Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm một số sáng kiến khi dạy học phần axitsunfuric lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.79 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LỜI MỞ ĐẦU
Axit sunfuric là một hóa chất rẻ tiền và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong công
nghiệp và đời sống nhƣ sản xuất phân vô cơ, điều chế các hóa chất khác trong
phòng thí nghiệm và trong công nghiệp sản xuất chất nổ, tinh chế dầu mỏ , chế tạo
chất màu, tẩy gỉ kim loại , làm chất điện li trong acqui chì ... Để nói về các vai trò
của axit sunfuric với ngành công nghiệp thì “axit sunfuric là máu của ngành công
nghiệp" . Do vậy khi nghiên cứu về axit sunfuric yêu cầu học sinh phải nắm vững
lý thuyết, cụ thể về tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric và nắm đƣợc cơ
sở lý thuyết của các ứng dụng của axit sunfuric .
Trên thực tế, khi nghiên cứu về dung dịch axit sunfuric, ngoài việc biết ứng dụng
của axit , học sinh còn đƣợc lƣu ý axit sunfuric nhất là ở dạng đặc gây bỏng da,
cháy quần áo nếu không cẩn thận khi sử dụng, cùng với suy nghĩ chủ quan rằng
axit sunfuric đã đƣợc học ở lớp 9 THCS. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh ngại
học, ngại tìm hiểu về tính chất của axit sunfuric.
Từ những lí do trên cùng với thực tiễn dạy học của bản thân, tôi muốn chia
sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: "Một số kinh nghiệm khi dạy học phần
axitsunfuric lớp 10"
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi đề tài.
- Tập trung vào đối tƣợng học sinh THPT lớp 10.
- Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về có liên quan đến những kiến thức phần
axitsunfuric.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra.
- Thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm.
- Tích hợp, liên ngành.

1



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Do khả năng khắc sâu kiến thức còn hạn chế nhất là về tính chất hóa học của
dung dịch axit sunfuric loãng và dung dịch axit sunfuric đặc nên khi giải bài tập các
em còn nhiều nhầm lẫn , sai sót , hiệu quả học tập chƣa cao .
Cụ thể với câu hỏi . Viết phƣơng trình phản ứng xảy ra ( nếu có ) khi :
1) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nguội .
2) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng .
3) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng .
4) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 , giải phóng hỗn hợp khí A gồm SO2 và
khí B với d (A/ H2) < 17 .
Các câu hỏi này áp dụng đối với lớp 10B2 và 10B4 thì có kết quả nhƣ sau :
Điểm
9-10
7-8
5-6
3-4
1-2
4
8
12
10
8
Lớp 10B2
3
7
16
12
10

Lớp 10B4
Từ thực trạng trên, để củng cố, khắc sâu kiến thức lý thuyết, nâng cao hiệu quả
học tập, rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh nhất là bài tập về dung dịch
axit sunfuric, tôi đề xuất phân loại lý thuyết và bài tập phần kim loại tác dụng với
axitsunfuric.Do thời gian và tài liệu nghiên cứu có giới hạn nên khi thực hiện đề tài
này khó tránh khỏi thiếu sót . Kính mong hội đồng thẩm định góp ý để đề tài của
tôi đƣợc hoàn thiện hơn .
I I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện đề tài này , tôi phân bài tập phần “ kim loại phản ứng với dung dịch
axit sunfuric “ thành ba dạng sau :
- Dạng 1 : Kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng .
- Dạng 2 : Kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc .
- Dạng 3 : Kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng và đặc .
Với mỗi dạng bài tập tôi đƣa ra các phần :
- Cơ sở lý thuyết .
- Bài tập lý thuyết – Hƣớng dẫn giải .
- Bài tập định lƣợng – Hƣớng dẫn giải .

2


1. DẠNG I : KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT SUNFURIC
LOÃNG
1.1. Cơ sở lý thuyết
- Dung dịch axit sunfuric loãng thể hiện tính oxi hóa ở ion H+ . Chỉ tác dụng
với những kim loại đứng trƣớc hidro trong dãy hoạt động hóa học .
- Kim loại có nhiều mức oxi hóa : chỉ bị oxi hóa ở mức oxi hóa thấp nhất .
- Thứ tự tác dụng của hỗn hợp kim loại , kim loại nào đứng trƣớc trong dãy
hoạt động hóa học sẽ tác dụng trƣớc .
1.2. Bài tập

Để học sinh nắm chắc cơ sở lý thuyết sau đây tồi đề xuất một số bài tập dạng
định tính .
Bài tập 1 : Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng , dƣ . Sau phản ứng
thu đƣợc dung dịch A và khí H2 . Cho tiếp vào dung dịch A một lƣợng dung
dịch NaOH , lấy kết tủa thu đƣợc đung nóng ngoài không khí đến khối lƣợng
không đổi thu đƣợc rắn B . Hãy viết các phƣơng trình phản ứng xảy ra và cho
biết chất B là chất gì ?
Hƣớng dẫn giải :
- Giáo viên nêu vấn đề : + Sắt có những mức oxi hóa nào ?
+ Sắt tác dụng với H2SO4 loãng thì bị oxi hóa nhƣ thế
nào ?
- Học sinh giải quyết vấn đề Sắt có các mức oxi hóa : 0; +2 ; +3 bị oxi hóa
đến mức oxi hóa thấp (+2) . Viết phƣơng trình phản ứng
Fe + H2SO4
FeSO4 + H2
- Nhƣ vậy dung dịch A chứa những chất tan gì ?

dung dịch A chứa : FeSO4

và H2SO4 dƣ .
- Khi dung dịch A đƣợc thêm dung dịch NaOH dƣ , thứ tự phản ứng xảy ra
nhƣ thế nào ? học sinh tƣ duy và viết đƣợc phản ứng :
2 NaOH + H2SO4

Na2SO4 + 2 H2O

2 NaOH + FeSO4

Na2SO4 + Fe(OH)2


- Hợp chất Fe(OH)2 khi nung nóng ngoài không khí ( có oxi ) :
2 Fe(OH)2 + ½ O2
Fe2O3 + 2H2O
Vậy chất rắn B là Fe2O3 .
3


Bài tập 2 : Cho hỗn hợp 2 kim loại Na và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng . Hãy viết
các phƣơng trình phản ứng có thể xảy ra ?
Hƣớng dẫn giải :
- Giáo viên đặt vấn đề : thứ tự tác dụng nhƣ thế nào ? khả năng phản ứng ?
- Học sinh giải quyết vấn đề : Chỉ có Na phản ứng vì Cu đứng sau Hidro
2Na + H2SO4 (l)
Na2SO4 + H2
- Giáo viên nêu vấn đề để học sinh xét khả năng dung dịch H2SO4 hết , Na dƣ
có thể có phản ứng : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Để tăng khả năng vận dụng lý thuyết vào bài tập định lƣợng , tôi đề xuất một số
bài toán
Bài tập 3 : Khi cho 17,4 gam hỗn hợp Y gồm Fe, Al, Cu vào dung dịch H2SO4
loãng dƣ thu đƣợc dung dịch A , 6,4 gam chất rắn và 9,856 lít khí B ở 27,3oC
,1atm . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn .
a, Tính phần trăm khối lƣợng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y .
b, Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M đã dùng biết lƣợng dung dịch H2SO4 đƣợc lấy
dƣ 10% so với lƣợng cần thiết .
c, Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch A biết thể tích dung dịch không
thay đổi trong quá trình phản ứng .
Hƣớng dẫn giải :
- Giáo viên đặt vấn đề : khả năng phản ứng của Al, Fe , Cu thứ tự tác dụng .
- Học sinh sẽ tƣ duy đƣợc : Cu không phản ứng 6,4g chất rắn sau phản ứng
là Cu

Viết phản ứng :
2 Al + 3 H2SO4(l)
Fe + H2SO4(l)

Al2(SO4)3 + 3H2

FeSO4 + H2

- Giáo viên hƣớng dẫn cho học sinh đặt : x = nAl , y = nFe

(1)
(2)

(x,y > 0 ) .

Hệ phƣơng trình
Trong đó pt (3) là phƣơng trình khối lƣợng Fe và Al .
Pt (4) là phƣơng trình mol khí H2

4


b, Giáo viên hƣớng dẫn :
Tính thể tích khi biết nồng độ CM cần phải có dữ kiện gì ?
Từ các phản ứng (1) và (2)

số mol .

n H2SO4( cần dùng ) = 0,4 mol
V H2SO4(cần dùng ) =


= 0,4 lít = 400 ml

Vậy V H2SO4 (đã lấy ) = 400 + 400 . 0,1 = 440 ml
c, Để tính đƣợc nồng độ mol các chất trong dung dịch A phải biết dung dịch A
chứa những chất tan gì
Dung dịch A gồm : + H2SO4 dƣ : 0,04 mol
+ Al2(SO4)3 : 0,1 mol
+ FeSO4 : 0,1 mol
CM Al2(SO4)3 = CM FeSO4 = 0.2273 M
CM H2SO4 = 0,0909M
Bài tập 4 : A là kim loại hóa trị 2 . Cho kim loại A tác dụng với một lƣợng vừa đủ
dung dịch H2SO4 9,8% . Kết thúc phản ứng thu đƣợc dung dịch có nồng độ 11,74%
. Xác định kim loại A ?
Hƣớng dẫn giải :
Phản ứng :
A +
H2SO4
ASO4 + H2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lƣợng để tính khối lƣợng dung dịch muối ?
mdung dịch ASO4 = m A + mdd H2SO4 – m H2
= ( MA + 998 )x gam
với x = nA (x>0)
Vận dụng
C%dd ASO4 = 11,74 %
MA = 24
Vậy A là kim loại magie .
2. DẠNG II : KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT SUNFURIC
ĐẶC
2.1. Cơ sở lý thuyết.

- Dung dịch axit sunfuric đặc thể hiện tính oxi hóa mạnh ở toàn phân tử tác dụng
với cả những kim loại đứng trƣớc và sau hidro trong dãy hoạt động hóa học .
- Kim loại có nhiều mức oxi hóa sẽ bị oxi hóa đến mức cao nhất .

5


- Tùy thuộc vào tính khử của kim loại , nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric
nhiệt độ của phản ứng S+6 ( H2SO4) có thể bị khử về S+4 (SO2) , S0, S-2 (H2S) .
- Dung dịch H2SO4 đặc nguội làm thụ động các kim loại Al , Fe , Cu .
- Thứ tự tác dụng của các kim loại trong hỗn hợp tƣơng tự nhƣ đối với dung dịch
H2SO4 loãng .
2.2. Bài tập
Bài tập 1 : Viết các phƣơng trình phản ứng xảy ra khi
- Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo muối sắt (III) .
- Magie phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra khí có mùi trứng thối .
- Kẽm phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra kết tủa màu vàng .
Hƣớng dẫn giải :
- Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng : S+6(H2SO4) S+4(SO2)
Fe + 6H2SO4 (đ)

Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

- Mg tác dụng với dung dịch H2SO4
4Mg + 5H2SO4(đ)

H2S .

4MgSO4+ H2S + 4H2O


- Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
3Zn + 4 H2SO4

khí mùi trứng thối
kết tủa màu vàng

S

3ZnSO4 + S + 4H2O

Bài tập 2 : Hỗn hợp A gồm Ag và 1 kim loại X . Lấy 4,08g A cho tác dụng hoàn
toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dƣ thu đƣợc 0,896 l khí SO2 (đktc) , trong đó
lƣợng SO2 do X tạo ra gấp 3 lần do Ag tạo ra . Xác định tên kim loại X .
Hƣớng dẫn giải :
- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh viết phản ứng
2Ag + 2H2SO4(đ) Ag2SO4 + SO2 + 2H2O (1)
2X + 2n H2SO4(đ) X2(SO4)n+nSO2 + 2nH2O (2) ( với n là hóa trị của X )
Đặt x= nAg , y = nX
Từ đề bài hệ phƣơng trình

Trong đó pt (3) : là phƣơng trình khối lƣợng hỗn hợp kim loại Ag và X
pt (4) : phƣơng trình tỉ lệ mol
M : là nguyên tử khối của kim loại X
Giải ra đƣợc: M= 32n
6


- Giáo viên đặt vấn đề : Hóa trị của kim loại nằm trong giới hạn nào ?
Biện luận nhận cặp nghiệm : n = 2 , M = 64
Vậy X là Đồng (Cu).

Bài tập 3 : Hòa tan m gam Fe vào 24,5 gam dung dịch H2SO4 80% , đun nóng . Sau
phản ứng thu đƣợc một chất khí có thể làm mất màu cánh hoa hồng và dung dịch A
chỉ chứa một chất tan là muối . Tính m ?
Hƣớng dẫn giải :
- Giáo viên đặt vấn đề : Khí làm mất màu cánh hoa hồng là gì ?
Dung dịch A chứa một muối ( H2SO4 hết ) đó là muối gì ?
- Học sinh sẽ tƣ duy đƣợc : + Khí là SO2
+ Muối có thể là Fe2(SO4)3 cũng có thể là FeSO4 .
Từ đó các em phải xem xét 2 trƣờng hợp .
Trƣờng hợp 1 : Muối trong dung dịch A là Fe2(SO4)3
Chỉ xảy ra phản ứng :
2Fe + 6H2SO4
Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
(1)
Từ phản ứng (1) và theo đề học sinh tính đƣợc
m = mFe =

n H2SO4 .56 = 3,73 (g) .

Trƣờng hợp 2 : muối trong dung dịch A là FeSO4
Xảy ra phản ứng (1) và phản ứng
Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4

(2)

Từ phản ứng (1) và (2) học sinh tính đƣợc
m = mFe = ( n H2SO4 + n Fe2(SO4)3 ) . 56 = 0,1 .56 = 5,6 g
 Qua bài tập này học sinh rút ra kinh nghiệm làm bài tập sắt tác dụng với

dung dịch H2SO4 đặc nóng có thể sinh ra Fe2(SO4)3 , FeSO4 hoặc hỗn hợp hai

muối này tùy thuộc vào lƣợng kim loại và axit tham gia phản ứng .
Bài tập 4 : Cho 13 gam Zn vào 50 gam dung dịch H2SO4 98% . Sau phản ứng thu
đƣợc dung dịch A và V0 lít (đktc) một chất khí màu trứng thối .
a, Tính V0 ?
b, Cho V1 lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A . Tìm V1 để
- Kết tủa thu đƣợc có khối lƣợng lớn nhất . Tính m1 max ?
- Kết tủa thu đƣợc có khối lƣợng bé nhất . Tính m1 min ?
Hƣớng dẫn giải :
7


- Giáo viên đặt vấn đề : + Mùi trứng thối là gì ? H2S
+ Dung dịch A chứa những chất gì ?
Phản ứng 4Zn + 5H2SO4 4 ZnSO4 + H2S + 4H2O
(1)
Bài toán cho cả lƣợng Zn và H2SO4
Biện luận

phải biện luận xem chất nào dƣ ?

H2SO4 dƣ , n H2SO4 = 0,25 mol

Nhƣ vậy : n H2S = nZn = 0,05 mol
V0 = 0,05 * 22,4 = 1,12 lít .
b, Dung dịch A chứa : ZnSO4 = 0,2 mol và H2SO4 = 0,25 mol
- Giáo viên nêu vấn đề : tại sao lại có trƣờng hợp khối lƣợng kết tủa lớn nhất , bé
nhất khi cho dung dịch Ba(OH)2 của dung dịch A ?
- Học sinh sẽ phải tƣ duy Zn(OH)2 lƣỡng tính có thể tan trong dung dịch
Ba(OH)2 dƣ . Từ đó viết đƣợc các phản ứng có thể xảy ra .
H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O

(2)
ZnSO4+ Ba(OH)2
Zn(OH)2 + Ba(OH)2

BaSO4 + Zn(OH)2

(3)

BaZnO2 + 2 H2O

(4)

(tan)
Trƣờng hợp 1 : khối lƣợng kết tủa lớn nhất

chỉ xảy ra phản ứng (2) và (3) .

Từ (2) và (3) ---> n Ba(OH)2 = n H2SO4 + n ZnSO4 = 0,45 mol
V1 = V Ba(OH)2 =
Và m

max =

= 0,45 (l)

m BaSO4 + m Zn(OH)2 = 124,65 gam

Trƣờng hợp 2 : khối lƣợng kết tủa bé nhất

xảy ra phản ứng (2) , (3) và (4) .


Và n Ba(OH)2 cần lấy ≥ n Ba(OH)2 = 0,45 + 0,2 = 0,65 mol
V1 = V Ba(OH)2 cần lấy ≥
Và m

min =

= 0,65 lít

m BaSO4 = 104,85 gam .

3. DẠNG III : KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT SUNFURIC
LOÃNG VÀ ĐẶC
3.1. Cơ sở lý thuyết
- Kết hợp cơ sở lý thuyết của dạng I và dạng II .
- Lƣu ý , không có ranh giới rõ ràng giữa dung dịch axit sunfuric loãng và đặc .
3.2. Bài tập

8


Bài tập 1 : Hòa tan hoàn toàn kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 . Sau phản ứng thu
đƣợc dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm 2 chất khí , d ( B/H2) = 16 . Viết các
phƣơng trình phản ứng có thể xảy ra .
Hƣớng dẫn giải :
- Giáo viên đặt vấn đề từ d ( B/H2) = 16
MB = 32 ta có thể nhận đình gì về
hai khí trong B .
Mkhí 1 < MB < Mkhí 2


hay

Mkhí 1 < 32< Mkhí 2

- Từ nhận định trên học sinh thấy đƣợc
+ B không thể chứa H2S và SO2 vì M H2S >32 và M SO2 > 32
+ B có thể là hỗn hợp : ( SO2 và H2) hoặc ( H2S và H2) .
Nhƣ vậy các phản ứng có thể xảy ra
Trƣờng hợp 1 :
Mg + 2H2SO4 MgSO4 + SO2 + H2O
Mg + H2SO4
Trƣờng hợp 2 :
4Mg + 5H2SO4
Mg + H2SO4

MgSO4 + H2
4MgSO4 + H2S + 4H2O
MgSO4 + H2

- Qua bài tập này học sinh rút ra đƣợc kinh nghiệm làm bài kim loại tác dụng với
axit H2SO4 không nhất thiết tạo ra sản phẩm bị khử của S+6(H2SO4) hoặc không
nhất thiết tạo ra H2 mà có thể tạo hỗn hợp H2 và các sản phẩm bị khử của
S+6(H2SO4) .
Qua đây các em đƣợc khắc sâu kiến thức không có ranh giới rõ ràng giữa H2SO4
loãng và đặc .
Bài tập 2 : Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al , Fe , Ag . Chia 10,38 gam X làm 2 phần
bằng nhau .
Phần 1 : Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dƣ thu đƣợc 2,352 lít H2 (đktc).
Phần 2 : Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dƣ thu đƣợc 2,912 lít SO2 (đktc)
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Tính khối lƣợng mỗi kim loại trong X ?

Hƣớng dẫn giải :
Giáo viên nêu vấn đề các kim loại phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng và đặc nhƣ
thế nào ? Học sinh tƣ duy và viết phản ứng .
Phần 1 :
9


2Al + 3 H2SO4(l)
Fe + H2SO4 (l)

Al2(SO4)3 + 3H2

(1)

FeSO4 + H2 ( 2)

Phần 2 :
2Al + 6 H2SO4(đ)

Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (3)

2Fe + 6H2SO4(đ)

Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (4)

2Ag + 2H2SO4

Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đặt : x =nAl


(5)
, y = nFe , z = nAg trong X (x,y,z > 0)

Hệ phƣơng trình

Kết quả

--->

Bài tập 3 : Cho m gam Mg tan vừa đủ trong 100g dung dịch H2SO4 . Sau phản ứng
thu đƣợc dung dịch A và hỗn hợp khí X gồm 2 chất khí với d (X/H2) = 16,5 .
Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch Ba(OH)2 , sau phản ứng thu đƣợc 21,7 gam kết tủa .
Nếu đun nóng nƣớc lọc sau phản ứng lại thu đƣợc 10,85 gam kết tủa nữa .
Tính m và nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 .
Hƣớng dẫn giải :
Qua bài tập 1 ở dạng III ; học sinh vận dụng vào bài tập này và nhận định đƣợc X
có thể chứa H2 và SO2 hoặc H2 và H2S .
Giáo viên đặt vấn đề : dẫn X qua dung dịch Ba(OH)2 hiện tƣợng gì xảy ra ?
Từ đó biện luận X chứa H2 và SO2
Các phản ứng
Mg + 2H2SO4

MgSO4 + SO2 + 2H2O

Mg + H2SO4

MgSO4+H2

SO2 + Ba(OH)2

SO2+ Ba(OH)2
Ba(HSO3)2

(1)

(2)

BaSO3 + H2O (3)
Ba(HSO3)2 (4)

BaSO3 + SO2 + H2O (5)

Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đặt : x = n SO2 , y = n H2 ( x,y >0)
Từ MX = 33  x=y
10


Áp dụng định luật bảo toàn khối lƣợng nguyên tổ lƣu huỳnh
- n SO2 = x = n BaSO3 + 2 . n Ba(HSO3)2 = n BaSO3(4) + 2 . n BaSO3 (5)= 0,2 mol
Từ (1) và (2)  nMg = 0,4 mol và n H2SO4 = 0,6 mol .
Vậy m = mMg = 0,4 x 24 = 9,6 g
C% H2SO4 =
-Qua bài tập này học sinh đƣợc rèn luyện kỹ năng biện luận bài toán hóa học .
II . HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức cho học sinh luyện tập trong các tiết luyện tập sau bài học “Axit
sunfuric“ theo phân phối chƣơng trình dƣới hai hình thức:
- Mỗi dạng cho học sinh làm bài tập tại lớp một số bài còn lại giao bài tập cho
học sinh về nhà làm, Giáo viên kiểm tra , đánh giá .
- Thực hiện từng dạng trong từng tiết , có kiểm tra đánh giá .
2. Tổ chức cho học sinh luyện tập trong các buổi học bồi dƣỡng .

3. Củng cố lý thuyết sau bài dạy “ axit sunfuric “ và giao bài tập về nhà , có
kiểm tra, đánh giá .
4. Giao cho học sinh dƣới dạng tài liệu tự học sau đó trao đổi , giải trình .

11


C. KẾT LUẬN
I .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi áp dụng các hình thức tổ chức thực hiện đề tài , khả năng tƣ duy , khắc
sâu kiến thức đƣợc nâng lên , các em không còn ngại khi gặp các bài toán về axit
sunfuric cụ thể là phần kim loại tƣơng tác với dung dịch axit sunfuric . Hiệu quả
học tập đƣợc nâng lên rõ rệt .
Cụ thể , sau khi vận dụng các hình thức thực hiện đề tài chủ yếu là hình thức luyện
tập một dạng trong một tiết cho đối tƣợng là học sinh lớp 10B2, 10B4 .
Câu hỏi
1. Viết các phƣơng trình phản ứng xảy ra ( có thể ) khi cho kim loại Mg vào
dung dịch H2SO4 .
2. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Cu . Chia A làm hai phần bằng nhau :
- Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dƣ thu đƣợc 6,72 lít khí
H2(đktc).
- Phần 2 : Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dƣ thu đƣợc 8,96 lít
SO2(đktc).
Tính khối lƣợng mỗi kim loại trong hỗn hợp A .
Kết quả khảo sát nhƣ sau:
Điểm
Lớp 10B2
(42HS)
Lớp 10B4
(48HS)


9-10
20

7-8
15

5-6
7

3-4
0

0-2
0

10

20

12

6

0

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Hóa học là bộ môn học lý thuyết gắn liền với thực hành , việc khắc sâu kiến thức
thông qua thí nghiệm thực hành rất hiệu quả. Tuy nhiên trong điều kiện của nhà
trƣờng chƣa thể tiến hành thí nghiệm thì việc khắc sâu kiến thức lý thuyết hóa học

thông qua các dạng bài tập là rất quan trọng .
Trên đây mới chỉ là một vấn đề nhỏ về thực hiện khắc sâu kiến thức đối với bộ
môn hóa học. Tôi chỉ mong muốn rằng sẽ có nhiều vấn đề khác của hóa học cũng
12


đƣợc đƣa ra dƣới dạng phân loại lí thuyết bài tập cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
học tập của học sinh làm tài liệu trong quá trình giảng dạy môn học .

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của ngƣời
khác.
Tác giả

Đỗ Thị Loan

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thiên An, Phƣơng pháp giải bài tập Hóa học THPT.
2. Ngô Ngọc An, Câu hỏi và bài tập Hóa học 10.
3. Cao Cự Giác, Cơ sở lý thuyết Hóa học THPT.
4. Nhiều tác giả, SGK Nâng cao Hóa học 10.
5. Nhiều tác giả, Sách Bài tập Hóa học 10.

14



15



×