Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI SOẠN MẪU DẠY MÔN TNXH THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT LỚP 1 CẤP TIỂU HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.27 KB, 19 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI SOẠN MẪU
DẠY MÔN TNXH
THEO PHƯƠNG PHÁP
BÀN TAY NẶN BỘT
LỚP 1 CẤP TIỂU HỌC.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
" Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học hoàn
toàn mới mẻ, hiện nay mới được sở Giáo dục và Đào tạo bắt
đầu đưa vào lồng ghép trong các tiết dạy, đặc biệt là cho các
phân môn Khoa học ở khối lớp 4, 5 và Tự nhiên và xã hội ở
khối lớp 1, 2, 3. Trong tiết học, cô giáo là người định hướng
các hoạt động cho học sinh và các em học sinh được trực tiếp
tham gia vào các hoạt động để từ đó tìm tòi, khám phá ra
những kiến thức mới. Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
(BTNB) là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của
sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn tự
nhiên. Thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự
giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm,
quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành
kiến thức cho mình. Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học
sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà
các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ
tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như
thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất
phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu


để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận.
Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của HS
là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung
quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm
tòi. Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho HS suy nghĩ
tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình. Qua sự tương
tác với các HS khác cùng lớp, mỗi HS tìm được phương án
giải thích các hiện tượng và lĩnh hội được kiến thức khoa học.
/> />Tạo cơ hội cho HS bộc lộ quan niện ban đầu là một đặc trưng
quan trọng của phương pháp BTNB. Trong phương pháp
BTNB, HS được khuyến khích trình bày quan niệm ban đầu,
thông qua đó, GV có thể giúp HS đề xuất các câu hỏi và các
thí nghiệm để chứng minh. Quan niện ban đầu của HS thay
đổi tuỳ theo độ tuổi và nhận thức của HS. Do đó, cần hiểu tâm
sinh lí lứa tuổi của HS để tổ chức hoạt động dạy học theo
phương pháp BTNB. Để giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội,
môn Khoa học theo phương pháp BTNB đạt hiệu quả thì vai
trò của giáo viên có vai trò quyết định. Giáo viên nghiên cứu,
soạn bài, giảng bài, hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức, việc
đầu tiên là soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo viên chủ động
khi lên lớp. Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các
bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài
liệu: CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC MỘT SỐ BÀI SOẠN MẪU DẠY MÔN TNXH
THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT LỚP 1
CẤP TIỂU HỌC.
Chân trọng cảm ơn!
/> />CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI SOẠN MẪU DẠY MÔN TNXH THEO
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT LỚP 1 CẤP TIỂU

HỌC.
GIÁO ÁN DẠY HỌC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Môn: Tự nhiên – xã hội Lớp 1 – Tiết 23
Bài: CÂY HOA
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết :
- Quan sát , phân biệt , nói đúng tên các bộ phận chính của
cây hoa .
- Nêu được một số cây hoa và nơi sống của chúng .
- Nêu được lợi ích của hoa , có ý thức chăm sóc và bảo vệ
cây hoa
II.CHUẨN BỊ: + GV : Phiếu kiểm tra , hình vẽ các cây hoa
trang 48 và 49 SGK , 1 cây hoa hồng . + HS : Sưu tầm một
số cây hoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Ổn định : (1 phút )
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút ) kiểm tra 2 HS về các nội dung
sau :
- Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau ?
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì ?
+ GV nhận xét ghi điểm .
3- Bài mới : ( 27 phút )
+ Giới thiệu : (1ph ) GV đưa cây hoa hồng ra trước lớp và
hỏi : - Đây là cây gì ?
HS nêu : Cây hoa hồng - GV nêu : Cây hoa có nhiều ích lợi
đối với chúng ta , tiết học hôm nay lớp chúng mình sẽ tìm
hiểu về cây hoa .
Tg Hoạt động của GV : Hoạt động của HS :
14p Hoát động 1 : Tìm hiểu
/> />h các bộ phận chính của

cây hoa .
Bước 1 : Đưa ra tình
huống xuất phát :
GV cho HS lần lượt kể tên
một số cây hoa mà em biết
.
+ GV nêu : Các cây hoa
rất khác nhau , đa dạng về
đặc điểm bên ngoài như
màu sắc , hình dạng , kích
thước . . . nhưng các cây
hoa đều có chung về mặt
cấu tạo – Vậy cấu tạo của
cây hoa gồm những bộ
phận chính nào?
Bước 2 : Làm bộc lộ
những hiểu biết ban đầu
của HS qua vật thực hoặc
hình vẽ về cây hoa .
Bước 3 : Đề xuất các câu
hỏi và phương án tìm tòi :
+ GV cho HS làm việc
theo nhóm 4 .
+ GV chốt lại các câu hỏi
của các nhóm : Nhóm các
câu hỏi phù hợp với nội
dung bài học :
- Cây hoa có nhiều lá
không ?
+ HS lần lượt kể tên một

số cây hoa mà mình biết .
+ HS nghe và suy nghĩ để
chuẩn bị tìm tòi , khám
phá .
+ HS làm việc cá nhân
thông qua vật thực hoặc
hình vẽ về cây hoa – ghi
lại những hiểu biết của
mình về các bộ phận
chính của cây hoa vào vở
ghi chép thí nghiệm ( HS
có thể viết hoặc vẽ hình ) .
+ HS làm việc theo nhóm
4 : Tổng hợp các ý kiến cá
nhân để đặt câu hỏi theo
nhóm về cấu tạo của một
cây hoa .
+ Đại diện các nhóm nêu
đề xuất câu hỏi về cấu tạo
của cây hoa .
/> />7 ph
5 ph
-Cây hoa có nhiều bông
hoa hay ít bông hoa ?
- Cây hoa có nhiều rễ
không ?
- Lá cây hoa có gai
không ?
Bước 4 : Thực hiện
phương án tìm tòi , khám

phá .
+ GV hướng dẫn , gợi ý
HS đề xuất các phương án
tìm tòi , khám phá để tìm
câu trả lời cho các câu hỏi
ở bước 3 .
Bước 5 : Kết luận , rút ra
kiến thức
+ GV cho các nhóm lần
lượt trình bày kết luận sau
khi quan sát , thảo luận .
+ GV cho HS vẽ các bộ
phận chính của một cây
hoa .
+ GV hướng dẫn HS so
sánh và đối chiếu .
+ GV gọi 3 – 4 HS nhắc
lại tên các bộ phận chính
của một cây hoa .
Hoạt động 2 : Làm việc
với SGK tìm hiểu về lợi
ích của việc trồng hoa .
+ Cho HS làm việc nhóm
4 : quan sát tranh : 1 em
+ Các nhóm quan sát cây
hoa và thảo luận các câu
hỏi ở bước 3 .
+ Đại diện các nhóm trình
bày kết luận về cấu tạo
của cây hoa .

+ HS vẽ và mô tả lại các
bộ phận chính của một
cây hoa vào vở ghi chép
thí nghiệm .
+ HS so sánh lại với hình
tượng ban đầu xem thử
suy nghĩ của mình có
đúng không ?
+ 3 – 4 HS nhắc lại tên
các bộ phận chính của một
cây hoa .
+ HS làm việc nhóm 4 :
quan sát tranh ở trang 48 ,
49 thảo luận các câu hỏi :
- Các hình ở trang 48 , 49
vẽ các loại hoa nào ?
- Các em còn biết loại hoa
nào nữa ?
- Hoa được dùng để làm
gì ?
+ Đại diện các nhóm trình
bày kết quả thảo luận .
+ Hs chơi trò chơi Đúng –
Sai
/> />nêu câu hỏi , 1 em trả lời ,
các em khác bổ sung .
+ GV cho đại diện các
nhóm trình bày kết quả
làm việc .
Hoạt động 3 : Trò chơi

Đúng – Sai
+ GV chia 10 HS tham gia
chơi thành hai đội và dán 2
phiếu kiểm tra lên bảng
+ Trong 3 phút đội nào
được nhiều câu đúng nhất
thì đội đó thắng .
+ GV kết thúc , tuyên
dương đội thắng cuộc .
- Đúng ghi Đ , sai ghi S
vào chỗ chấm thích hợp :
- Cây hoa là loài thực vật .
. . .
- Cây hoa khác cây su hào
. . . .
- Cây hoa có rễ , thân , lá
và hoa . . . .
- Lá của cây hoa hồng có
gai . . . .
- Thân cây hoa hồng có
gai . . . .
- Cây hoa đồng tiền có
thân cứng . . . .
- Cây hoa để trang trí ,
làm cảnh , làm nước hoa .
. . .
4- Củng cố , dặn dò : ( 3 phút )
+ GV gọi vài HS lần lượt nhắc lại nội dung bài học .
+ Dặn HS về nhà học bài , và chuẩn bị bài mới .
+ GV nhận xét tiết học . tuyên dương các em học tốt .

/> /> Giáo án soạn dạy bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Tự nhiên xã hội
Cây rau
I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây.
- GDKN: Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau
không sạch. Kĩ năng ra quyết định thương xuyên ăn rau, ăn
rau, ăn rau sạch. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây
rau. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt
động học tập.
- HS yêu thích môn học, thích khám phá thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ - GV: Cây rau xanh, tranh ảnh trong SGK.
- HS: Vở bài tập TNXH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng môn
học đã mang đến lớp.
- HS hát tập thể.
- HS trưng bày cây
rau đã mang đến lớp.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Phương pháp bàn tay
nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu

vấn đề ( giới thiệu bài)
? Kể tên các loại rau mà em đã được
ăn ở nhà?
? Em biết gì về cây rau cải. Chúng ta
cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài 22:
- Nghe.
- HS kể
- Nghe
/> />Cây rau
Bước 2:Hình thành biểu tượng của
HS
- GV đưa cây rau cải và hỏi HS đó là
cây rau gì
Em hãy mô tả bằng lời những hiểu
biết của mìnhvề cây rau cải (HS làm
việc cá nhân – Ghi vào vở ghi chép
khoa học.
- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi
lại những điều em biết về cây rau cải
vào bảng nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả
thảo luận.
- GV ghi nhận kết quả của HS không
nhận xét đúng sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết,
dự đoán) và phương án tìm tòi.
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất.
- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Cây rau
cải có những bộ phận nào?”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa

ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào
bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của
nhóm mình trước lớp.
- HS trả lời
- HS ghi chép những
hiểu biết của mình về
cây rau cải
vào vở ghi chép khoa
học.
- HS quan sát cây
rau.
- HS quan sát và trao
đổi trong nhóm.
- HS quan sát rồi cử
đại diện lên trả lời.
- Nghe yêu cầu.
- Nêu câu hỏi đề xuất
+ Cây rau cải có
nhiều lá hay ít lá?
+ Câu rau cải có rễ
không? + Cây rau cải
có những bộ phận
nào?
- HS thảo luận nhóm
để đưa ra dự đoán và
ghi lại dự đoán vào
bảng nhóm.
- HS tong nhóm trình
bày phần dự đoán

của nhóm mình trước
lớp.
- HS nêu phương án (
/> />Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
? Để tìm hiểu cây rau cải có những bộ
phận nào ta phải sử dụng phương án
gì?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và
ghi lại kết luận trong bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau
khi quan sát.
- GV nhận xét so sánh phần dự đoán
với kết quả quan sát
Ghi nhận kết quả.
Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến.
- GV đưa ra cây rau cải chỉ vào các bộ
phận của cây và giới thiệu: Cây rau cả
có các bộ phận: Rễ, thân, lá.
- GV nêu các bộ phận của cây rau nói
chung.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục đích: Biết được lợi ích của việc
ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trư-
ớc khi ăn.
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong
SGK
- GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời.
? Khi ăn rau ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét kết luận: Rau được
trồng ở trong vườn ngoài ruộng nên

rính nhiều bụi bẩn có thể có nhiều
chất bẩn, chất độc do tới nước, thuốc
trừ sâu Vì vậy cần tăng cường trồng
rau sạchvà rửa rau sạch trước khi ăn.
cách tiến hành)
- HS quan sát cây rau
cải đã chuẩn bị và
ghi lại kết quả quan
sát vào bảng nhóm
- Trình bày kết luận
sau khi quan sát.
- Nghe.
- HS chỉ trên cây rau
cải và nhắc lại.
- Nghe HD cách
chơi.
- HS chơi.
/> />* Hoạt động 3: Trò chơi: "Đố bạn rau
gì?"
- GV hướng dẫn HS cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Dặn dò các em về nhà học
bài.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Học sinh nêu tên

bài vừa học.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện
ở nhà.
/> />Tự nhiên xã hội
con gà
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nêu ích lợi của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình
vẽ hay vật thật.
- HS yêu thích và chăm sóc gà để có lợi ích cao.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh về các loại gà.
- HS: Vở bài tập TNXH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các loại cá mà em biết?
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS hát tập thể.
- 2, 3 HS kể tên các
loại cá.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Phương pháp bàn tay
nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu

vấn đề ( giới thiệu bài)
? Kể tên các loại gà mà em đã được
biết?
? Em biết gì về con gà. Chúng ta cùng
đi vào tìm hiểu nội dung bài 26: Con

Bước 2:Hình thành biểu tượng của
HS
- GV đưa hình ảnh con gà và hỏi HS
đó là con gì?
- Nghe.
- HS kể
- Nghe
- HS trả lời
- HS ghi chép những
hiểu biết của mình
con gà vào vở ghi
chép khoa học.
/> />- Em hãy mô tả bằng lời những hiểu
biết của mình về con gà (HS làm việc
cá nhân – Ghi vào vở ghi chép khoa
học.
- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi
lại những điều em biết về con gà vào
bảng nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả
thảo luận.
- GV ghi nhận kết quả của HS không
nhận xét đúng sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết,

dự đoán) và phương án tìm tòi.
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất.
- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Các bộ
phận bên ngoài của con gà là gì?”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa
ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào
bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của
nhóm mình trước lớp.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
? Để tìm hiểu “ Các bộ phận bên
ngoài của con gà là gì?” ta phải sử
dụng phương án nào?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và
ghi lại kết luận trong bảng nhóm
- HS trao đổi trong
nhóm.
- HS quan sát rồi cử
đại diện lên trả lời.
- Nghe.
- Nghe yêu cầu.
- Nêu câu hỏi đề xuất
+ Con gà có cánh
không?
+ Con gà có nhiều
lông phải không?
+ Các bộ phận bên
ngoài của con gà là
gì ?
- HS thảo luận nhóm

để đưa ra dự đoán và
ghi lại dự đoán vào
bảng nhóm.
- HS trong nhóm
trình bày phần dự
đoán của nhóm mình
trước lớp.
- HS nêu phương án (
cách tiến hành)
- HS quan sát hình
ảnh về con gà đã
chuẩn bị và ghi lại
kết quả quan sát vào
bảng nhóm
- Trình bày kết luận
/> />- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau
khi quan sát.
- GV nhận xét so sánh phần dự đoán
với kết quả quan sát
Ghi nhận kết quả.
Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến.
- GV hình ảnh con gà và chỉ vào các
bộ phận bên ngoài giới thiệu: Gà gồm
các bộ phận:( đầu, mình, lông, chân.
Gà di chuyển được nhờ 2 chân)
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh các
con gà trong SGK để phân biệt gà
trống, gà mái, gà con.
- Gà trống, gà mái, gà con khác nhau
ở những điểm nào?

* Hoạt động 2: Đi tìm kết quả
+ Mục đích: Củng cố về con gà cho
HS và biết được ích lợi của con gà.
GV nêu câu hỏi:
? Gà cung cấp cho chúng ta những gì?
- Cho HS thảo luận ghi kết quả vào
bản nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
+ GVNXKL: Gà mang lại cho chúng
ta rất nhiều ích lợi. Trứng gà, thịt gà
là loại thực phẩm giầu dinh dưỡng và
rất cần thiết cho con người.
sau khi quan sát.
- Nghe.
- HS chỉ trên hình
ảnh và nhắc lại tên
các bộ phận bên
ngoài của con gà.
- HS quan sát hình
ảnh các con gà trong
SGK để phân biệt gà
trống, gà mái, gà con.
- Gà trống, gà mái,
gà con khác nhau ở
kích thước, màu lông
và tiếng kêu.
- Nghe.
- Nghe yêu cầu
- Học sinh thảo luận

nhóm và ghi ra bảng
nhóm.
- Các nhóm trình bày
ý kiến thảo luận của
nhóm mình.
- Nghe.
- Nghe.
/> />4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Liên hệ thực tế và giáo dục học sinh.
5. Dặn dò
- Dặn dò các em về nhà học bài
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS liên hệ thực tế.
- Nghe và thực hiện
ở nhà.
Giáo án bàn tay nặn bột
Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 31)
Thực hành: Quan sát bầu trời
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học, học sinh biết mô tả khi quan sát bầu trời
những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa
II.CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ sgk
- Dặn HS quan sát thực tế bầu trời
- Giấy vẽ bút mầu
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: cả lớp hát bài
hạt nắng hạt mưa

HS cả lớp hát
GV giới thiệu và ghi
tên bài
* HĐ1: Vẽ mô tả và giới
thiệu tranh vẽ về bầu trời với
/> />những đám mây , cảnh vật
xung quanh khi trời nắng, mưa
* Mục tiêu: HS biết mô tả
khái quát bằng hình vẽ về bầu
trời khi nắng và mưa
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân - HS vẽ và tô màu
bầu trời có các đám
mây, canahr vật xung
quanh khi trời nắng,
mưa
B2: HĐ nhóm ( nhóm 6) - HS thảo luận và
thống nhất vẽ tranh
trong nhóm mình bầu
trời khi trời nắng, mưa
B3: HĐ cả lớp

- Các tranh vẽ có điểm gì
giống nhau? Khác nhau ?
- Các tranh có điểm gì khác
nhau , em có thắc mắc gì về
bầu trời khi có mưa? Nắng?
- Vậy làm thế nào để giải đáp
các thắc mắc trên ?
*HĐ2: Thực hành : Quan sát

bầu trời
Câu hỏi :
+ Nhìn bầu trời em trông thấy
gì ?
Đại diện nhóm trưởng
lên giới thiệu tranh của
nhóm mình
HS các nhóm thảo luận
nêu ý kiến
GV đánh dấu các điểm
giống nhau
-HS nêu câu hỏi thắc mắc
GV ghi lên bảng
GV cho các em ra sân
trường quan sát bầu trời
HS tập hợp tại sân trường
* GV giao việc : Hãy quan
sát bầu trời và cảnh vật
xung quanh rồi vẽ lại vào
/> />+ Trời hôm nay nhiều hay ít mây
?
+ Những đám mây có màu gì ?
Chúng đứng im hay chuyển động
?
+ Xung quanh sân trường cây cối
mọi vật như thế nào ?
+ Em nhìn thấy nắng vàng hay
những giọt mưa rơi ?
+ Theo kết quả quan sát cho
chúng ta biết được điều gì ?

+ Những dấu hiệu nào cho chúng
ta biết rõ nhất ?
KL: Những đám mây trên bầu
trời cho chúng ta biết trời hôm
nay nắng hay mưa, râm mát hay
sắp mưa
*HĐ3-Củng cố dặn dò
Tổ chức trò chơi “ Trời nắng –
trời mưa ”
( Quy định các động tác cần phải
làm khi đi dưới trời nắng hoặc
trời mưa)
giấy khổ A4
HS làm việc theo nhóm
( nhóm 6)
- GV đặt câu hỏi gợi ý
*HS vào lớp đại diện giới
thiệu tranh của nhóm mình
và đối chiếu với tranh vẽ
( trời nắng, trời mưa ) ban
đầu
GV chốt
Gv yêu cầu GV hướng
dẫn cách chơi, nội quy và
thời gian để thực hiện cuộc
chơi
- Lớp trưởng làm người
quản trò – lớp thực hiện
trò chơi
Lớp cổ vũ . Gv nhận xét

tuyên dương
/> />Giáo án bàn tay nặn bột
Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 34)
Thời tiết
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết
- HS có ý thức : ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết
thay đổi
II.CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ trong SGK (64, 65)
-Giấy vẽ, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động: HS hát 1 đoạn
thơ về mặt trời
*Hoạt động 1: Vẽ và giới
thiệu tranh vè mặt trời
Bước 1: Làm việc cá
nhân
- HS tô mặt trời
(HS vẽ theo trí tưởng
tượng của các em vẽ mặt
trời – vẽ riêng mặt trời
hoặc vẽ mặt trời cùng cảnh
vật xung quanh)
Bước 2: Hoạt động cả
lớp
- 1 số HS giới thiệu về
mặt trời (bài vẽ tranh của
mình)
? Tại sao em vẽ mặt trờ

như vật ?
- HS trả lời
/> />? Theo các em mặt trời
có hình gì ?
? Tại sao em lại màu đỏ
hay màu để tô ông mặt trời
-HS quan sát các hình vẽ
và chú giải sgk để nói về
ông mặt trời.
? Tại sao khi đi nắng các
em phải đội mũ nón hay
che ô
? Tại sao chúng ta
không bao giờ được quan
sát ông mặt trời trực tiếp
- Để khỏi hỏng mặt
(muốn quan sát dùng loại
kính đặc biệt hoặc dùng 1
chậu nước )
KL: Mặt trời tròn giống
như 1 quả bóng lửa khổng
lồ chiếu sáng và sửa ấm trái
đất.Mặt trời ở rất xa trái đất
Chú ý: Khi đi nắng phải
đội nón mũ và không được
nhìn trực tiếp vào mặt trời.
*Hoạt động 2 : Thảo
luận : Tại sao chúng ta cần
mặt trời ?
- Hãy nói về vai trò của

mặt trời đối với mọi vật
trên trái đất.
- Người, động vật, thực
vật, đều cần đến mặt trời
(HS tưởng tượng nếu
không có mặt trời chiếu
sáng và toả nhiệt trái đất
của chúng ta sẽ ra sao )
(trái đất có đêm tối, lạnh
lẽo không có sự sống,
người vật cây cỏ dễ chết)
c. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Liên hệ thực tế
/>

×