Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng kiến bàn tay nặn bột lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.15 KB, 22 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn
2. Ngày tháng năm sinh : Ngày 25 tháng 10 năm 1976
3. Nam, nữ : Nam
4. Địa chỉ : xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
5. Quê quán : Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An
6. Điện thoại : (Cơ quan) 0613.701.013 (Nhà riêng) ĐTDĐ : 0933486044
7. Fax :

E-mail:

8. Chức vụ : Giáo viên
9. Đơn vị công tác : Trường tiểu học Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học Sư phạm lớp C4 K5 trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai Học vị (hoặc
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân GD Tiểu học
- Năm nhận bằng : 2010
- Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy học
Số năm có kinh nghiệm : 17 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây :
+ “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu toán cho học sinh lớp 5”
+ “Nâng cao chất lượng
dạy học thông qua “Ứng dụng công nghệ thông tin”
+ “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Rèn kỹ năng sử dung phương
pháp sơ đồ đoạn thẳng

1



Sông Nhạn, ngày 15 tháng 5 năm 2015
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm 2015
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
“BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giáo dục phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ
phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương
pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của
người học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết và nó cũng là yêu
cầu “sát sườn” đối với từng trường học. “Bàn tay nặn bột” là một trong những
phương pháp dạy học đang được áp dụng rộng rãi, là nhân tố quan trọng của
việc cải tiến dạy học về kiến thức khoa học tự nhiên ở bậc tiểu học.
"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp hình thành
kiến thức và nhân cách cho trẻ em. Đây là một phương pháp dạy học tích cực,
thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với
bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến
thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Phương pháp dạy
học này tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra
lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống
thực tế, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho học sinh, từ đó khám phá ra bản chất
vấn đề.
Thực tiễn dạy học môn khoa học ở trường tiểu học cho thấy, giáo viên còn
gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Các thí
nghiệm trong bài còn mang tính chất minh họa. Vì vậy các giờ học còn mang
tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao. Do vậy, để
học sinh học tốt môn khoa học lớp 5, việc vận dụng phương pháp dạy học sao
cho đạt hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần được giáo viên quan tâm. Một trong
những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu trên và có thể vận

dụng tốt vào dạy khoa học ở các lớp 4-5 là phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy và dự giờ thăm lớp của bạn bè đồng
nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm đáng kể khi vận dụng
phương pháp dạy học này vào dạy môn Khoa học lớp 5 nên tôi mạnh dạn trình
bày bản sáng kiến: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn
bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 5 để góp phần không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện cho học sinh.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm
nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.

2


Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" là sự quy trình hóa một cách logic
phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết. Giáo viên sẽ cho
học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự
mình tiến hành nghiên cứu qua thực nghiệm. Nhờ đó, học sinh sẽ hình thành khả
năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ, và điều này sẽ góp phần
không nhỏ trong sự hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập các môn
khoa học thực nghiệm như : quan sát, thí nghiệm, phán đoán, giải thích các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc
sống. Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học
sinh phát huy tính tích cực, tự lực, tìm tòi phát hiện ra kiến thức, … Cũng như
các phương pháp dạy học tích cực khác “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là
trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và
lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Như V.A Xukômlinxki
viết :“Nhiệm vụ chủ yếu của cấp 1 là dạy cho trẻ biết sử dụng các công cụ mà
con người suốt đời dùng nó để nắm bắt kiến thức, công cụ đó là cái gì nó bao

hàm các kỹ năng, kỹ năng quan sát các hiện tượng của thế giới khách quan, kỹ
năng suy nghĩ, kỹ năng biểu đạt được ý nghĩ của mình về những gì mình thích,
mình làm, mình quan sát, kỹ năng đọc viết”.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Khoa
học lớp 5 đang còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa chú trọng đầu tư, suy nghĩ
vào bài giảng; còn đối với học sinh thì có thói quen nhận thông tin có sẵn từ
sách giáo khoa và thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Chưa có thói quen
sử dụng thí nghiệm và phát huy tính sáng tạo trong học tập. Đặt câu hỏi không
sát với nội dung bài học. Nên cần phải vận dụng những phương pháp dạy học
mới vào giảng dạy nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa cho học sinh. Phương
pháp “Bàn tay nặn bột” cũng là một trong những phương pháp có nhiều ưu
điểm, góp phần tích cực trong việc phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư
duy, kỹ năng kỹ xảo thực hành, rèn luyện kỹ năng nói, viết và lập luận khoa học,
giúp các em có cách nhìn nhận, cách khám phá một vấn đề khoa học xẩy ra
trong đời sống hằng ngày.
Để học sinh tham gia tích cực các hoạt động học tập thì việc vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều
phương pháp dạy học tích cực mang lại nhiều hiệu quả trong dạy học môn Khoa
học như: phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp hợp tác
theo nhóm, phương pháp trò chơi học tập, phương pháp động não,... Qua thực tế
nghiên cứu, tham dự các buổi chuyên đề và quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy
trong các phương pháp ấy thì Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương
pháp dạy học khá phù hợp với đặc trưng phân môn và mang lại nhiều hiệu quả
trong giảng dạy bộ môn Khoa học.
Xuất phát từ những quan điểm trên mà tôi đề ra một số giải pháp cần thiết
để thực hiện:
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3



Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình, lựa chọn bài dạy và
xác định nội dung kiến thức vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là chú trọng đến việc hình thành kiến
thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra
câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí
nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra... Không phải bài nào cũng áp
dụng và phát huy tốt tác dụng của phương pháp này. Chính vì vậy lựa chọn bài
để dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
là vô cùng cần thiết đảm bảo cho sự thành công của tiết dạy. Ngay từ đầu năm
học, bản thân tôi đã lên kế hoạch dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
với các bài cụ thể như sau.
STT Bài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16


Tên bài dạy

Nội dung kiến thức vận dụng
phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Nguồn gốc của sắt, gang, thép và tính
23
Sắt, gang, thép
chất của chúng
Đồng và hợp kim của Tính chất của đồng: màu sắc, độ sáng,
24
đồng
tính cứng và tính dẻo
25
Nhôm
Tính chất của nhôm
26
Đá vôi
Tính chất của đá vôi
Gốm xây dựng: Gạch, Tính chất của gạch, ngói
27
ngói
29
Thủy tinh
Tính chất của thủy tinh
30
Cao su
Tính chất đặc trưng của cao su
31
Chất dẻo

Tính chất của chất dẻo
Đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên và
32
Tơ sợi
tơ sợi nhân tạo
Sự chuyển thể của
Điều kiện để một số chất có thể
35
chất
chuyển từ thể này sang thể khác
- Cách tạo ra hỗn hợp, đặc điểm của
36
Hỗn hợp
hỗn hợp
- Cách tách các chất trong hỗn hợp
- Cách tạo ra một dung dịch, đặc điểm
37
Dung dịch
của dung dịch - Cách tách các chất
trong dung dịch
- Định nghĩa về sự biến đổi hóa học
- Phân biệt sự biến đổi hóa hoc, lí học
38;39 Sự biến đổi hóa học
- Vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa
học
Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng,
40
Năng lượng
nhiệt độ nhờ có năng lượng
41

Năng lượng mặt trời Tác dụng của năng lượng mặt trời
46;47 Lắp mạch điện đơn - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn
giản
giản

4


17

51

18

53

19

54

- Phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện
- Các bộ phận chính của nhị và nhụy Cơ quan sinh sản của
Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với
thực vật có hoa
hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Cây con mọc lên từ Cấu tạo của hạt
hạt
Cây con có thể mọc Phát hiện vị trí chồi ở một số cây khác
lên từ một số bộ phận nhau.
của cây mẹ


Thông qua giải pháp trên giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương án
tìm tòi và thực hiện các thí nghiệm đảm bảo thành công trước khi tổ chức dạy
học. Đặc biệt giáo viên sẽ chủ động các vật dụng, nguyên liệu,...mượn ở thiết bị
nhà trường hoặc mua sắm ngay từ đầu năm học.
Giải pháp 2: Giáo viên phải nắm được các bước và cách thức tiến
hành các bước của tiến trình dạy học:
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, tôi đã lựa chọn tiến trình sư phạm của
phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo 5 bước để thể hiện trên giáo án, khi trao
đổi thảo luận cùng đồng nghiệp và để thuận tiện hơn khi trực tiếp hướng dẫn tổ
chức các hoạt động của học sinh.
Sau đây tôi xin trình bày cụ thể tiến trình sư phạm của phương pháp “Bàn
tay nặn bột” bột theo 5 bước, với mỗi bước có kèm theo ví dụ minh họa mà thực
tế tôi đã thực hiện để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức như sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do
giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống
xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát
nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc
dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Tuy nhiên có những trường hợp
không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn
đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể). Câu hỏi nêu vấn đề cần
đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích
tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho
học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt” chúng ta sử dụng phương
pháp “Bàn tay nặn bột” vào hoạt động 1 trong bài như sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
Giáo viên cho học sinh xem ảnh về một loài cây. Hỏi:

- Cây này là cây gì? (Cây lạc)
- Cây lạc mọc lên từ đâu? (Hạt)

5


- GV đặt câu hỏi nêu vấn đề : “Theo các em, trong hạt lạc có gì?”
Tất cả những điều các em muốn hỏi như vừa nói chính là cấu tạo của hạt.
Vậy hạt có cấu tạo như thế nào? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
Qua thực tế, tôi đã áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, khi đặt câu
hỏi cho học sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy nghĩ hoặc
có thời gian trao đổi nhanh với các học sinh khác, từ đó giúp học sinh tự tin hơn
khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị.
- Khi nêu câu hỏi, cần nói to, rõ ràng. Nếu trường hợp học sinh chưa
nghe rõ câu hỏi thì phải nhắc lại, tuy nhiên không nên nhắc lại nhiều lần vì làm
như vậy sẽ làm phân tán học sinh (cắt tạm thời gian suy nghĩ của học sinh) do
học sinh tưởng rằng giáo viên đưa ra câu hỏi mới.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
Hình thành biểu tượng ban đầu là bước quan trọng, đặc trưng của phương
pháp BTNB. Bước này khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức
ban đầu của mình trước khi được học kiến thức. Hình thành biểu tượng ban đầu,
giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến
kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu,
giáo viên có thể yêu cầu nhiều hình thức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng
lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy
nghĩ.
Ví dụ : Khi dạy kiến thức: Tính chất đặc trưng của Cao su.
Để học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu của mình về tính chất của Cao su
thì tôi đã tiến hành như sau:

Cao su có tính chất gì ? Em hãy suy nghĩ và ghi vào vở thí nghiệm về tính
chất của cao su.
Trong thời gian học sinh viết các ý kiến của mình vào vở thí nghiệm, tôi
tranh thủ quan sát nhanh để tìm ra các ý kiến (Các biểu tượng ban đầu) khác
nhau, tôi chú ý không nhất thiết để ý tới các ý kiến đúng và cần phải chú trọng
đến các ý kiến sai ( Vì đây là biểu tượng ban đầu ngây thơ của các em.)
+ Vì sao cao su có tính đàn hồi cao?
+ Vì sao cao su không tan trong nước?
+ Cao su khác với các chất khác như thế nào?
...
Sau khi có các biểu tượng ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học,
tôi giúp học sinh phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý
kiến, từ đó hướng dẫn cho học sinh đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm:

6


Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, tôi
giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó, từ đó đề xuất các thí
nghiệm. Ở bước này, tôi tiến hành qua 3 bước như sau:
+ Trước hết tôi khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt
trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến
nội dung bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì giáo viên cần phải chọn lựa
các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong số hàng chục biểu tượng của học sinh
một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển
thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh đề xuất các câu hỏi (ở bước 3) từ
những sự khác biệt đó theo ý đồ dạy học. Việc chọn lựa các biểu tượng ban đầu
không tốt sẽ dẫn đến việc so sánh và đề xuất câu hỏi của học sinh gặp khó khăn.
Sau đây là cách xử lý của tôi trong các tình huống cụ thể như sau:

* Đối với các biểu tượng ban đầu được học sinh biểu hiện bằng lời, tôi đã
chọn lựa một số ý kiến tiêu biểu và ghi chú lên bảng. Khuyến khích các học sinh
có ý kiến khác so với các ý kiến đã được nêu bằng cách đưa ra các gợi ý như:
- Em nào có ý kiến khác với ý kiến trên ?
- Ngoài các ý kiến vừa rồi, em nào có ý kiến khác?… Những gợi ý như
vậy vừa kích thích các học sinh có ý kiến khác nêu lên quan điểm của mình
đồng thời tránh mất thời gian với các ý kiến trùng nhau của các học sinh.
* Đối với biểu tượng ban đầu được học sinh đưa ra trong vở thí nghiệm,
tôi chọn một số học sinh có biểu tượng ban đầu tiêu biểu để yêu cầu vẽ lại trên
bảng hoặc mượn một số cuốn vở rồi ghi lại nhanh trên bảng ý kiến của học sinh
hoặc nhận xét nhanh rồi ghi chú những điểm đặc trưng đó. Trường hợp có máy
chiếu sách thì tôi chỉ cần đặt vở của học sinh lên máy là có thể phóng to ý kiến
trong vở thí nghiệm lên màn hình cho cả lớp xem.
* Đối với các biểu tượng ban đầu phức tạp (nghĩa là ý kiến ban đầu là
những mô tả phức tạp, bao gồm nhiều ý, những hình vẽ phức tạp), tôi cho học
sinh làm việc theo nhóm hai người hoặc nhóm nhỏ sau khi làm việc cá nhân (với
thời gian ngắn) để chọn lọc lại ý tưởng. Làm như vậy sẽ có thời gian lựa chọn
biểu tượng ban đầu trong lớp phù hợp với ý đồ dạy học, đồng thời giúp học sinh
có thời gian suy nghĩ thêm về ý kiến của mình, so sánh ý kiến cá nhân với các
thành viên trong nhóm hay đối với học sinh khác (trường hợp nhóm hai người).
+ Khi lựa chọn biểu tượng ban đầu:
- Nên lựa chọn các biểu tượng vừa đúng vừa sai, chỉ cần chọn một biểu
tượng ban đầu đúng với câu hỏi (nếu có), vì đa số các biểu tượng ban đầu đều
sai so với kiến thức vì học sinh chưa được học kiến thức.
- Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý
kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) của học sinh .
- Khi viết (đối với biểu tượngban đầu bằng lời), vẽ hay gắn hình vẽ của
học sinh(đối với các biểu tượng ban đầu biểu diễn bằng hình vẽ) lên bảng, giáo
viên nên chọn một vị trí thích hợp, dễ nhìn và đảm bảo không ảnh hưởng đến
7



các phần ghi chép khác. Giữ nguyên các biểu tượng ban đầu này để đối chiếu và
so sánh sau khi hình thành kiến thức cho học sinh ở bước 5 của tiến trình
phương pháp.
+ Sau khi lựa chọn được một số biểu tượng ban đầu khác biệt của học
sinh theo ý đồ dạy học, tôi tiếp tục cho học sinh đề suất các câu hỏi nghi vấn,
những băn khoăn, thắc mắc cần tìm hiểu về đối tượng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt”. Tôi hướng dẫn học sinh
đặt câu hỏi nghi vấn như sau:
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của hạt
lạc.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp
với nội dung bài học) :
- Trong hạt có nước hay không?
- Trong hạt có nhiều rễ không?
- Có phải trong hạt có nhiều lá không?
- Có phải trong hạt có cây con không?
…….
- Sau khi học sinh đề xuất các câu khỏi nghi vấn, tôi gợi ý cho học sinh so
sánh các biểu tượng giống (đồng thuận với các ý kiến đại diện) hoặc khác nhau
(không nhất trí giữa các ý kiến) của các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác
nhau cơ bản đó, tôi giúp học sinh đề xuất các câu hỏi. Như vậy việc làm rõ các
điểm khác nhau giữa các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức của học sinh là
một mấu chốt quan trọng. Các biểu tượng ban đầu càng khác nhau thì học sinh
càng bị kích thích ham muốn tìm tòi chân lý (kiến thức).
- Từ các câu hỏi được đề xuất, tôi nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các
em đề xuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Các câu hỏi có thể là: "Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho
các câu hỏi nói trên?"; "Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải

quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra!"…
- Khi học sinh đề xuất phương án tìm câu trả lời, tôi không vội vàng nhận
xét phương án đó đúng hay sai mà chỉ hỏi ý kiến các học sinh khác nhận xét,
phân tích. Nếu các học sinh khác không trả lời được thì giáo viên gợi ý những
mâu thuẫn mà phương án đó không đưa ra câu trả lời được nhằm gợi ý để học
sinh tự rút ra nhận xét và loại bỏ phương án.
- Nếu ý kiến của học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn từ chưa chuẩn
xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì tôi gợi ý và từng bước giúp học sinh hoàn thiện
diễn đạt. Ngoài ra có thể yêu cầu các học sinh khác chỉnh sửa cho rõ ý. Đây là
một vấn đề quan trọng trong việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh .

8


- Trường hợp học sinh đưa ra ngay thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu đúng
nhưng vẫn còn nhiều phương án khác khả thi thì tôi tiếp tục hỏi các học sinh
khác để làm phong phú phương án tìm câu trả lời. Tôi nhận xét trực tiếp nhưng
yêu cầu các học sinh khác cho ý kiến về phương pháp mà học sinh đó nêu ra.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” khuyến khích học sinh tự đánh giá ý kiến của
nhau hơn là của giáo viên nhận xét.
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện thí nghiệm, cần nêu rõ yêu cầu và mục đích thí
nghiệm hoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành
để làm gì? Lúc này, tôi mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng
với hoạt động.
Khi học sinh làm thí nghiệm thì tôi đã kiên trì, không vội vàng thúc dục
học sinh hay hướng dẫn ngay khi học sinh làm sai mà cần động viên học sinh
tiếp tục khám phá bằng nhiều phương án thí nghiệm khác nhau. Trong trường
hợp cần thiết, mà thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì tôi chỉ
nhắc nhỏ trong nhóm đó hoặc với riêng học sinh đó, không nên thông báo lớn

tiếng chung cho cả lớp vì làm như vậy sẽ phân tán tư tưởng và ảnh hưởng đến
công việc của các nhóm học sinh khác.
Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà học sinh nêu ra, tôi
đã khéo léo nhận xét và lựa chọn thí nghiệm để học sinh tiến hành. Ưu tiên thực
hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí
nghiệm trên vật thật có thể làm cho mô hình, hoặc cho học sinh quan sát tranh
vẽ. Đối với phương pháp quan sát, tôi cho học sinh quan sát vật thật trước, sau
đó mới cho học sinh quan sát tranh vẽ khoa học hay mô hình để phóng to những
đặc điểm không thể quan sát rõ trên vật thật.
Lưu ý học sinh ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hành thí
nghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm,
kết luận sau đó ghi vào vở thí nghiệm. Phần ghi chép này, tôi để học sinh ghi
chép tự do, không nên gò bó và có khuôn mẫu quy định, nhất là đối với những
lớp mới làm quen với phương pháp Bàn tay nặn bột. Đối với các thí nghiệm
phức tạp thì tôi đã thiết kế một mẫu sẵn để học sinh điền kết quả thí nghiệm, vật
liệu thí nghiệm.
Ví dụ : Khi dạy kiến thức: Cấu tạo của hạt.
- Sau khi quan sát, tôi yêu cầu học sinh vẽ lại hình vẽ đã quan sát và ghi
chú thích các bộ phận của hạt lạc .
- Nếu học sinh chưa chú thích đúng hình vẽ quan sát thì tôi không vội
chỉnh sửa ngôn ngữ. Học sinh quan sát gì,chú thích gì thì đó là quyền của học
sinh, tôi không chỉnh sửa.
- Sau khi cả lớp thực hiện xong quan sát hình vẽ, chú thích xong hình vẽ
thì tôi cho học sinh quan sát thêm một bức tranh phóng to cấu tạo của hạt lạc có

9


chú thích và phóng lên màn hình máy chiếu … hoặc cho học sinh quan sát hình
vẽ trong sách giáo khoa.

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần
được giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống
hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Tôi tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để
học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học.
Trước khi kết luận chung, tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách
cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu)
trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá
trình thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay
đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính học sinh tự
phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ
động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.
Đối với giải pháp này các em được rèn nhiều thao tác tư duy như phân tích,
tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa… thông qua các hoạt động tìm
kiếm tri thức của bản thân đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
cuộc sống, kĩ năng thực hành, thí nghiệm, năng lực quan sát, sáng tạo, năng lực
tự học và hợp tác nhóm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Khoa học đã
tạo cho học sinh hứng thú và say mê khi tham gia vào hoạt động học tập, hăng
say vào công việc như các nhà nghiên cứu. Các em phát huy được tính tích cực,
độc lập, sáng tạo. Qua đó các em được rèn nhiều thao tác tư duy như phân tích,
tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa… thông qua các hoạt động tìm
kiếm tri thức của bản thân đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
cuộc sống, kĩ năng thực hành, thí nghiệm, năng lực quan sát, sáng tạo, năng lực
tự học và hợp tác nhóm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ nói và viết của các em cũng
được phát triển thông qua việc trình bày kết quả nghiên cứu của mình.
Qua việc thực hiện giảng dạy bằng phương pháp đã trình bày, tôi kiểm tra
học sinh một bài tổng hợp để đánh giá chung. Qua khảo sát tôi thấy rằng chất
lượng khi có vận dụng phương pháp giảng dạy đã nêu đã góp phần nâng cao

chất lượng học tập của học sinh. Tôi đã thống kê kết quả của hai lớp thực
nghiệm (lớp 5/1) và lớp đối chứng ( lớp 5/2) như sau:
Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng các biện pháp
dạy học nâng cao chất lượng môn Khoa học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột
cao hơn hẳn so với tiết dạy không áp dụng phương pháp này.Rõ ràng khi đối
chiếu kết quả bài làm của học sinh của hai lớp với đề bài như nhau, tôi thấy chất
lượng củalớp 5/1 cao hơn hẳnchất lượng củalớp 5/2. Cụ thể khi chấm bài lớp 5/1
tôi thấy bài làm của các em rất rõ ràng, ít sai sót thể hiện được sự nắm vững tri
thức và biết vận dụng những điều đã học trong bài làm của mình. Tỷ lệ học sinh
đạt điểm tương đối cao, không có điểm yếu. Kết quả trên cũng đã chứng minh
10


được, sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đi đúng hướng chỉ đạo của nhà trường
và của Phòng giáo dục theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Với kết quả
khả quan và được bạn bè đồng nghiệp hưởng ứng, trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn định kỳ, tôi đã mạnh dạn đưa ra hội đồng Sư phạm trao đổi thảo
luận, phổ biến về những hiệu quả, những ưu điểm mà “Bàn tay nặn bột” đem lại
trong dạy các môn học được hội đồng đã nhất trí cao và yêu câu làm chuyên đề
ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua tại trường.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để phương pháp này có tính khả thi, đạt hiệu quả cao khi áp dụng phương
pháp Bàn tay nặn bột vào các hoạt động học, giáo viên cần lưu ý những vấn đề
sau:
- Nghiên cứu nội dung chương trình, lựa chọn các bài học và nội dung
kiến thức có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
- Tổ chức lớp học tốt ngay từ đầu. Tình huống xuất phát giáo viên đưa ra
phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu với học sinh.
- Câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức
và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh, dùng câu hỏi

mở, không dùng câu hỏi đóng. Giáo viên cần khéo léo lựa chọn một số biểu
tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh. Từ đó giúp học sinh
đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
- Ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật.
- Cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn.
- Vận dụng tối đa những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm để thực hiện thí
nghiệm.
- Sử dụng công nghệ thông tin cho bài dạy áp dụng phương pháp “Bàn tay
nặn bột” đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí.
Giao cho học sinh chuẩn bị các vật liệu đối với thí nghiệm đơn giản.
- Sắp xếp bàn ghế phù hợp với số học sinh, chia nhóm 4 – 6 em/nhóm.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
- Trong quả trình giảng dạy khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột :
không sử dụng sách giáo khoa, không nêu tên bài học trước khi học (với những
bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài), không nhất thiết hoạt động nào cũng áp
dụng phương pháp này.
Đối với nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất như: phòng chức năng
với đầy đủ thiết bị dạy học, thí nghiệm, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, sơ đồ…
liên quan đến nội dung bài học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình
trực tiếp giảng dạy và trao đổi, thống nhất thực hiện chuyên môn với đồng

11


nghiệp trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5 theo phương pháp dạy học “Bàn
tay nặn bộ” trong năm học 2015-2016.
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Georger Charpar, Bàn tay nặn bột –Khoa học ở Tiểu học.NXB Giáo
dục1999.

2. Sách giáo khoa môn Khoa học 4NXB Giáo dục2005
3. Phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy Khoa học cho học sinh
Tiểu học. NXB Giáo dục2001.
4. Tài liệu tập huấn phương pháp Bàn tay nặn bột Tạp chí Giáo dục2001

12


BM01b-CĐCN
UBND HUYÊN
̣ CẨM MỸ
TRƯƠNG
̀ TH SÔNG NHAN
̣

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sông Nhan,
̣ ngày

tháng 11 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Năm học : 2016 - 2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
Tên sáng kiến :
Họ và tên tác giả: Đinh Quốc Nguyễn

Chức vụ : Giáo viên


Đơn vị: Trường Tiểu học Sông Nhạn - huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai
Họ

tên
giám
vụ: ........................................

khảo

1:

............................................................

Chức

Đơn
vị: ..............................................................................................................................................
Số
điện
thoại
của
khảo: ............................................................................................................

giám

* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:
1. Tính mới
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................

....
.......................................................................................................................................................
....
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....

13


Điểm: …………./6,0.
Nhận
xét
khác
có): ......................................................................................................

(nếu


.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
Tổng
số
điểm:
loại: ........................................................................

....................../20.

Xếp

Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục
và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn
sáng kiến liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM01b-CĐCN
UBND HUYÊN
̣ CẨM MỸ
TRƯƠNG
̀ TH SÔNG NHAN
̣

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sông Nhan,

̣ ngày

tháng 11 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Năm học: 2016 - 2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến :
Họ và tên tác giả: Đinh Quốc Nguyễn

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị: Trường Tiểu học Sông Nhạn - huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 2: ........................................................ Chức vụ: ................................
Đơn vị: .......................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ...................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:
1. Tính mới
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
.......................................................................................................................................................
....


14


.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
.......................................................................................................................................................
....
Điểm: …………./6,0.
Nhận
xét
khác
có): ......................................................................................................

(nếu

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
....
Tổng
số
điểm:
loại: ........................................................................


....................../20.

Xếp

Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào
tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước
Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM01b-CĐCN
UBND HUYÊN
̣ CẨM MỸ
TRƯƠNG
̀ TH SÔNG NHAN
̣

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sông Nhan,
̣ ngày

15

tháng 11 năm 2016


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Năm học : 2016 - 2017

Tên sáng kiến :
Họ và tên tác giả: Đinh Quốc Nguyễn

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị: Trường Tiểu học Sông Nhạn - huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp, đề xuất đã có

- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã có tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế của đơn vị 
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá 
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp, đề xuất thay thế
hoàn toàn mới so với giải pháp, đề xuất đã có

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Không có minh chứng thực tế hoặc minh chứng thực tế chưa đủ độ tin cậy, độ giá trị

- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy sáng kiến có thay thế một phần giải pháp,
đề xuất đã có hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới tại đơn vị


- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được hiệu quả giải pháp, đề xuất của tác giả thay
thế hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có được triển khai thực hiện tại đơn vị 
- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế một phần giải
pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện

- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế hoàn toàn mới giải
pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô mỗi dòng dưới đây)
- Sáng kiến không có khả năng áp dụng

- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho Tổ/Khối/Phòng/Ban của đơn vị

- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho đơn vị

- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho toàn ngành hoặc sáng kiến có khả năng áp dụng tốt cho cơ sở
giáo dục chuyên biệt

Xếp loại chung:
Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc
sao chép lại nội dung sáng kiến cũ của mình đã được đánh giá công nhận.
Lãnh đạo Tổ/Phòng/Ban và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến này đã được tác giả tổ chức
thực hiện, được Hội đồng thẩm định sáng kiến hoặc Ban Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi của đơn vị
xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến.

NGƯỜI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Đinh Quốc Nguyễn

16

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


VII. PHỤ LỤC
KHOA HỌC
Bài : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết :
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu được Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ,
phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- * Nội dung bài học áp dụng PP BTNB : Cấu tạo của hạt
II CHUẨN BỊ:
GV : Máy chiếu vật thể, một số hạt lạc.
HS : Ươm một số hạt lạc hoặc đậu xanh vào đất ẩm khoảng 4- 5 ngày trước
khi mang đến lớp để học; vở thí nghiệm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sự thụ phấn?

- Thế nào là sự thụ tinh?
- Hạt và quả hình thành như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt
( Sử dụng PPBTNB)
Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn
đề :
- GV cho HS quan sát vật thực(cây lạc) và hỏi :
- Đây là cây gì ?
- Cây lạc mọc lên từ đâu ?
- GV giới thiệu bài.
- GV đặt câu hỏi nêu vấn đề : “Theo các em, trong
hạt lạc có gì?”
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: “ Bên
trong hạt lạc có những gì? Em hãy vẽ vào vở thí
nghiệm hình vẽ mô tả bên trong hạt lạc theo suy
nghĩ của em”.
Sử dụng máy chiếu vật thể, 4 HS trình bày suy
nghĩ của mình trên hình vẽ.
Hỏi: Có bạn nào nghĩ khác các bạn không?
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và thiết kế phương
án thực nghiệm
* Đề xuất câu hỏi:
Từ các hình vẽ này và các hình vẽ của các
em, hãy thảo luận nhóm 4 : Đặt câu hỏi về cấu tạo
của hạt lạc.
17

Hoạt động của HS

- 3 học sinh trả lời

- HS quan sát cây lạc
- HS nêu : Cây lạc
- HS nêu : . . . từ hạt

HS làm việc cá nhân “vẽ
hình mô tả bên trong hạt
lạc” vào vở thí nghiệm.
Chọn 4 HS bất kì vẽ vào
bảng nhóm để thuận tiện
cho việc đưa bài vẽ lên
trước lớp nhận xét.
- 4 HS thuyết minh hình vẽ
của mình.
+ HS làm việc theo nhóm
4 : tổng hợp các ý kiến cá
nhân để đặt câu hỏi theo


(Để ý thấy rằng các câu hỏi trên là những nghi
vấn từ những điểm khác biệt của các biểu tượng
ban đầu nói trên)
+ Yêu cầu đại diện các nhóm nêu câu hỏi về cấu
tạo của hạt .
*Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:
+ GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương
án thí nghiệm, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho
các câu hỏi đã nêu:


nhóm về cấu tạo của hạt
lạc .
Các câu hỏi có thể được
đặt ra là:
- Có phải bên trong hạt lạc
có nhiều hạt lạc nhỏ?
- Có phải trong hạt lạc có
chất dinh dưỡng không?
- Trong hạt có nước hay
không?
Trong hạt có nhiều rễ
không?
- Có phải trong hạt có
nhiều lá không?
- Có phải trong hạt có cây
con không?
Em cần làm gì để trả lời được các câu hỏi mình đã Có phải trong hạt lạc có một
đưa ra?
cây lạc nhỏ với đầy đủ thân,
+ Bổ (bóc/cắt đôi) hạt lạc ra để quan sát bên trong. lá, rễ?
(Lưu ý nếu học sinh dùng những từ ngữ như vậy
- HS nêu:
thì giáo viên nên chỉnh lại là TÁCH hạt lạc ra để + Bổ (mở/cắt đôi) hạt lạc ra
quan sát chứ không phải BỔ/BÓC/CẮT ĐÔI vì
để quan sát bên trong
nếu làm như vậy sẽ làm hỏng các bộ phận bên
trong và sẽ khó quan sát).
+ Xem hình vẽ trong sách giáo khoa.
+ Xem tranh vẽ khoa học chụp hình cấu tạo bên
trong hạt đậu…

+ GV giúp HS lựa chọn phương án tối ưu:
Giáo viên khéo léo nhận xét các ý kiến trên đều có + Xem hình vẽ trong sách
lý nhưng cả lớp sẽ thực hiện phương án tách hạt giáo khoa.
đậu ra để quan sát tìm hiểu cấu tạo bên trong hạt + Xem tranh vẽ khoa học
đậu
chụp hình cấu tạo bên trong
Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên hạt đậu…
cứu
+ Các nhóm lên lấy đồ dùng
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo phương để làm thí nghiệm.
án trên.
+ Các nhóm lần lượt làm
Sau khi cả lớp thực hiện quan sát vẽ hình, chú các thí nghiệm tách đôi hạt
thích xong thì giáo viên cho học sinh quan sát đậu để quan sát và trả lời
thêm một hình vẽ phóng to cấu tạo bên trong hạt các câu hỏi ở bước 3.
đậu chưa có chú thích ( phóng lên màn hình bằng + HS so sánh lại với hình
máy chiếu).
tượng ban đầu xem thử suy
GV: Yêu cầu HS chỉ và nêu cấu tạo của hạt theo nghĩ của mình có đúng
những gì em quan sát được.(GV chú ý lắng nghe không ?
để sửa thuật ngữ nếu HS dùng sai). Nêu cấu tạo - HS chỉ và nêu cấu tạo của
của hạt
hạt theo những gì em quan
18


Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức :
Giáo viên giới thiệu cấu tạo bên trong của hạt
lạc với hình vẽ khoa học có sẵn.
Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên

quay lại các biểu tượng ban đầu trước khi học kiến
thức của học sinh còn lưu câu hỏi trên bảng cùng
các câu hỏi nghi vấn ở bước 3 đã đề xuất.
GV: Vậy hạt có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 2: Điều kiện nảy mầm của hạt
- Một hạt gieo xuống đất thì điều gì sẽ xảy ra?
- Giáo viêncho học sinh xem đoạn phim Cây con
mọc lên từ hạt.
- Qua đoạn phim, em thấy cây con mọc lên từ
đâu ?
- Cây con mọc lên từ hạt. Đây cũng chính là nội
dung bài học hôm nay. Giáo viên ghi đề bài trên
bảng.
-Hạt phát triển thành cây là một quá trình dài.Các
yếu tố nước, ánh sáng, nhiệt độ cũng ảnh hưởng
đến quá trình này. Về nhà các em có thể thực hành
gieo hạt để quan sát xem có phải cây con mọc lên
từ hạt.
3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống bài học
- Liên hệ :Trong cuộc sống, hạt thường dùng để
làm gì?
- Để bảo quản hạt, chúng ta cần phải làm gì?
- Hạt và cây đều rất quan trọng trong cuốc sống
của chúng ta. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây ?
- Nhận xét tiết học.

19

sát được
- HS nêu cấu tạo của hạt.

( Hạt gồm 3 bộ phận, bên
ngoài cùng là vỏ hạt, phần
màu trắng đục nhỏ phía trên
đỉnh ở giữa khi ta tách hạt
ra làm đôi là phôi, phần hai
bên chính là chất dinh
dưỡng)

- HS nêu lại cấu tạo của hạt.
- Học sinh xem phim
- Từ hạt
- Làm thức ăn, gieo hạt...
- Phơi khô
- Chăm sóc cây


KHOA HỌC
NHÔM
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
-Nhận biết một số tính chất của nhôm
-Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống
-Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản.
* Nội dung bài học áp dụng PP BTNB : Tính chất của nhôm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình và thông tin trang 22, 23 sgk.
-Một số đồ dùng bằng nhôm hoặc tranh ảnh, phiếu học tập (Có thể không dạy
một số vật liệu ít gặp , chưa thực sự thiết thực với học sinh.)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS lên bảng
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi ,
nhận xét từng HS
+ HS 1: Em hãy nêu tính chất của
đồng và hợp kim của đồng?
+ HS 2: Trong thực tế người ta đã
dùng đồng và hợp kim của đồng để
làm gì?
2.Bài mới:- Đưa ra miếng nhôm, hỏi đáp: - Quan sát và trả lời.
- Trên tay cô có gì?
- một miếng kim loại
- Các em đoán xem đây là kim loại gì?
- nhôm
- Mời các em cùng giơ 1 đồ vật cũng
bằng nhôm lên.
- Nhìn vào các đồ vật bằng nhôm này, các - Nhôm ở đâu ra? Màu sắc, độ sáng,
em muốn hỏi điều gì?
cứng hay dẻo, công dụng?....
Giáo viên: Tất cả những điều các em
muốn hỏi như vừa nói chính là nguồn HS lắng nghe
gốc, tính chất và công dụng của nhôm.
Vậy nhôm có nguồn gốc, tính chất và
công dụng như thế nào? Đó chính là nội
dung bài học hôm nay.
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ
- HS thi kể
dùng được làm bằng nhôm.
3. Các hoạt động chính :
Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm

- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm: - HS thảo luận nhóm 4
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng
- HS cùng trao đổi và thống nhất: Các
nhóm.
đồ dùng làm bằng nhôm: xoong, chảo,
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm các ấm đun nước, thìa, muôi, cặp lồng đựng
đồ dùng bằng nhôm mà em biết và ghi
thức ăn, mâm, hộp đựng...
20


tên chúng vào phiếu.
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu
lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm
khác bổ sung. GV ghi nhanh ý kiến bổ
sung lên bảng.
- GV hỏi: Em còn biết những dụng cụ
nào làm bằng nhôm?
- Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi,
dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp
như: xoong, nồi, chảo,...vỏ nhiều loại đồ
hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của
các phương tiện giao thông như tàu hoả,
xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...
Hoạt động 2: Tính chất của nhôm (áp
dụng PP BTNB)
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu
hỏi nêu vấn đề - Em hiểu biết gì về tính
chất của nhôm ?
Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của HS

- Yêu cầu HS biểu hiện suy nghĩ, nhận
thức ban đầu bằng lời nói, viết hay vẽ ra
giấy
- HS thống nhất theo nhóm và trình bày
bảng nhóm
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và thí
nghiệm :
3.1. Đề xuất các câu hỏi :
-GV giúp HS phân tích điểm giống và
khác nhau trong các BTBĐ của các nhóm
để từ đó giúp HS đặt câu hỏi thắc mắc.
GV gom các câu hỏi của các nhóm:
+ Nhôm có những tính chất gì?
3 .2. Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu:
-HS đề xuất thí nghiệm nghiên cứu, GV
chọn lựa phương án thí nghiệm tối ưu.
-GV phát phiếu yêu cầu HS ghi theo các
mục: Câu hỏi, dự đoán.
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, nghiên
cứu: GV phát vật thật (đồ dùng bằng
nhôm) cho mỗi nhóm.
Yêu cầu HS quan sát, tiến hành thí
nghiệm theo nhóm 6 để tìm câu trả lời và
điền thông tin vào các mục còn lại trong
giấy.
Bước 5: Kết luận kiến thức: - Mời đại
21

+ Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, một
số bộ phận của xe máy, tàu hoả, ô tô,...

- Lắng nghe

HS mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng
dẻo của nhôm bằng nhiều hình thức

- HS ghi câu hỏi vào bảng phụ
Câu hỏi Dự
Cách tiến Kết
đoán
hành
luận
Nhôm

những
tính
chất gì?
- Nhận đồ dùng và hoạt động theo
nhóm. HS quan sát, tiến hành thí
nghiệm, chẳng hạn : cầm trên hai tay 2
vỏ lon cùng hình dạng nhưng 1 cái vỏ
nhôm và 1 cái vỏ sắt để so sánh khối
lượng; sờ một ca nhôm không chứa gì
và một ca nhôm đựng nước nóng để biết
nhôm có tính dẫn nhiệt, dùng tay uốn
cong một miếng nhôm mỏng ...
+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim,
nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo sợi dát


diện các nhóm báo cáo kết quả

+ GVchốt lại, HS nhắc lại

mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một
số axit có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có
tính dẫn nhiệt, dẫn điện

* Hoạt động 3: So sánh nguồn gốc và tính
chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm
+ Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu?
+ Nhôm có thể pha trộn với những kim
loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?
- Kết luận: Nhôm là kim loại. Nhôm có
thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp
kim của nhôm. Trong tự nhiên nhôm có
trong quặng nhôm
+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng
nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong
gia đình em? + Khi sử dụng đồ dùng,
dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý
điều gì? Vì sao?
4. Củng cố, dặn dò: (5’) Hệ thống bài
học
- Chốt nội dung bài học
+ Lưu ý: không nên đựng những thức ăn
có vị chua lâu trong nồi vì nhôm dễ bị các
axit ăn mòn. Không nên dùng tay để
bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức
ăn. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS
có kiến thức khoa học, tích cực tham gia

xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học mục Bạn cần biết,
ghi lại vào vở và sưu tầm các tranh ảnh
về hang động ở Việt Nam. Bài sau : Đá
vôi

22

+ Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.
+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm
để tạo ra hợp kim của nhôm.
- Lắng nghe

- HS nêu theo hiểu biết về cách sử dụng
đồ nhôm trong gia đình mình.
+ Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong
phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng
bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ
nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong,
vênh, méo.



×