Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THPT viết nhật ký lớp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“VIẾT NHẬT KÝ LỚP HỌC”


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Nhật kí được viết tại lớp 12A4 của trường THPT Sương Nguyệt Anh. Thực
hiện trong năm học 2009 – 2010.
Hiện tại đề tài đã được triển khai hết tháng thứ năm của năm học.
II. Lý do chọn đề tài
Là một giáo viên dạy học Ngữ văn, tôi rất tâm đắc với quan điểm nghệ
thuật của nhà văn Nguyễn Tuân: mỗi nhân vật trong trang viết của ông dù là ai họ
cũng phải là người nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Quan điểm này giúp cho tôi
suy nghĩ sâu hơn về nghề dạy học: Người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ đứng trên
bục giảng để truyền thụ tri thức mà còn phải đảm nhiệm vai trò của một người thân
trong gia đình như người chị, người mẹ, người anh...sẵn sàng chia sẻ với các em
trong mọi hoàn cảnh, đó là công tác chủ nhiệm. Đây là một công việc rất khó, nó đòi
hỏi chúng ta phải có nghệ thuật (tức là có sự hiểu biết về tâm lí, biết ứng xử trước
các tình huống sư phạm vốn muôn màu muôn vẻ của học sinh phổ thông…).
Nhiều năm liền trong vai trò giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy mình còn
rất hạn chế trong việc nắm bắt tâm lí của học sinh, việc giúp lớp chủ nhiệm học tốt,
việc tư vấn hướng nghiệp. Chính vì thế, tôi luôn mong muốn mình phải làm một điều
gì đó nhằm khắc phục điểm yếu của mình. Và tôi đã nảy ra ý tưởng, tiến hành thực
hiện trong năm học này, là cho học sinh ghi nhật kí về lớp học.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này áp dụng cho giáo viên và học sinh trong lớp chủ nhiệm (ở các khối lớp
trong trường trung học phổ thông vùng sâu, vùng xa, học sinh không có điều kiện


tiếp xúc thường xuyên với Internet).
IV. Mục đích nghiên cứu
Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

1


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

Tiến hành thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn mình sẽ hiểu biết
nhiều hơn đời sống tâm lí của học sinh trong lớp chủ nhiệm; nắm bắt được những
nguyện vọng, hiểu được những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học tập
để có những giải pháp kịp thời nhằm động viên, giúp đỡ và giáo dục các em.
Thông qua quyển nhật kí, học sinh cũng sẽ hiểu hơn những suy nghĩ, nguyện
vọng mà giáo viên muốn gửi tới các em. Ngoài ra, các em còn có cơ hội để trau dồi
kĩ năng viết văn của mình.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Việc ghi nhật kí không phải là một điều mới mẻ đối với học sinh, nhất là học
sinh phổ thông. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa nhật kí lớp học với lưu bút của học
sinh là các em phải ghi lại những khó khăn mà các em gặp phải trong học trong học
tập, bày tỏ những nguyện vọng của các em đối với giáo viên bộ môn, chủ nhiệm, với
tập thể lớp để lớp học tập tiến bộ hơn. Các em cũng sẽ nói về những dự định nghề
nghiệp trong tương lai…
Nói tóm lại, theo quan điểm của tôi, việc ghi nhật kí lớp học như là mở ra một
cánh cửa để giáo viên chủ nhiệm (kể cả giáo viên bộ môn) và học sinh đến gần nhau
hơn.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

2



Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Trong hoạt động giáo dục, dù ở bất kì cấp học nào, nhu cầu giao tiếp giữa
học sinh và giáo viên luôn là một điều bắt buộc phải có. Ta gọi chung đó là Giao tiếp
sư phạm, tức là sự tiếp xúc, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục có
hiệu quả.
Trong đề tài của mình, tôi chỉ nói đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và
đặc biệt chú trọng đến dạng tồn tại là dạng viết.
So với nói, dạng viết có những ưu thế rất riêng, đó là sự chính chắn trong
suy nghĩ, trong việc lựa chọn ngôn từ, và điều quan trọng nhất là khi viết con người
sẽ thành thật hơn với chính mình, với những điều mà lúc bình thường, chúng ta
không bao giờ dám bày tỏ trước đám đông.
Hiểu được điều này, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi đã lựa chọn hình thức
giao tiếp với học sinh của mình bằng cách yêu cầu các em ghi nhật kí lớp học. Thông
qua “việc ghi chép hằng ngày” các em có thể bày tỏ với giáo viên chủ nhiệm rất
nhiều điều mà lúc bình thường, trước một tập thể các em không có điều kiện để nói
và giáo viên không có đủ thời gian tìm hiểu.
Có một thực tế đã chứng minh cho hiệu quả của việc ghi nhật kí, Bác Hồ của
chúng ta, trong những năm tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, đã viết
Nhật kí trong tù. Thông qua quyển nhật kí (tác phẩm) này, chúng ta đã thấy được bức
chân dung tinh thần của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.
Hiển nhiên, những trang nhật kí của tuổi học trò sẽ không tránh khỏi sự ngô
nghê, nhưng tôi cho rằng nó là những lời tâm sự quý báu. Thông qua hình thức giao
Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai


3


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

tiếp này, tôi tin mình sẽ hiểu các em hơn và làm tốt hơn vai trò của một giáo viên chủ
nhiệm.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Thuận lợi :
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân là giáo viên dạy văn nên tôi
không gặp khó khăn trong việc chuyển tải những yêu cầu, nguyện vọng của mình
vào trong quyển nhật kí để các em nắm bắt và thực hiện.
- Về phía học sinh : Phần lớn các em rất hào hứng với việc ghi nhật kí về
lớp học. Đây là lớp của những học sinh có học lực từ trung bình trở lên nên các em
không quá vất vả trong việc lựa chọn ngôn từ để ghi lại những điều mình suy nghĩ.
Một số em tỏ ra rất dạn dĩ và rất chân thật trong cảm xúc của mình. Thậm chí, có
những học sinh vốn rất nhút nhát, “sợ đám đông” vẫn viết được những trang cảm
động để giáo viên chủ nhiệm và tập thể thấu hiểu về mình.
2. Khó khăn:
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Đây là lần đầu tiên ý tưởng viết nhật kí về
lớp học được thực hiện nên giáo viên còn lúng túng trong việc triển khai những chủ
đề cụ thể của từng tháng để học sinh thực hiện (chủ đề bắt buộc của từng tháng, tuy
nhiên học sinh vẫn được phép viết về những gì mình bức xúc, những tâm tư, nguyện
vọng của bản thân). Giáo viên chưa đưa vào quyển nhật kí những lời khuyên về đạo
đức, các kĩ năng sống nên tính phong phú, đa dạng của nhật kí chưa cao. Giáo viên
cũng chưa có giải pháp để tất cả mọi học sinh đều ghi nhật kí (trong lớp, đến thời
điểm hiện tại, có 3 học sinh không ghi vào nhật kí).
- Một khó khăn nữa chính là việc nắm bắt thông tin của giáo viên chủ
nhiệm về lớp và giữa các thành viên trong lớp không nhanh chóng, tức thì, vì thế tính
thời sự của quyển nhật kí không cao.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

4


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

- Về phía học sinh : Khó khăn lớn nhất đối với các em chính là quỹ thời
gian rất hạn hẹp. Do phải đầu tư cho việc học và thi tốt nghiệp, Cao đẳng, Đại học
nên tiến độ thực hiện đề tài ở các em chậm nhiều hơn so với dự kiến của giáo viên.
Các em có xu hướng nghiêng về cảm xúc cá nhân. Thậm chí, có một vài học sinh
không chịu “nói” và “nói” rất ít.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Bước 1: Mở đầu.
Giáo viên sẽ là người đầu tiên đặt bút ghi vào quyển nhật kí và nói rõ lí do vì
sao mình yêu cầu học sinh làm công việc này cũng như học sinh sẽ ghi những gì vào
trong quyển nhật kí của lớp.
Bước 2: Giao việc cho học sinh.
Nhật kí sẽ do các học sinh ghi theo thứ tự tên trong sổ điểm. Theo dự kiến,
mỗi tuần sẽ có 5 học sinh đảm nhiệm.
Bước 3: Thu nhật kí.
Ngày thứ 7 của tuần, giáo viên yêu cầu học sinh giao lại nhật kí để đọc và
nắm bắt thông tin về lớp.
Bước 4: Điều chỉnh.
Do không có nhiều thời gian, giáo viên không áp đặt số lượng học sinh phải
viết nhật kí trong tuần; chỉ yêu cầu trong tuần phải có một vài trang nhật kí được
viết. Khi viết xong các thành viên sẽ giao cho lớp trưởng quản lí, các thành viên chỉ
được mượn về nhà 1 ngày, sau đó phải gửi lại cho lớp trưởng.
Bước 5: Phản hồi thông tin.
Sau một thời gian đọc, trước những yêu cầu chính đáng của các em đối với

giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp gỡ, trao đổi và trả lời trực tiếp với các
em trên lớp. Với những học sinh gặp khó khăn trong học tập, giáo viên sẽ gặp riêng
Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

5


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

và tìm hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng để động viên, giúp đỡ các em. Các vấn đề
khác giáo viên sẽ trình bày trong nhật kí để cả lớp cùng đọc, nắm bắt và thực hiện.
VI. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Thông qua việc ghi nhật kí, bản thân tôi nhận thấy giữa giáo viên chủ
nhiệm và học sinh trong lớp thấu hiểu về nhau rất nhiều. Nhờ nó, tôi đã kịp thời động
viên, tạo cho các em niềm tin, nghị lực. Tôi là “chỗ dựa” cho các em và ngược lại.
Đây là một điều mà các năm học trước, trong vai trò giáo viên chủ nhiệm, tôi chưa
làm được. Tôi “tồn tại” trong quyển nhật kí như là người mẹ, người chị, người cô.
Các thành viên trong lớp như là một đại gia đình.
Sau đây là những kết quả cụ thể mà giáo viên chủ nhiệm và học sinh đã thu được
trong quá trình ghi nhật kí.
- Về phía giáo viên chủ nhiệm :
Giải quyết thoả đáng những nguyện vọng của học sinh đối với giáo viên bộ
môn Toán, Hoá, Sử.
Hiểu và động viên kịp thời những học sinh có biểu hiện sa sút trong học tập
(không thuộc bài, nói chuyện riêng) và những học sinh có dấu hiệu “trầm cảm”, chán
nản không muốn học.
Bày tỏ được quan điểm, mong muốn của mình để học sinh nắm bắt, thực hiện.
Thu hẹp được khoảng cách tâm lí giữa giáo viên và học sinh, tạo được niềm tin
của lớp và đã trả lời tư vấn hướng nghiệp cho 25 học sinh thông qua thư trao đổi.
- Về phía học sinh: (Dựa trên phiếu khảo sát 42 học sinh của lớp 12A4 vào ngày

25/03/2010)
Câu 1). Theo bạn, việc ghi Nhật kí lớp học có giúp cho giáo viên chủ nhiệm và
các thành viên trong lớp thêm hiểu biết về nhau?

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

6


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

a. có

b. không

c. ý kiến khác

78.6 %

4.8%

16.6%

Câu 2). Những nguyện vọng, tâm sự mà bạn gửi gắm vào Nhật kí có được giáo
viên chủ nhiệm, các thành viên của lớp quan tâm, thực hiện không?
a. có

b. không

c. có nhưng rất ít


54.8%

4.8%

40.4%

Câu 3). Nhật kí lớp học đã giúp ích được gì cho bạn trong năm học qua?
“Khi buồn, tôi cần có một người bạn và Nhật kí là người bạn thân để tôi thổ
lộ, tâm tình, chia sẻ và đồng cảm với nhau. Cảm ơn cô, cảm ơn những bạn 12a4 thân
yêu. Sau này, tôi sẽ nhớ mãi những kỉ niệm đẹp về mái nhà này.”
“Trong năm học qua, nhờ viết Nhật kí mình hiểu hơn tâm tư, suy nghĩ của các
bạn và kể cả những suy nghĩ của cô dành cho lớp.”
Câu 4). Theo bạn có nên tiếp tục viết nhật kí và phổ biến hình thức này rộng rãi
không?
Theo kết quả khảo sát, 92.8 % học sinh trong lớp đều cho rằng nên tiếp tục
viết và phổ biến hình thức này rộng rãi.
“Theo tôi, nên tiếp tục phổ biến hình thức này rộng rãi hơn để cô trò có thể
hiểu nhau nhiều hơn.”
“Cần tiếp tục phổ biến để các bạn tong lớp hiểu nhau hơn và giáo viên chủ
nhiệm hiểu được những khó khăn trong học tập của học trò mình.”
Câu 5). Những khó khăn mà bạn gặp phải khi viết Nhật kí?
Qua kết quả khảo sát, khó khăn của các em chia thành các dạng: (trừ những
học sinh cảm thấy mình không gặp khó khăn gì (19.1%)).
7

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

)



Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

-Không có thời gian vì việc học chính khoá, học thêm quá nhiều: (9.5%).
-Vốn từ không nhiều để có thể viết thật hay, lạ, lôi cuốn và gây xúc động:
(9.5%).
- Có quá nhiều điều để nói: (20.5%).
- không biết nói gì: (20%).
- Sợ nói thật thì thầy cô, bạn bè sẽ buồn: (19%).
- Sợ mọi người không hiểu mình: (2.4%).

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

8


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Nếu đề tài tiếp tục triển khai được trong các năm học tới, tôi nghĩ mình sẽ
giới hạn một số chủ đề cho học sinh viết trong từng tháng. Đặc biệt, giáo viên sẽ sưu
tầm những câu chuyện về lối sống đạo đức, những câu nói có tính chất giáo dục để
tác động sâu hơn nhận thức của các em. Hằng tháng, giáo viên sẽ tổng kết và phát
thưởng cho những bài viết tốt.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Chủ nhiệm là một công việc khó khăn vì đối tượng của người giáo viên rất đa
dạng, phức tạp. Tôi nghĩ, mỗi thầy cô giáo sẽ có những cách riêng để có thể làm tốt
sự nghiệp trồng người. Riêng tôi, khi nảy sinh ra một ý tưởng là để “bước thêm một
bước dài đến sự hiểu biết”. Lẽ tự nhiên, khi ta hiểu nhiều về ai đó ta sẽ thêm nặng

lòng về họ. Hiểu biết nhiều về học sinh cũng thế. Nhưng theo tôi, chính sự hiểu biết
đó giúp tôi làm tốt hơn vai trò của mình.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
Đề tài này cũng chỉ là một “con đường” trong vô vàn “con đường” mà giáo
viên vạch ra cho mình trong công tác chủ nhiệm. Theo tôi, nó thú vị và đặc biệt có ý
nghĩa khi ứng dụng vào những lớp học có học sinh cá biệt ở vùng sâu vùng xa, các
em vốn rất ngại bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
Khi mạng Internet được phổ biến rộng khắp, nhật kí sẽ không chép tay mà giáo
viên sẽ tạo blog trên mạng để học sinh của lớp cùng viết, cùng trao đổi. Khi đó tính
thời sự của đề tài sẽ có.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

9


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

TRÍCH DẪN NHẬT KÍ

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

10


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai


11


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

12


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

13


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

14


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

TRÍCH DẪN “THƯ” TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai


15


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

16


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Bùi Quang Tịnh, 2006, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa,
trang 677.
2. Những đièu giáo viên chủ nhiệm cần biết ( sách tham khảo), 2009, Nhà xuất bản
lao động, trang 6.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

17


Sáng kiến kinh nghiệm : Viết nhật kí lớp học

PHỤ LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài


1

II. Lý do chọn đề tài

1

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1

IV. Mục đích nghiên cứu

1

V. Điểm mới

2

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận

3

II. Thực trạng của vấn đề

4

III. Các biện pháp đã tiến hành

5


IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

6

PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm

9

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

9

III. Khả năng ứng dụng, triển khai

9

IV. Những kiến nghị, đề xuất

9

TRÍCH DẪN NHẬT KÍ

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huỳnh Mai

10

18




×