Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI LỆCH CHUẨN VỀ NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 28 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………….
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ……………….
----------------------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI
LỆCH CHUẨN VỀ NGÔN NGỮ CHO
HỌC SINH THCS
Lĩnh vực: 02 - Khoa học xã hội và hành vi

NHÓM THỰC HIỆN:
1. ………….
2. ……………

Lớp 8..
LỜI CẢM
ƠN
Lớp 8..

Nhóm trưởng
Thành viên

Thực
hiện HƯỚNG
kế hoạch DẪN:
số 176/GD&ĐT
ngày6/4/2016 của Phòng GD & ĐT


NGƯỜI
……………….
………. về “Tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS năm học
2016 - 2017”, chúng em nhận thấy ý nghĩa tích cực của cuộc thi nhằm khuyến khích
học sinh trung học tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận
dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vì vậy, sau một thời
gian tìm hiểu, khảo sát thực tiễn, chúng em đã tiến hành thực hiện ý tưởng nghiên cứu

1


khoa học kỹ thuật và đã thực hiện thành công dự án “Phương pháp điều chỉnh hành vi
lệch chuẩn về ngôn ngữ của học sinh THCS” .
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện dự án, chúng em đã được
các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu, trong Hội đồng sư phạm, tập thể lớp 8A
Trường THCS ………….. cùng gia đình động viên, cổ vũ và tạo điều kiện để chúng
em thực hiện dự án thành công, tham dự cuộc thi. Đặc biệt, chúng em xin trân trọng
cảm ơn lòng nhiệt tình, sự tận tâm hướng dẫn, tư vấn của cô giáo……………. đã trực
tiếp giúp đỡ chúng em từ khi thực hiện ý tưởng đến khi nghiệm thu kết quả.
Dự án dự thi của chúng em đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu và khảo sát những
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, với khả năng, nhận
thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng
em rất mong đón nhận được sự góp ý, tư vấn của Hội đồng khoa học các cấp thẩm
định, giúp đỡ để dự án của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô và gia đình, bạn bè đã giúp đỡ.
Thay mặt nhóm học sinh thực hiện dư án
Nhóm trưởng

…………………..


MỤC LỤC
Nội dung
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục hình ảnh, biểu đồ
Phần Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Ý nghĩa khoa học
3. Mục tiêu nghiên cứu

Trang
1
2
4
5
5
6
6
2


4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu
7. Điểm mới của dự án
Phần Nội dung
Chương 1. Các khái niệm
Chương 2. Kết quả và thảo luận
1. Khảo sát thực trạng
2. Đối tượng khảo sát

3. Khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn của học sinh
4. Nguyên nhân của thực trạng
5. Phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ và kết quả của
các phương pháp trên
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục hình ảnh

6
6
6
6
7
7
8
8
8
8
18
19
25
26
27

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Nội dung

Trang

Bảng 1- Hình 1. Biểu đồ biểu diễn mức độ văng tục, nói bậy, nói trống

không.

9

Hình 2. Một cách nói nhại ca dao của học sinh hiện nay

10

Bảng 3- Hình 3. Biểu đồ thể hiện đối tượng sử dụng “ngôn ngữ teen” ở
trường THCS Thổ Tang

11

Bảng 4- Hình 4. Biểu đồ thể hiện mức độ xuất hiện của “ngôn ngữ teen”
trong từng hoàn cảnh

12

Hình 5. Một cách ghi bài sử dụng tùy tiện tiếng nước ngoài và tiếng Việt

13

Hình 6. Hình ảnh sử dụng “ngôn ngữ teen” trong vở ghi của học sinh

14

Bảng 7- Hình 7. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng “ngôn ngữ teen” ở
trường THCS Thổ Tang.

15


Bảng 8- Hình 8. Biểu đồ thể hiện lí do học sinh thích sử dụng “ngôn ngữ

16
3


teen” của học sinh
Hình 9. Một bài kiểm tra dày đặc chữ viết tắt

17

Hình 10. Ảnh tin nhắn của học sinh gửi giáo viên

17

Hình 11. “Ngôn ngữ teen” xuất hiện trên trang phục

18

Hình 12. Sinh hoạt lớp có nội dung kiểm điểm học sinh văng tục, nói bậy

19

Hình 13. Một hình thức tuyên truyền để phát triển văn hóa đọc

21

Hình 13. Tổng hợp các số liệu điều tra sau khi áp dụng dự án


22

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống
dân tộc, giáo sư Đặng Thai Mai đã khẳng định: “Tiếng Việt có những đặc sắc
của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay… tiếng Việt có đầy đủ khả năng để
diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của
đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. Trong một lần phát biểu về
việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhấn
mạnh : “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.Giàu
bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm
hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Nói như vậy, chúng em hiểu rằng ngôn ngữ
góp phần làm nên lịch sử của một dân tộc, là một trong những nhân tố hợp thành
quan trọng góp phần làm nên nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn
hóa dân tộc. Cùng với sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam,
tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành ngôn ngữ giàu và
đẹp, phong phú và độc đáo; đó là một công cụ có hiệu lực trong việc phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt và làm cho tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình ngày

4


càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…là một biểu hiện của tình yêu đối với
văn hóa dân tộc, đối với đất nước mình.
Ngày nay, trong sự phát triển không ngừng của xã hội theo xu thế của quá
trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có
những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta bắt
đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những

từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm,
ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng, chẳng hạn trong
lĩnh vực tin học, kỹ thuật số, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường v.v.
Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói,
cách viết “khác lạ” làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Và thực tế điều đó
đã, đang diễn ra ngay xung quanh chúng ta, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, đặc
biệt với các bạn học sinh mà hàng ngày em được tiếp xúc. Đây là một vấn đề tuy
không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hay tính mạng con người nhưng về
lâu dài nó sẽ hủy hoại đến văn hóa của đất nước ta.
Từ những suy nghĩ trên, chúng em chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp
điều chỉnh hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ cho học sinh THCS”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn trong
sử dụng ngôn ngữ của học sinh THCS để các bạn nói, viết một cách có chuẩn
mực, có văn hóa là cần thiết và cấp bách nhằm giáo dục các bạn trẻ nói chung và
các bạn học sinh trường THCS ……….. nói riêng biết trân trọng, giữ gìn và phát
huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng thời, việc nghiên cứu còn đưa ra các phương pháp điều chỉnh hành
vi lệch chuẩn về ngôn ngữ cho học sinhTHCS và áp dụng vào thực tế cuộc sống
cũng nhằm giữ gìn một xã hội văn minh trong lời ăn, tiếng nói. Bởi các bạn trẻ ở
độ tuổi này dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, mà các bạn ấy chưa nhận
thức được những yếu tố đó tốt hay xấu, đúng hay sai. Đây cũng là giai đoạn hình
thành và phát triển nhân cách của mỗi con người nên việc định hướng đúng
trong nhận thức sẽ giúp các bạn tránh được những ảnh hưởng xấu đến tương lai
sau này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ có sự lệch chuẩn của các
bạn học sinh trường THCS Thổ Tang, chúng em đưa ra những kết luận và giải
pháp giúp các bạn nhận thức rõ sự lệch chuẩn trong khi sử dụng ngôn ngữ nói và


5


viết hàng ngày.Từ đó, góp phần thay đổi tích cực ở những bạn có hành vi lệch
chuẩn về ngôn ngữ.
Đề tài còn mong muốn góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của
tiếng Việt.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiện nay hiện tượng sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn
của học sinh THCS diễn ra ở nhiều nơi. Nhưng với khả năng và điều kiện thực
tế của bản thân, chúng em chỉ nghiên cứu đối tượng là các bạn học sinh trường
THCS Thổ Tang.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Hành vi lệch chuẩn trong nói và viết được biểu hiện trong giao tiếp
hàng ngày, trong các bài kiểm tra, trong vở ghi của các bạn học sinh.
+ Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2015 đến tháng 10/2016
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp lí luận: Các khái niệm có liên quan đến dự án như
hành vi, hành vi chuẩn, lệch chuẩn, ngôn ngữ chuẩn và ngôn ngữ lệch chuẩn.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp thu thập thông
tin qua quan sát, phỏng vấn, điều tra, thống kê số liệu.
6. Nội dung nghiên cứu.
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng học sinh trường THCS …….. với hành vi lệch
chuẩn về ngôn ngữ khi nói hoặc viết.
- Tiến hành áp dụng các phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn về
ngôn ngữ và đánh giá hiệu quả của các phương pháp trên.
- Kết luận và khuyến nghị
7. Những điểm mới của dự án.
Hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là một vấn đề

không mới và đã được cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên trong đề tài này, chúng em
nghiên cứu vấn đề một cách hệ thống ở một môi trường nhất định và mong
muốn đưa ra những phương pháp cơ bản nhất, có tính khả thi cao để giúp các
bạn nhận thức được và điều chỉnh hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ của mình.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Hành vi:
Là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể.
2. Hành vi lệch chuẩn:
Là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp
luật, những quy định chung và cần phải điều chỉnh.
3. Ngôn ngữ:
Theo cách hiểu thông thường, người ta có thể định nghĩa ngôn ngữ để chỉ
một hệ thống kí hiệu bất kỳ dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó.
Chẳng hạn như ngôn ngữ điện ảnh là toàn bộ những phương tiện nghệ thuật mà
các nhà làm phim sử dụng để phản ánh hiện thực, ngôn ngữ hội họa là toàn bộ
những đường nét, màu sắc, hình khối họa sĩ sử dụng để phản ánh thế giới. Đôi
khi người ta còn dùng ngôn ngữ để chỉ đặc điểm khái quát của việc sử dụng
ngôn ngữ của một tầng lớp hay một lứa tuổi hoặc một phong cách cụ thể: ngôn
ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ tuổi teen…
Theo cách hiểu của nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Ferninand de Sausure
(1857-1916) thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất
của loài người, là phương tiện tư duy và giao tiếp xã hội. Hay nói khác đi, ngôn
ngữ là một hệ thống tín hiệu tồn tại như một cái mã chung cho cả cộng đồng,
ngôn ngữ tồn tại dưới dạng tiềm năng để họ dùng chung trong nói năng, giao tiếp.

Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong thời đại hiện
nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hóa giữa các dân tộc.
4. Ngôn ngữ chuẩn mực:

7


Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thì chuẩn mực ngôn ngữ được
được xét trên hai phương diện: Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là phải
được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát
triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Như vậy ngôn ngữ chuẩn
mực phải là ngôn ngữ mang tính đúng và thích hợp.
5. Ngôn ngữ lệch chuẩn ( lỗi ngôn ngữ):
Là những thể hiện ngôn ngữ làm cho người tiếp nhận thông tin hiểu sai,
không hiểu hoặc không chấp nhận, không phù hợp với tư duy của con người.
Ngôn ngữ lệch chuẩn thể hiện rất đa dạng nhưng chủ yếu ở cách dùng từ, đặt
câu.
Chương 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Khảo sát thực trạng:
Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn của các bạn học sinh trong
trường THCS ………… hiện nay.
2. Đối tượng khảo sát
Để có thể nghiên cứu đề tài, chúng em đã tiến hành trên những nhóm học
sinh khác nhau. Đối tượng khảo sát là 4 nhóm học sinh:
- Nhóm 1: 50 học sinh khối 6.
- Nhóm 2: 50 học sinh khối 7.
- Nhóm 3: 50 học sinh khối 8.
- Nhóm 4: 50 học sinh khối 9.
3. Khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THCS hiện nay:
Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu và khảo sát các bạn học sinh ở trường,

chúng em nhận thấy trong giao tiếp hàng ngày, nhiều bạn học sinh đã sử dụng
ngôn ngữ thiếu trong sáng, có sự lệch chuẩn, thể hiện rõ ở cả ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết.
3.1.Ngôn ngữ nói:
3.1.1. Hiện tượng văng tục, chửi bậy:
Hiện tượng học sinh văng tục, chửi bậy, nói trống không trong trường
không hiếm, thậm chí đó là một thói quen khó bỏ ở một số bạn học sinh cá biệt.
Biểu hiện của cách nói này là các bạn dùng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa,
thiếu chuẩn mực để lăng mạ, xúc phạm người khác, nhưng đôi khi chỉ nói do
8


quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe. Ngay cả cách
giao tiếp, nói chuyện bình thường hàng ngày họ cũng gọi nhau bằng những ngôn
từ thật “kinh dị”: “con đĩ”, “thằng mặt…”. Điều này cũng xuất phát từ thực tế
cuộc sống ở địa phương và môi trường giao tiếp của các bạn. Nhiều học sinh
xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề buôn bán tự do. Họ những
có mối quan hệ phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây,
việc học cái tốt rất khó nhưng học điều xấu thì lại dễ bởi “nghe quen tai, nói
quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn
ngữ của các bạn. Ngoài ra còn do các bạn tiếp xúc với những phần tử xấu trong
xã hội hoặc với những học sinh cá biệt nên nhiều bạn cho đó là một hành vi bình
thường. Họ vô tư phát ngôn thiếu văn hóa mà không bị ai nhắc nhở nên trở
thành thói quen.
Nhiều bạn học sinh cá biệt ở trường hầu như không biết xin lỗi khi vi
phạm. Khi bị nhắc nhở thường không xin lỗi mà thường có một cách nói không
lễ phép, trống không như: “Thôi, mà thầy(cô)…”. Hay một số bạn học sinh khi
gặp thầy cô ở trường hoặc ở bất cứ đâu, thay vì nói “Em chào thầy (cô) ạ!” thì
lại hét tướng lên “Cô giáo” hoặc “Thầy giáo” với ngữ điệu không lễ phép. Nội
dung của câu nói là chào hỏi nhưng lại như lời gọi với ngữ điệu thiếu sự tôn

trọng thầy cô. Cá biệt hơn, có những bạn còn vô tư gọi thầy cô là “đại ca” (Em
chào đại ca!) mặc dù điều này đã được các thầy cô đã nhắc nhở nhiều vẫn không
thay đổi.
Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, chúng em đã tiến hành điều tra,
khảo sát 100 bạn học sinh ở tất cả các khối 6,7,8,9 với câu hỏi “ Bạn có thường
xuyên nghe thấy các bạn trong trường mình văng tục nói bậy không?” với câu
trả lời lần lượt là: Thường xuyên, Thỉnh thoảng, Ít, Không nghe thấy và kết quả
thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra về hiện tượng học sinh văng tục, nói bậy, nói
trống không
Hình

Văng tục , nói bậy

Nói trống không

thức
Số lượng

Thường

Thỉnh

(100

xuyên

thoảng

phiếu)


Ít

Không

Thường

Thỉnh

nghe

xuyên

thoảng

Ít

Không
bao giờ

thấy

9


100%

7%

38%


28%

27%

9%

24%

39%

28%

Hình 1: Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh văng tục, nói bậy, nói trống không
3.1.2. Sử dụng tiếng lóng:
Trong việc sử dụng tiếng Việt đời thường, tiếng lóng là một hình thức
phương ngữ xã hội không chính thức của một loại ngôn ngữ, thường được dùng
trong giao tiếp hàng ngày bởi một nhóm người nhằm che dấu diễn đạt theo một
quy ước và chỉ những người nhất định mới hiểu.
Trước trào lưu sử dụng tiếng lóng hiện nay ở giới trẻ, mà các bạn học sinh
ở Thổ Tang cũng không phải là ngoại lệ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại
xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Khi sử dụng thứ ngôn ngữ này, các bạn
thường viết tắt rất nhiều hoặc dùng hệ thống kí hiệu, mã hóa kiểu như: làm saolàm seo, bó tay- pó tay, thích- thik, biết- bít, viết- vít…
Có một cách giao tiếp mà các bạn trẻ nói chung và các bạn học sinh
trường Thổ Tang nói riêng cho là thời thượng, được đông đảo các bạn cổ xúy hết
mình đó là họ lợi dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ địa danh hoặc tên riêng
để diễn đạt một ý nào đó như: ''Đi gì mà đầu lâu thế?'' - ''Ừ, tại đường Hà Đông
quá!''; ''Bắc Cạn đi, các ông ơi!''; ''Cả lớp ơi, Lệ Quyên vào đi chơi thôi!''; ''Em
cà-rốt quá chị ạ, biết tay ấy Lê Văn Sỹ thế thì em phải việc gì phải mở nhiều bia
cho hắn Lục Tốn!''; ''Trần Tiến lên đi, không có anh hùng Núp đâu!'' ''Này, hết

10


bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''; ''Từ đây đến đấy còn Natasa không mày?'';
''Hôm nay trông hơi nhà vệ sinh đấy!''; ''Lát nữa có đê tiện đi siêu thị, nhớ mua
hộ chai nước mắm nhé!''. “Bố mua đồ chơi hoành tá tràng (hoành tráng) quá!”
…Thậm chí những sáng tạo này, còn được các phương tiện truyền thông “tiếp
sức” khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong
từ điển: ''một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''. Bên cạnh đó
những cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu “cửa miệng” của không nhỏ bộ
phận giới trẻ: từ “vãi” +… kiểu như: mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi, xinh vãi.v.v.
Hoặc có khi là sự chế lại những câu tục ngữ, ca dao một mặt là để gây cười, mặt
khác là để chế giễu các bạn.

Hình 2: Một cách nói nhại ca dao của học sinh hiện nay

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác
dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết
kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo, hóm
hỉnh , hài hước …nhưng đôi khi để gây cười và xúc phạm đến người khác như :
''Thôi, tôi Lương Văn Can ông , đừng đến đấy!” hay “Phí Phạm Văn Đồng
thế !’thì không nên.
3.1.3. Sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen”.
Với sự bùng nổ về CNTT như hiện nay cùng với sự lan truyền mạnh mẽ
của mạng xã hội, nhiều bạn học sinh trở thành con nghiện của Internet, họ hay
dùng ngôn ngữ khi giao tiếp với nhau mạng xã hội mà mọi người gọi là “ngôn
11


ngữ chat” , “ngôn ngữ tuổi teen” , “hay ngôn ngữ @” và xã hội mặc nhiên thừa

nhận nó như một thứ biệt ngữ xã hội dành riêng cho lứa tuổi học trò.
Theo TS Trần Thị Mai Nhân- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thì ngôn ngữ chat là ngôn ngữ tiếng Việt
không có dấu , được viết tắt, là biệt ngữ, kí hiệu hoặc làm cho biến dạng. Ví dụ
như: thích= thik, hok bik = không biết, roài = rồi, thường được giới trẻ sử dụng
khi chat qua mạng, điện thoai, không sử dụng trong giao tiếp thông thường. Còn
ngôn ngữ tuổi teen được hiểu rộng hơn bao gồm cả ngôn ngữ lóng, viết tắt, kí
hiệu, biệt ngữ được sử dụng khi nói chuyện, nhắn tin, chat với nhau.
Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng
ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen
(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi
(biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m
(mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Đọc hoặc nghe những từ trên hẳn những người yêu tiếng mẹ đẻ không khỏi xót
xa khi thấy tiếng Việt đang bị méo mó đi rất nhiều…
Qua khảo sát chúng em nhận thấy đối tượng sử dụng ngôn ngữ tuổi teen
có ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là các bạn học sinh khối 8 và 9, có thể do các
bạn lớn hơn và được tiếp xúc với điện thoại, máy tính nhiều hơn. Tổng số có
123 trên 200 bạn được điều tra chiếm tỉ lệ 62%.
Bảng 3: Đối tượng sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen”
(200 phiếu –Mỗi khối 50 phiếu)
Khối 6

Khối 7
Sử Không
dụng
sử
dụng

Khối 8

Sử
dụn
g

Khối 9

Không Sử
sử
dụng
dụng

Khôn
g sử
dụng

Tổng số

Sử
dụng

Khôn
g sử
dụng

Sử Không
dụng
sử
dụng

17


23

29

21

35

15

42

8

123

77

34%

66%

58%

44%

70%

30%


84%

16%

62%

38%

Hình 3: Biểu đồ biểu thị đối tượng sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen” ở trường

12


Và để biết hoàn cảnh mà các bạn thường sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen” nhiều
nhất, chúng em đã sử dụng 200 phiếu điều tra cho các bạn với câu hỏi là: Bạn
hay sử dụng ngôn ngữ tuổi teen khi nào? ( Nói chuyện qua mạng, Nói chuyện ở
trường, lớp, nơi công cộng; Ghi chép trong vở ghi; Không sử dụng ) và kết quả
cho thấy nói chuyện qua mạng chiếm tỉ lệ nhiều nhất (68%), tiếp đó là nói
chuyện ở trường, lớp và nơi công cộng (31%), ghi bài trên lớp (27%), làm bài
kiểm tra làm bài thi chiếm 12%.
Bảng 4: Mức độ xuất hiện của “ngôn ngữ tuổi teen” trong từng hoàn cảnh
Mức độ

Nói chuyện Nói chuyện ở Ghi bài
qua mạng, trường , ở lớp , trên lớp
nhắn tin nơi công cộng

Số lượng 83
(123 phiếu)


68%

38

31%

33 27%

Làm bài Trong mọi
kiểm tra trường hợp

14

12%

8

7%

Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ xuất hiện của “ngôn ngữ tuổi teen” trong từng hoàn
cảnh

3.1.4. Lạm dụng tiếng nước ngoài:
13


Bên cạnh những hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ như trên thì một hiện
tượng cũng đáng để chúng ta suy ngẫm đó là các bạn học sinh hiện nay rất thích
sử dụng tiếng nước ngoài đan xen với tiếng Việt mà người ta gọi là hiện tượng

“sính chữ”. Việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là tốt nhưng khi sử dụng
không đúng và không hiểu bản chất khiến nó trở nên lố bịch, làm người nghe
khó chịu. Sự lẫn lộn, nửa tây, nửa ta, pha tạp lộn xộn khiến tiếng Việt mất đi bản
sắc riêng của nó.

Hình 5: Một cách ghi bài sử dụng tùy tiện tiếng Việt và tiếng nước ngoài

Nhiều khi hiện tượng sính ngoại ngữ được các nhân vật nổi tiếng trên các
chương trình truyền hình thực tế sử dụng kiểu như: “Tôi rất thích style (phong
cách) của bạn”, “trông bạn rất teen” (trẻ trung), “cô ấy thường xuyên tham dự
những program do đài truyền hình tổ chức”; “tại sao mình không được như các
bạn, đi chơi, đi shopping” ; “một trong số đó là Diệp Chi - MC của gamesshow
truyền hình dành cho sinh viên” … Những tiếng nước ngoài này không được
Việt hóa mà bê nguyên xi vào các phát ngôn khiến cho tiếng Việt trở thành một
thứ ngôn ngữ có sự lai căng, lố bịch.. được các bạn ở trường bắt chước sử dụng
thường xuyên nghe rất khó chịu, kiểu như: “Em sory cô”, Bye nhé, g9
(goodnight)…
3.1.5. Sử dụng sai từ Hán Việt:
14


Trong sự giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Việt có mượn một
số ngôn ngữ từ các ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Hán… để làm phong phú hơn cho
vốn từ tiếng Việt nên trong tiếng Việt có một số lượng lớn các từ Hán Việt. Việc
sử dụng các từ Hán Việt đúng sắc thái biểu cảm sẽ đem lại những tác dụng nhất
định như: tạo sắc thái trang trọng, trang nhã, tránh cảm giác nặng nề, thô tục…
Tuy nhiên, khi sử dụng từ Hán Việt không đúng sẽ tạo ra những lệch chuẩn
trong cách sử dụng ngôn ngữ khiến chúng ta phải suy ngẫm…
Nhiều bạn học sinh do không hiểu hết ý nghĩa và cách sử dụng từ Hán
Việt nên đã có những cách nói chưa đúng chuẩn và vai giao tiếp trong hội thoại.

Ví dụ:
- Con đề nghị mẹ phải thưởng cho con vì kì thi này con đạt loại giỏi.
Hay:
- Tôi bảo bạn không nghe tôi sẽ xử trảm đấy.
- Hôm qua, con dế (điện thoại) của tao đã hy sinh (hỏng) rồi mày ạ.
Trên đây là những biểu hiện của sự lệch chuẩn trong ngôn ngữ nói của các
bạn học sinh ở trường mà em có dịp quan sát, tìm hiểu. Điều đáng nói là một số
bạn rất thích cách nói này vì theo các bạn đó là cách nói rất “hợp thời”và thể
hiện nhanh được ý tưởng của người nói.
3.2. Ngôn ngữ viết:
Ngôn ngữ nói bao giờ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ viết. Chữ
viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ, vì thế những biểu hiện lệch lạc
trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những
thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên khi những ngôn ngữ không
đúng chuẩn xuất hiện nhiều trong vở ghi, bài kiểm tra của các bạn học sinh hiện
nay.
3.2.1. Viết tắt trong vở ghi:
Biểu hiện thường thấy nhất trong vở ghi hàng ngày của các bạn là viết tắt
một cách tùy tiện, đôi khi không thể hiểu là các bạn đang viết những gì. Theo
điều tra về hoàn cảnh sử dụng “ngôn ngữ teen” như ở trên có 27% sử dụng để
ghi bài trên lớp và 12% dùng để viết khi làm bài kiểm tra. Đây là điều đáng lo
ngại vì “ngôn ngữ teen” đang đi vào vở ghi và cả bài kiểm tra của các bạn học
sinh khiến chúng ta nhìn thấy rất phản cảm khi từng từ ngữ tiếng Việt đang bị
biến dạng.
15


Hình 6: Một số hình ảnh về “ngôn ngữ teen”, trong vở ghi của học sinh

Qua khảo sát chúng em nhận thấy đối tượng sử dụng ngôn ngữ tuổi teen

nhiều, rất nhiều chiếm khoảng 35% số bạn được điều tra.
Bảng 7: Mức độ sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen” của HS trường THCS Thổ Tang
Mức độ
Số lượng (123 phiếu) 25

Ít

Bình thường
21
%

53

43%

Nhiều
27

22%

Rất nhiều
17

14%

16


Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen” của HS trường THCS


Với câu hỏi điều tra: “Theo bạn, lí do nào khiến các bạn học sinh ở trường
thích sử dụng ngôn ngữ tuổi teen” ? Với các câu trả lời để các bạn lựa chọn là:
Tiết kiệm thời gian, tiền bạc vì tin nhắn có giới hạn dung lượng; thể hiện sự độc
đáo, cá tính sáng tạo của bản thân; Đây là mốt teen, ai cũng sử dụng. Kết quả thu
được là có tới 55% do tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vì thế cũng có thể lí giải
các bạn quen dùng cách viết tắt để nhắn tin cho nhanh và “quen tay” viết luôn
vào vở ghi và bài kiểm tra.
Bảng 8: Kết quả điều tra lí do sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen”
Lí do

Số lượng
(123 phiếu)

Theo mốt,
trào lưu giới
trẻ
23

18%

Tạo sự khác
biệt
12

10%

Tiết kiệm
thời gian,
tiền bạc
68


55%

Đảm bảo riêng
tư, bộc lộ cảm
xúc dễ dàng
20

17%

Hình 8: Biểu đồ thể hiện lí do sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen” của học sinh
3.2.2. Viết tắt trong các bài kiểm tra:
Viết tắt theo ngôn ngữ chat, “ngôn ngữ tuổi teen” cũng là một trong
những cách thức thường gặp khi giao tiếp bằng văn bản, điều này đã được các
bạn vận dụng “triệt để” trong bài viết của mình mà hiện tượng viết tắt mất
dấu, mất nét là tình trạng phổ biến của các bạn học sinh hiện nay. Theo cô
17


Dương Thị Đức Hạnh - giáo viên Ngữ văn Trường THCS Thổ Tang cho biết:
Trong số hơn 100 bài kiểm tra TLV số 1 của khối 7 (được điều tra) có 20 bài
viết tắt không thể chấp nhận được. Như “đi” thành “dj”; “không” thành “0”,
“ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”;
Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành
“u”; Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”;M = E = em; N
= A = anh hay chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good
night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v, of =của…

Hình 9: Một bài kiểm tra của học sinh Trường THCS………… dày đặc chữ viết tắt .


3.2.3.Viết tắt trong khi nhắn tin điện thoại, email
Tình trạng này phổ biến rất nhiều trong các tin nhắn, thư tay các bạn viết
cho nhau. Chúng ta không thể không bất ngờ, ngạc nhiên đến băn khoăn, day
dứt khi đọc được những dòng chữ “tiếng Việt” của thế hệ 8x, 9x hiện nay như
“Pan co koe ko?”, “Pan dag lam j?”, “Pan nâu mam ckua?”. Không chỉ dừng lại
ở việc nhắn tin qua điện thoại cho bạn bè, cho người cùng trang lứa mà nhiều
khi các em còn sử dụng kiểu viết ấy để giao tiếp với cả anh chị, bố mẹ, thầy cô
giáo khiến người lớn phải đau đầu khi dịch tiếng Việt của các bạn...

18


Hình 10: Ảnh một tin nhắn trong điện thoại của HS gửi GV

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc các bạn sử dụng các kí
hiệu đơn giản là không sai. Thậm chí nó còn một số tiện ích như: tiết kiệm thời
gian, gần gũi và dễ dàng trong trao đổi ngôn ngữ nhưng sử dụng ngôn ngữ chat,
ngôn ngữ tuổi teen một cách tràn lan như trên là không thể chấp nhận được. Theo
ý kiến của các thầy cô giáo mà chúng em có dịp tiếp xúc, trao đổi khi thực hiện đề
tài thì việc làm này ban đầu các bạn chưa thấy được hậu quả của nó nhưng về lâu
dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ giao tiếp của con người, đặc biệt là ý thức
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể nói đây chính là sự “sáng tạo” tiếng
Việt một cách kì quặc, quái dị, khác thường. Nó không chỉ làm cho tiếng Việt mất
đi sự trong sáng mà còn là những hành động đi ngược lại với đạo lí truyền thống,
với thuần phong mỹ tục, làm mất đi đặc sắc của văn hóa dân tộc. Nó chính là yếu
tố góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, “ô nhiễm” trong đời sống ngôn ngữ.
3.2.4. Viết tắt trên trang phục của học sinh:
Đây có thể coi là kênh thông tin khiến “ngôn ngữ tuổi teen” được lan
truyền khá nhanh và được các bạn học sinh ở Thổ Tang yêu thích.
Hình 11: Ngôn ngữ tuổi teen còn xuất hiện trên trang phục của học sinh


4. Nguyên nhân của thực trạng:
Trong quá trình khảo sát thực trạng, tiếp xúc với các bạn học sinh của trường
chúng em đã nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ một
cách kì quặc, quái dị của một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường hiện nay:
- Thứ nhất: Do sự thiếu hụt những tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung
19


và tiếng Việt nói riêng.
- Thứ hai: Do xu hướng lai căng, sính ngoại, thích “hiện đại”, thích được
thể hiện cá tính của giới trẻ.
- Thứ ba: Do cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không
nhỏ học sinh như: nói tục, chửi bậy, dùng từ, đặt câu không đúng nghĩa, không
phù hợp với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp... nhưng lại không được
uốn nắn kịp thời tạo thành thói quen khó bỏ.
- Thứ năm: Do việc tiếp xúc thường xuyên với cách sử dụng ngôn ngữ
một cách tùy tiện của những người xung quanh, những bài viết không chuẩn
mực trên mạng...
- Thứ năm: Do sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức giữ gìn và bảo vệ
sự trong sáng của tiếng Việt không được coi trọng.
5. Phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ và đánh giá
hiệu quả của các phương pháp trên:
Từ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt có sự lệch
chuẩn như trên, chúng em, với vị thế của người quan sát, nhìn nhận vấn đề ở góc
độ của người học, xin phép được đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay như sau:
* Đối với các bạn học sinh:
- Có ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi vốn từ cho riêng mình, hiểu biết
về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Biết sử dụng một cách có chọn lọc những từ

ngữ phù hợp với chuẩn mực trong quá trình giao tiếp, tiếp thu những yếu tố mới
trên cơ sở có xem xét, lựa chọn cẩn thận, không cổ xúy, chạy theo những xu
hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
- Tham gia vào các hoạt động văn hóa lành mạnh, trau dồi ngôn ngữ
chuẩn mực, học tập lối sống lành mạnh, văn minh, ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã
và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Cần có thái độ “nói không với hiện tượng văng tục, nói bậy” trong lớp
học, trong trường và tuyên truyền cho các bạn học sinh khác thấy được đó là
một hành vi xấu, cần phải chấm dứt để trả lại sự trong sáng của tiếng Việt.
- Xây dựng “Lớp học văn minh, thân thiện”, các bạn cần hiểu sự văn
minh, thân thiện, ứng xử văn minh với nhau thì sẽ không có hiện tượng phát
ngôn bừa bãi, thô tục…
20


- Trong các giờ sinh hoạt lớp các bạn phải thẳng thắn phê bình những cá
nhân luôn có hành vi văng tục, nói bậy…giúp các bạn hiểu ra lỗi của mình để
sửa chữa và không mắc lỗi tiếp theo, đồng thời cần noi gương các bạn có cách
ứng xử văn minh, lịch sự.
* Đối với giáo viên nói chung và đối với các thầy cô dạy môn Ngữ văn
nói riêng, chúng em xin đề xuất một số biện pháp sau:
- Trước tiên, các thầy cô giáo giúp học sinh nhận thức được thế nào là
những hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ, đồng thời lồng ghép trong các tiết dạy để
giáo dục cho mỗi học sinh hiểu rõ, nắm vững những kiến thức cơ bản của Tiếng
Việt. Từ đó, giúp các bạn nhận thức được đâu là chuẩn mực của ngôn ngữ. Đồng
thời kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lời nói lệch chuẩn của các bạn, bởi từ
lời nói lệch chuẩn ấy sẽ dẫn các bạn tới những tư duy và hành vi lệch lạc, sai trái.
- Thường xuyên chú ý đến việc viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có
viết đúng chính tả, đặc biệt ngăn chặn tình trạng sử dụng từ viết tắt, viết sai ngôn
ngữ trong các bài kiểm tra.

- Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những
người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình .Thường
xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh
hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
- Với môn Ngữ văn, có thể xây dựng thành những đề văn nghị luận xã hội về
hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của chính học sinh. Từ đó các bạn được trình bày sự
hiểu biết và những suy nghĩ của bản thân về việc sử dụng tiếng Việt của chính mình.
Một số đề văn nghị luận xã hội về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của
chính học sinh
- Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề ngày nay.
- Bình luận về hiện tượng học sinh phát ngôn thô tục ngày nay.
* Với nhà trường:
- Cần xây dựng trong nhà trường phong trào giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt để học sinh tìm hiểu, trau dồi và làm theo những quy chuẩn của tiếng
Việt. Việc giáo dục cần bắt nguồn từ thực tế, từ những câu chuyện, những tình
huống thật xảy ra trong cuộc sống.
Chẳng hạn như: Phát động phong trào học sinh “Nói lời hay, làm việc
tốt”, xây dựng ‘Lớp học văn minh, thân thiện” mà một trong những yếu tố để
xây dựng lớp học văn minh, thân thiện là học sinh trong lớp không nói tục, chửi
bậy, không dùng từ thiếu văn hóa, có cách ứng xử văn minh trong giao tiếp…

21


- Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng
Việt, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ
hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Kết hợp với
các tổ chức Đoàn- Đội của nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh,
để các em có dịp giao lưu, học hỏi những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có
những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

- Khuyến khích các bạn học sinh phát triển văn hóa đọc, phát động
phong trào mỗi lớp có một tủ sách riêng và sưu tầm những cuốn sách hay, phù
hợp với lứa tuổi để các bạn có cơ hội tiếp xúc với các tác phẩm hay, lành
mạnh, bổ ích tránh xa các tác phẩm xấu ảnh hưởng đến cách giao tiếp và sử
dụng ngôn ngữ của học sinh.
* Đối với các bậc phụ huynh:
- Trước khi thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ của nhà trường, chúng em đã
có điều kiện tiếp xúc với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và thông qua
buổi họp cha mẹ học sinh toàn trường đề nghị các bậc phụ huynh tuyên truyền
tới các bạn học sinh cách sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với lứa tuổi.
- Các bậc phụ huynh cần gương mẫu, cẩn trọng trong cách sử dụng ngôn
ngữ của mình để làm gương cho con em mình. Thực tế cho thấy, những phụ
huynh mà thường xuyên sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn trong giao tiếp hàng ngày
đã ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ, tạo lên một thói quen không tốt cho các bạn
trong khi giao tiếp.
- Thường xuyên, uốn nắn, nhắc nhở các con khi thấy các con sử dụng
những lời nói lệch chuẩn để nhắc nhở con sửa chữa kịp thời, giáo dục con không
nên giao du với những thành phần xấu trong xã hội.
- Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư
nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, và đưa ra những lời khuyên một cách thiết
thực nhất. Giúp các bạn có nhiều cơ hội được tiếp xúc, giao lưu học hỏi, cũng
như trang bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động,
sinh hoạt trong gia đình.
- Cần phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục và kiểm soát để kịp
thời uốn nắn học sinh trong từng lời ăn tiếng nói hàng ngày. Các bạn cần phải
thấy, sống trên đất nước mình, mọi người phải cảm thấy hổ thẹn khi lỡ miệng
nói ra một thứ ngôn ngữ pha tạp, kì quái không còn là thứ Tiếng Việt mà ông
cha ta để lại.

22



Sau một quá trình nghiên cứu thu thập các dữ liệu, điều tra, khảo sát thực
trạng (bản thân các em tự khảo sát và nhờ các thầy cô trong trường khảo sát) và
áp dụng dự án vào điều kiện thực tế của trường THCS Thổ Tang, chúng em nhận
thấy kết quả thu được là khá tích cực. Cụ thể là:
* Mức độ xuất hiện “ngôn ngữ teen” trong từng hoàn cảnh :
Trước khi thực hiện dự án là: Ghi bài trên lớp 27 %, Làm bài thi 12%
Sau khi thực hiện dự án kết quả lần lượt là: 12% và 2% (kết quả này
chúng em đã đối chiếu với kết quả khảo sát của giáo viên các bộ môn của trường
trong quá trình điều tra).
* HS sử dụng ngôn ngữ teen của HS ở mức độ nhiều và rất nhiều đã giảm
xuống đáng kể.Trước khi áp dụng là 36% sau khi áp dụng dự án còn 20%.
* Hiện tượng học học sinh văng tục, nói bậy ở trường, ở lớp đã giảm so
với trước khi áp dụng dự án.
Trước khi thực hiện dự án là: Thường xuyên 7%, Thỉnh thoảng 38%,
Ít 28%, Không nghe thấy 27%
Sau khi thực hiện dự án kết quả lần lượt là: 4%, 31%, 26% và 39% (kết
quả này chúng em đã đối chiếu với kết quả khảo sát của giáo viên các bộ môn
của trường trong quá trình điều tra).
Sau đây là kết quả các số liệu điều tra sau khi áp dụng dự án.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
( Tháng 10/3016).
1. Mức độ xuất hiện của ngôn ngữ teen trong từng hoàn cảnh sau khi áp
dụng dự án .
Mức độ

Số lượng
(100 phiếu)


Nói chuyện Nói chuyện ở Ghi bài
qua mạng, trường, ở lớp, trên lớp
nhắn tin nơi công cộng
72

72%

26

26%

12 12%

Làm bài Trong mọi
kiểm tra trường hợp

2

2%

5

5%

23


Mức độ xuất hiện của ngôn ngữ teen trong từng hoàn cảnh sau khi áp dụng dự án .

2.


Mức độ sử dụng ngôn ngữ teen của HS trường THCS ……………
Mức độ

Số lượng
(100 phiếu)

Ít
32

Bình thường
32%

48

48%

Nhiều
12

12%

Rất nhiều
8

8%

3. Kết quả điều tra về hiện tượng văng tục, nói bậy
Hình thức


Văng tục , nói bậy

Số lượng Thường Thỉnh
(100 phiếu) xuyên thoảng

Ít

Nói trống không

Không Thường TThỉnh
nghe
xuyên thoảng
thấy

Ít

Không
bao giờ

24


100%

4%

31%

26%


39%

7%

21%

35%

37%

Tóm lại, sống trong thời đại “bùng nổ” thông tin và mở rộng giao lưu hợp
tác quốc tế hiện nay, nhu cầu phát triển vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt của
Tiếng Việt là một xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, chúng ta cần có những
định hướng đúng đắn để trong quá trình sử dụng Tiếng Việt không làm mất đi
bản sắc vốn có của ngôn ngữ dân tộc. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng
rộng khắp”. Và như thế việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm
không của riêng ai .

25


×