Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm lồng ghép có hiệu quả các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bảo từ đối với đời sống và sức khỏe con người trong một số giờ dạy môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.41 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
-----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP CÓ HIỆU QỦA CÁC KIẾN THỨC VỀ BÃO TỪ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO TỪ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SỨC
KHOẺ CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ GIỜ DẠY MÔN VẬT LÍ

Người thực hiện: Lê Thị Huy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lí

THANH HOÁ NĂM 2013


M ỤC L ỤC
Trang
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
1
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh
hưởng của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người.
1. Bão từ là gì?
2
2. Quan điểm lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão


3
từ tới đời sống và sức khoẻ con người trong các giờ dạy học Vật lí
4
II. Thực trạng của vấn đề lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh
hưởng của bão từ đối với đời sống cho học sinh THPT trong các giờ
dạy học Vật Lí.
4
1. Thực trạng của vấn đề lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh
hưởng của bão từ đối với đời sống và sức khoẻ cho học sinh THPT
trong các giờ dạy học môn Vật Lí
2. Kết quả của thực trạng trên
4
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
1. Các bài học và nội dung lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh
5
hưởng của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người trong chương
trình Vật Lí THPT
2. Lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới đời
6
sống và sức khoẻ con người thông qua các giáo án mẫu
IV. Phần kiểm nghiệm
17
19
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị đề xuất
19
Phụ lục ảnh: Các hình ảnh về hệ Mặt Trời, bão Mặt Trời và bão từ

Thư mục tham khảo


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội…tác động lên từng cá
thể hay cả cộng đồng. Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi
trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Từ xa xưa, vấn đề sức
khoẻ của con người luôn được đặt lên quan tâm hàng đầu, nhất là khi chất lượng
cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao như hiện nay. Nhưng không phải
chất lượng cuộc sống được nâng cao thì con người sẽ không có bệnh tật, sẽ sống
lâu, sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của thiên nhiên tới sức khoẻ.
Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người có rất nhiều: do điều
kiện kinh tế xã hội, do sức đề kháng của con người, do ô nhiễm môi trường tại nơi
sinh sống, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, do thiên nhiên có những chu kì hoạt
động riêng mà con người không thể khống chế hay thay đổi được như các hiện
tượng bão lụt, giông tố…Một trong những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người được quan tâm trong năm 2013 là bão từ.
Chắc hẳn tất cả chúng ta không chỉ riêng gì học sinh nghe tới hai từ bão từ
cũng không phải là quá xa lạ nhưng để hiểu thế nào là bão từ và ảnh hưởng của nó
tới đời sống và sức khoẻ con người trên Trái Đất thì không phải ai cũng hiểu rõ. Từ
lâu chúng ta đã biết rằng Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Mặt Trời lại
là trung tâm của hệ nên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời chịu ảnh hưởng rất
lớn từ Mặt Trời. Trái Đất của chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ. Xung
quanh Mặt Trời có từ trường nhưng xung quanh Trái Đất cũng có từ trường. Vì thế
từ trường Trái Đất sẽ chịu sự chi phối của từ trường của Mặt Trời. Khi Mặt Trời
hoạt động sẽ làm từ trường của Mặt Trời biến đổi dẫn đến từ trường Trái Đất biến
thiên gây ra bão từ.
Các nhà khoa học sau nhiều năm theo dõi và nghiên cứu đã chỉ ra rằng chu kì
hoạt động trung bình của Mặt Trời là 11 năm. Trong các năm từ 2010 đến 2013 là
những năm nằm trong chu kì Mặt Trời hoạt động mạnh. Những năm Mặt Trời hoạt

động mạnh sẽ gây ra bão từ mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới từ trường Trái Đất. Trong
chương trình Vật Lí THPT có đề cập tới bão từ nhưng chỉ là khái niệm và một số
kiến thức sơ khai ban đầu. Vì thế tôi đã nghiên cứu và tổng hợp đưa thêm các kiến
thức bên ngoài sách giáo khoa về bão từ vào bài giảng để học sinh hiểu rõ hơn về
bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người, giúp học sinh
thấy được sự liên hệ giữa Vật Lí với đời sống, đồng thời tạo thêm sức hấp dẫn cho
bài giảng và sự “mềm mại” cho môn Vật Lí.
Vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Lồng ghép có hiệu quả kiến thức về
bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người cho học
sinh THPT trong một số giờ dạy Vật Lí”. Đóng góp của đề tài là: vận dụng có
hiệu quả việc tổng hợp các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ đối với đời
sống và sức khoẻ vào những tiết học cụ thể của chương trình Vật Lí THPT.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của
bão từ tới đời sống và sức khoẻ.
1. Bão từ là gì?
* Khái niệm: Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kì mà kim
la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng
ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời (gió Mặt Trời) tác dụng lên các đường cảm ứng
từ của Trái Đất.
* Bão từ trên Trái Đất
Các quá trình được miêu tả như sau:
Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường có độ lớn
vào khoảng 6.10-9T (tesla – đơn vị đo từ trường)
Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.
Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện
cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenzt). Dòng điện
cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái

Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.
Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường trái Đất liên tục biến thiên và kim la
bàn dao động mạnh.
Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như
hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược
lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái
Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất.
Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu,
M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ
trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5,
G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện
nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt
động rất mạnh.
2. Quan điểm lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới
đời sống và sức khoẻ cho học sinh THPT trong các giờ dạy học môn Vật lí.
2.1. Một số định hướng nội dung kiến thức về bão từ khi dạy học vật lý ở trường
THPT:
Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung tích hợp các kiến thức về bão từ
phù hợp với từng tiết học, có thể nêu lên một số vấn đề về có liên quan trực tiếp tới
hoạt động của Mặt Trời:
* Hệ Mặt Trời
- Mặt Trời là trung tâm của hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng (được gọi là sao
theo đúng nghĩa của từ sao trong Vật Lí)


- Tám hành tinh lớn tính từ Mặt Trời ra xa là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả
tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
* Cấu trúc của Mặt Trời: gồm hai phần chính
- Quang cầu (còn gọi là quang quyển): Là khối cầu nóng sáng có dạng một đĩa tròn
sáng với bán kính góc 16 phút. Khối cầu này chúng ta nhìn thấy từ Trái Đất.

- Khí quyển Mặt Trời: là lớp bao quanh quang cầu được cấu tạo chủ yếu bởi hiđrô,
hêli… có nhiệt độ rất cao. Khí quyển Mặt Trời được phân làm hai lớp:
+ Sắc cầu: là lớp khí nằm sát mặt quang cầu có độ dày trên 10000 km và có nhiệt
độ khoảng 45000C.
+ Nhật hoa: là lớp phía ngoài sắc cầu được cấu tạo bởi các ion (trạng thái plaxma)
có nhiệt độ gần 1triệu độ.
* Sự hoạt động của Mặt Trời
Qua các ảnh chụp Mặt Trời trong nhiều năm, người ta thấy quang cầu sáng
không đều, có cấu tạo dạng hạt gồm những hạt sáng biến đổi trên nền tối. Tuỳ theo
thời kì còn xuất hiện nhiều dấu vết khác: vết đen, bùng sáng, tai lửa.
Vết đen có màu sẫm tối, nhiệt độ khoảng 4000K (37270C). Từ vết đen có kéo
theo những bùng sáng. Từ các bùng sáng này phóng mạnh ra tia X và dòng hạt tích
điện gọi là “gió Mặt Trời”.
Năm Mặt Trời có nhiều vết đen nhất xuất hiện được gọi là năm Mặt Trời hoạt
động. Sự hoạt động của Mặt Trời diễn ra theo chu kì và có liên quan tới số vết đen.
Chu kì hoạt động trung bình của Mặt Trời là 11 năm.
Bão mặt trời gây ra bão từ: “Gọi là bão Mặt trời vì trong lòng mặt trời có
phản ứng nhiệt thạch luôn luôn tỏa ra năng lượng (giống như một nồi nước đang
sôi, tăng thêm nhiệt lượng, nước sẽ bùng lên, tung ra). Lúc hoạt động mạnh, mặt
trời có nhiều vết đen và có những vụ nổ”.
Khi đó có dòng hạt mang điện electron, proton, một số hạt nhân nguyên tử nhẹ
chuyển động tạo nên dòng điện. Khi đi đến Trái Đất, làm cho từ trường Trái Đất
thay đổi. Trong khi trên Trái Đất, mọi vật đều có điện nên sẽ làm cho Trái Đất xuất
hiện một dòng cảm ứng. Lúc này ba dòng: từ trường Trái Đất, từ trường cảm ứng
của Trái Đất và từ trường của dòng các hạt mang điện đi từ Mặt Trời tác động lên
nhau làm cho kim nam châm luôn luôn thay đổi, hiện tượng đó gọi là bão từ.
2.2. Cách triển khai lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ
đối với đời sống trong giờ dạy học Vật Lí
Giữ nguyên nội dung chủ yếu của bài học, lồng ghép các kiến thức về bão từ và
ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống ở từng mục, từng tiết học cụ thể.

2.3. Nguyên tắc lồng ghép kiến thức về bão từ cho học sinh THPT trong các giờ
dạy học môn Vật lí.
- Không làm mất đi nội dung cơ bản của tiết học;
- Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện;


- Phát huy tính tích cực nhận thức của HS, khai thác kiến thức sẵn có mà học sinh
tìm hiểu được, tận dụng cơ hội để học sinh nêu những hiểu biết thêm của bản thân.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP CÁC KIẾN THỨC VỀ BÃO
TỪ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO TỪ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SỨC KHOẺ
CHO HỌC SINH THPT TRONG MỘT SỐ GIỜ DẠY HỌC VẬT LÍ
1. Thực trạng của vấn đề lồng ghép các kiến thức vê bão từ và ảnh hưởng của
bão từ đối với đời sống và sức khoẻ cho học sinh THPT trong các giờ dạy học
môn Vật Lí
Hoạt động giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về
tất cả các vấn đề của đời sống. Từ năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục đào tạo đã
phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy
trong dạy học luôn phải chú trọng tới sự chủ động, tích cực và sáng tạo của học
sinh trong các tiết học. Các nội dung kiến thức được lồng ghép thêm vào bài giảng
được thực hiện trong tất cả các môn học để gây hứng thú học tập cho học sinh, nhất
là các môn thuộc ban KHTN như Toán, Hoá học, Vật Lí, Sinh học... là các môn
xưa nay vẫn được xem là nguyên tắc và khô khan. Đối với riêng môn Vật Lí là môn
học có nhiều nội dung kiến thức được xây dựng từ thực tiễn và có nhiều ứng dụng
trong đời sống, việc lồng ghép các kiến thức ngoài sách giáo khoa vào bài giảng
không chỉ gây hứng thú học tập cho học sinh mà còn giúp học sinh vận dụng được
các kiến thức được học đó vào đời sống hàng ngày. Như vậy dạy học không những
là thầy dạy học sinh kiến thức mà còn là giúp học sinh vận dụng được những kiến
thức đó vào thực tiễn. Điều đó giúp hiệu quả của công tác dạy học được nâng cao
rõ rệt. Qua trao đổi và khảo sát ở các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn
cũng như các trường THPT ở các huyện khác tôi nhận thấy thực trạng của vấn đề

lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới đời sống và sức
khoẻ con người trong các giờ dạy học môn Vật lí nổi lên những vấn đề sau:
- Các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống và sức khoẻ
gần như không được đưa vào bài giảng trong các giờ dạy học của môn Vật Lí vì
ngay đối với cả giáo viên đó là phần không trọng tâm, không thi tới, không cần
phải lưu ý.
- Do thời lượng tiết học hạn hẹp và các kiến thức về không nằm trong chương trình
thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng nên đôi lúc việc lồng ghép các kiến thức về
bão từ vào bài giảng chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức.
- Hoặc rất ít trường hợp đưa được kiến thức về bão từ vào bài giảng nhưng không
có minh hoạ, cũng không sát thực tế lại gây nhiễu kiến thức đối với học sinh.
2. Kết quả của thực trạng lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hường của
bão từ đối với đời sống và sức khoẻ cho học sinh THPT trong các giờ dạy học
môn Vật lí
Từ thực trạng trên dẫn đến kết quả là:


- Kiến thức của đa số học sinh về bão từ và ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống
còn lơ mơ. Nhiều em còn không hiểu tại sao phải học về từ trường Trái Đất và bão
từ, và học về nó rồi để các em biết điều gì. Từ đó làm các em không có hứng thú
học dẫn tới ý thức học tập của các em chưa tốt.
- Phần từ trường lớp 11 và phần các hạt sơ cấp lớp 12 là một phần trừu tượng, khô
khan và khó hiểu. Hơn nữa với kiến thức cơ bản được trình bày trong sách giáo
khoa các em không hiểu được học phần đó để làm gì và phần kiến thức đó có ý
nghĩa gì trong đời sống. Điều đó dẫn tới hứng thú học tập của các em giảm sút rõ
rệt và khả năng tiếp thu kiến thức không cao, ý thức học cũng kém đi.
Vậy làm thế nào để bài giảng có hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến chuẩn
kiến thức, kĩ năng của bài học đó vừa nâng cao ý thức học tập đồng thời nâng cao
hứng thú học tập cho các em thực sự là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là một
kinh nghiệm nhỏ để có thể giải quyết được câu hỏi trên.

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bài học và nội dung lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng
của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người trong chương tình Vật Lí THPT
STT
Tên bài
Nội dung lồng ghép
1 Từ trường ( VL 11 CB)
- Về từ trường và cảm ứng từ.
- Về từ trường Trái Đất và ảnh hưởng của bão
từ đối với con người
2
Từ trường (VL11NC)
- Về từ trường và cảm ứng từ (đại lượng đặc
trưng cho từ trường).
- Về cảm ứng từ và độ lớn cảm ứng từ của từ
trường Trái Đất.
3 Từ trường Trái Đất
- Về bão từ và nguyên nhân gây ra bão từ.
(VL11NC)
- Về hoạt động của Mặt Trời và mức độ mạnh,
yếu của bão từ.
- Về ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống và
sức khoẻ con người.
4 Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
- Về Mặt Trời và hệ Mặt Trời. Hoạt động của
(VL12NC)
Mặt Trời
- Về nguyên nhân gây ra bão từ và ảnh hưởng
của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người.
5 Cấu tạo vũ trụ (VL12CB) - Về hệ Mặt Trời và hoạt động của Mặt Trời

- Về nguyên nhân gây ra bão từ và ảnh hưởng
của bão từ tới đời sống và sức khoẻ con người.
2. Lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới đời sống và
sức khoẻ con người thông qua các giáo án mẫu


Giáo án thứ nhất:
Tiết 52: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT (Vật lí 11 Nâng cao)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Trả lời được các câu hỏi:
- Độ từ thiên là gì? Độ từ khuynh là gì?
- Bão từ là gì? Ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống và sức khoẻ con người?
2. Về kỹ năng
- Giải thích sự định hướng của kim nam châm trên mặt đất
- Giải thích hiện tượng bão từ. Ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống và sức khoẻ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- La bàn từ khuynh
- Tìm những tài liệu liên quan đến bão từ và ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống.
- Một số hình ảnh, video về hoạt động của Mặt Trời và bão từ.
2. Học sinh
- Ôn lại tương tác từ và từ trường
3. Ứng dụng CNTT
- Máy chiếu, máy tính…để chiếu các hình ảnh và các video
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề mới
Hoạt động của giáo viên

- Đặt câu hỏi kiểm tra bài
cũ: Từ trường là gì? Trong
đời sống người ta dùng
dụng cụ gì để xác định
hướng Nam - Bắc?
- Nhận xét, đánh giá câu
trả lời của học sinh
- Tại sao kim nam châm
của la bàn lại bị lệch khỏi
phương Bắc – Nam địa lí.
Nguyên nhân là do từ
trường Trái Đất ảnh
hưởng tới kim nam châm
của la bàn.

Hoạt động của học sinh
- Trả lời câu hỏi của giáo
viên

- Nhận xét câu trả lời của
bạn

Nội dung cần đạt
- Nêu được khái niệm từ
trường
- Dụng cụ xác định
hướng là la bàn


Hoạt động 2: Tìm hiểu độ từ thiên, độ từ khuynh và các từ cực của Trái Đất

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh thảo - Thảo luận nhóm
1. Độ từ thiên. Độ từ
luận nhóm
- Nhắc lại về kinh tuyến khuynh
a) Độ từ thiên
địa lí.
- Giáo viên giới thiệu về
- Kinh tuyến từ là các
kinh tuyến từ.
đường sức từ của từ
- Yêu cầu học sinh tìm
trường Trái Đất nằm
hiểu mục 1.a Sgk
trên mặt đất.
- Yêu cầu học sinh phát - Nêu khái niệm độ từ - Độ từ thiên là góc lệch
biểu thế nào là độ từ thiên.
giữa kinh tuyến từ và
thiên.
kinh tuyến địa lí, kí hiệu
là D.
- Độ từ thiên ở đâu có - Nêu quy ước về dấu - Khi cực Bắc của kim
giá trị dương, ở đâu có của độ từ thiên
là bàn lệch sang phía
giá trị âm?
Đông là độ từ thiên
dương, ngược lại là độ
từ thiên âm.
b) Độ từ khuynh

- Đọc mục 1.b Sgk
- La bàn từ khuynh là la
- Thế nào là la bàn từ
khuynh?
bàn có 1kim nam châm
nhỏ có thể quay tự do
quanh trục nằm ngang đi
qua trọng tâm của nó.
- Trả lời câu hỏi độ từ
- Trình bày thế nào là độ - Độ từ khuynh là góc
khuynh là gì?
từ khuynh?
hợp bởi kim nam châm
của la bàn từ khuynh và
mặt phẳng nằm ngang,
kí hiệu là I.
- Độ từ khuynh ở đâu có - Quy ước về dấu của độ - Khi cực Bắc của kim
giá trị dương? ở đâu có
từ khuynh
nam châm ở phía dưới
giá trị âm?
mặt phẳng nằm ngang
- Nêu giá trị độ từ - Lắng nghe
thì độ từ khuynh dương
khuynh ở một vài nơi
và ngược lại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các từ cực của Trái Đất
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh đọc

- Đọc mục 2sgk, thảo 2. Các từ cực của Trái
mục 2sgk và thảo luận
luận nhóm
Đất
- Yêu cầu học sinh trình - Trình bày về các địa - Trái Đất có hai địa cực


bày về các địa cực
- Nêu chiều đường sức
từ của Trái Đất.

cực trong địa lí

- Nêu cách xác định và vị - Trình bày về các từ
trí các từ cực của Trái cực của Trái Đất và vị
Đất.
trí các từ cực.

và hai từ cực.
- Chiều đường sức từ
của Trái Đất là chiều
Nam - Bắc.
- Từ cực Bắc nằm ở nam
bán cầu, từ cực Nam
nằm ở bắc bán cầu.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về bão từ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
3. Bão từ

- Trình bày về bão từ.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Bão từ là những biến
đổi của các yếu tố từ
trường Trái Đất xảy ra
hầu như cùng một lúc
trên quy mô toàn cầu.
- Bão từ chia thành hai
loại: loại yếu; loại mạnh
Bão từ mạnh xảy ra
trong thời gian Mặt Trời
- Yêu cầu học sinh đọc
- Đọc mục “Em có biết” hoạt động mạnh có ảnh
mục “Em có biết”
hưởng tới đời sống và
sức khoẻ con người.
Hoạt động 5: Lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ tới
đời sống và sức khoẻ con người
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Nêu khái niệm bão từ, - Chú ý lắng nghe, ghi - Khái niệm: Bão từ hay
nguyên nhân gây ra bão nhận kiến thức
còn gọi là bão địa từ trên
từ, các cấp đô mạnh,
Trái Đất là những thời kì
yếu của bão từ.
mà kim la bàn dao động
mạnh. Nguyên nhân gây
- Giới thiệu các hình
ra bão từ là do dòng hạt

ảnh, các video về bão
mang điện phóng ra từ
Mặt Trời
các vụ bùng nổ trên Mặt
Trời (gió Mặt Trời) tác
dụng lên các đường cảm
ứng từ của Trái Đất.
- Trình bày các ảnh - Lắng nghe. Ghi nhớ.
- Bão từ trên Trái Đất
Các quá trình được
hưởng của bão từ tới từ


trường Trái Đất.

- Giới thiệu các hình
ảnh về bão từ và hoạt
động của bão từ

- Quan sát các hình ảnh
và thảo luận.

miêu tả như sau:
Các dòng hạt mang
điện phóng ra từ Mặt
Trời sinh ra một từ
trường. Từ trường này ép
lên từ trường Trái Đất
làm cho từ trường nơi bị
ép tăng lên sinh ra dòng

điện cảm ứng chống lại
sự tăng từ trường Trái
Đất.
Dòng điện cảm ứng
này có thể đạt cường độ
hàng triệu ampe chuyển
động vòng quanh Trái
Đất và gây ra một từ
trường rất lớn tác dụng
lên từ trường Trái Đất.
Hiện tượng này tiếp
diễn làm cho từ trường
Trái Đất liên tục biến
thiên và kim la bàn dao
động mạnh.
Cường độ bão được
chia thành 5 mức, cấp 1
nhỏ nhất tương ứng với
50 - 100 nanoTesla (nT)
và cấp 5 là lớn nhất
(khoảng 400 - 500 nT).
Do nằm trong chu
trình 11 năm nên năm
2012 và năm 2013 dự
báo sẽ có bão từ đạt cấp 4
– 5 và là các năm bão từ
thực sự bùng nổ với
khoảng 40 - 45 trận bão
từ, trung bình mỗi tháng
có khoảng 3 trận.

- Ảnh hưởng của bão từ:
+ Đối với đời sống: cắt


- Nêu ảnh hưởng của
bão từ tới đời sống và
sức khoẻ con người.
Lưu ý bão từ có ảnh
hưởng lớn đến những
người bị bệnh tim mạch
và huyết áp.

- Hướng dẫn học sinh về
nhà tự tìm hiểu thêm về
bão từ.

Hiện tượng cực quang khi
có bão từ

- Về nhà tự tìm hiểu thêm
về bão từ

đứt sự cung ứng điện,
sóng điện thoại, gây tê
liệt các thiết bị vệ tinh.
+ Đối với sức khoẻ: Khi
đi vào tầng khí quyển,
chúng thay đổi tầng ion,
tác động đến tầng ozone,
thâm nhập sâu trong khí

quyển gây các bệnh ung
thư da, tăng các bệnh về
tim mạch, thần kinh.
Những người mẫn
cảm với từ trường như bị
các bệnh thần kinh và tim
mạch sẽ có cảm giác đặc
biệt như mệt mỏi, đau
nhức xương, bồn chồn,
tim đập mạnh, làm việc
kém hiệu quả...
Những người già, bệnh
nặng khi bị tác động của
bão từ với cường độ
mạnh có thể bị nhồi máu
cơ tim, tăng huyết áp,
truỵ mạch...
Người bình thường,
nhất là người cao tuổi
bão từ có thể gây những
biểu hiện bất thường như
đau đầu, choáng váng, có
cơn xỉu, ngất, đau ngực,
giảm hoặc yếu vận động
chân tay....

Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng. Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh trả lời - Trả lời câu hỏi 3 sgk

câu hỏi 3 sgk
- Cho học sinh tóm tắt - Tóm tắt những kiến
những kiến thức cơ bản thức cơ bản.


đã học trong bài.
- Ghi các bài tập về nhà.
Giáo án thứ hai:
Tiết 101: MẶT TRỜI. HỆ MẶT TRỜI (Vật Lí 12 Nâng cao)
I. Mục tiêu
- Biết cấu tạo của hệ Mặt Trời, các thành phần cấu tạo hệ Mặt Trời.
- Hiểu các đặc điểm chính của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.
- Nêu được đặc điểm chính của hệ Mặt Trời.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Vẽ trên giấy khổ lớn hình 59.1 SGK và sưu tầm các ảnh chụp về sao chổi, nhật
hoa và bão từ
- Các kiến thức tìm hiểu thêm về Mặt Trời và hệ Mặt Trời. Các đoạn video về
chuyển động của hệ Mặt Trời, về sao chổi, sao băng, về bão từ.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức đã biết về hệ Mặt Trời, Trái Đất.
- Ôn lại kiến thức về bão từ (SGK 11 Nâng cao)
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
1. Cấu tạo và chuyển
- Thảo luận nhóm
động của hệ Mặt Trời
a) Cấu tạo hệ Mặt Trời

- Nêu cấu tạo của hệ Mặt - Theo dõi hình ảnh, thảo
Trời
luận vị trí và so sánh kích - Mặt Trời là trung tâm
- Kể tên tám hành tinh thước các hành tinh
của hệ.
trong hệ Mặt Trời
- Tám hành tinh lớn xung
- Cho học sinh xem các
quanh : Thuỷ tinh, Kim
hình ảnh về hệ Mặt Trời
tinh, Trái Đất, Hoả tinh,
Mộc tinh, Thổ tinh,
Thiên Vương tinh, Hải
Vương tinh.
- Kể tên một số tiểu hành
- Các tiểu hành tinh, các
tinh, sao chổi, …trong hệ - Thảo luận xác định giá trị sao chổi, thiên thạch,…
Mặt Trời
của một đơn vị thiên văn: - Đơn vị đo khoảng cách
- Nêu đơn vị đo khoảng 1đvtv ≈ 150.106 km
trong thiên văn là đơn vị
cách trong hệ Mặt Trời
thiên văn (đvtv).
b) Tất cả các hành tinh
- Chú ý lắng nghe và ghi
- Nêu tính chất chuyển nhớ, ghi chép
đều chuyển động quanh
Mặt Trời theo cùng một
động của các hành tinh
quanh Mặt Trời

chiều và gần như trong


- Trình bày sự tự chuyển - Lắng nghe, ghi chép
động của Mặt Trời và các
hành tinh trong hệ
- So sánh khối lượng của
Mặt Trời và Trái Đất
- Nêu khối lượng của
Mặt Trời
- Yêu cầu hs so sánh với
khối lượng của Trái Đất

cùng một mặt phẳng.
- Mặt Trời và các hành
tinh đều quay quanh
mình nó và quay theo
chiều thuận (trừ Kim
tinh)
- Hệ Mặt Trời quay
quanh Thiên Hà.
c) Khối lượng của Mặt
Trời là 1,99.1030kg lớn
hơn khối lượng Trái Đất
333000 lần.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Mặt Trời
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
2. Mặt Trời

- Trình bày cấu trúc của - Thảo luận nhóm
a) Cấu trúc của Mặt
Mặt Trời
Trời : gồm hai phần :
+ Trình bày về quang - Lắng nghe, ghi chép và - Quang cầu (quang
cầu: đặc điểm, tính chất. ghi nhớ
quyển): nhìn từ Trái Đất,
Mặt Trời có dạng một đĩa
tròn sáng với bán kính
góc 16phút. Nhiệt độ
hiệu dụng của quang cầu
6000K, của Mặt Trời trên
chục triệu độ.
+ Trình bày về khí quyển - Lắng nghe, ghi chép
- Khí quyển Mặt Trời:
Mặt Trời: gồm mấy phần,
bao quanh Mặt Trời,
đặc điểm và tính chất của
được cấu tạo bởi H,
từng phần.
He,…phân ra 2lớp.
+ Sắc cầu : lớp khí nằm
sát mặt quang cầu có độ
dày trên 10000km, nhiệt
độ 4500K
+ Nhật hoa : phía ngoài
sắc cầu, có hình dạng
thay đổi theo thời gian,
nhiệt độ khoảng 1triệu
độ. Vật chất cấu tạo nhật

hoa ở trạng thái ion hoá.


- Trình bày về năng
lượng Mặt Trời

+ Hằng số Mặt Trời là
gì ?
+ Giá trị hằng số Mặt
Trời đo được là bao
nhiêu? Tại sao H không
thay đổi ?

- Vì trong lòng Mặt Trời
luôn diễn ra các phản
ứng nhiệt hạch giúp Mặt
Trời duy trì năng lượng
bức xạ của nó.

- Trình bày về sự hoạt
động của Mặt Trời.
+ Làm thế nào để nhận - Thông qua độ sáng của
biết sự hoạt động của quang cầu có thể quan sát
Mặt trời.
được từ mặt đất

+ Thế nào là năm Mặt - Dựa vào số vết đen xuất
trời hoạt động?
hiện trên Mặt Trời
+ Thời gian diễn ra sự - Diễn ra theo chu kì

hoạt động của Mặt trời
như thế nào?

b) Năng lượng của Mặt
Trời
+ Năng lượng Mặt trời
được đặc trưng bằng
hằng số Mặt trời H
+ Hằng số Mặt trời H là
lượng năng lượng bức xạ
của Mặt trời truyền
vuông góc tới một đơn vị
diện tích cách nó 1đvtv
trong một đơn vị thời
gian.
H = 1360W/m2 = const
c) Sự hoạt động của
Mặt trời
+ Khi Mặt trời hoạt động,
quang cầu sáng không
đều do sự đối lưu từ
trong lòng Mặt trời đi
lên. Ngoài ra còn các dấu
vết khác: vết đen, bùng
sáng, tai lửa.
+ Năm Mặt trời xuất hiện
nhiều vết đen nhất là năm
Mặt trời hoạt động.
+ Sự hoạt động của Mặt
trời diễn ra theo chu kì

(trung bình là 11 năm).

Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Trái đất
Nội dung cần đạt
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Trái Đất
- Trình bày về Trái đất
- Lắng nghe, ghi chép
+ Trái Đất chuyển động
quanh Mặt Trời theo quỹ
+ Trình bày về sự chuyển
đạo gần tròn. Trục quay
động của Trái Đất quanh
của Trái Đất quanh mình
Mặt Trời
nó nghiêng 23027’.
a) Cấu tạo của Trái Đất
+ Trình bày về cấu tạo - Lắng nghe, ghi chép
+ Trái Đất có dạng phỏng
của Trái đất.
cầu. Lõi Trái Đất có bán


- Trình bày về Mặt Trăng
– vệ tinh của Trái đất:
+ Khoảng cách đến Trái
Đất, bán kính, khối
lượng, gia tốc trọng
trường, chu kì quay của
Mặt Trăng


- Chiếu hình ảnh về Mặt
Trăng cho học sinh xem

+ Ảnh hưởng của Mặt
Trăng đối với Trái Đất là
gì?

kính khoảng 3000km cấu
tạo chủ yếu là sắt, niken.
Bao quanh lõi là lớp
trung gian, ngoài cùng là
lớp vỏ dày khoảng 35km
cấu tạo chủ yếu là đá
granit.
+ Khối lượng riêng trung
bình của Trái Đất là
5520kg/m3.
- Chú ý lắng nghe, ghi b) Mặt Trăng – vệ tinh
chép
của Trái Đất
- Mặt Trăng cách Trái
Đất 384000km, bán kính
1738km, khối lượng
7,35.1022kg. Gia tốc
trọng trường trên Mặt
Trăng là 1,63m/s2. Chu kì
quay của Mặt Trăng
quanh Trái Đất và chu kì
tự quay của Mặt Trăng là

- Theo dõi hình ảnh
27,32ngày. Chiều tự quay
và chiều quay quanh Trái
Đất trùng nhau.
Trên Mặt Trời không
có khí quyển.
Bề mặt Mặt Trời phủ
một lớp vật chất xốp.
- Gây ra hiện tượng thuỷ - Mặt Trời gây ra hiện
triều
tượng thuỷ triều đối với
Trái Đất.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu về các hành tinh khác. Sao chổi. Thiên thạch.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh thảo - Thảo luận nhóm
4. Các hành tinh khác.
luận nhóm
Sao chổi. Thiên thạch
- Yêu cầu học sinh xem - Trình bày các đặc trưng a) Các đặc trưng chính
bảng 59.1 và trình bày về chính của tám hành tinh của tám hành tinh
các đặc trưng chính của dựa vào bảng 59.1.
- Xem bảng 59.1SGK
tám hành tinh.
b) Sao chổi


- Trình bày về sao chổi


- Tại sao sao chổi lại có - Khi sao chổi đến gần
đuôi ?
Mặt Trời, các phân tử hơi
chịu tác động của áp suất
ánh sáng Mặt Trời nên bị
thổi ra tạo thành cái đuôi
- Trình bày về thiên
thạch
- Chiếu các hình ảnh về
sao băng
- Sao băng là gì? Nguyên
nhân gây ra hiện tượng
sao băng ?

- Theo dõi hình ảnh
- Sao băng là vệt sáng
kéo dài vút trên nền trời
do thiên thạch bốc cháy
khi bay vào khí quyển
Trái Đất.

Sao chổi là “hành tinh”
chuyển động quanh Mặt
Trời theo quỹ đạo elip rất
dẹt. Sao chổi có kích
thước và khối lượng nhỏ,
cấu tạo bởi các chất dễ
bốc hơi. Chu kì chuyển
động quanh Mặt Trời từ
vài năm đến trên 150

năm.
c) Thiên thạch
+ Thiên thạch là những
khối đá chuyển động
quanh Mặt Trời với tốc
độ hàng chục km/s.
+ Khi thiên thạch bay
vào khí quyển Trái Đất,
bị ma sát mạnh, nóng
sáng và bốc cháy gọi là
sao băng.

Hoạt động 5: Lồng ghép các kiến thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ đối
với đời sống và sức khoẻ con người
Nội dung cần đạt
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giới thiệu các - Lắng nghe, ghi nhớ
* Khái niệm: Bão từ hay
kiến thức về bão từ: khái
còn gọi là bão địa từ trên
niệm, nguyên nhân
Trái Đất là những thời kỳ
mà kim la bàn dao động
mạnh. Nguyên nhân gây
ra bão từ là do dòng hạt
mang điện phóng ra từ
các vụ bùng nổ trên Mặt
Trời (gió Mặt Trời) tác
dụng lên các đường cảm
Bão Mặt Trời

ứng từ của Trái Đất.
- Nêu ảnh hưởng của bão
* Ảnh hưởng của Bão từ
- Lắng nghe, ghi chép
từ đối với đời sống và
đối với đời sống và sức
sức khoẻ con người
khỏe của con người:
Thời kỳ có bão từ là
thời kỳ rất nguy hiểm cho


- Chiếu các hình ảnh liên
quan đến bão Mặt Trời,
bão từ, các đoạn video về
bão từ tại các địa điểm
khác nhau trên Trái Đất
- Các lưu ý với các bệnh
nhân bị bệnh tim mạch,
huyết áp cao, bệnh về
xương khớp… trong các
ngày có bão từ mạnh xảy
ra. Cách giảm thiểu ảnh
hưởng của bão từ đối với
sức khoẻ.

- Hướng dẫn học sinh về
nhà tự tìm hiểu thêm về
bão từ


người có bệnh tim mạch
vì từ trường ảnh hưởng
rất mạnh đến hoạt động
của các cơ quan trong hệ
tuần hoàn của con
người…
Bệnh nhân tăng huyết
áp vào những ngày có
bão từ, huyết áp có thể
tăng cao kịch phát gây tai
biến nghiêm trọng (vỡ
động mạch chủ, vỡ mạch
não...). Trường hợp đau
đầu kiểu migraine cần
nghỉ ngơi, có thể sử dụng
thuốc giảm đau chống lại
các cơn đau cũng như
tình trạng rối loạn giấc
ngủ có thể xảy ra.
Người bình thường,
nhất là những người cao
tuổi có thể có những biểu
hiện bất thường như đau
đầu, choáng váng, có cơn
xỉu, ngất, đau ngực, giảm
hoặc yếu vận động chân
tay... cần đi kiểm tra sức
khoẻ để phát hiện và điều
trị kịp thời những bệnh lý
tim mạch thường gặp

trong thời gian bão từ.

Hoạt động 6: Củng cố, vận dụng. Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh trả lời - Trả lời câu hỏi 3 sgk
câu hỏi 3 sgk
- Cho học sinh tóm tắt - Tóm tắt những kiến
những kiến thức cơ bản thức cơ bản.
- Ghi các bài tập về nhà.
đã học trong bài.
- Chuẩn bị tiết sau học


bài 60.
IV. PHẦN KIỂM NGHIỆM
Kết quả nghiên cứu
Từ những nội dung lí thuyết trên, tôi đã vận dụng vào thực tế dạy học môn
Vật lí ở các lớp 12C2, 12C6, 11B2, 11A1 trường THPT Triệu Sơn 2 trong năm học
2012 – 2013. Qua các giờ dạy học, qua thăm dò ý kiến của học sinh và giáo viên
kết quả thu được như sau:
- Học sinh được nâng cao hiểu biết về các vấn đề liên quan tới bão từ và ảnh hưởng
của bão từ đối với đời sống và sức khoẻ.
- Học sinh cảm thấy hứng thú với các giờ dạy học ở phần từ trường và phần các hạt
sơ cấp tương ứng có kiến thức liên quan tới bão từ.
- Nhờ hiểu rõ về bão từ và ảnh hưởng của bão từ đối với đời sống và sức khoẻ mà
học sinh có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ của chính mình và người thân
trong những năm có bão từ. Từ đó có thể đảm bảo sức khoẻ để học tập tốt.
- Tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá sự tiếp thu kiến thức và nhận thức của học sinh
về bão từ bằng phiếu kiểm tra trắc nghiệm sau :

PHIẾU KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Hiện nay từ cực Bắc của Trái Đất nằm tại Bắc cực, từ cực Nam của Trái Đất
nằm tại Nam cực.
B. Hiện nay từ cực Bắc của Trái Đất nằm tại Nam cực, từ cực Nam của Trái Đất
nằm tại Bắc cực.
C. Hiện nay từ cực Bắc của Trái Đất nằm gần Bắc cực, từ cực Nam của Trái Đất
nằm gần Nam cực.
D. Hiện nay từ cực Bắc của Trái Đất nằm gần Nam cực, từ cực Nam của Trái Đất
nằm gần Bắc cực.
Câu 2: Chọn câu phát biểu không đúng?
A. Bão từ là sự biến đổi của từ trường Trái Đất xảy ra trong một thời gian dài
B. Bão từ là sự biến đổi của từ trường Trái Đất xảy ra trong một thời gian rất ngắn
C. Bão từ là sự biến đổi của từ trường Trái Đất xảy ra trên quy mô hành tinh
D. Bão từ mạnh ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên hành tinh
Câu 3: Bão từ xuất hiện trong thời gian:
A. Mặt Trời hoạt động bình thường
B. Mặt Trời không hoạt động
C. Mặt Trời hoạt động mạnh
D. Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất
Câu 4: Chọn câu trả lời không đúng?
A. Năm Mặt Trời hoạt động mạnh là năm có ít vết đen xuất hiện nhất
B. Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh lớn kh ông kể Mặt Trời


C. Năm Mặt Trời hoạt động mạnh là năm có nhiều vết đen xuất hiện nhất
D. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời là trung tâm của hệ.
Câu 5: Chọn câu trả lời không đúng: Bão từ ảnh hưởng đến:
A. Thông tin liên lạc trên Trái Đất
B. Những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp

C. Những người bị bệnh xương khớp
D. Không ảnh hưởng gì tới cuộc sống trên Trái Đất
Câu 6: Chu kì hoạt động trung bình của Mặt Trời là:
A. 6 năm
B. 8 năm
C. 10 năm
D. 11 năm
Câu 7: Bão từ là gì?
A. Là bão có cấp gió từ cấp 15 trở lên.
B. Là bão đến từ vũ trụ.
C. Là sự biến động từ trường Trái Đất do dòng hạt mang điện phóng ra từ vụ nổ
trên Mặt Trời.
D. Là bão gây ra do sức hút của Mặt Trăng và Trái Đất.
Câu 8: Khi Mặt Trời hoạt động mạnh, từ các bùng sáng phóng mạnh ra:
A. Các tia X và dòng hạt tích điện
B. Các tia hồng ngoại
C. Các tia tử ngoại
D. Ánh sáng nhìn thấy
Câu 9: Nguyên nhân gây ra bão từ là do:
A. Trong lòng Mặt Trời có nhiệt độ cao nên ảnh hưởng tới Trái Đất
B. Các dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ nổ trên Mặt Trời tác dụng lên các
đường cảm ứng từ của từ trường Trái Đất.
C. Các tia tử ngoại phóng ra từ Mặt Trời tác động đến Trái Đất
D. Trong lòng Mặt Trời xảy ra các phản ứng hoá học
Kết quả cho thấy học sinh được nâng cao kiến thức phần từ trường (đặc biệt
là bài từ trường Trái Đất) và các kiến thức về Mặt Trời và hệ Mặt Trời. Biểu hiện là
bài đạt điểm giỏi, khá đạt tỉ lệ cao. Cụ thể như sau:
Lớp
Tống số
Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
12C2
17 (35,4%) 20 (41.7%) 11 (22,9%) 0 (0%)
48
11B2
20 (40,0%) 25 (50,0%) 5 (10,0%)
0 (0%)
50
11A1
10 (20,4%) 20 (40,8%) 17 (38,8%) 0 (0%)
49


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có nhiều năm
kinh nghiệm và các giáo viên đứng các lớp mũi nhọn, hầu hết các ý kiến đều đánh
giá cao tính thực tiễn và hiệu quả giờ dạy của việc lồng ghép các kiến thức ngoài
sách giáo khoa vào bài giảng cho học sinh THPT, đặc biệt là lồng ghép các kiến
thức về bão từ và ảnh hưởng của bão từ trong các bài học được giới thiệu ở phần
trên. Điều đó không chỉ tạo thêm sự hấp dẫn cho giờ dạy học Vật lí mà còn tăng
thêm tính thực tiễn của các kiến thức học trong đời sống góp phần hình thành kĩ
năng sống, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
II. Kiến nghị và đề xuất
Qua đây, tôi cũng xin đề nghị với các cơ quan quản lí giáo dục :
- Tăng cường tổ chức các hội thảo sáng kiến kinh nghiệm để các giáo viên có dịp
trao đổi các kinh nghiệm quý báu trong quá trình dạy học.
- Tăng cường tổ chức các chuyên đề về việc lồng ghép các kiến thức ngoài sách

giáo khoa vào bài giảng để các giáo viên trao đổi và học tập lẫn nhau.
- Bồi dưỡng các kĩ năng về công nghệ thông tin cho giáo viên, học sinh và đầu tư
cơ sở vật chất cho các trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và
học.
Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học môn Vật lí ở
trường THPT, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài hoàn
thiện vàcó tính thực tiễn cao hơn. Trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép
nội dung của người khác

Lê Thị Huy


THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình ( Tổng chủ biên), Vật lí 11, NXBGD,H, 2010.
2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vật lí 11 Nâng cao, NXBGD,H,2010.
3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vật lí 12, NXBGD,H,2010.
4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vật lí 12 Nâng cao, NXBGD,H,2010.
5. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 10, Bộ GD&ĐT, 2010.
6. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 11, Bộ GD&ĐT,2010.
7. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 12, Bộ GD&ĐT,2010.
8. Nguồn từ Internet.



MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỆ MẶT TRỜI VÀ BÃO TỪ, BÃO MẶT TRỜI

Hình ảnh hệ Mặt Trời

Bão Mặt Trời

Vết đen trên Mặt Trời

Ảnh chụp từ trường thoát ra từ cơn bão
bằng camera cực tím

Bão Mặt Trời và tác động của bão Mặt Trời tới từ trường Trái Đất


Hiện tượng cực quang khi xảy ra bão từ



×