Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ HỌC SINH GIỎI VĂN THPT CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.34 KB, 20 trang )

ĐỀ MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 VÀ

ĐÁP ÁN
Câu 1 (8 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu
sau:
- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(trích Giục giã - Xuân Diệu)
- Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây
(trích Đi - Tố Hữu)
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
(trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn)
I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: kết hợp
các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống,
những trải nghiệm của bản thân…để bảo vệ cho lập luận của mình.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và
ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
Cần hiểu đúng ý tưởng của các câu trích ; cũng như dẫn ra được những dẫn chứng thực tế để
bảo vệ cho lập luận của mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng. Điều quan trọng là
cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận.
Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau:
1. Giải thích vấn đề:
- So sánh làm nổi bật quan niệm sống, khát vọng sống tích cực: phải hướng đến một đời sống
tỏa sáng, có ý nghĩa (ngay cả khi “huy hoàng” chỉ diễn ra trong thoáng chốc). Đó là cách sống
tận hiến, với khát vọng được làm chuyện lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những


giây phút vinh quang, chói sáng...
- Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái
mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn...
- Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái,
biết cảm thông, chia sẻ...
2. Bàn bạc:
- Không chấp nhận lối sống nhàn nhạt “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” (chữ của Nguyễn Tuân) vô
nghĩa trong suốt đời người chính là thái độ sống đẹp của con người có khát vọng lớn lao.
- “Quăng thân vào gió bụi”, sống “thanh cao”, mạnh mẽ và hướng theo lí tưởng cao đẹp chính là
lối sống tích cực, có tránh nhiệm...
- Trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán
vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca.

3.0
1.0
1.0
1.0
4.0

1.5


- “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi
cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc
thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều
người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được
cháy hết mình, được tận hiến cho đời...
- Không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên 1.5
nhiên, cuộc sống, tình người...
- Và cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ

và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc
sống của chính mình.
- Những quan niệm sống khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, hướng con người theo một cách
1.0
sống đẹp đẽ, hoàn thiện từ khát vọng đến hành động và tình cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động:
1.0
- Nhận thức: Cần tự trang bị cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ.
0.5
- Hành động: Mạnh mẽ trong thực hiện những dự định tốt đẹp ; trong sạch trong lối sống ; cao
0.5
thượng, chân thành trong tình cảm.
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.
Câu 2 (12 điểm)
Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó.
I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu,... để
làm rõ nét riêng độc đáo của tác phẩm ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một
lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung:
Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề
bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý
chính sau :
1. Giải thích nhận định:
- Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới
ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ
thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới

được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.
- Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì
mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người
đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác
của nhà văn...

5.0

- Biểu hiện của cái riêng trong văn chương:

1.0

2.0

2.0


+ Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm.
+ Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá.
+ Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm.
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng
Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy,
cần đảm bảo các ý trên.
2. Phân tích bài thơ để làm rõ vấn đề nghị luận:
a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả:
+ Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong chống Mĩ.
+ Tác giả của những thi phẩm nổi tiếng: Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984), Hoa cỏ
may (1989)...
+ Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn

hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
- Tác phẩm:
+ Sóng là bài thơ viết về tình yêu hạnh phúc, trích trong tập Hoa dọc chiến hào, viết năm
1967, tại biển Diêm Điền, Thái Bình.
+ Thơ năm chữ, có cấu tứ độc đáo – mượn sóng để nói đến khát vọng tình yêu.
b/ Phân tích:
- Giọng điệu chung của bài thơ: dào dạt, da diết, khát khao, âu lo, day dứt… Mỗi câu thơ như
một con sóng vỗ vào bờ, gợi tả tinh tế nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
- Cách nhìn, cách cảm mới mẻ về tình yêu: Qua hình tượng “sóng” và “em”, tình yêu được thể
hiện ở nhiều cung bậc, sắc độ:
+ Những biến động khác thường, nghịch lí trong lòng người phụ nữ đang yêu. (Dữ dội và
dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ).
+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi sự chật chội, tầm thường ; tìm sự đồng điệu. Yêu là đưa
lòng ra biển lớn (Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể).
+ Tình yêu là nỗi khát vọng muôn đời. Yêu là hiện tượng vĩnh hằng (Ôi con sóng ngày
xưa/Và ngày sau vẫn thế).
+ Nhu cầu lí giải sự khởi nguồn, khởi điểm của tình yêu. (Em nghĩ về anh em/Em nghĩ về
biển lớn/Từ nơi nào sóng lên ?...Khi nào ta yêu nhau).
+ Nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Nó chiếm cả bề rộng và tầng sâu ; khắc khoải trong mọi
thời gian, cả trong ý thức và vô thức ; khắc khoải trong mọi không gian. (Con sóng dưới lòng
sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến
anh/Cả trong mơ còn thức/Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương nam/Nơi nào em
cũng nghĩ/Hướng về anh một phương).
+ Niềm tin về một tình yêu dù cách trở vẫn đến được bến bờ hạnh phúc. ( Ở ngoài kia đại
dương/Trăm ngàn con sóng đó/Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở).
+ Nỗi trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời ; niềm mong mỏi về sự vô hạn trong tình yêu.
(Cuộc đời tuy dài thế/Năm tháng vẫn đi qua/Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa).
Lưu ý: Có thể thí sinh nêu cách hiểu khác: Từ tình yêu hiện hữu, suy niệm về cuộc đời, thấy
cuộc đời là có thật và dài nhưng có thể đo đếm được bằng năm tháng…
- Nét mới trong nội dung:

+ Tình yêu nồng cháy, mãnh liệt, bí ẩn nhưng giàu nữ tính, đòi hỏi sự thủy chung trong
một tình yêu đúng nghĩa, hướng đến cuộc sống chung.
+ Khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá cái tôi bản thể.

7.0
1.0
0.5

0.5

5.0
1.0
2.0

1.0


- Hình thức, kĩ thuật biểu hiện mang đậm dấu ấn riêng:
+ Kết cấu: kết cấu song hành “sóng” và “em”.
+ Cách biểu hiện vừa mới mẻ vừa truyền thống, đặc biệt là cách sử dụng hình tượng sóng:
mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một
khía cạnh, một đặc tính của sóng.
+ Thể thơ 5 chữ, các câu nối tiếp gợi liên tưởng từng đợt sóng vào bờ.
c/ Đánh giá chung:
- Nội dung: Tình yêu trong bài thơ là tình yêu hạnh phúc, gắn liền với cuộc sống chung
(không phải tình yêu đau khổ, không phải tình đầu non nớt, vụng dại), với nhiều đam mê khao
khát, đòi hỏi chiều sâu trong tình cảm.
- Nghệ thuật: Bài thơ hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân
Quỳnh.
Sóng là một đóng góp đặc biệt của Xuân Quỳnh cho thơ ca viết về tình yêu của văn học dân

tộc.
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12-a
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT –
Câu 1 (8 điểm).
Phía sau lời nói dối...
Câu 2 (12 điểm).

1.0

1.0
0.5

0.5


Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có
khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng
phong phú.
Cảm nhận của anh/chị về một bài thơ như thế.
--- Hết ---


HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC - Môn thi:
NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng
làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong

sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định
hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức
linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong
tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu
riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có
trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 . (8 điểm)
Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng
của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số
gợi ý về nội dung.
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường
gặp trong cuộc sống.
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính,
thủ đoạn của kẻ
không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối
diện sự thật;
né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người
khác...
- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau
khổ - hạnh
phúc, hối hận - hả hê,...


- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn
lường: lời nói dối
có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân

phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt
trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình
phẩm chất trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như
những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu
đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể
buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi
suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói
những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng,
có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn
trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi
về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn
đạt.
Câu 2. (12 điểm)
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học,
cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1.Giải thích:


- Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo : mới mẻ
về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật.

- Có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những
liên tưởng phong phú: gợi nhắc các tác phẩm văn học nghệ thuật
khác, đánh thức những rung động trong lòng người ...
2. Cảm nhận về một bài thơ như thế:
Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của
mình, miễn là:
- Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong
nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây
dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình.
- Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên
tưởng đa chiều hướng đến những lời thơ, câu văn đẹp khác có nét
gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi những cảm xúc sâu
lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống...
3. Đánh giá:
- Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
- Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ
năng, tích lũy kiến thức để phát huy khả năng liên tưởng trong
quá trình cảm nhận tác phẩm văn học.
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong
sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn
trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi
về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt



-------------------------------------------

Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8 điểm).
Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra
rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.


(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh 2008, tr.38)
Câu 2 (12 điểm).
Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
--- Hết ---

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM


Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG B
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt:
bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình
ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định
hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức
linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong
tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu
riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có
trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:

Câu 1 (8 điểm).
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao : khát vọng hướng tới
những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều
hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ
những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao
giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông
được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi
người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc
làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của
cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.


+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn
mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là
một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên
quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những
việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng,
có cảm xúc.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn

trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một
số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn
đạt.

Câu 2 (12 điểm).
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học,
cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
2. Giải thích khái niệm chất thơ: là chất trữ tình, thể hiện qua
việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
3. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Bức tranh thiên nhiên phố huyện từ lúc chiều muộn đến
đêm khuya: bình dị, thân thuộc, êm ả, nên thơ...


- Tâm hồn hai đứa trẻ: ngây thơ, trong sáng, tinh tế, nhạy
cảm, nhân hậu...
- Giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm, giàu tính nhạc và sức
biểu cảm...
4. Đánh giá:
- Chất thơ là yếu tố làm nên vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn cho
truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Chất thơ làm nên dấu ấn phong cách Thạch Lam: "mỗi truyện
ngắn như một bài thơ trữ tình đượm buồn..."

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH
Khóa ngày 20/10/2012

Môn thi : NGỮ VĂN


Thời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI :

Câu 1 : (8.0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống mà người cha dạy con qua đoạn
trích bài thơ Gửi con của Bùi Nguyên Trường Kiên ?
“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ đến lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao”
(Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009)

Câu 2 : (12.0 điểm)

Viên quan coi ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, một thanh âm
trong trẻo giữa chốn đề lao hỗn loạn, xô bồ.

-------------------------- Hết --------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 - KHÓA NGÀY 20/10/2012
A. YÊU CẦU CHUNG



1. Về kiến thức : có kiến thức vững chắc về tác phẩm văn học ; có vốn kiến
thức cơ bản về vấn đề xã hội nêu ra trong đề bài.
2. Về kỹ năng : có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, trên cơ sở làm tốt
các yêu cầu của một bài văn nghị luận.
Bài viết thể hiện được năng lực tiếp nhận và cảm thụ tốt một vấn đề xã hội,
tác phẩm văn học ; năng lực phân tích và tổng hợp ; năng lực diễn đạt và trình bày ;
năng lực tư duy, sáng tạo.
Bài viết có cảm xúc, nội dung thuyết phục, có chất văn.
B. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 :
I. NỘI DUNG
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết được
yêu cầu của đề.
1. Hiểu nội dung ý nghĩa đoạn thơ :
- Vui – buồn là qui luật của cuộc đời. Vui quá, buồn quá dễ dẫn đến những
hành vi không hay.
- Thăng tiến bằng mọi giá, thủ đoạn, mất nhân cách đó là điều cực kì không
nên.
- “Lùi bước” để hiểu mình, để là con người có nhân cách, có văn hóa, trung
thực là điều nên làm và cũng không nên sợ không thăng tiến.
- Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí
xã hội của mình còn thua kém nhiều trong bể học mênh mông và vị thế xã hội.
2. Người cha dạy con về lẽ sống, cách sống ở đời từ kinh nghiệm sống
- Bình tâm trước những vấn đề được, mất.
- Thăng tiến bằng chính tài năng của mình.
- Luôn giữ gìn đức độ, nhân cách.
3. Nghệ thuật(*) : người cha gửi con bằng bài thơ với ngôn từ hết sức hàm súc,
hình thức độc đáo chứ không không phải bằng bức thư thông thường.
II. HÌNH THỨC

Yêu cầu trình bày thành văn, không kiểu ý gạch đầu dòng.
III. MỘT SỐ MỨC ĐIỂM ĐỂ CHẤM
Điểm 8 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại
có được những ý có ý nghĩa sáng tạo.
Điểm 6 : - Trình bày được khoảng 2/3 ý đã nêu ở phần trên.
- Về HT-PP : văn viết khá trôi chảy ; diễn đạt sáng sủa ; còn mắc vài lỗi diễn đạt.
Điểm 4 : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa đoạn thơ hoặc trình bày được khoảng nửa số ý đã
nêu ở phần trên.
- Về HT-PP : văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt.


Điểm 2 : - Trình bày được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên.
- Về HT-PP : diễn đạt thiếu mạch lạc ; mắc nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1 : - Nội dung trình bày còn sơ sài, nhưng không sai lệch.
- Về HT-PP : diễn đạt không hệ thống ; mắc nhiều lỗi chính tả.
Lưu ý : Mục I.3 (nghệ thuật) được tính riêng cho điểm sáng tạo.
Câu 2 :
I. NỘI DUNG
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ
người tử tù, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính
sau :
1. Nêu được ý nghĩa luận đề : viên quan coi ngục, một con người thiên lương,
có nhân cách tốt phải làm nơi môi trường không phù hợp, nơi hỗn loạn, xô bồ đầy tàn
nhẫn ở chốn đề lao.
2. Viên quan coi ngục một thanh âm trong trẻo :
- Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, viên
quan coi ngục lại có tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người
ngay…”.
- Ngay từ đầu khi tiếp nhận phiến trát, viên quan đã ngờ ngợ nhận ra Huấn
Cao. Suốt đêm một mình trước ngọn đèn leo lét băn khoăn, nghĩ ngợi xót xa cho thân

phận Huấn Cao.
Điều trớ trêu, khổ tâm nhất của viên quan là việc một người như Huấn Cao lại
trong tay mình.
- Là quan coi ngục nhưng ông không đối xử với tù nhân như những quan coi
ngục khác (như đánh đập, giở những mánh khóe hành hạ thường tình) làm cho bọn
lính áp giải và cả sáu tên tử tù ngạc nhiên.
- Biết trân trọng, biệt nhỡn liên tài, ở đây không phải riêng đối với Huấn Cao
mà cả năm người còn lại (dọn lại phòng giam, thết rượu, cơm nước…).
- Có sở thích chơi chữ, một sở thích tao nhã của một kẻ sĩ khác hẳn với bọn
phàm phu tục tử.
Chính thái độ, nhân cách của viên quản ngục đã chinh phục Huấn Cao, để
Huấn Cao phải tự trách : “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên
hạ”.
- Là người ý thức rất rõ về nhân cách và nhận thức về việc “chọn nhầm nghề”
của mình nên càng bái lĩnh trước lời khuyên chân tình của Huấn Cao.
II. HÌNH THỨC
Yêu cầu trình bày thành bài làm văn hoàn chỉnh.
III. MỘT SỐ MỨC ĐIỂM ĐỂ CHẤM


Điểm 12 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng
lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo.
- Bài viết hay, có cảm xúc.
Điểm 10 : - Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Có thể chưa thật đủ ý nhưng bài viết đã
làm nổi bật được vấn đề theo yêu cầu.
- Bài viết hay, có cảm xúc.
Điểm 8 : - Về nội dung : bài viết thể hiện hiểu nội dung luận đề, có được khoảng 2/3 số ý
đã nêu ở phần trên.
- Về hình thức và phương pháp (HT-PP) : văn viết trôi chảy ; diễn đạt sáng sủa ;
còn mắc vài lỗi chính tả. Bài viết có cảm xúc.

Điểm 6 : - Về nội dung : bài viết cơ bản hiểu nội dung luận đề, có được khoảng hơn nửa
số ý đã nêu ở phần trên.
- Về HT-PP : văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt.
Điểm 4 : - Về nội dung : bài viết cơ bản hiểu nội dung luận đề, có được khoảng 1/3 số ý đã
nêu ở phần trên.
- Về HT-PP : biết phân tích nhưng ở một số chỗ còn diễn xuôi. Văn viết chưa
hay nhưng đúng ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 2 : - Về nội dung : xác định đúng yêu cầu đề, song các ý trình bày còn sơ sài.
- Về HT-PP : có ý thức trong việc trình bày bố cục bài viết nhưng chưa được rõ
ràng ; diễn đạt thiếu mạch lạc, lô gíc.
* Một số vấn đề chung :
- Giám khảo cho điểm đến 0,5 điểm.
- Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản. Thí sinh
có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận và vận
dụng biểu điểm để đánh giá.
- Cần đặc biệt chú ý đối với các bài có nhiều sáng tạo thể hiện ở : cách đặt vấn
đề, cách lập luận chặt chẽ ; biết vận dụng lý luận văn học tăng tính thuyết phục trong
bài viết ; có ý phát hiện mới, hay... Đối với những bài như thế, giám khảo cần mạnh
dạn cho thêm điểm khuyến khích từ 0,5 - 1.0 điểm/ mỗi sáng tạo (nhưng không quá
điểm toàn câu).


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con,
rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, 1993)
Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh, anh /chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về
vấn đề sau: Lòng tốt gửi vào thiên hạ.
Câu 2
Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện
qua những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian.
Suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.
Chọn phân tích một số bài ca dao đã học để làm sáng tỏ vấn đề.

………………….Hết…………………


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1

“Học từ ngày hôm qua, sống cho ngày hôm nay, hi vọng vào ngày mai. Điều
quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”. (Albert Einstein)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2
Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng:
“Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn,
một trí tuệ; và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó càng sâu sắc,
càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.” (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, Nxb Văn học, Hà
Nội, 2001, tr 36)
Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào?
Bằng việc phân tích một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11,
hãy làm sáng tỏ vấn đề.
…………………..HẾT……………….


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu
sau:
- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(trích Giục giã - Xuân Diệu)
- Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây
(trích Đi - Tố Hữu)
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
(trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn)
Câu 2 (12 điểm)
Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó.
--------------------- HẾT --------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



×