Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.19 KB, 12 trang )

THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Vấn đề môi trường hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng và cùng với nhiều biện pháp
đã được đề ra để bảo vệ môi trường, đã được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm rất nhiều,
đối với các em học sinh thì ngành cũng đã có một số biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho các em như : cho các em lao động nhặt rác sân trường , tham gia phong
trào làm cho thế giới sạch hơn, tuyên truyền dưới cờ về bảo vệ môi trường …. và ở một
số môn học cũng được lồng ghép chủ đề môi trường vào giảng dạy, cũng góp phần nào
làm sạch hơn mơi trường của chúng ta .Tuy nhiên cũng chưa đi vào hoạt động có hiệu quả
lắm vì đa số các em chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường , những việc làm
của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhỡ yêu cầu các em mới làm , nếu
có thì chỉ có số ít các em làm ,nếu như một trường mà chưa có được một tập thể học sinh
có ý thức về bảo vệ mơi trường thì việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học xanh – sạch – đẹp” khó có thể thực hiện tốt, bằng chứng là ở một số trường học
trong Huyện ta vẫn cịn nhìn thấy rác ( bọc , giấy , chai nhựa , lá cây ….) cụ thể là trường
mà tôi đang giảng dạy, trường THCS Vĩnh Lộc. Trước thực tế như thế tôi cảm thấy bản
thân phải tìm cách nào để giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn , không
những trong nhà trường mà cịn ở gia đình và xã hội, và tơi có một cách nhỏ có thể áp
dụng giáo dục cho học sinh trường tôi ý thức bảo vệ và làm sạch hơn môi trường.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển các khu công nghiệp,cụm công
nghiệp , trung tâm công nghiệp, cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế nước ta
phát triển nhanh chóng, tăng tỷ trọng GDP , khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp
người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc. Tăng năng suất lao động rất
nhiều góp phần nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng bên cạnh những kết quả
thu được cũng khơng ít tác hại riêng của nó gây ra như : ơ nhiễm môi trường , chất thải
công nghiệp bọc nilon, chai nhựa, ….. gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường sống


con người , xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm khơng vacxin phịng bệnh .
Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển ,dân số tăng nhanh, nhu cầu sinh hoạt của con
người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.
Mơi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập
đến những loại chất thải gần gũi với chúng ta , nhất là các em học sinh và gia đình các em
, loại chất thải đó là :
-Bọc nilon đây là một loại chất thải tiềm ẩn những nguy hiểm, nhưng mọi người
khơng để ý đến và nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt của chúng ta , hầu
như gia đình nào cũng sử dụng bọc nilon , thời gian phân hủy của nó cũng rất lâu khoảng
về trăm năm tùy loại bọc nilon.
-Chai nhựa và đây cũng là một loại chất thải rất nguy hiểm ,thời gian phân hủy của
nó cũng rất lâu.
-Giấy và lá cây đây là loại rác sẽ làm mất mỹ quan , mất đi cái đẹp và cũng tìm ẩn
nguy hiểm .
1


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

-Những chai lọ , chậu cây bằng sành , sứ .
-Vỏ trái cây , rau cải …..
Những chất thải trên tìm ẩn những nguy hiểm cho chúng ta , và nó làm mất vẽ đẹp
cho đất nước ta nói chung và trường học của ta nói riêng .
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch mơi trường
sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con
người tồn diện .Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ mơi trường, nó
có vai trị quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nồng cốt, là tương lai
của đất nước, góp phần xây dựng đất nước .

Chúng ta phải giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường với tồn thể học sinh vì lực lượng
này rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ môi
trường chúng ta thêm xanh – sạch – đẹp . Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt, thực hiện
tốt việc bảo vệ mơi trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khơi phục thiên nhiên, góp
phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức khơng là chưa đủ
mà cần phải có những biện pháp , những cách làm , biện pháp để góp phần bảo vệ môi
trường.
Cho học sinh nhận ra trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ mơi trường. Nhằm góp
tiếng nói chung trong q trình đào tạo thế hệ trẻ. Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm: “ Giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở”. Đề tài này chủ yếu áp
dụng cho học sinh THCS .
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trường THCS Vĩnh Lộc ( Xã Vĩnh Lộc , Huyện An Phú , Tỉnh An Giang )
VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa trên thực tế ,từ đó tơi chọn viết đề tài “ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh trung học cơ sở” và sẽ áp dụng cho các em học sinh trường tơi , và sau q trình
thực hiện tôi thấy đã đem lại hiệu quả thiết thực . Việc giáo dục cho các em ý thức bảo vệ
môi trường không những làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp mà còn đem lại khoản
tiền nho nhỏ cho gia đình các em và cho nhà trường để lấy làm phí hoạt động cho Đồn –
Đội và đây là hoạt động có tính lâu dài .

2


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Mơi trường là gì ?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và cả xã hội loài người. Như các nhân tố
: đất , đá , không khí , tài nguyên thiên nhiên ,………
2. Giáo dục bảo vệ mơi trường là gì ?
Chúng ta thực hiện mọi biện pháp, việc làm ,cách làm nhằm mục đích là làm cho
môi trường xanh – sạch – đẹp.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đã thải ra ngồi rất nhiều
lượng chất thải có hại cho con người và môi trường chúng ta , những chất thải như : bọc
nilon, chai nhựa , chai sành sứ , thủy tinh …..
Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm , cho dù môi trường ô nhiễm ra sao,
coi đó là việc của xã hội, của người khác khơng phải của mình . Nguy hại hơn, những suy
nghĩ trên khơng phải của một số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, cần hiểu lại vấn
đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên
là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa.
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế của chất thải có
hại cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt .
Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình và xem
đây là nhiệm vụ quan trong của học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.Thực trạng của nhà trường
Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thơng, gần sông , xa nhà dân,
xa chợ, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và mơi trường trong lành.
Số lượng học sinh của nhà trường 483 em. Số lớp: 15 lớp . Học sinh có ý thức bảo
vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn còn
chưa sạch lắm và cịn một bộ phân học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường .
*Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và tồn xã hội về vấn đề môi trường
trong trường học.

-Thường xuyên tổ chức cho các em lao động nhặt rác sân trường.
-Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông qua
các tiết học của các môn lồng ghép môi trường , sinh hoạt chủ nhiệm , sinh hoạt dưới cờ ,
tuyên truyền ….

3


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

-Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp “ cũng được áp dụng
vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như : trồng cây xanh trong
phịng học , sân trường ,…….
Ngồi việc khai thác các nội dung trong các môn học như : Sinh học; Địa lý; Giáo
dục công dân… Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó nhà trường có nhà vệ
sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng
các công việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh
trường lớp.Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng
lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
*Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi thì cịn gặp phải những khó khăn:
-Học sinh là con gia đình có hịan cảnh kinh tế cịn thiếu thốn và khó khăn.
-Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
-Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chun biệt và hình
thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
-Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như khơng có, việc dạy
chủ yếu là dạy chay, học chay.
-Ngồi việc cơ sở vật chất cịn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường

của chúng ta gặp nhiều khó khăn.
-Hạn chế nữa mà chúng ta khơng thể bỏ qua đó là: Thơng tin về giáo dục mơi trường
đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về mơi
trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tun truyền cịn mang
tính hình thức , cho xong việc , nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa
thấy được tác hại của những chất thải độc hại .
-Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường , xem
đây là chuyện của nhà nước , của người khác .
-Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý , thùng rác không đủ cho nhà trường sử dụng,
cho các em lao động chưa đạt kết quả tốt .
-Nhà trường chưa có xe thu gom rác thải .
-Hiện tại sân trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử lý : bọc
nilon, giấy , chai nhựa mũ , lá cây ……
2. Thực trạng tại địa phương các em sinh sống
*Thuận lợi :
-Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt .
-Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .
-Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường chung .
-Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, mít
tinh về mơi trường .
4


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

*Khó khăn:
Qua q trình đi thực tế ở địa phương các em học sinh tôi có kết luận chung đại đa
số gia đình các em học sinh đều khơng có sọt rác gia đình , tất cả rác sinh hoạt hằng ngày

đều vứt bỏ đại , và vứt đại xuống sông nào là bọc , giấy , lá cây , xác chết động vật , rau
cải hư , chai nhựa , thủy tinh , ……chính những việc làm như thế sẽ làm cho môi trường ô
nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người
dân nhất là bệnh về đường ruột cho người dân ,….
Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác.
Ý thức của người dân chưa cao , không biết là những việc làm như trên sẽ gây ra biết
ba nhiêu nguy hiểm cho mọi người. Và với quan niệm “ ai bệnh gì thì bị , miễn là mình
khơng bệnh thì thơi ” với tư tưởng ích kỹ, hẹp hịi như thế sẽ làm cho môi trường thêm ô
nhiễm nặng hơn .
Ở gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi như thế thì làm sao các em có
ý thức bảo vệ mơi trường được, và tất cả những gì các em được thầy cơ ở nhà trường
tun truyền giáo dục đều khơng có tác dụng.Vì cha mẹ các em là tấm gương cho các em
nôi theo, nếu cha mẹ các em có những việc làm tốt góp phần bảo vệ mơi trường , thì các
em sẽ có ý thức bảo vệ mơi trường , nếu cha mẹ các em có những việc làm khơng tốt ảnh
hưởng bảo vệ mơi trường , thì các em sẽ khơng có ý thức bảo vệ mơi trường .
Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Tác hại của các loại rác ( bọc nilon, giấy , đồ hợp, chai nhựa , chai thuốc sâu , lọ sành
sứ , lá cây , đồ mũ hư,,…….)
*Bọc nilon : đây là loại rác có thời gian phân hủy rất lâu và chúng ta xem như bình
thường và gần gũi với mọi người , với mọi gia đình , hầu như nhà nào cũng có sử dụng
bọc nilon vì nó có rất nhiều lợi ích ( đựng đồ , giữ gìn sạch sẽ cho đồ vật….).Tuy nhiên
bên cạnh những lợi ích của nó , nó cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho người sử dụng
nếu chúng ta không biết cách để sử dụng chúng và nguy hiểm đến môi trường, và làm mất
đi vẽ đẹp cho nhà trường nói riêng và tồn đất nước ta nói chung nhất là ở các khu đô thị
…..Đây cũng là vấn đề mà hiện nay được nhiều người quan tâm.
Trong bọc nilon chứa rất nhiều chất nguy hiểm cho con người như, khi chúng ta đem đi
đốt chúng thì mùi hơi của chúng cũng gây ra căn bệnh cho chúng ta nhất là về mũi , và
khi ta dùng để đựng những thức ăn nóng thì độ nóng của thức ăn sẽ làm cho bọc nilon
sinh ra những chất rất nguy hiểm, vì mắt thường ta khơng thể nào nhìn thấy được những

hóa chất ấy.
Bọc nilon ảnh hưởng đến mơi trường : làm cho môi trường ô nhiễm nặng nề , mất vẽ
mỹ quan, ảnh hưởng đến các sinh vật như cá , vì chúng tưởng bọc nilon là thức ăn mà ăn
vào thì sẽ chết . Chúng ta đốt bọc nilon thì hơi của nó bay vào bầu khí quyển gây ơ nhiễm
mơi trường khơng khí .
*Giấy , đồ hộp : Đây cũng là những vật rất gần gũi với chúng ta bên cạnh những lợi ích
do nó đem lại , nó cũng có những tác hại cho mội trường làm ô nhiễm môi trường, mất vẽ
đẹp .
5


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

* Chai nhựa , chai thuốc sâu , lọ sành sứ , đồ mũ hư : nhìn chung đây là những vật rất
có ích cho chúng ta và nó cũng rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống , tuy nhiên nó
cũng là những vật làm cho môi trường chúng ta ô nhiễm và gây nguy hiểm cho chúng ta .
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trước những vấn đề cấp thiết trên địi hỏi phải có những biện pháp giải quyết để tiến
hành giải quyết vần đề, ở đây tôi muốn đề cập đến biện pháp phân loại và xử lý rác thải.
1. Về nhà trường :
Chúng ta phải giáo dục cho học sinh biết được những tác hại từ những chất thải trên
thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ , tổ chức cho các em thi về mơi trường , diễn kịch về
mơi trường …..từ đó các em sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về mơi trường xung quanh nơi
các em sinh sống học tập ,để tự bản thân các em nói ,các em diễn các em sẽ ý thức cao
hơn và có tác dụng hơn là thầy cơ nói ,thầy cơ sinh hoạt vì như thế các em sẽ nhàm chán ,
nghe xong rồi sẽ quên .
Phải đưa nội dung bảo vệ môi trường vào nội quy học sinh và xem là tiêu chí thi đua
của các lớp.

Phải đề ra các kế hoạch thi đua bảo vệ môi trường ở trong trường và trong gia đình
các em và mỗi tuần sẽ báo cáo lại và nhận xét đánh giá .
Phải đưa khẩu hiệu phòng học “Xanh – sạch – đẹp” vào trong lớp , và cho các em
học sinh đăng kí lớp sạch .
Giáo viên giới thiệu cho các em học sinh biết về thế nào là rác vô cơ và rác hữu cơ ,
để từ đó các em sẽ phân biệt được rác vơ cơ và rác hữu cơ. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành
phân loại rác ( vô cơ , hữu cơ). Chúng ta sẽ chia khu vực rác vô cơ và rác hữu cơ, chúng
ta không đổ những rác ấy vào chung mà phải chia ra riêng biệt vì nếu chúng ta đổ rác
chung hết vào sẽ gây sức ép cho những nơi chứa rác, chúng ta phải phân loại rác và xử lý
chúng hợp lý :
+ Như giấy vụn , lá cây : chúng ta đổ vào một khu vực riêng , rồi đem đi đốt nó sẽ tạo
thành phân bón rất tốt cho cây trồng.
+ Đồ hộp, sành sứ : chúng ta để riêng một khu vực rồi đem đi lựa chọn lại những vật
không thể tài sử dụng sẽ đem chôn xuống đất .
+ Chai nhựa , đồ kim loại , viết thước hư, bọc nilon : chúng ta đổ vào thùng riêng rồi
sẽ đem bán lại từ đó sẽ thu thêm được một khoản tiền , vì đây là những v ật có thể tái sử
dụng.
Nếu như trước đây đem tất cả rác đổ chung vào thì sẽ gây sức ép cho những nơi chứa
rác và nhiều quá sẽ dẫn đến quá tải của nơi chứa rác, và khơng có được khoản tiền, có thể
gây quỹ cho Đoàn - Đội .
* Nhà trường phải chia ra khu vực chứa rác và thùng chứa rác theo phân loại trên và
hướng dẫn cho các em biết vị trí để bỏ rác cho đúng theo quy định. Mỗi tuần, tháng chúng
ta sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện quá trình tiêu hủy rác, khơng để tồn lại q lâu.

6


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS


* Đối với lớp học địi hỏi các em phải có 3 sọt đựng rác để phân loại rác và phân công 3
học sinh phụ trách công việc đổ rác theo đúng quy định( t ừng loại rác, từng khu vực chứa
rác).

Như vậy với cách làm này sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải và làm sạch thêm
cho sân trường, cũng giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm, ý thức bảo vệ mơi trường, thể
hiện ở chỗ là các em đổ rác theo quy định, theo phân loại rác, và các em cũng thấy được
rác khơng phải là thứ bỏ đi mà nó cịn có thể đem lại lợi ích cho chúng ta. Như vậy chúng
sẽ góp phần cho sân trường thêm sạch hơn, hạn chế được lượng rác thải và cũng gây được
tính ý thức cho học sinh khơng bỏ rác bừa bãi nữa vì rác cũng đem lại lợi ích cho các em,
thu được khoản tiền từ rác thải .
2. Về gia đình học sinh :
Nhà trường giáo dục hướng dẫn các em cách phân loại rác và cách thực hiện tiêu hủy
và tái sử dụng rác thải như trên để các em về gia đình mình áp dụng và hướng dẫn mọi
người xung quanh thực hiện theo việc phân loại rác và khuyến khích mỗi gia đình các em
phải có những sọt rác sinh hoạt, không vứt rác bừa bãi và khuyến khích mỗi gia đình học
nên đào một hố đất nhỏ để đựng rác hữu cơ như lá cây , giấy vụn ,…. Tuy đây là một việc
làm nhỏ nhưng cũng góp phần giảm bớt lượng rác thải ra môi trường và đem lại một
nguồn thu từ rác thải cho gia đình, thay vì trước đây ta đem đi bỏ gây ô nhiễm môi
trường.
Các em học sinh vận động gia đình mình thực hiện và địi hỏi gia đình các em phải ý
thức việc bảo vệ mội trường .
*Như vậy : với những biện pháp trên khơng những góp phần cho trường học, lớp học
và cả gia đình các em học sinh, địa phương nơi các em sinh sống thêm sạch sẽ hơn và
cũng góp phần giáo dục cho các em ý thức về bảo vệ môi trường rác thải cũng có lợi ích
cho chúng ta nếu biết cách sử dụng hợp lý, nếu không sẽ gây nguy hại cho chúng ta và
mơi trường. Có sự giáo dục từ gia đình và nhà trường thì ý thức của các em trong việc bảo
vệ môi trường sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn .
3. Tồn tại

-Thiếu cơ sở vật chất : thùng đựng rác
-Chưa có khu vực chứa rác hợp lý.
-Chưa có xe thu gom rác thải .
-Một số học sinh chưa có ý thức cao trong bảo vệ mơi trường .
-Gia đình các em học sinh cịn chưa nhận thức tốt vấn đề ô nhiễm môi trường .
IV . HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Đối với bản thân tác giả :
Đây là một cách có thể đem lại hiệu quả cao trong giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn
mơi trường cho học sinh trong , giữ cho lớp học thêm sạch, cho trường thêm sạch và đây
cũng là một cách mà tơi có thể sử dụng tốt trong gia đình tơi và đã đem lại hiệu quả tốt .
Giúp tơi có thêm kinh nghiệm trong giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và kinh

7


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

nghiệm trong gia đình về vấn đề xử lý rác thải. Gia đình tơi hi ện nay đang áp dụng cách
này và tôi thấy sạch sẽ hơn , gọn gàng hơn .
2. Đối với học sinh :
Giúp các em hiểu sâu hơn về rác thải ( sự nguy hiểm và lợi ích của nó ) nếu biết sử
dụng đúng cách, giúp các em có ý thức trong việc giữ gìn mơi trường vì rác khơng phải
là thứ bỏ đi mà nó đem lại lợi ích như trên, chính vì thế giúp các em ý thức hơn từ đó
các em sẽ khơng vứt rác bừa bãi mà bỏ rác đúng quy định. Lớp tôi đang chủ nhiệm cũng
sẽ tiến hành cách làm trên. Sẽ góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua trường học
“Xanh – sạch – đẹp”. Làm cho trường học thêm sạch hơn.
Kết quả sau thời gian thực hiện cách phân loại và xử lý rác thải như trên .
Số lượng học sinh ý thức tham gia bảo vệ môi trường và tuyên truyền về bảo vệ

môi trường trong nhà trường .
Tổng số
học sinh

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

2009 – 2010

486

220

45.3

266

54.7

2010 – 2011

461

270


58.6

191

41.4

Đầu năm 2012

483

310

64.2

173

35.8

Năm học

Ý thức

Chưa ý thức

3. Nguyên nhân thành công và tồn tại
* Thành cơng :
-Các em học sinh có ý thức và thấy đây là việc làm mới trong việc phân loại và xử
lý rác nên các em tham gia tích cực .
-Giáo viên thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm khi giáo dục cho học sinh việc bảo vệ
môi trường .

-Gia đình các em học sinh thấy đây là việc làm có lợi ích nên cũng thực hiện khá
tốt .
* Tồn tại
-Chưa có cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả( xe thu gom rác thải , thùng
chứa rác ..)
-Một bộ phận nhỏ các em học sinh chưa có ý thức cao .
-Một bộ phận nhỏ gia đình các em học sinh chưa có ý thức cao .
-Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các đồn thể .

8


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

PHẦN KẾT LUẬN
I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Thơng qua Đồn - Đội đã có phát động nhiều phong trào thi đua về bảo vệ môi
trường , đã có tun truyền dưới nhiều hình thức như sinh hoạt dưới cờ, hái hoa dân chủ.
- Hoạt động dạy học cũng được lồng ghép nội dung môi trường vào một số môn như :
Địa , Sinh , GDCD.
- Liên hệ bàn bạc với nhà trường ý kiến kịp thời .
- Xử lý kịp thời và hiệu quả những trường hợp vi phạm , gây ô nhiễm môi trường .
- Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể ( Cơng đồn ,Đồn thanh niên ,Đội …)
- Tham gia nhiều buổi tuyên truyền về môi trường do địa phương tổ chức.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đây là cách làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả tương đối cao.Vì nó góp phần
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn m ội trường trong trường học cũng như trong
gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học xanh

– sạch – đẹp .Giúp nhà trường có cách xử lý rác tốt hơn ,vạch ra cho các em học sinh
những biện pháp góp phần bảo vệ và giữ gìn mơi trường sạch hơn và gia đình các em
cũng có cách để xử lý rác thải tốt hơn và đem lại hiệu quả cao .
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI
Có thể áp dụng và triển khai ở mỗi học sinh các khối lớp và các trường học trong
Huyện , vì đây là một cách làm khơng q khó gì và nó gần gũi với chúng ta, với các em
học sinh, khơng địi hỏi u cầu gì cao và cơ sở vật chất gì tốn kém cho việc làm trên .
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của xã hội và là hành vi đạo đức nó gắn liền với
nhau . Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện cho học sinh phấn khởi học tập, phát huy
mọi tiềm năng tư duy, ngược lại nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu
đến học sinh về mọi mặt, học sinh chán trường học dẫn đến chất lượng giáo dục giảm
sút.Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh là cần thiết, nhưng phải
có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phải có đầy đủ những yếu tố này thì
việc giáo dục ý thức các em tốt hơn .
*Kiến nghị với nhà trường :
-Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục các em và xem đây là nhiệm vụ của các em.
-Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua về môi trường cho các em tham gia .
-Tất cả giáo viên đều phải giáo dục các em chứ không phải là nhiệm vụ của riêng ai.
-Tạo mọi điều kiện để các em thực hiện tốt việc phân loại rác .
*Kiến nghị với phịng giáo dục :
- Tăng cường cơng tác kiểm tra các trường học về vấn đề bảo vệ mơi trường .
- Kiểm tra các mơn học có lồng ghép môi trường .
9


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS


- Coi cơng tác vệ sinh mơi trường là tiêu chí đánh giá xếp loại trường học.
* Kiến nghị cấp xã :
-Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường dưới nhiều hình thức .
-Tạo mọi điều kiện để nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền về môi trường .
-Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình các em học sinh .
-Trang bị xe thu gom rác thải cho địa phương .
Vĩnh lộc, ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người viết

Võ Đức Ninh

1


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

***Tài liệu tham khảo
1. Các báo khoa học và đời sống về vấn đề môi trường.
2. Các sách về môi trường do nhà xuất bản Kim Đồng soạn thảo .
3. Sách giáo khoa các môn học về vấn đề môi trường.

1


THCS Vĩnh Lộc

SKKN - GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS


PHỤ LỤC
-----o0o---Trang
1

PHẦN MỞ ĐẦU

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................1
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1,2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................2
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................2
PHẦN NỘI DUNG

3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................3
1. Mơi trường là gì ?.....................................................................................................3
2. Giáo dục bảo vệ mơi trường là gì ?.........................................................................3
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ............................................................................3,4
1. Thực trạng của nhà trường..................................................................................3,4
2. Thực trạng tại địa phương các em sinh sống ......................................................4,5
3. Tác hại của các loại rác.........................................................................................5,6
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................6
1. Về nhà trường ..........................................................................................................6
2. Về gia đình học sinh.................................................................................................7
3. Tồn tại....................................................................................................................... 7
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................7
1. Đối với bản thân tác giả ..........................................................................................7
2. Đối với học sinh .......................................................................................................8
3. Nguyên nhân thành công và tồn tại ........................................................................8
PHẦN KẾT LUẬN


9

I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......................................................................9
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ....................................................9
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI.......................................................9
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ,ĐỀ XUẤT.....................................................................9,10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................11

12



×