêu)
xét của em về đề tài này trong văn
+ Quen thuộc trong văn học dân
học? Hãy lấy một số ví dụ cụ thể gian và văn chương bác học( Nhớ ai bổi hổi
bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống
về đề tài này?
- Gv có thể lấy thêm một số ví dụ than - ca dao, Thôi đã hết hờn ghen và giận
trong ca dao, của một số nhà thơ dỗi/ Được giận hờn nhau sung sướng biết bao
nhiêu - Tương tư chiều - Xuân Diệu)
viết về đề tài tình yêu
- Thể loại:
- Bài thơ viết theo thể loại gì? Vì + Thơ lục bát - thể thơ truyền thống dân tộc
-> Âm điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển phù

sao NB lại lựa chọn thể thơ này?
hợp với nỗi lòng của chàng trai tương tư.
+ Hầu hết sáng tác của NB đều được viết
với thể lục bát
- Em có suy nghĩ như thế nào về + Ca dao và nhiều nhà thơ nổi tiếng đã
thành công với thể lục bát dân tộc
thể thơ này trong văn học?
- Gv gọi HS đọc văn bản. Hướng - Bố cục: 3 phần(Bệnh tương tư của nhân vật
trữ tình - 4 câu đầu, Những cảm xúc của nỗi
dẫn cách đọc phù hợp
lòng tương tư - 12 câu tiếp, Lời tỏ tình kín đáo
- Gv có thể đọc mẫu bài thơ
duyên dáng - 4 câu cuối)
- Bài thơ có thể được chia làm
mấy phần? Nội dung chính của
II. Đọc - hiểu văn bản
từng phần?
1. Bệnh tương tư của nhân vật trữ tình
- Nhân hóa, ẩn dụ: Thôn Đoài(chàng trai) - Tương tư là câu chuyện muôn
nhớ - thôn Đông( cô gái)
thuở của nhân loại
-> Cách nói vòng vo, bóng gió xa xôi - cách
- Hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng
giãi bày tình cảm quen thuộc của người dân
nghệ thuật gì? Tác dụng?
thôn quê xưa
- Địa điểm trong câu thơ gợi nhắc
-> Địa điểm gợi không gian quen thuộc
về không gian nào?
trong ca dao

- Gv nói thêm: Làm trai cho đáng
-> Nỗi nhớ của con người tràn ngập không
nên trai/ Xuống Đông Đông tĩnh lên
Đoài Đoài yên - không gian trong gian
- Thành ngữ: chín nhớ mười mong - Nỗi
quen thuộc trong ca dao
- Xác định thành ngữ trong câu 2? nhớ tha thiết khôn nguôi cháy bỏng theo
thời gian
- Tác dụng của thành ngữ?
=> Nỗi nhớ tràn ngập cả không gian và kéo
- Cảm nhận về nỗi nhớ?
dài theo thời gian
- Nỗi nhớ là dấu hiệu để nhận ra - Gió, mưa: bệnh của giời(quy luật tự nhiên)
14


điều gì?
- Nhân vật trữ tình đã bộc lộ tình
yêu của mình dựa vào điều gì?
- Hãy xác định và cho biết ý nghĩa
của ngôn ngữ địa phương trong
câu thơ?
- Gv đọc thêm một số câu thơ có sử
dụng ngôn từ địa phương Bắc Bộ - là
nét đặc trưng và cũng tạo nên nét bản
sắc dân tộc trong thơ NB( Có giăng(

trăng) bóng lạnh vườn đào/ Có giàn
nhạc ngựa lơi vào trong đêm - Không
ngủ)


- Cảm nhận chung về 4 câu thơ
đầu?
- Cảm xúc tâm trạng của chàng
trai trong câu:" Hai thôn chung lại
một làng/ Cớ sao bên ấy chẳng
sang bên này"

- Nhận xét về nhịp thơ và cho biết
bước đi của thời gian trong câu:
"Ngày qua ngày lại qua ngày"
- Màu sắc lá thay đổi như thế nào
và nó cho ta những ý nghĩa gì?
- GV: Liên tưởng đến câu Kiều:
" Rừng phong thu đã nhuốm màu
quan san"

- Cùng với sự chờ đợi, chàng trai
còn có tâm trạng gì thể hiện trong

- Tương tư: bệnh tôi yêu nàng( tình cảm)
-> Thiên nhiên trở thành chuẩn mực để nhân
vật suy tưởng, anh đã dựa vào quy luật của
tự nhiên để giãi bày quy luật tình cảm của
con người
- Sử dụng ngôn từ địa phương( giời - trời):
câu thơ đậm chất thôn quê dân dã
* Tiểu kết: Nhờ cách giãi bày vòng vo, bóng
gió, nhờ ẩn dụ, nhân hóa, thành ngữ và vin
vào quy luật của trời đất, nhân vật trữ tình

đã bộc lộ một cách vừa kín đáo, tế nhị vừa
táo bạo tình yêu, nỗi nhớ tha thiết của anh
dành cho cô gái anh yêu
2. Những cung bậc cảm xúc của nỗi lòng
tương tư
- Hờn giận, mong ngóng và trách móc cô
gái: + Hai thôn chung lại một làng: khoảng
cách không gian không xa, nếu không muốn
nói là gần, ấy vậy mà em không sang?
+ Chàng trai đã chờ đợi mong ngóng
đến sốt ruột nên đã hỏi hơi vô lí: sao em
không sang?
+ Chàng đã lí giải biện minh để rồi lại
rơi vào đau đớn nhớ nhung, trách móc cô
gái
- Nhớ thương cháy bỏng
+ Nhịp 3/3 cùng với từ " lại" đã thể hiện
bước đi của thời gian nặng nề, chậm chạp
mang theo cả nỗi chán chường của con
người
+ Lá xanh-> lá vàng: Chàng trai đã nhớ
thương cô gái trong khoảng thời gian dài đủ
để thấy sắc lá thay đổi( xanh ->vàng), từ
mùa xuân đến mùa thu. Nỗi lòng nhớ
thương chờ đợi khoắc khoải đã nhuộm lá
cây thành màu vàng héo úa tàn phai
-> Nhân vật đã đo đếm thời gian, thể hiện
nỗi nhớ bằng hình ảnh thiên nhiên
- Giận hờn trách móc:
+ Đưa ra những lí do biện minh cho việc cô

15


câu thơ" Bảo rằng cách trở đò
giang/ Không sang là chẳng
đường sang đã đành/ Nhưng đây
cách một đầu đình/ Có xa xôi mấy
mà tình xa xôi"?
- Nét nổi bật về ngôn ngữ trong
đoạn thơ trên?

- Bên cạnh nỗi nhớ thương, giận
hờn, chàng trai còn bộc lộ tâm
trạng gì trong câu: "Tương tư thức
mấy đêm rồi/ Biết cho ai hỏi ai
người biết cho".
- Gv có thể liên hệ câu ca dao:
"Đèn thương nhớ ai/ Mà đèn
chẳng tắt/ Mắt thương nhớ ai/ Mắt
ngủ không yên"
- Niềm khao khát về sự gặp gỡ
được thể hiện qua những hình ảnh
nào, với nghệ thuật gì?

- Nhận xét về các cung bậc cảm
xúc trong tâm hồn của chàng trai
tương tư?

- Nhận xét về sự thay đổi trong
cách xưng hô của chàng trai? Cách

xưng hô em - anh thể hiện điều gì?

gái không sang: Cách trở đò giang - xa cách
về không gian
+ Xác nhận một sự thật khách quan: cách
một đầu đình - không gian rất gần
+ Xác nhận một sự thật về tình cảm: tình xa
xôi - khoảng cách về tâm hồn
-> Ngôn ngữ đời thường dân dã đã tạo điều
kiện cho nhân vật giãi bày nỗi giận hờn
trách móc, sầu buồn, có phần thất vọng mà
chân thành, tha thiết
- Than thở, thương thân, kể lể
+ Thời gian: mấy đêm - nhiều đêm - tương
tư trong thời gian dài -> thao thức nhớ
thương đến không ngủ
+ Lời hỏi tu từ: Không ai biết cho nỗi tương
tư của chàng, cô gái lại càng không biết
-> Thương thân, than thở, kể lể về nỗi khổ,
về mối tình đơn phương. Lời thơ ngậm ngùi
xót xa.
- Niềm khao khát được gặp gỡ
+ Bao giờ: hiện tại là đơn phương nhưng
chàng vẫn hy vọng ở tương lai
+ Nghệ thuật ẩn dụ, lối nói vòng vo: bếnđò, hoa khuê các- bướm giang hồ gặp nhau
thật ý nhị, kín đáo( anh gặp nàng)
+ Câu hỏi tu từ: dù tha thiết khao khát
nhưng vẫn lo lắng thấp thỏm bất an
-> Hình ảnh đẹp về niềm hy vọng
* Tiểu kết: Với nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ,

sử dụng những hình ảnh thôn quê dân dã,
câu hỏi tu từ, cách nói bóng gió chàng trai
đã giãi bày tất cả các cung bậc cảm xúc từ
giận hờn, trách móc đến nhớ nhung rồi lại
than thân kể lể và khao khát mong mỏi,
thêm cả những lo lắng, thất vọng. Tất cả đều
thể hiện một tình yêu tha thiết cháy bỏng
nhưng đơn phương, đượm buồn.
3. Lời tỏ tình kín đáo, duyên dáng, ý vị
- Xưng hô: thôn Đoài - thôn Đông -> Một
người - một người -> Tôi - nàng -> Em anh => Có sự phát triển từ xa cách đến gần
16


- Cặp hình ảnh tạo được sự chú ý
là hình ảnh nào? Tâm trạng của
nhân vật thể hiện như thế nào qua
hình ảnh đó?
- Chàng trai đã thể hiện khao khát
về nhân duyên bằng nghệ thuật gì?
Tìm những kiểu bộc lộ tương tự?
- Gv có thể liên hệ đến câu ca dao:

gũi và cặp Em - anh thể hiện tình cảm thân
mật, tình yêu đôi lứa dâng trào tha thiết.
- Giàn giầu - hàng cau: gợi hình ảnh về đám
cưới của anh và cô gái.
->Lối nói vòng vo, bóng gió, ẩn dụ, hình
ảnh dân dã, chàng trai thể hiện ước mơ chân
thành về hôn nhân, về hạnh phúc gia đình.

Ước mơ là minh chứng cho tình yêu sâu sắc
mãnh liệt, chân thành của nhân vật.

Giúp em quan tám tiền cheo/ Quan - Câu hỏi tu từ: Vừa bộc lộ tình yêu chung
năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
thủy duy nhất của chàng trai thôn Đoài luôn

- Câu hỏi cuối bài thơ thể hiện nét hướng về cô gái thôn Đông vừa thể hiện nỗi
tâm trạng nào của chàng trai?
buồn kín đáo của mối tình đơn phương vì
giầu không thôn Đông lại nhớ cau ở thôn
nào đó( không phải cau thôn Đoài)
* Tiểu kết: Nhờ hình ảnh dân dã, nghệ thuật
- Điều ấn tượng nhất của em về ẩn dụ, lối nói ẩn ý, chàng trai đã thể hiện
bốn câu thơ cuối bài Tương tư?
thành công lời tỏ tình duyên dáng, kín đáo
và rất ý vị. Lời tỏ tình là ước mơ, là khao
khát chân thành về hôn nhân. Nó cũng thể
hiện nét đẹp tâm hồn của người dân Việt.
III. Củng cố
- Cái hay cái đẹp về giá trị nội - Tâm trạng của chàng trai tương tư với các
dung và nghệ thuật của bài thơ?
cung bậc cảm xúc chân thực và tinh tế; sự
- Suy nghĩ và cảm xúc của em sau hòa quyện giữa cảnh quê và tình quê;
khi học xong bài Tương tư của - Bài thơ đậm phong vị ca dao, đậm bản sắc
Nguyễn Bính?
dân tộc.
IV. Luyện tập
- Gv giao bài tập cho HS làm tại Bài tập 1: Hồn xưa đất nước trong đoạn thơ
lớp

sau trong bài Tương tư của Nguyễn Bính:
- HS thực hiện công việc
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
- HS trình bày, Gv nhận xét và Một người chín nhớ mười mong một người
tổng kết vấn đề
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Gợi ý: thể lục bát; sử dụng ẩn dụ, so sánh,
thành ngữ; sử dụng từ địa phương" giời"; hệ
thống hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông; lối
nói giọng kể bóng gió xa xôi; sự chân thành
trong tình cảm; lối suy nghĩ gắn với thiên
nhiên cây cỏ quê hương.
17


Bài tập 2: Nét bản sắc dân tộc Việt được
biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Gợi ý: Thể thơ lục bát, đề tài tương tư, sử
dụng ngôn từ và biện pháp nghệ thuật, hình
ảnh của làng quê Việt Nam, lối suy nghĩ gắn
với thiên nhiên cây cỏ quê hương và cách
nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc.
IV. KIỂM NGHIỆM
Sau hai năm học( 2011 - 2012, 2012 - 2013), Tôi thể nghiệm dạy - học bài
thơ Tương tư của Nguyễn Bính từ góc nhìn bản sắc dân tộc đạt kết quả tốt:
100% học sinh hứng thú và sôi nổi tham gia xây dựng bài, tính đến cuối năm
học 2011- 2012, 2012 - 2013 có từ 95% đến 100% h/s có nhận thức đúng đắn và
tích cực qua phát biểu ý kiến trên lớp và qua bài tập trắc nghiệm. Học sinh học
tập hứng thú hơn bởi hướng tiếp cận mới, đem đến một tâm lí mới. Đặc biệt

cách dạy này không chỉ cho học sinh thấy những cái hay cái đẹp về giá trị nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn thấy nét đặc sắc trong Tương tư so với
những bài thơ cùng thời, cùng đề tài. Học sinh còn thấy rõ, bản sắc dân tộc trong
thơ Nguyễn Bính là nét riêng, độc đáo, là sự khác biệt giữa thơ ông và các tác
giả khác. Bản sắc dân tộc trong Tương tư và các tác phẩm khác làm nên nét đặc
trưng cho thơ Nguyễn Bính. Tiếp cận Tương tư của Nguyễn Bính từ góc nhìn
bản sắc dân tộc còn cho học sinh hiểu thêm về những biểu hiện của bản sắc dân
tộc Việt trong đời sống hằng ngày. Học sinh nhận biết và tôn thêm lòng yêu dân
tộc. Lòng tự tôn dân tộc sẽ gắn liền với hành động bảo vệ, gìn giữ, phát huy nét
bản sắc dân tộc trong thời kì hiện đại. Tiếp cận Tương tư từ góc nhìn bản sắc
dân tộc là dạy cho học sinh biết yêu dân tộc một cách thiết thực, sâu sắc.
Hướng tiếp cận mới này, qua tham khảo ý kiến đồng nghiệp và các giáo
viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy: 100% các thầy cô đều đồng ý môn Ngữ
Văn có lợi thế lớn trong việc giáo dục nhân cách, hành vi ứng xử, lối sống, ý
thức và hành động giữ gìn, phát huy nét bản sắc dân tộc Việt; 100% giáo viên
trong tổ Văn đồng ý đây là sáng kiến kinh nghiệm có tính thiết thực và hiệu quả
cao, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phổ biến cho nhiều đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là dạy ôn theo khối và dạy ôn thi học sinh
giỏi, Cao đẳng, Đại học.
Sau hai năm tôi dạy thể nghiệm đề tài Tiếp cận bài thơ Tương tư từ góc
nhìn bản sắc dân tộc đạt kết quả tốt. Tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra
khách quan nhưng kết quả giữa các lớp dạy và không dạy theo hướng tiếp cận
mới có sự khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt này càng khẳng định hiệu quả của
hướng tiếp cận bài thơ Tương tư từ góc nhìn bản sắc dân tộc. Kết quả của bài
kiểm tra khách quan được thể hiện ở các bảng tổng hợp sau:
Năm học 2011 - 2012:
18


* Các lớp không dạy theo hướng tiếp cận từ góc nhìn bản sắc dân tộc

Stt Lớp
Nội dung trắc nghiệm
H/s trả lời
H/s trả lời
đúng (Tỉ lệ %) sai (Tỉ lệ %)
Giá trị nội dung và nghệ thuật của
1
11C3 Tương tư, nhận diện và cảm nhận
60 %
40 %
nét bản sắc dân tộc trong Tương tư
và một số tác phẩm khác, tình cảm
2
11C5 và hành động của học sinh đối với
55 %
45 %
bản sắc dân tộc trong thời kì hiện
đại,...
* Các lớp dạy theo hướng tiếp cận từ góc nhìn bản sắc dân tộc
Stt Lớp
Nội dung trắc nghiệm
H/s trả lời
H/s trả lời
đúng (Tỉ lệ %) sai (Tỉ lệ %)
Giá trị nội dung và nghệ thuật của
1
11C4 Tương tư, nhận diện và cảm nhận
100 %
0%
nét bản sắc dân tộc trong Tương tư

và một số tác phẩm khác, tình cảm
2
11C6 và hành động của học sinh đối với
95 %
5%
bản sắc dân tộc trong thời kì hiện
đại,...
Năm học 2012 - 2013:
* Các lớp không dạy theo hướng tiếp cận từ góc nhìn bản sắc dân tộc
Stt Lớp
Nội dung trắc nghiệm
H/s trả lời
H/s trả lời
đúng (Tỉ lệ %) sai (Tỉ lệ %)
Giá trị nội dung và nghệ thuật của
1
11A4 Tương tư, nhận diện và cảm nhận
53 %
47 %
nét bản sắc dân tộc trong Tương tư
và một số tác phẩm khác, tình cảm
2
11A6 và hành động của học sinh đối với
58 %
42 %
bản sắc dân tộc trong thời kì hiện
đại,...
* Các lớp dạy theo hướng tiếp cận từ góc nhìn bản sắc dân tộc
Stt Lớp
Nội dung trắc nghiệm

H/s trả lời
H/s trả lời
đúng (Tỉ lệ %) sai (Tỉ lệ%)
Giá trị nội dung và nghệ thuật của
1
11A5 Tương tư, nhận diện và cảm nhận
97 %
3%
nét bản sắc dân tộc trong Tương tư
và một số tác phẩm khác, tình cảm
19


2

11A9 và hành động của học sinh đối với
bản sắc dân tộc trong thời kì hiện
đại,...

99 %

1%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Là một giáo viên tâm huyết với nghề, trong những năm qua, đặc biệt từ
khi đổi mới SGK, tôi đã không ngừng tìm tòi, mạnh dạn đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh để nâng cao
hiệu quả giờ dạy. Tôi đã tiến hành thể nghiệm dạy - học bài thơ Tương tư theo
hướng tiếp cận từ góc nhìn bản sắc dân tộc và đạt kết quả tốt.

Đây là một hướng tiếp cận mới vẫn đảm bảo yêu cầu của một giờ dạy học Ngữ Văn, hơn nữa lại đem đến cho học sinh những cái nhìn mới, kiến thức
mới về tác phẩm, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, hành động của học
sinh. Hướng tiếp cận này đã gợi mở những cách tiếp cận mới với những tác
phẩm văn chương vừa thấy được cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm vừa giáo dục tư tưởng, lối sống lành mạnh, hành động tích cực để hoàn
thiện tâm hồn, nhân cách cho học sinh, phát huy tối đa giá trị, tác dụng của văn
học đối với con người, xã hội.
II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Để việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn, để những bài dạy học
Ngữ Văn đạt kết quả tốt hơn, tôi kính đề nghị các giáo viên dạy Ngữ Văn
thường xuyên tìm tòi những hướng tiếp cận mới đối với tác phẩm văn học và
trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để nhân rộng mô hình, cải thiện
kết quả dạy học. Tôi cũng mong muốn Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Bộ GD&ĐT có
những chương trình tập huấn về hướng tiếp cận mới với tác phẩm văn học trong
nhà trường để chúng tôi học tập kinh nghiệm, để áp dụng vào thực tế giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học môn
Ngữ Văn. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng
nghiệp cũng như học sinh để đề tài hoàn thiện và có ý nghĩa thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
...........................................................
nghiệm của mình viết, không sao chép
...........................................................
nội dung của người khác.
...........................................................
Người viết SKKN
...........................................................

...........................................................
...........................................................
...........................................................
Trương Lệ Anh
20


MỤC LỤC

TRANG

A. Đặt vấn đề

1

B. Giải quyết vấn đề

1

I. Cơ sở lí luận của vấn đề

1

1. Bản sắc dân tộc biểu hiện trong văn học

1

2. Chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học

2


3. Một số phương pháp thực hiện

2

II. Thực trạng của vấn đề

3

1. Thực trạng chung của vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc dân
tộc
2. Thực trạng vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc đối với
giáo viên và học sinh
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện

3
4

1. Những biểu hiện bản sắc dân tộc trong Tương tư

4

2. Tiếp cận bài thơ Tương tư từ góc nhìn bản sắc dân tộc

6

2.1. Thể loại

6


2.2. Đề tài

7

2.3. Sử dụng ngôn từ, biện pháp nghệ thuật

7

2.4. Hình ảnh thôn quê, làng quê Việt Nam

9

2.5. Lối suy nghĩ gắn với thiên nhiên cây cỏ của quê hương

10

2.6. Cách thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình

11

3. Thiết kế giáo án minh họa

13

IV. Kiểm nghiệm

18

C. Kết luận và đề xuất


20

I. Kết luận

20

II. Kiến nghị đề xuất

20

4

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
------- ***** -------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TIẾP CẬN BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH
TỪ GÓC NHÌN BẢN SẮC DÂN TỘC

Người thực hiện: Trương Lệ Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2013
22




×