Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm một số phương pháp vận dụng các thông tin và câu chuyện kinh tế vào giảng dạy bài 5, SGK GDCD lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.14 KB, 22 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục ngày càng đƣợc coi
trọng. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra của đất nƣớc, mục tiêu của giáo dục phổ thông
là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân
cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005 - Điều 23).
Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của
Đảng và Nhà nƣớc thì việc hình thành các tri thức kinh tế đúng đắn cho học sinh
trong giai đoạn hiện nay đóng một vai trò quan trọng, góp phần hình thành và
phát triển nhân cách con ngƣời mới, phù hợp với xu thế của thời đại và xây dựng
đất nƣớc ngày càng phát triển.
Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Giáo dục công dân ở
trƣờng Trung học phổ thông là hình thành cho học sinh những kiến thức, kỹ
năng, thái độ về kinh tế. Có rất nhiều các biện pháp khác nhau để nâng cao chất
lƣợng đào tạo nhƣ: đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa, đổi mới phƣơng pháp
dạy học, đầu tƣ trang thiết bị dạy học… Và một trong những nội dung cơ bản,
thiết yếu là vấn đề đổi mới phƣơng pháp, cách thức giảng dạy nhằm nâng cao
chất lƣợng dạy học, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức của học sinh, khả năng
vận dụng tri thức vào thực tiễn, phát huy đƣợc tính năng động, tích cực, sáng tạo
của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Để việc thiết kế, giảng dạy các bài học có hiệu quả thì phải có những
nguồn tài liệu, phƣơng pháp, cách thức phù hợp với nội dung từng bài dạy. Vì
vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số phương pháp vận dụng các thông tin và câu
chuyện kinh tế vào giảng dạy bài 5 - Giáo dục công dân 11” để làm sáng kiến
kinh nghiệm. Tôi mong muốn đây là một đề tài tham khảo cho quý thầy cô
giảng dạy môn Giáo dục công dân ở phổ thông.


1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài nhằm phục vụ cho quá trình dạy học trở nên sinh động,
hiệu quả, phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, sự phát triển của thực
tiễn; nâng cao sự hứng thú cho học sinh và truyền đạt kiến thức một cách gần
gũi nhất.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng.
Học sinh khối 11 mà tôi trực tiếp giảng day năm học 2014-2015 trƣờng
trung học phổ thông Triệu Sơn 2 (11C3, 11C4, 11C6, 11C7).
2. Phạm vi nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của môn học, cấu trúc và đặc
điểm chƣơng trình; thông tin và câu chuyện kinh tế, đề tài trình bày những
phƣơng pháp vận dụng thông tin, các câu chuyện kinh tế vào bài 5 - Giáo dục
công dân lớp 11.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục công dân là môn học góp phần quan trọng trong việc giáo dục
và hình thành nhân cách cho học sinh, hình thành cho học sinh thói quen, kỹ
năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học tập, lao động, sinh
hoạt, giúp họ có định hƣớng đúng đắn về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức
trong hoạt động xã hội, trong cuộc sống….
Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Giáo dục công dân phần 1

lớp 11 là hình thành cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ về kinh tế.
Về kiến thức đó là giúp học sinh hiểu đƣợc một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ
bản và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nƣớc ta; hiểu đƣợc trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, phát
triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội. Về kỹ năng giúp học sinh hình thành kỹ
năng vận dụng đƣợc các kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển
kinh tế trong đời sống xã hội. Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải
quyết những hiện tƣợng kinh tế gần gũi phù hợp với lứa tuổi. Có định hƣớng
nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội. Về thái độ,
giúp học sinh có thái độ tin tƣởng đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nƣớc. Tin tƣởng khả năng của bản thân trong việc xây dựng kinh
tế gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc.
Nội dung chƣơng trình Giáo dục công dân lớp 11 đƣợc cấu trúc thành 2
phần:
Phần 1: Công dân với kinh tế
Phần 2: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Đặc điểm phần 1 “Công dân với kinh tế” Giáo dục công dân lớp 11
đƣợc thể hiện ở hai mạch chính:
Mạch thứ nhất: Một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản (sản xuất vật
chất; hàng hóa, tiền tệ, thị trƣờng; quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh trong sản
xuất và lƣu thông hàng hóa; quy luật cung cầu trong sản xuất và lƣu thông hàng
hóa), mạch này nêu lên những kiến thức phổ thông về kinh tế, làm cơ sở lí luận
cho phần sau.

3


Mạch thứ hai: Phƣơng thức phát triển kinh tế của đất nƣớc thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; thực hiện nền
kinh tế nhiều thành phần và tăng cƣờng vai trò quản lí kinh tế của nhà nƣớc).

Mạch này nêu lên đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển kinh tế của đất nƣớc và trách
nhiệm của công dân trong việc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong giai đoạn hiện nay để giúp học sinh tránh đƣợc những sai lầm nhƣ:
Tầm thƣờng hóa, đơn giản hóa tri thức khoa học của môn học, tách rời lý luận
với thực tiễn, có sự nhìn nhận sai lệch về kinh tế thì việc sử dụng thông tin và
câu chuyện kinh tế trong bài dạy kinh tế có rất nhiều tác dụng, sau đây xin trình
bày một số tác dụng cơ bản của phƣơng pháp vận dụng các thông tin và câu
chuyện kinh tế vào giảng dạy phần công dân với kinh tế- Giáo dục công dân 11.
2.1. Tạo sự hấp dẫn cho giờ học.
Tạo sự hấp dẫn cho giờ học, gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả bài dạy là một yêu cầu cơ bản của hình thức lên lớp. Thông
tin và câu chuyện kinh tế làm cho giờ học trở nên hấp dẫn bởi ba khía cạnh:
Thứ nhất: Sự hấp dẫn của chính nội dung thông tin, câu chuyện. Những
thông tin, câu chuyện do giáo viên đƣa ra và kể thƣờng đem đến cho học sinh
những điều mới mẻ; tính mới, diễn biến của câu chuyện với những tình tiết,
những tình huống mâu thuẫn thƣờng cuốn hút học sinh. Nội dung thôn tin, câu
chuyện hấp dẫn còn đƣợc biểu hiện ở cách thức ứng xử hợp tình, hợp lí, có sức
thuyết phục cao của nhân vật trong câu chuyện.
Thứ hai: Thông tin, câu chuyện tạo sự hấp dẫn còn đƣợc thể hiện ở cách
phát ngôn, kể của giáo viên.
Thứ ba: Cách làm sáng tạo – giáo viên và học sinh cùng bàn bạc, cùng kể
câu chuyện cũng là một khía cạnh tạo sự hấp dẫn cho giờ học.
2.2. Phù hợp với bài dạy kinh tế.
Bài học kinh tế quan tâm đến các mặt: Trang bị kiến thức; bồi dƣỡng tình
cảm, thái độ và hình thành kĩ năng, hành vi kinh tế cho học sinh. Trong đó cái
đích mà bài học kinh tế hƣớng tới là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù
hợp với các diễn biến kinh tế của xã hội.

4



2.3. Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
Bằng những thông tin thời sự nóng hổi, câu chuyện có thật, câu chuyện bỏ
lửng có chủ đích cộng với kĩ năng tổ chức, điều khiển của giáo viên; thông tin,
câu chuyện kinh tế phát huy tính tích cực, chủ động làm việc, kích thích tƣ duy,
nâng cao trí đam mê học tập của học sinh.
2.4. Dễ kết hợp với các phương pháp dạy học.
Sử dụng thông tin, câu chuyện kinh tế trong giờ dạy kinh tế có thể kết hợp
với nhiều phƣơng pháp khác nhau, cả phƣơng pháp truyền thống và phƣơng
pháp hiện đại. Trong đó: Phƣơng pháp động não, phƣơng pháp làm việc nhóm,
phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp tình huống, phƣơng pháp nêu và giải
quyết vấn đề là những phƣơng pháp dễ kết hợp nhất.
2.5. Hình thành nhiều kỹ năng sống cho học sinh.
Vận dụng thông tin, câu chuyện kinh tế với nhiều phƣơng pháp, cách thức
khác nhau, nhất là các phƣơng pháp dạy học mới sẽ hình thành đƣợc nhiều kỹ
năng sống cho học sinh nhƣ: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng lắng nghe tích cực, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng tự
học, kỹ năng thích ứng….
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi và khó khăn.
Ở bậc học phổ thông môn GDCD là một trong những môn học cơ bản góp
phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên thực trạng hiện nay
cho thấy có một bộ phận học sinh chƣa thật sự chú ý học tập, chƣa ý thức đƣợc
vai trò, vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó, nhận thức sai lầm dẫn
đến hành động sai. Có lẽ đấy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
nhìn nhân sai lầm về kinh tế, sùng bái đồng tiền trong một số thanh thiếu niên
hiện nay. Hệ quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
từ phía học sinh và phụ huynh chƣa nhận thức đúng về vị trí và tầm quan trọng
của môn học trong việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan, trong việc

gắn kiền thức với thực tế cuộc sống. Mặt khác trong nội dung chƣơng trình giáo
dục công dân ở phổ thông còn thiếu tính thời sự, nặng về tính lý luận, phƣơng
pháp dạy học chƣa phù hợp nên chƣa kích thích đƣợc hứng thú trong học tập của
học sinh; Bên cạnh đó một số giáo viên giảng dạy GDCD chƣa đầu tƣ xứng cho
môn học vẫn dậy theo kiểu thuyết trình nhiều, ít phát huy tính tích cực và phát

5


triển tƣ duy. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giảng dạy, ở mỗi tiết học giáo viên
cần thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phƣơng tiện dạy
học và năng lực của học sinh, phải làm sao để qua mỗi tiết học học sinh phải
nắm đƣợc kiến thức, vận dụng kiến thức đã học ở trên lớp để xử lý các thông tin
mà các em tiếp xúc hàng ngày.
Qua các năm đƣợc phân công giảng dạy GDCD khối 11, bản thân tôi luôn
tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiện, những thông tin thời
sự mới nhất…. để dạy học đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học sinh nhằm
giúp các em khắc sâu kiến thức đã học và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc
sống.
Từ những lí do trên mà trong giờ học môn giáo dục công dân lớp 11chƣa
gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy trong giảng dậy phần công dân với kinh tế
nói chung và đặc biệt là bài 5 “ Cung cầu trong sản xuất và lƣu thông hàng hoá”
tôi đã sử dụng các thông tin và câu chuyên kinh tế vào bài dạy để gây hứng thú
và giúp học sinh hiểu rõ đƣợc nội dung bài học.
2.Kết quả trước khi áp dụng đề tài.
Với đặc thù môn học GDCD nói chung, GDCD lớp 11 nói riêng và đặc
biệt là bài “ Cung cầu trong sản xuất và lƣu thông hành hoá” nói riêng, khi chƣa
thay đổi phƣơng pháp giảng dạy thì một điều dễ nhận thấy là các em không có
hứng thú học, và chỉ học mang tính đối phó để lấy điểm, do vậy học sinh không
hiểu đƣợc bản chất vấn đề và có cách nhìn nhận sai lệch về kinh tế.

Trƣớc khi áp dụng đề tài, đối với học sinh khối 11 trƣờng THPT triệu sơn 2 tôi
thu đƣợc kết quả định tính nhƣ sau:
Lớp

Tổng số HS

11C3

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Số lƣợng

Tỷ lệ %

42

20

48

11C4

45

15

33

11C6

41


17

41

11C7

44

16

36

6


III.BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

1.Quy trình vận dụng các thông tin và câu chuyện kinh tế vào giảng dạy
bài 5 - GDCD 11
Những phƣơng pháp này tôi đã vận dụng vào bài 5 – Giáo dục công dân
lớp 11 để tiến hành thao giảng học kì I và đƣợc đánh giá cao trong việc sử dụng
phƣơng pháp. Vì vậy tôi xin đƣợc trình bày những phƣơng pháp đƣợc sử dụng
theo thứ tự của một phần bài dạy trên lớp đã đƣợc tiến hành.
1.1. Giới thiệu bài mới
Mở đầu bài học, để tạo nên sự chú ý của học sinh đối với bài học “Cung –
cầu trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa”, tôi đã kết hợp phương pháp động
não và trực quan bằng cách chiếu hình ảnh thông tin về ngày khai giảng lên màn
chiếu và hỏi: Vào ngày khai giảng năm học 2013 – 2014, theo các em những
hàng hóa nào sẽ xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của thầy, trò và nhà trường ?


Vậy “ cung – cầu là gì ? Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lƣu
thông hàng hóa đƣợc thể hiện nhƣ thế nào ? Nhà nƣớc, ngƣời sản xuất, kinh
doanh và ngƣời ngƣời tiêu dùng cần vận dụng quan hệ cung – cầu nhƣ thế nào
cho hợp lý, hiệu quả ?
Để giải quyết những câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 5: Cung –
cầu trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa”
Trƣớc khi dạy bài mới và vào nội dung chính, giáo viên yêu cầu học sinh
nêu lại những nội dung chính cần giải quyết bài học và hƣớng dẫn nội dung
giảm tải trong bài 5 cho học sinh đƣợc biết.
1.2. Dạy bài mới
1.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1: Khái niệm cung, cầu
* Tìm hiểu khái niệm cầu.

7


Tìm hiểu khái niệm cầu, tôi đã chiếu hình ảnh về các sản phẩm trên thị
trƣờng cần cho đầu năm học mới nhƣ: phƣơng tiện đi lại (ô tô, máy bay, xe đạp)
đồ dùng phục vụ học tập (giày dép, cặp sách, sách vở). Sau khi học sinh thấy các
hình ảnh, tôi sử dụng các câu hỏi:
- Vào đầu năm học mới em và gia đình cần và mua được những sản phẩm nào ?
- Tại sao em và gia đình chỉ mua được những sản phẩm đó ?
Tiếp theo, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp nêu vấn đề và phương pháp
trực quan để học sinh hiểu rõ hơn về cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán.
Vấn đề đƣợc đƣa ra là: Trong năm 2013, ông H có nhu cầu mua phương tiện đi
lại, ông mong muốn có ô tô nhưng chỉ có thể đi mua được 1 chiếc xe máy. Tại
sao lại như vậy ?

Học sinh nhanh chóng trả lời đƣợc là tại vì nhu cầu của ông H là những

ƣớc muốn của con ngƣời nhƣng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, thu nhập của
gia đình, của bản thân. Từ đó giáo viên kết luận cầu ở đây là nhu cầu có khả
năng thanh toán là học sinh sẽ hiểu đƣợc.
Sau khi làm rõ những nội dung trên, giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái
niệm cầu. Dựa vào khái niệm cầu, giáo viên phân tích, giảng giải nhằm giúp học
sinh hiểu đƣợc những yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến cầu nhƣ giá cả hàng hóa,
thu nhập xác định. Giáo viên sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề khi nêu ra
thông tin gợi mở: Thu nhập giữa người dân Anh và người dân Việt Nam bên nào
cao hơn ? Từ đó sức mua (nhu cầu có khả năng thanh toán) của người dân nào
cao hơn ? Người dân nào thấp hơn ?
Cuối cùng giáo viên hỏi: Vậy cầu là gì ?
Học sinh trả lời và giáo viên tiến hành ghi bảng
* Tìm hiểu khái niệm cung.

8


Để làm rõ khái niệm cung, tôi đã sử dụng hai thông tin mang tính chất
tình huống (sử dụng phương pháp tình huống) và yêu cầu học sinh dựa vào khái
niệm trong sách giáo khoa chỉ ra những sản phẩm số lƣợng nào là cung.
Thông tin thứ nhất:
Sau mùa thu hoạch đầu năm 2013, ông A đã bán 7 tấn lúa và 8 tấn mía,
còn lại 5 tấn lúa. Do sự biến động của giá cả trên thị trường, ông A không bán
số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
Câu hỏi: Theo em những sản phẩm và số lượng nào của ông A được gọi
là cung?

Thông tin thứ hai:
Trong giai đoạn năm 2010 – 2013, công ty B sản xuất hàng quần áo thể
thao đã đưa ra thị trường 200.000 ngàn chiếc áo, 200.000 ngàn chiếc quần từ

năm 2010 – 2013. Hiện tại công ty còn 50.000 ngàn chiếc áo, 50.000 ngàn chiếc
quần với mẫu mã đẹp và chất lượng cao chuẩn bị những tháng cuối năm và gần
Tết Nguyên đán 2014 sẽ xuất ra thị trường.

9


Câu hỏi: Em hãy chỉ ra những số lượng nào về quần áo thể thao của công
ty được gọi là cung ?
Sau khi học sinh trả lời rõ hai câu hỏi, giáo viên kết luận:
Tiếp theo, giáo viên sử dụng phƣơng pháp vấn đáp và giải quyết vấn đề
giúp học sinh làm rõ những yếu tố mà cung phụ thuộc:
- Theo em, những yếu tố ảnh hưởng (tác động) đến cung là gì ?
- Giáo viên nêu thông tin có vấn đề để học sinh giải quyết: Khả năng sản
xuất của nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế Việt Nam như thế nào ? (Bên nào
cao hơn) ? Từ đó, chúng ta hiểu nguồn cung của các sản phẩm hàng hóa Nhật
Bản như thế nào ?
Cuối cùng giáo viên hỏi: Vậy cung là gì ?
Học sinh trả lời và giáo viên tiến hành ghi bảng
1.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2: Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất
và lƣu thông hàng hóa.
* Tìm hiểu: Nội dung quan hệ cung - cầu.
Tìm hiểu nội dung (khái niệm quan hệ cung – cầu) tôi đã sử dụng phương
pháp đóng vai kết hợp với phương pháp trực quan bằng cách:
- Đưa ra một số loại áo khoác gió mà công ty A sản xuất (với số lượng nhất
định).
- Yêu cầu một học sinh làm người đại diện công ty để giới thiệu sản phẩm và
bán các loại áo trên cho khách hàng.
- Những học sinh còn lại trong lớp học làm khách hàng để trao đổi và mua các
loại áo khoác gió mà người đại diện công ty giới thiệu.

- Thời gian cho học sinh đóng vai trong tình huống này là 3 phút (1,5 phút giới
thiệu sản phẩm và 1,5 phút thỏa thuận bán và mua các sản phẩm)

100 cái

50 cái

50 cái
10


Nhƣ vậy, sử dụng phƣơng pháp đóng vai, lớp học trở nên sôi nổ, học sinh
tích cực và hiệu quả giờ dạy đƣợc nâng lên. Sau khi học sinh tiến hành xong, tôi
yêu cầu học sinh kết luận về nội dung của quan hệ cung - cầu và ghi bảng ngắn
gọn.
Nội dung tiếp theo của điểm a, mục 2, tôi sử dụng phƣơng pháp nêu vấn
đề gợi mở bằng cách thiết lập trên máy chiếu những nội dung cần giải quyết
(những nội dung này chƣa xuất hiện, chỉ xuất hiện sau khi học sinh đã giải
quyết). Từng học sinh lên giải quyết theo nội dung về biểu hiện của mối quan hệ
cung – cầu trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Chẳng hạn:
* Cung – cầu tác động lẫn nhau.
* Cung- cầu ảnh hƣởng đến giá cả thị trƣờng.
* Giá cả thị trƣờng ảnh hƣởng đến cung cầu.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 3: Vận dung quan hệ cung – cầu.
Tìm hiểu mục 3, tôi vận dụng phƣơng pháp vấn đáp (nhƣng có khác so
với thông thƣờng) đó là: học sinh nêu ra câu hỏi và các bạn khác sẽ trả lời.
Kết hợp với phƣơng pháp vấn đáp nhƣ trên, trong quá trình bổ sung, kết
luận giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp động não, phương
pháp giải quyết vấn đề cho các thông tin cần đƣa ra và giải quyết nhằm giúp học
sinh hiểu rõ bài học. Chẳng hạn:

* Đối với nội dung: Vận dụng của nhà nƣớc, giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi: Hiện nay, những mặt hàng thiết yếu nào nhà nước ta cần phải
điều tiết ? Vì sao cần phải điều tiết những mặt hàng đó ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận; giáo viên yêu cầu học sinh giải
quyết vấn đề: Trong thời gian qua nhà nước ta đã vận dụng quan hệ cung – cầu
để điều tiết thị trường vàng như thế nào ?

11


Giáo viên tiếp tục sử dụng phương pháp trực quan và giải quyết vấn đề
cho thông tin kinh tế bất động sản bằng cách chiếu hình ảnh và đƣa ra câu hỏi
cho học sinh: Em hiểu vấn đề gì từng những hình ảnh trên ?

Nhà ở thƣơng mại

Nhà ở xã hội

* Đối với người sản xuất, kinh doanh:
Giáo viên cũng sử dụng phương pháp vấn đáp nhƣ trên và kết hợp
phương pháp trực quan, phương pháp động não, phương pháp giải quyết vấn
đề.
Giáo viên sử dụng bằng cách chiếu hình ảnh và đƣa ra câu hỏi cho học
sinh: Em hiểu vấn đề gì từng những hình ảnh trên ?

12


Để làm rõ hơn việc vận dụng quan hệ cung – cầu của ngƣời sản xuất, kinh
doanh giáo viên cho học sinh đọc câu chuyện kinh tế: “Cuộc rút lui của

MATSUSHITA” và rút ra ý nghĩa kinh tế về quan hệ cung – cầu từ câu chuyện
trên.
Cuộc rút lui của MATSUSHITA
MATSUSHITA là một trong những công ty công nghệ thông tin nổi tiếng
ở Nhật Bản với những thành công chắc chắn và nhiều phát kiến. Vào những năm
đầu thập kỷ 60 của thế kỉ 20, cùng với một số công ty hàng đầu khác
MATSUSHITA đang dẫn đầu trong cuộc nghiên cứu máy tính cỡ lớn. Năm
1964, công ty đột nhiên tuyên bố ngừng sản xuất máy tính cỡ lớn. Tin tức này đã
làm cho mọi ngƣời hết sức ngạc nhiên và khó hiểu. Bởi vì MATSUSHITA đã bỏ
ra 5 năm để nghiên cứu và đây đã là giai đoạn cuối cùng chuẩn bị cho ra mắt sản
phẩm, đã tiêu tốn khá nhiều tiền của và việc kinh doanh của công ty vốn đang
rất thuận lợi.
Đƣơng nhiên, để đƣa ra quyết định này, MASUSHITA đã dựa trên những
nghiên cứu, tính toán hết sức kỹ càng. Thị trƣờng Nhật Bản không lớn nhƣng có
tới 7 công ty trong nƣớc nhƣ SANYO, HITACHI, SONY,...cùng cạnh tranh bán
mặt hàng này. Thị trƣờng thế giới thì hiện đang bị hãng IBM độc chiếm, đến
ngay cả các công ty nổi tiếng nhƣ Siemens, RCA,...cũng phải rút khỏi lĩnh vực
sản xuất máy tính cỡ lớn. Nếu quyết định theo cuộc đua đến cùng thì công ty sẽ
phải tiếp tục dốc vốn đầu tƣ vào đây mà chƣa biết sẽ chiếm đƣợc ngôi vị nào.
Trong khi đó, còn rất nhiều phát minh khác không nổi danh bằng máy tính,
nhƣng rất hữu dụng và không đòi hỏi quá nhiều chi phí và công sức. Vì vậy, dù
đã bỏ ra nhiều công sức và chi phí, MATSUSHITA đã dũng cảm rời bỏ cuộc
chơi này. Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực từ điện gia dụng đến điện công nghiệp,
MATSUSHITA vẫn là một trong những tên tuổi hàng đầu. Và cũng không mấy
ai quên bài đƣợc bài học từ cuộc rút lui đầy tính truyền kỳ của MATSUSHITA
thuở trƣớc.
* Đối với người tiêu dùng:

13



Giáo viên cũng sử dụng phương pháp vấn đáp nhƣ trên và kết hợp
phương pháp trực quan, phương pháp động não, phương pháp giải quyết vấn
đề.
Chẳng hạn:
Sử dụng phƣơng pháp trực quan và giải quyết vấn đề cho nội dung lựa
chọn mua hàng hóa với thông tin kinh tế là mua điện thoại Việt Nam (hoặc các
sản phẩm khác của nƣớc ta) khi có cùng chức năng trên thị trƣờng nhằm tiết
kiệm và nêu cao khẩu hiệu của cuộc vận động “Ngƣời Việt dùng hàng Việt” mà
nhà nƣớc hiện nay đang đề ra . Giáo viên sử dụng bằng cách chiếu hình ảnh và
đƣa ra câu hỏi cho học sinh: Em hiểu vấn đề gì từng những hình ảnh trên ?

2.Những yêu cầu đối với giáo viên khi vận dụng thông tin, câu chuyện kinh
tế vào bài dạy
2.1. Yêu cầu
- Chọn thông tin và câu chuyện:
+Yêu cầu trƣớc hết đối với giáo viên là cần chọn cho đƣợc thông tin, câu
chuyện có nội dung và hình thức phù hợp để sử dụng vào bài dạy. Những thông
tin, câu chuyện này có thể đƣợc lấy từ đời sống kinh tế hàng ngày, từ sách bào,
từ phát thanh truyền hình…
+Sức hấp dẫn của một thông tin, câu chuyện là ở chỗ nó đem đến cho học
sinh nội dung mới mẻ, hấp dẫn và bằng những cách thể hiện độc đáo. Nội dung
thông tin, câu chuyện muốn gây chú ý, hấp dẫn học sinh thì nó phải mới lạ,
nhƣng mới lạ mà không xa lạ, mới lạ mà quen thuộc, tức câu chuyện đó phù hợp
với lứa tuổi, trình độ am hiểu kinh tế, cách nghĩ của các em. Đó là những thông
tin câu chuyện nói đi nói lại mà vẫn cảm thấy rất sâu sắc.
- Nắm vững nội dung thông tin, câu chuyện:
14



Để có thể sử dụng đƣợc một cách nghệ thuật, hấp dẫn, rõ ràng hơn ai hết
giáo viên là ngƣời nắm vững tình tiết thông tin, cốt truyện, phải thâm nhập để
hiểu cặn kẽ ý nghĩa và bài học rút ra từ những thông tin, câu chuyện.
- Vận dụng linh hoạt bằng nhiều phƣơng pháp:
+Thông thƣờng để truyền tải học sinh nhanh nhất giáo viên hay sử dụng
phƣơng pháp thuyết trình, giảng giải. Khi học sinh nêu các nội dung bài học,
giáo viên sử dụng các thông tin, câu chuyện làm dẫn chứng. Việc làm này nếu
diễn ra thƣờng xuyên sẽ gây nhàm chán, thiếu hứng thú đối với học sinh, vì
những kiến thức, thông tin kinh tế là những tri thức khó, ngay cả ngƣời lớn tuổi
trải qua kinh nghiệm cuộc sống nhiều khi vấn chƣa hiểu đƣợc.
+Cách làm hiệu quả là phải kết hợp và sử dụng nhiều phƣơng pháp trong
cùng một tiết dạy để các em tích cực, chủ động tham gia làm rõ ý nghĩa, nội
dung của các thông tin, câu chuyện đƣợc đƣa ra. Làm đƣợc nhƣ trên, bài dạy trở
nên nhẹ nhàng, giáo viên không nặng nề áp đặt bài học; học sinh gần nhƣ làm
việc hoàn toàn và trở nên hứng thú, luôn muốn hoạt động bởi vì chính các em
thấy mình đã khám phá ra những nội dung mà bài học yêu cầu
2.2. Những khó khăn thƣờng gặp khi vận dụng thông tin, câu chuyện kinh
tế
Sử dụng thông tin, câu chuyện kinh tế vào bài có rất nhiều ƣu thế. Tuy
nhiên, khi sử dụng giáo viên cũng gặp những khó khăn nhất định
Thứ nhất: Vấn đề nguồn thông tin, câu chuyện
Khó khăn đầu tiên mà giáo viên gặp phải là nguồn thông tin, câu chuyện,
nhất là câu chuyện kinh tế điển hình. Có thể nói rằng, ngày nay nguồn thông tin,
câu chuyện nói chung rất phong phú. Ta có thể dễ dàng tìm đƣợc. Nhƣng để có
đƣợc những thông tin, câu chuyện đạt yêu cầu (phù hợp với bài học, đặc điểm
tâm sinh lí, lứa tuổi, trình độ nhận thức… của học sinh) có thể sử dụng vào bài
dạy đƣợc thì không phải là dễ dàng. Giáo viên phải thực sự am hiểu kinh tế đất
nƣớc, quốc tế; phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình kinh tế đang diễn ra thì mới
có đƣợc thông tin, câu chuyện xác đáng phục vụ cho quá trình dạy học hiệu quả.
Thứ hai: Vấn đề thời gian

Trong một giờ dạy bao giờ giáo viên cũng sử dụng nhiều phƣơng pháp
dạy học để truyền tải hết nội dung kiến thức cho học sinh. Vì bài học có nội
dung phong phú, có nhiều bài khá dài nhƣng một số thông tin, câu chuyện có nội

15


dung nhiều chi tiết phức tạp, khó hiểu, dẫn đến giáo viên mất nhiều thời gian
giải thích, khó đảm bảo đƣợc yêu cầu tiết học đề ra.
Thứ ba: Vấn đề cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất (hệ thống máy chiếu) là một yếu tố quan trọng góp phần
không nhỏ vào thành công của giáo viên khi sử dụng, đặc biệt là phƣơng pháp
trực quan, thảo luận nhóm,… Nhƣng đây cũng là một khó khăn mà các nhà
trƣờng và giáo viên gặp phải.
Muốn thể hiện tốt các thông tin, câu chuyện kinh tế linh hoạt cần phải có
hệ thống phòng học đầy đủ máy tính, máy chiếu. Những hình ảnh minh họa là
cách thể hiện rõ nhất cho các thông tin, câu chuyện kinh tế đƣợc đƣa ra. Bởi vì,
những kiến thức kinh tế rất trừu tƣợng, khó hiểu nếu không cho học sinh thấy
đƣợc cụ thể thì rất khó thuyết phục về việc giải thích rõ các phạm trù, khái niệm
mà nội dung bài học yêu cầu.
Tóm lại, trên đây là một số khó khăn cơ bản mà giáo viên thƣờng gặp khi
sử dụng những thông tin, câu chuyện kinh tế. Những khó khăn này cũng ảnh
hƣởng phần nào hiệu quả của việc vận dung thông tin, câu chuyện kinh tế khi
giáo viên giảng dạy.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI

Sau khi áp dụng đề tài, đối với học sinh khối 11 trƣờng THPT triệu sơn 2 tôi thu
đƣợc nhƣ sau:
Qua tìm hiểu, điều tra, tham do từ phía học sinh đề tài đã đạt đƣợc những
kết quả nhƣ sau:

- Học sinh hứng thú say mê, tích cực chủ động suy nghĩ trong tìm tòi kiến
thức. Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học đã biết vận dụng
kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống và giải thích đƣợc các vấn đề kinh
tế diễn ra xung quanh mình.
- Đã chuyển trọng tậm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò
- Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động chuyển sang hoạt động chủ
động, học sinh chủ động tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng thu
thập xử lý trình bày trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo
viên tổ chức hƣớng dẫn.
Lớp

Tổng số HS

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Số lƣợng

Tỷ lệ %

16


11C3

42

40

95

11C4


45

34

76

11C6

41

35

85

11C7

44

38

86

17


C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Ý nghĩa của đề tài.
1.1. Đối với bản thân.
Sau những năm Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai về đổi mới nội dung và

phƣơng pháp dạy học, tôi đã cố gắng tìm ra những nội dung và phƣơng pháp
phù hợp với thực tiễn áp dụng vào giảng dạy và thấy rằng có hiệu quả rõ rệt.
Nhờ một số phƣơng pháp đƣợc vận dung hiệu quả mà tôi rất hứng thú với công
việc dạy học, vì đƣợc học sinh sôi nổi học tập và chăm chú giải quyết mọi vấn
đề đƣa ra. Quá trình soạn giáo án đã thúc đẩy tôi tìm ra đƣợc nhiều vấn đề cần
giải quyết trong cuộc sống để giúp các em ngày càng có kiến thức thực tiễn,
hình thành nhiều kỹ năng sống. Đặc biệt, quá trình giảng dạy ở trên lớp giáo
viên làm việc và nói ít hơn, vì chủ yếu là học sinh làm việc nên dẫn đến không
còn thấy nặng nề, mệt mỏi khi dùng các phƣơng pháp và cách thức truyền thống.
Giáo viên tăng sự linh hoạt trong bài giảng, nâng cao chất lƣợng dạy học của bộ
môn và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm đƣợc kiến thức, rèn luyện các kỹ
năng sống hiệu quả cho cuộc sống sau này. Nhờ học sinh hứng thú học tập với
bộ môn mà giáo viên luôn cố gắng tích cực giảng dạy và yêu nghề hơn.
1.2. Đối với học sinh.
Quá trình thực dạy trên lớp và qua đánh giá của các giáo viên dự giờ cho
thấy học sinh ngày càng hứng thú, yêu thích với bộ môn giáo dục công dân. Học
sinh thấy rằng các kiến thức về kinh tế học không quá khô khan, trừu tƣợng mà
luôn gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày và có ích cho cuộc sống của mọi ngƣời.
Học sinh tăng tính chủ động, tự tin, sáng tạo và phát triển tƣ duy. Các em tìm
thấy ở bộ môn nhiều thứ để trang bị cho cuộc sống. Các em ngày càng mạnh
dạn, không ngại ngần bày tỏ các quan điểm để cùng bạn khác giải quyết; thực
hiện các hành vi, hành động theo yêu cầu của giáo viên. Vận dung thông tin, câu
chuyện kinh tế bằng các phƣơng pháp khác nhau tạo ra sự tƣơng tác, đề cao tính
chủ động của học sinh góp phần tích cực tới mối quan hệ giữa học sinh với học
sinh, giữa thầy và trò…Vận dụng linh hoạt và hiệu quả sẽ trang bị cho các em
những kỹ năng sống, giúp các em có suy nghĩ thực tế, sớm trƣởng thành trong
suy nghĩ để có một nhận thức đúng đắn về xã hội chính là một trong những mục
tiêu mà giáo dục cần hƣớng tới và đạt đƣợc. Việc đạt đƣợc những mục tiêu đề ra
trong giáo dục công dân nhằm hƣớng tới giáo dục con ngƣời Việt Nam phát
18



triển toàn diện; trong tƣơng lai gần các em chủ động, tích cực trong định hƣớng
nghề nghiệp, xây dựng gia đình; và xa hơn là một thành viên của xã hội đầy
năng động, hiểu biết, có văn hóa để xây dựng đất nƣớc giàu đẹp, văn minh.
1.3. Đối với bộ môn.
Nghiên cứu và thực hiện đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy,
học tập môn Giáo dục công dân đối với học sinh hiện nay; giúp giáo viên có
nhiều cách thức tiếp cận giảng dạy không khô khan, giáo điều, một chiều. Đề tài
là tƣ liệu tham khảo hữu ích giúp giáo viên trong tổ bộ môn Giáo dục công dân
và các bộ môn khác nâng cao hiệu quả giảng dạy, thực hiện mục tiêu giáo dục
đề ra.
2. Đề xuất, kiến nghị.
2.1. Đề xuất.
Tổ bộ môn cần triển khai sáng kiến cho các giáo viên trong tổ để tiến hành
trao đổi rút kinh nghiệm và thực hiện trong quá trình giảng dạy.
2.2. Kiến nghị.
Trong những giai đoạn tiếp theo tôi rất mong muốn vị trí và vai trò của
môn giáo dục công dân sẽ đƣợc nâng lên để xoá đi định kiến của xã hội xem nó
là một môn phụ.
Đây là kinh nghiệm bƣớc đầu chắc hẳn không tránh đƣợc sự thiếu sót, rất
mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để giúp tôi có những kinh
nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 20 tháng 05 năm 2015.
CAM KẾT KHÔNG COPY

Ngƣời viết


Chu Thị Huệ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, Bộ
môn phƣơng pháp giảng dạy khoa Giáo dục chính trị Đại học Sƣ phạm Hà Nội,
Phƣơng pháp giảng dạy Giáo dục công dân ở trƣờng Phổ thông trung học, Huế,
năm 2003.
2. Trần Quốc Cảnh, Thiết kế bài dạy học Giáo dục công dân trung học
phổ thông, Huế, năm 2006.
3. Nguyễn Hữu Khải (chủ biên), Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn giáo dục công dân trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, năm
2008.
4. Trần Văn Hiếu, Đề cƣơng bài giảng, Phân tích chƣơng trình và đánh
giá giáo dục – Giáo dục công dân, Đại học Cần Thơ, Khoa Giáo dục Chính trị,
năm 2013.
5. Mạng Internet.
-
-
- http://www. cpv.org.vn
- http://www. giaoducthoidai.vn
-
-
6. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11, Nxb Giáo dục, năm 2006.
7. Đinh Văn Đức (Tổng chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng
môn Giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội, năm 2010.

20



MỤC LỤC
A. Phần mở đầu ................................................................................................. 1
I. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 2
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
B. Giải quyết vấn đề. ..........................................................................................3
I. Những vấn đề lí luận và thực tiễn .....................................................................3
1. Cơ sở lý luận............................................... ................................................. …4
2. Cơ sở thực tiễn............................................... ...................................................5
II.Thực trạng đề tài. ……………………………………………………………..5
1. Thuận lợi và khó khăn............................................... .......................................5
2. Kết quả trƣớc khi áp dụng............................................... .................................6
III.Biện pháp giải quyết……………………………………………………….....7
1.Một số phƣơng pháp vận dụng các thông tin và câu chuyện kinh tế vào giảng
dạy bài 5 – Giáo dục công dân 11…………………………………... ………….7
2. Những yêu cầu đối với giáo viên khi vận dụng thông tin, câu chuyện kinh tế
vào bài dạy……………………...………………………………………………14
IV.Kết quả thực nghiệm đề tài…………………………………………………16
C. Phần kết luận .............................................................................................. 18
1. Ý nghĩa của đề tài……………..……………………………………………..18
2. Đề xuất, kiến nghị……………………………………………………………19
Tài liệu tham khảo.............................................................................................. 20

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƢỜNG THPT TRIỆU SƠN 2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số phƣơng pháp vận dụng các thông tin và
câu chuyện kinh tế vào giảng dạy bài 5 phần 1 công dân
với vấn đề kinh tế – Giáo dục công dân 11”

Ngƣời thực hiện: Chu Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD

THANH HÓA NĂM 2015

22



×