Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm thiết kế, ứng dụng có hiệu quả mô hình OBITAN nguyên tử vào tiết 30 chương trình hóa học lớp 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.03 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI

1

1. Thực trạng của đề tài thiết kế, ứng dụng có hiệu quả mô hình obitan
nguyên tử vào tiết 30 Chƣơng trình hoá học 10 Nâng cao

1

2. Kết quả của thực trạng thiết kế, ứng dụng có hiệu quả mô hình obitan
nguyên tử vào tiết 30 Chƣơng trình hoá học 10 Nâng cao

2

III. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2

IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU

3

PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. VÀI NÉT VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN



4

1. Khái niệm về phƣơng pháp dạy học trực quan

4

2. Vai trò của phƣơng pháp dạy học trực quan trong quá trình dạy - học

4

II. THIẾT KẾ BỘ MÔ HÌNH OBITAN NGUYÊN TỬ

4

1. Những yêu cầu cần đạt khi thiết kế bộ mô hình obitan nguyên tử

4

2. Hình ảnh bộ mô hình obitan nguyên tử sau khi thiết kế hoàn thiện

5

2.1. Mô hình obitan s

5

2.2. Mô hình obitan p

5


2.3. Mô hình obitan đã lai hoá

6

2.4. Mô hình lai hoá sp

6

2.5. Mô hình obitan lai hoá sp2

7

3

2.6. Mô hình obitan lai hóa sp

7

III. ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ BỘ MÔ HÌNH OBITAN NGUYÊN
TỬ VÀO TIẾT 30 CHƢƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 NÂNG CAO

8

1. Nguyên tắc ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan nguyên tử vào
tiết 30 Chƣơng trình hoá học lớp 10 Nâng cao

8

2. Ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan nguyên tử vào tiết 30

Chƣơng trình hoá học lớp 10 Nâng cao

8

PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

13

1. Về phía giáo viên

13
Trang 1


2. Về phía học sinh

13

2.1. Các kĩ năng thái độ đƣợc hình thành ở học sinh

13

2.2. Kết quả thi học sinh giỏi và thi Đại học, Cao đẳng

14

II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

15


Trang 2


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chƣơng trình Hoá học THPT nhìn chung gồm 3 phần :
+ Phần 1: Hoá học đại cƣơng (Các thuyết hoá học)
+ Phần 2: Hoá học vô cơ
+ Phần 3: Hoá học hữu cơ
Để học tốt Hoá học phần vô cơ, phần hữu cơ, yêu cầu học sinh phải hiểu rõ
và nắm vững các thuyết hoá học, nhƣng theo phản hồi của học sinh qua nhiều
khoá học thì phần thuyết hoá học là phần khó; khó ở đây không phải kiến thức
quá phức tạp, mà cái khó ở đây là các khái niệm mang tính tƣ duy trừu tƣợng
cao, mang tính logic cao, trong khi đó các tiết học này chƣa có mô hình trực
quan, thí nghiệm đầy đủ để minh chứng nên học sinh “phải học chay”, thuộc bài
theo kiểu “học vẹt” dẫn đến học sinh hiểu sai, hiểu lệch về thuyết, vận dụng
không đúng khi giải quyết các bài tập cụ thể.
Đối với tiết 30 Chƣơng trình Hoá học lớp 10 Nâng cao là một tiết học có
tính chất nhƣ vậy. Để giúp học sinh có hứng thú học tập phần các thuyết hoá học
và học tập môn Hoá tốt hơn, đồng thời làm đồ dùng trực quan cho các đồng
nghiệp có thêm phƣơng án lên lớp nâng cao hiệu quả giờ dạy, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “ Thiết kế, ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan nguyên tử vào
tiết 30 Chương trình Hoá học 10 nâng cao” .
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trạng của đề tài thiết kế, ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan
nguyên tử vào tiết 30 Chƣơng trình hoá học 10 Nâng cao
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu về cấu tạo
chất, sự biến đổi chất và ứng dụng chất. Hoá Học đã và đang có vai trò hết sức
quan trọng, đóng góp một phần lớn vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Hiện nay đồ dụng dạy học trực quan, trang thiết bị thí nghiệm để phục vụ
cho công tác dạy - học bộ môn Hoá học ở trƣờng THPT, đặc biệt đồ dùng thí
nghiệm phục vụ cho các tiết học liên quan đến các thuyết hoá học do Bộ
GD&ĐT trang cấp còn yếu và thiếu rất nhiều, vì vậy còn gây ít nhiều khó khăn
cho công tác dạy và học; đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
cho hiệu quả, chất lƣợng dạy và học chƣa cao, chƣa mang tính đột phá.
Từ phản hồi của học sinh, qua thực trạng trong công tác dạy - học của tôi và
các đồng nghiệp tại Trƣờng THPT Triệu Sơn 2, qua tham khảo của tôi đối với
các đồng nghiệp ở các Trƣờng THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn và một số
Trƣờng THPT trong tỉnh Thanh Hoá về cách thiết kế, chọn lựa đồ dùng dạy học
có hiệu quả vào tiết 30 chƣơng trình Hóa học lớp 10 nâng cao, thấy thực trạng
sau:
+ Giáo viên chƣa thiết kế bộ mô hình obitan nguyên tử để ứng dụng vào
tiết dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục;

Trang 3


+ Để nâng cao hiệu quả giờ dạy có một số giáo viên đã sử dụng bài giảng
điện tử, ứng dụng phần mềm „sự lai hoá các obitan nguyên tử‟ bản quyền C 2004
của PGS. TS. Đặng Thị Oanh - Phạm Ngọc Bằng;
+ Một số giáo viên sử dụng tranh vẽ (vào giấy A0) phóng to hình 3.6, hình
3.7, hình 3.8, hình 3.9 trang 77, 78 sgk 10 nâng cao;
+ Một số giáo viên đã tiến hành tiết dạy không có đồ dùng dạy học trực
quan (dạy chay).
Đối với những giờ dạy mà giáo viên đã sử dung thiết bị dạy học hay chƣa sử
dụng đều có những chia sẽ hết sức chân thành về một số sự cố chủ quan hay
khách quan mà làm bản thân lúng túng, thiếu phƣơng án dự phòng nhƣ:
+ Ở trƣờng không đủ phòng máy để thực hiện giờ giảng điện tử;
+ Đang thực hiện giờ giảng điện tử thì mất điện;

+ Đang thực hiện giờ giảng điện tử thì thiết bị công nghệ thông tin bị hỏng
(do thiết bị đã quá cũ);
+ Trong giờ dạy có sử dụng tranh ảnh thì giáo viên chỉ mô tả hình ảnh dƣới
dạng không gian hai chiều nên học sinh hiểu nhầm, đặt ra những câu hỏi thảo
luận không đúng trọng tâm làm giáo viên xử lý lúng túng;
+ Trong giờ học không có thiết bị, đồ dùng trực quan học sinh tỏ thái độ
không muốn hợp tác trong quá trình dạy - học, làm tăng sức ì, căng thẳng trong
giờ học....
2. Kết quả của thực trạng thiết kế, ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan
nguyên tử vào tiết 30 Chƣơng trình hoá học 10 Nâng cao
Từ thực trạng trên dẫn dến những kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
+ Thiếu phƣơng án kết hợp tối ƣu hoá các phƣơng pháp ứng dụng trong
dạy học.
+ Lúng túng khi thiếu phƣơng án dự phòng trong trƣờng hợp gặp sự cố
nhƣ không có phòng máy, mất điện, thiết bị CNTT hƣ hỏng....dễ dẫn đến “dạy
chay”, truyền thụ áp đặt.
* Đối với học sinh:
+ Chỉ có một số quá ít hiểu đúng, đầy đủ và vận dụng thuyết lai hoá để giải
thích các bài tập liên quan (giải thích cấu trúc phân tử, góc liên kết, so sánh góc
liên kết, kiểu lai hoá của nguyên tố trung tâm...).
+ Một phần lớn học sinh có hiểu nhƣng hiểu còn sơ sài, chƣa đúng bản
chất, quên nội dung bài học sau một thời gian ngắn.
+ Một số học sinh còn cho rằng tiết học này có nội dung khó quá bởi lẽ
toàn khái niệm khó hiểu và trừu tƣợng quá dẫn đến các em mất hứng thú học tập
với môn hoá học, không hợp tác trong giờ học và có kết quả học tập môn hoá rất
thấp.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Đối tƣợng nghiên cứu là học sinh lớp C2 và lớp A7 của Trƣờng THPT
Triệu Sơn 2 – Thanh Hoá.

* Đề tài đƣợc nghiên cứu trong thời gian là hai năm học, cụ thể:
Trang 4


- Lớp C2 khoá học 2010 – 2013.
- Lớp A7 khoá học 2011 – 2014.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
* Phƣơng pháp thực nghiệm trong quá trình dạy học trên lớp của các đồng
nghiệp.
* Phƣơng pháp thực nghiệm trong quá trình dạy học trên lớp và hƣớng dẫn
học sinh học và làm bài tập ở nhà.
* Phƣơng pháp thống kê toán học dựa trên số lƣợng học sinh thực hiện đƣợc
các yêu cầu của đề tài

Trang 5


PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. VÀI NÉT VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN
1. Khái niệm về phƣơng pháp dạy học trực quan
Phƣơng pháp dạy học trực quan là một trong những nhóm phƣơng pháp dạy
học tích cực. Đây là phƣơng pháp dạy học có sử dụng những phƣơng tiện trực
quan, phƣơng tiện kĩ thuật dạy học, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen, khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp,
khả năng tự học; biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác, thân
thiện, tự tin trong các hoạt động
Hiện nay và những năm tới đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giáo
dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng tích
cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thì phƣơng pháp dạy học trực quan,
đặc biệt đồ dùng trực quan giữ vai trò quan trọng nhằm đáp ứng đổi mới phƣơng

pháp dạy học phù hợp với nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, góp phần tích
cực thực hiện mục tiêu giáo dục giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao
động cho học sinh.
2. Vai trò của phƣơng pháp dạy học trực quan trong quá trình dạy - học
Trong dạy - học, nếu chúng ta vận dụng một cách khéo léo phƣơng pháp dạy
học trực quan thì nó mang lại một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thực tiễn dạy học hiện
nay cho thấy: vai trò của đồ dùng dạy học không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động
nhận thức của học sinh mà còn có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy
của giáo viên, cụ thể:
+ Đối với giáo viên: giúp giáo viên tiết kiệm đƣợc thời gian lên lớp đối với
mỗi tiết học; giúp giáo viên điều khiển đƣợc hoạt động nhận thức của học sinh,
kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc thuận lợi và có hiệu quả
cao.
+ Đối với học sinh: giúp học sinh có môi trƣờng học tập và nghiên cứu thuận
lợi nhất; giúp học sinh cụ thể hoá những cái quá trừu tƣợng, đơn giản hoá những
máy móc, thiết bị phức tạp; giúp học sinh làm sinh động nội dung học tập, nâng
cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học; giúp
học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tƣ duy
(phân tích, tổng hợp các hiện tƣợng, rút ra kết luận có độ tin cậy,...); giúp học
sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, đƣợc hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính
chính xác của thông tin chứa trong phƣơng tiện.
II. THIẾT KẾ BỘ MÔ HÌNH OBITAN NGUYÊN TỬ
1. Những yêu cầu đạt khi thiết kế bộ mô hình obitan nguyên tử
+ Bộ mô hình obitan nguyên tử thiết kế phải đảm bảo tính khoa học sƣ phạm,
tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế.
+ Số lƣợng mô hình obitan cần thiết kế là 5, trong đó có:
- Hình dạng obitan s: 1.
- Hình dạng obitan sau khi lai hoá: 1.
- Hình dạng obitan p, obitan lai hoá sp: 1. (có kĩ thuật dùng chung)
Trang 6



- Hình dạng obitan lai hoá sp2: 1.
- Hình dạng obitan lai hoá sp3: 1.
+ Chuần bị vật liệu:
- Gỗ keo khô gồm: hình khối vuông có độ dài cạnh là 10cm (số lƣợng 1)
và hình trụ vuông dài 30cm (số lƣợng 1), hình trụ vuông dài 20cm (số lƣợng 1),
hình trụ vuông dài 18cm (số lƣợng 7), hình trụ vuông dài 10cm (số lƣợng 7).
- Keo dán hai thành phần
- Mùn cƣa
- Máy tiện gỗ ( nhờ sự giúp đỡ của thợ mộc)
2. Hình ảnh bộ mô hình obitan nguyên tử sau khi thiết kế hoàn thiện
2.1. Mô hình obitan s

2.2. Mô hình obitan p

Trang 7


2.3. Mô hình obitan nguyên tử đã lai hoá

2.4. Mô hình obitan lai hoá sp

Trang 8


2.5. Mô hình obitan lai hoá sp2

2.6. Mô hình obitan lai hoá sp3


Trang 9


III. ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ BỘ MÔ HÌNH OBITAN NGUYÊN TỬ
VÀO TIẾT 30 CHƢƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 NÂNG CAO
1. Nguyên tắc ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan nguyên tử vào tiết 30
Chƣơng trình hoá học lớp 10 Nâng cao
Sau khi đã thiết kế hoàn thiện bộ mô hình obitan nguyên tử, làm thế nào để
ứng dụng chúng có hiệu quả vào tiết 30 chƣơng trình hoá học 10 nâng cao và các
tiết học khác trong chƣơng trình hoá học phổ thông cũng là nhiệm vụ không hề
dễ dàng chút nào; bởi lẽ nếu sử dụng chúng không phù hợp với nội dung, sử dụng
một cách tuỳ tiện thì không những không làm tăng tính hiệu qủa của giáo dục mà
đôi khi còn có tác dụng phản giáo dục. Để phát huy hết hiệu quả và vai trò của bộ
mô hình obitan nguyên tử trong tiết học tôi thiết nghĩ ngƣời giáo viên cần nắm
vững và tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Hiệu quả dạy học chính là sự tăng cƣờng chất lƣợng, khối lƣợng kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình, ít tiêu hao
sức lực của giáo viên và học sinh.
+ Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của tiết học ( theo Chuẩn kiến thức kỹ
năng) từ đó sắp xếp cụ thể các bƣớc tiến hành bài học theo phƣơng pháp kĩ thuật
dạy học đã lựa chọn, thể hiện qua nội dung, thời gian, câu hỏi, mô hình obitan
nguyên tử đƣợc sử dụng cho từng hoạt động.
+ Khi sử dụng mô hình obitan nguyên tử trong các hoạt động phải lƣu ý, đảm
bảo các yếu tố sau:
- Phải lựa chọn mô hình obitan nguyên tử phù hợp với đơn vị kiến thức,
không sử dụng tuỳ tiện gây tâm lý hoang mang cho học sinh;
- Những mô hình obitan nguyên tử sử dụng trong tiết học phải đƣợc để gọn
gàng, giữ bí mật, chỉ xuất hiện ở hoạt động cần đến nó nhằm tăng tính tò mò,
hứng thú học tập của học sinh vào hoạt động;
- Khi trình bày về mô hình obitan nguyên tử phải lựa chọn không gian, ánh

sáng phù hợp đảm bảo mọi học sinh trong lớp đƣợc quan sát rõ ràng, đầy đủ.
2. Ứng dụng có hiệu quả bộ mô hình obitan nguyên tử vào tiết 30 chƣơng
trình hoá học 10 Nâng cao thông qua giáo án đã đƣợc thực hiện.
TIẾT 30. SỰ LAI HOÁ CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
+ Giúp học sinh hiểu khái niệm về sự lai hoá các obitan nguyên tử
+ Giúp học sinh biết một số kiểu lai hoá thƣờng gặp: lai hoá sp; lai hoá sp 2;
lai hoá sp3.
2. Kĩ năng
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát mô hình từ đó rút ra kết luận
+ Rèn luyện kĩ năng tƣ duy trừu tƣợng, phân tích vấn đề mới, kĩ năng tổng
hợp bản chất của một vấn đề qua các hiện tƣợng đặc trƣng của nó.

Trang 10


+ Vận dụng kiểu lai hoá obitan nguyên tử để giải thích dạng hình học của
một số phân tử
3. Thái độ
+ Có sự đam mê, tìm tòi nghiên cứu khoa học hoá học đặc biệt những vấn
đề mới, vấn đề khó; có hứng thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Phƣơng tiện, thiết bị dạy học, mô hình về các obitan lai hoá, máy chiếu,
khăn phủ bàn....
+ Hệ thống câu hỏi khoa học
2. Học sinh
+ Đọc kĩ bài học trƣớc khi đến lớp, nắm vững về liên kết hoá học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên
tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4 ?
- HS: trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và kết luận; qua câu hỏi bài cũ vận dụng đi vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khái niệm về sự lai hoá (7 phút)
* Phƣơng pháp: Diễn giảng; Giao nhiệm vụ
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV: Qua phân tích sự hình thành liên
kết trong phân tử CH4 nêu lên nguyên
nhân của của sự hình thành khái niệm
lai hoá; yêu cầu tất cả học sinh độc lập
nghiên cứu tài liệu và cho biết sự lai
hoá là gì?
1. khái niệm về lai hoá
2. điều kiện các obitan tham gia lai hoá
3. đặc điểm của các obitan lai hoá
- HS: trả lời, học sinh khác nhận xét bổ
sung
- GV: nhận xét, cho học sinh quan sát
hình dạng của 1AO sau khi đã lai
hoá và kết luận

Nội dung
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ LAI HOÁ
* Sự lai hoá obitan nguyên tử là sự tổ
hợp “ trộn lẫn” một số obitan trong một
nguyên tử để đƣợc từng ấy obitan

giống nhau nhƣng định hƣớng khác
nhau trong không gian
+ Các obitan tham gia lai hoá phải thoả
mãn điều kiện:
- Của cùng một nguyên tử
- Có mức năng lƣợng gần bằng nhau
+ Đặc điểm của obitan lai hoá:
- Có hình dạng, kích thƣớc và năng
lƣợng giống hệt nhau, chỉ khác nhau về
định hƣớng trong không gian
- Có bao nhiêu obitan nguyên tử tham
gia tổ hợp , sẽ tạo nên bấy nhiêu obitan
Trang 11


lai hoá.
- Trong một obitan lai hoá gồm 2 phần:
phần không gian lớn dùng để tham gia
liên kết, phần không gian nhỏ là phần
phản liên kết.
3. Hoạt động 3: Lai hoá sp (10 phút)
* Phƣơng pháp: dạy học hợp tác, quan sát trực quan
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV: yêu cầu học sinh nhắc lại hình
dạng của obitan s và obitan p; từ đó
cho học sinh quan sát mô hình obitan
s và obitan p; giới thiệu trọng tâm
của bài là các kiểu lai hoá thƣờng

gặp từ obitan s và các obitan p.
- GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh
mô phỏng sự trộn lẫn của 1 obitan s và
1 obitan p và yêu cầu học sinh rút ra
các ý sau:
1. Số obitan lai hoá đƣợc hình thành
2.Định hƣớng của các obitan lai hoá
trong không gian, góc lai hoá.
3. Rút ra kết luận về lai hoá sp.
- HS: Quan sát hình ảnh mô phỏng, trả
lời; học sinh khác nhận xét bổ sung
- GV: Nhận xét, cho học sinh quan sát
mô hình obitan lai hoá sp và kết luận
- GV: Giới thiệu một số phân tử cấu tạo
thẳng có lai hoá sp

Nội dung
II. CÁC KIỂU LAI HOÁ THƢỜNG
GẶP

1. Lai hoá sp.
* Khái niệm: 1AO s + 1AO p  2AO
sp
* Định hƣớng của 2AO sp: Cùng
phƣơng ngƣợc chiều
* Góc lai hoá: 1800
* Lai hoá sp gặp ở các nguyên tử Be, C
trong một số phân tử: BeH2,
BeCl2,C2H2....
* VD: Dựa vào thuyết lai hoá; hãy giải

thích tại sao phân tử BeH2 có cấu tạo
thẳng?

4. Hoạt động 4: Lai hoá sp2 ( 8 phút)
* Phƣơng pháp: dạy học hợp tác, quan sát trực quan
* Kĩ thuật: khăn phủ bàn
* Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV: Chia lớp thành các nhóm (cử
nhóm trƣởng và thƣ kí cho mỗi nhóm);
cho các nhóm quan sát hình ảnh mô
phỏng sự lai hoá sp2, thảo luận các yếu
tố sau:

Nội dung
2

2. Lai hoá sp .
* Khái niệm: 1AO s + 2AO p  3AO
sp2
* Định hƣớng của 3AO sp2:
+ Thuộc cùng mặt phẳng
Trang 12


1. Khái niệm lai hoá sp2
2. Định hƣớng của các AO sp2
3. Góc lai hoá
- HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày;
nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV: Nhận xét, cho học sinh quan sát
mô hình obitan lai hoá sp2 và kết luận
- GV: Giới thiệu một số phân tử có lai
hoá sp2

+ Hƣớng từ tâm đến 3 đỉnh của 1 tam
giác đều
* Góc lai hoá: 1200
* Lai hoá sp2 gặp ở các nguyên tử B, C,
S trong một số phân tử: BF3, C2H4,
SO2....
* VD: Dựa vào thuyết lai hoá; hãy giải
thích tại sao phân tử BF3 có cấu tạo tam
giác?

5. Hoạt động 5: Lai hoá sp3 (8 phút)
* Phƣơng pháp: dạy học hợp tác, quan sát trực quan
* Kĩ thuật: Khăn phủ bàn
* Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV: Chia lớp thành các nhóm (cử
nhóm trƣởng và thƣ kí cho mỗi nhóm);
cho các nhóm quan sát hình ảnh mô
phỏng sự lai hoá sp3, thảo luận các yếu
tố sau:
1. Khái niệm lai hoá sp3
2. Định hƣớng của các AO sp3
3. Góc lai hoá
- HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày;
nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV: Nhận xét, cho học sinh quan sát
mô hình obitan lai hoá sp3 và kết
luận
- GV: Giới thiệu một số phân tử có lai
hoá sp3

Nội dung
3

3. Lai hoá sp .
* Khái niệm: 1AO s + 3AO p  4AO
sp3
* Định hƣớng của 4AO sp3: Hƣớng từ
tâm đến 4 đỉnh của 1 tứ diện đều
* Góc lai hoá: 109028‟
* Lai hoá sp3 gặp ở các nguyên tử O, N,
C trong các phân tử: H2O, NH3, CH4 và
ankan.
* VD: Dựa vào thuyết lai hoá; hãy giải
thích tại sao phân tử CH4 có cấu tạo tứ
diện đều?

6. Hoạt động 6: Nhận xét chung về thuyết lai hoá và củng cố bài học (6 phút)
* Phƣơng pháp: Dạy học hợp tác, Giao nhiệm vụ.
* Kĩ thuật: hoạt động nhóm
* Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV: Qua các ví dụ đã nghiên cứu, kết
hợp SGK; hãy nêu ý nghĩa của thuyết
lai hoá?

- HS: Trả lời; nhận xét bổ sung cho
nhau

Nội dung
III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ
THUYẾT LAI HOÁ
* Thuyết lai hóa có vai trò giải thích
hơn là tiên đoán dạng hình học của
phân tử.
Trang 13


- GV: Nhận xét và kết luận
- GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ
(mỗi bàn tƣơng ứng một nhóm, cử
nhóm trƣởng, thƣ kí nhóm) hoàn thành
phiếu học tập số 1 và số 2
- HS: thảo luận, cử đại diện lên trình
bày.
- HS: nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét và kết luận
7. Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- GV: yêu cầu các em về nhà làm các bài tập 1; 2; 3; 4 trang 80 SGK nâng cao và
các bài tập trong sách bài tập; đồng thời đọc trƣớc phần IV và phần V chuẩn bị
cho tiết học sau.
8. Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1: Tổng kết bài học
Thời gian: 2 phút
Nhóm:
Nội dung: Điền các thông tin thích hợp vào bảng sau

Kiểu
Stt
lai hoá
1

sp

2

sp2

3

sp3

Số AO tham gia lai
hoá
AO s
AO p

Số AO
lai hoá

Phân bố của các AO
lai hoá trong không
gian

Góc
lai hoá


Phiếu học tập số 2: Xác định kiểu lai hoá
Thời gian: 2 phút
Nhóm:
Nội dung: Điền các thông tin thích hợp vào bảng sau
Stt

1
2
3
4
5

Công
thức
phân tử
CH4
BeH2
BF3
H2O
CO2

Kiểu lai hoá của
nguyên tố trung
tâm

Góc lai
hoá

Cấu trúc phân tử


Trang 14


PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Năm học 2010 – 2011, tôi đƣợc nhà trƣờng phân công giảng dạy các lớp
khối 10 gồm 10C2, 10C3 và 10C7 (Lớp 10C2, 10C3 là hai lớp thuộc Ban KHTN,
lớp 10C7 thuộc Ban Cơ Bản) cho đến khi kết thúc khoá học năm 2013. Tôi đã
triển khai đề tài này ở lớp 10C2, còn lại lớp 10C3 và lớp 10C7 tôi không triển khai
đề tài này mà tôi vẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng theo chƣơng trình
học của Ban học, có sử dụng tranh vẽ trong tiết học.
Năm học 2011 – 2012, tôi đƣợc nhà trƣờng phân công giảng dạy các khối
lớp 10 gồm 10A7 và 10A1 (Cả hai lớp đều thuộc Ban KHTN) cho đến khi kết
thúc khoá học năm 2014. Tôi đã triển khai đề tài này ở lớp 10A7, còn lại lớp
10A1 không triển khai đề tài này mà tôi vẫn dạy theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của
Ban học, có sử dụng tranh vẽ trong tiết học.
Năm học 2013 – 2014, tôi có tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh do Sở
GD&ĐT Thanh hoá tổ chức bắt đầu từ ngày 20 tháng 10 năm 2014 đến ngày 12
tháng 11 năm 2014, sau khi vƣợt qua vòng 1 và vòng 2; vào vòng 3 thi giảng 2
tiết, một trong hai tiết giảng của tôi là tiết 30 thuộc Chƣơng trình hoá học 10
Nâng cao, đây là cơ hội để tôi triển khai đề tài nghiên cứu này vào lớp 10A1
Trƣờng THPT Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá.
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
1. Về phía giáo viên.
+ Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có
nhiều năm kinh nghiệm, Các ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài.
Điều đó không chỉ tạo thêm sự hấp dẫn cho giờ dạy học Hoá học mà còn góp
phần hình thành kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
+ Giúp các đồng nghiệp có thêm giáo vụ trực quan để làm tăng hiệu quả
giờ dạy.

+ Đối với bản thân: Có thêm hứng thú trong việc sáng tạo, tìm tòi, vận
dụng linh hoạt các phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng trong từng tiết dạy của
mình. Đặc biệt, với hai tiết giảng đƣợc đánh giá có chất lƣợng cao (của giám
khảo hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2013 - 2014), trong đó có tiết 30 thuộc
Chƣơng trình Hoá học 10 Nâng cao với việc ứng dụng bộ mô hình obitan nguyên
tử có hiêu quả giúp học sinh hiểu, biết và vận dụng kiến thức tốt, có hứng thú học
tập với môn Hoá; Tôi đã vƣợt qua 3 vòng thi, đã đƣợc Giám đốc Sở GD&ĐT
Thanh hoá công nhận danh hiệu: “ Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh” theo QĐ số
769/QĐ – SGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2013.
2. Về phía học sinh
2.1. Các kỹ năng, thái độ đƣợc hình thành ở học sinh
2.1.1. Khoá học 2010 – 2013
Lớp C2
Lớp C3
Các kỹ năng, thái độ đƣợc hình thành ở học ( triển khai đề ( không triển
tài)
khai đề tài)
sinh
Sĩ số: 45
Sĩ số: 47
Trang 15


Hiểu tƣờng tận nguyên nhân, điều kiện của sự
lai hoá obitan nguyên tử; hình dạng, sự định
hƣớng của một obitan lai hoá.
Biết hình dạng, sự định hƣớng của của các
obitan lai hoá sp, sp2, sp3.
Biết dựa vào trạng thái lai hoá của obitan
nguyên tử trung tâm để mô tả sự hình thành liên

kết trong phân tử.
Vận dụng kiến thức về lai hoá obitan nguyên tử
để giải thích các bài tập liên qua đến hình dạng
cấu trúc phân tử, góc liên kết.
Có hứng thú học tập bộ môn Hoá học (phần lai
hoá obitan nguyên tử)

SL

%

SL

%

44

97,78

25

53,19

42

93,33

23

48,94


39

86,67

6

12,77

36

80,00

02

4,26

35

77,78

17

36,17

2.1.2. Khoá học 2011 – 2014

Các kỹ năng, thái độ đƣợc hình thành ở học
sinh
Hiểu tƣờng tận nguyên nhân, điều kiện của sự

lai hoá obitan nguyên tử; hình dạng, sự định
hƣớng của một obitan lai hoá.
Biết hình dạng, sự định hƣớng của của các
obitan lai hoá sp, sp2, sp3.
Biết dựa vào trạng thái lai hoá của obitan
nguyên tử trung tâm để mô tả sự hình thành liên
kết trong phân tử.
Vận dụng kiến thức về lai hoá obitan nguyên tử
để giải thích các bài tập liên qua đến hình dạng
cấu trúc phân tử, góc liên kết.
Có hứng thú học tập bộ môn Hoá học (phần lai
hoá obitan nguyên tử)

Lớp A7
( triển khai đề
tài)
Sĩ số: 42
SL
%

Lớp A1
( không triển
khai đề tài)
Sĩ số: 49
SL
%

42

100


27

55,10

41

97,62

25

51,02

38

90,48

6

12,25

34

80,95

03

6,12

33


78,57

19

38,78

2.2. Kết quả thi học sinh giỏi và thi Đại học Cao đẳng
Lớp C2 khoá học 2010 – 2013
+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2013: 1 giải ba, 1 giải KK thi Giải toán
trên máy tính cầm tay môn Hoá học; 1 giải nhì, 3 giải ba, 1 giải KK cấp tỉnh môn
Hoá Học.
+ Kết quả thi đại học năm 2013: Số lƣợt học sinh dự thi Đại học cả khối A
và khối B là 76 học sinh, trong đó điểm trung bình môn Hoá học đạt 7,43 điểm.
Có 3 lƣợt thi đạt điểm tuyệt đối 10/10 ( em Nguyễn Thị Bích Diệp: 2 lƣợt; em Đỗ
Trang 16


Thị Phƣợng: 1 lƣợt), môn Hoá góp một phần không nhỏ vào danh hiệu thủ khoa
khối B của em Nguyễn Thị Bích Diệp vào Trƣờng Đại học KHTN thuộc Trƣờng
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Lớp A7 khoá học 2011 – 2014
+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2014: 1 giải nhì Giải toán trên máy tính
cầm tay môn Hoá học; 1 giải ba, 1 giải KK cấp tỉnh môn Hoá học.
+ Kết quả thi khảo sát chất lƣợng lớp 12 các môn thi Đại học năm 2014
(tại trƣờng): Tổng số lƣợt học sinh dự thi là 62, trong đó điểm trung bình môn
Hoá là 5,98 điểm.
Trong khi đó, kết quả ở lớp C3 và C7 khoá 2010 – 2013 và lớp A1 khoá
2011 – 2014 đều kém xa: không có học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá
học, điểm thi Đại học, Cao đẳng còn thấp (điểm trung bình từ 3 – 4 điểm).

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
Qua đây, tôi cũng xin đề nghị với các cơ quan quản lí giáo dục :
- Tăng cƣờng tổ chức các hội thảo sáng kiến kinh nghiệm để các giáo viên
có dịp trao đổi các kinh nghiệm quý báu trong quá trình dạy học.
- Bồi dƣỡng các kĩ năng về sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công
nghệ thông tin cho giáo viên, học sinh và đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị thí
nghiệm đầy đủ hơn cho các trƣờng học để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
dạy học.
Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học môn Hoá học
ở trƣờng THPT, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài hoàn
thiện và có tính thực tiễn cao hơn. Xin cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƢỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của ngƣời khác.
Người viết

Lê Xuân Túc

Trang 17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên), Hoá Học 10, NXBGD,H,2009.
2. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Hoá học 10 Nâng cao, NXBGD,H,2009.
3. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hoá học 10, Bộ GD&ĐT, 2010.
4. Tập huấn về phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học cho cán bộ quản lí giáo dục cấp
tỉnh, tỉnh Thanh Hoá tháng 7 năm 2012.

5. Nguồn từ Internet.

Trang 18



×