Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HỌCDành cho học sinh giỏi và giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.66 KB, 59 trang )

Chuyên đề LÝ LUẬN VĂN HỌC
Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC
I. Khái niệm văn học
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là những tác phẩm dùng phương tiện ngôn từ để sáng
tạo những hình tượng về cuộc sống.
- Văn học tồn tại dưới nhiều dạng. Dạng thuần tuý nghệ thuật ngôn từ như thơ, phú,
tiểu thuyết, ngâm khúc … Dạng nguyên hợp gắn liền với lễ hội, diễn xướng truyền miệng như
VHDG: ca dao, về, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, kịch. Dạng pha tạp, gắn liền với các
chức năng hành chính, nghiên cứu, báo chí, ngoài văn học như sử ký, cáo, chiếu, biểu, luận
văn tế, tuyên ngôn, phóng sự …

II. Đối tượng của văn học
- Đối tượng của văn học là hiện thực khách quan, là đời sống xã hội
- Đối tượng mà văn học quan tâm hơn cả là con người. Lấy con người làm đối tượng
miêu tả chủ yếu, văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. Văn học bao giờ
cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con người. Con người trong đời sống và trong văn học
là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm quan hệ.
Việc biểu hiệu hiện thực sâu sắc hay hời hợt, phụ thuộc vào việc nhận thức con người, am
hiểu cái nhìn của con người.
Con người được thể hiện trên cấp độ tinh thần đầy cảm xúc, suy nghĩ, đầy sự đánh giá
xung quanh và sự tự đánh giá.
(Nếu văn học tả cảnh thì cảnh đó cũng là cảnh mang sự sống con người, đằng sau cảnh
thấp thoáng con người, thắm đượm tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non khơi bóng vàng.)
- Văn học nghệ thuật lấy tính cách con người làm trung tâm của việc miêu tả và phản
ánh (Với tư cách là chủ thể của sự sống trong tính chỉnh thể toàn vẹn).
* Đối tượng của văn học nghệ thuật là tính cách con người, là những con người sống,
cảm xúc, suy nghĩ và hành động trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định.

III. Nội dung của văn học


- Nội dung tác phẩm văn học là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận,
suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan xuyên thấm vào nhau: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, quan niệm về thế giới
và con người của tác giả, sắc điệu thẩm mỹ.
Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều
vẻ và độc đáo của đời sống mà tạo thành đề tài trong tác phẩm.
Vấn đề bức xúc nổi lên trong đề tài buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá
tạo nên chủ đề của tác phẩm .
Thái độ đánh giá nhiệt tình bảo vệ tu tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo
Quan niệm về thế giới con người được dùng làm hệ quy chiếu để lý giải thế giới quan.
Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên
nội dung thẩm mỹ của tác phẩm.
- Nội dung của VH chính là những gì trải qua một quá trình trình trăn trở, dằn vặt, khát
khao, hi vọng… trong tâm hồn người nghệ sĩ

1


IV. Chức năng văn học
1. Chức năng nhận thức
- Văn học có khả năng cung cấp cho người đọc một vốn tri thức phong phú, nhiều mặt:
lịch sử, địa lí, phong tục, tập quán, cây cỏ, chim muông, đời sống vật chất, các trạng thái tình
cảm, đời sống tinh thần của con người. Nhưng đối tượng nhận thức chủ yếu của văn học là
con người, chủ thể của cuộc sống mà bản chất của nó thường bị che dấu đằng sau cái lớp
quan hệ xã hội vốn không ngừng vận động.
- Văn học giúp con người nhận thức khám phá đời sống tinh thần vô cùng bí ẩn phức
tạp của con người. Đặc biệt là những trạng thái éo le, phức tạp của nhân sinh thường là
không dễ gì nhận thức bằng con mắt bên ngoài. Nó giúp người ta xé toạc mọi mặt nạ giả dối,
minh oan cho bao số phận bị vùi dập.
- Nhận thức trong văn học chủ yếu là nhận thức ý nghĩa, giá trị và sự biểu hiện của ý

nghĩa giá trị con người. Do đó, nhận thức cũng là đánh giá, phán xét, châm biếm hay ca ngợi.
Đó là nhận thức trong ánh sáng chiêm ngưỡng hay trong tình cảm thiêu đốt của mỉa mai,
giễu cợt, trong sự phán xét tỉnh táo thường xuyên.
- Nhận thức trong văn học góp phần mở rộng phạm vi thể nghiệm và phát huy năng lực
nhận xét cho người đọc, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của họ.
* Chức năng dự báo của văn học :
- Phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động, văn học vẫn có khả năng vươn tới
tầm cao của sự khái quát, nắm bắt sự vận động bên trong của đời sống hiện thực cũng như
đời sống tinh thần của con người, dự báo tương lai…

2. Chức năng giáo dục
- Chức năng giáo dục gắn bó với chức năng nhận thức và giao tiếp. Văn học giúp con
người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy sinh khát
vọng hướng tới chân lí, đấu tranh với cái xấu xa trong con người, biết tìm thấy cái tốt của
con người và thức tỉnh trong tâm hồn họ, sự xấu hổ, chí căm thù và lòng dũng cảm, biết làm
tất cả để con người trở thành lành mạnh hơn và tắm đẫm cuộc sống của con người trong ánh
sáng thiêng liêng của vẻ đẹp ,biết ghét thói nô lệ, đớn hèn, biết ngưỡng mộ các tấm gương
anh hùng, các tài năng. Nó kích thích con người biết tự trọng, khao khát sự hoàn thiện, biết
sống vị tha, có lương tâm
→ Hướng con người vào một mục tiêu nhất định
- Trong chức năng giáo dục đáng chú ý nhất là giáo dục lòng đồng cảm. Thiếu lòng
đồng cảm thì con người không thể đến với nhau. Sáng tác văn học gắn bó với nhu cầu tự
giãi bày, tự bộc lộ của nhà văn để cầu mong sự đồng tình và đáp lại của người đọc . thưởng
thức tác phẩm văn học có nghĩa là đồng cảm với tác giả, với cuộc đời. Văn học dạy cho
người ta biết đồng cảm với niềm vui, nỗi đau, hạnh phúc cũng như sự cô đơn, tủi nhục của
người khác. Nói văn học có chức năng nhân đạo hóa con người là vì vậy.
- Giáo dục nhân cách con người theo các tiêu chuẩn nhân bản có nghĩa là thống nhất,
đoàn kết mọi người trên một cơ sở tư tưởng, trong một tình cảm yêu ghét, một lí tưởng
chung. Như vậy, vai trò giáo dục của Văn học đã chuyển sang chức năng tổ chức xã hội về
mặt tinh thần. Văn học chẳng những nhân đạo hóa cho từng cá nhân con người mà còn nhân

đạo hóa cho toàn xã hội và tình cảm xã hội, buộc con người phải đánh giá mọi tình cảm xã
hội dưới ánh sáng phúc lợi, hạnh phúc và sự phát triển của con người. Bởi vậy, văn học còn
là vũ khí đấu tranh cho hạnh phúc, tự do và tiến bộ của con người.

3. Chức năng thẩm mỹ
- Chức năng thẩm mỹ là chức năng góp phần thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ cho
con người. Hưởng thụ thẩm mỹ trước hết là hưởng thụ mang tính chất tinh thần. Dĩ nhiên vẻ
đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc, vẻ đẹp của con người cũng thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ
nhưng chức năng thẩm mỹ trong văn học được thực hiện bởi đặc trưng vốn có của nó . Văn
học phản ánh đời sống dưới ánh sáng của nguyên lý hài hòa. Cái ác, cái đen tối sẽ bị trừng
2


phạt, bị phơi bày. Người bị oan khuất, thiệt thòi được yêu mến, nâng niu, những ai cô đơn
được giãi bày, đồng cảm. Văn học tạo ra sự đền bù trong tình cảm, tinh thần và từ đó tạo ra
khoái cảm thẩm mĩ cho con người. (VD: Triết lí “ở hiền gặp lành” trong cổ tích, những tâm
tình trong ca dao...) Đây cũng là một lý do khiến cho văn học có tác dụng “giải sầu”.Văn
học đem lại sự an ủi, xoa dịu bớt nỗi đau, gợi ra niềm hi vọng ở con người.
- Tác phẩm văn học còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người ở chỗ nó đem lại cho
con người được hưởng thụ vẻ đẹp của nghệ thuật do chất liệu và tài năng nghệ thuật tạo ra.
- Đỗ Phủ “Lời chưa kinh động lòng người thì chết vẫn chưa thôi”.

4. Mối quan hệ giữa 3 chức năng
- Có mối quan hệ hữu cơ nội tại, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Chúng thâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau.

Củng cố
SV cần nắm được các khái niệm cơ bản: đối tượng, nội dung văn học và các chức năng
của văn học
Hướng dẫn học tập:

Khái niệm đối tượng văn học.
Văn học có những chức năng chính nào?
Phân tích các chức năng của văn học. Minh họa cụ thể bằng tác phẩm văn học.

3


Bài 2: HÌNH TƯỢNG VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC
I. Hình tượng văn học
1. Khái niệm
- Hình tượng là một phương thức phản ánh đặc thù của ý thức con người đối với hiện
thực, là bức tranh sinh động và tổng hợp về cuộc sống của con người, được dựng lên bằng hư
cấu và có ý nghĩa mỹ học.
- Đối với tác phẩm văn học, hình tượng được dùng để xác định 2 đối tượng: hình tượng
toàn tác phẩm và hình tượng nhân vật.
* Có nhiều cách hiểu về hình tượng :
+ Hình tượng là hiện tượng cụ thể, cá biệt, cảm tính mang cái chung.
+ Hình tượng là sự miêu tả bằng chất liệu.
+ Hình tượng là biểu tượng tâm lý nảy sinh trong não khi các vật kích thích thôi tác động.
+ Hình tượng là bức tranh đời sống trong các tác phẩm văn học .
+ Xét khái niệm hình tượng ở cấp độ là một thế giới tinh thần thì hình tượng nghệ thuật
chính là thế giới đời sống do người nghệ sĩ sáng tạo ra để thể hiện quan niệm, tư tưởng và
tình cảm có ý nghĩa phổ quát của mình.

2. Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật
- Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất sinh động giữa mặt cá biệt cụ thể - cảm tính với
mặt khái quát
- Hình tượng nghệ thuật luôn luôn mang tính cụ thể, chi tiết, mang cái nhìn và sự cảm
nhận của tác giả. Hình tượng nghệ thuật không bao giờ trừu tượng, khô khan và không bao
giờ là sự sao chép “chụp ảnh” giản đơn cái cụ thể vốn có của khách thể. Nó thể hiện cái

chung qua cái riêng, cái khái quát qua cái cụ thể.
VD: Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện,
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh.
( Tố Hữu)
(Tiếng hót chim biểu tượng mùa xuân mùa xuân chao liệng Trở thành niềm vui: biển
vui mênh mông, dâng sóng trắng đầu ghềnh.
Các chi tiết có vai trò quan trọng trong việc cụ thể hoá hình tượng, làm cho nó sống
động.
Mặt khái quát là một biểu hiện quan trọng của hình tượng
 Là sự thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
- Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất sinh động giữa lí trí và cảm xúc.
Qua hình tượng, nhà văn đem tới tư tưởng, suy nghĩ, rung động … cho con người, xã hội
 Sự thống nhất và chuyển hoá sinh động giữa lí trí và cảm xúc trong hình tượng đã tạo nên
sức mạnh tổng hợp.
- Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất biện chứng và sinh động giữa chủ quan và khách
quan.
Hiện thực khách quan trong tác phẩm thường in đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn. Nó
được xây dựng trên những quy luật có tính khách quan
* Ba đặc điểm trên là sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong hình tượng nghệ thuật

II. Nhân vật trong tác phẩm văn học
1. Khái niệm
- Nhân vật văn học là con người chủ thể cá thể được miêu tả trong tác phẩm văn học
nhằm khái quát về những tính cách và số phận con người, thể hiện tình cảm yêu ghét của tác
giả, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người .
- Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ , không nên đồng nhất nhân
vật văn học với con người thực. Nhân vật văn học là con người được biểu hiện ra tên gọi,
4



bằng lời miêu tả, giới thiệu ,trần thuật của tác giả về chân dung, số phận, tính cách, bằng xung
đột, cốt truyện, bằng hành động và suy nghĩ của nhân vật …
- Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ
của chính mình, là người cảm nhận và ý thức chính cảm xúc, suy nghĩ của mình.
VD : Bánh trôi nước: nhân vật trữ tình là người cảm thấy thân thế, số phận mình, là
người quyết đem lòng son của mình ứng phó với số phận chìm nổi với một thái độ tự tin,
thanh thản.
Nhân vật kịch được thể hiện qua lời nói đối thoại và xung đột, hành động.
- Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nhà văn dựng nên bằng tài nghệ
của mình. Mỗi nhân vật đều đóng vai trò nhất định trong tác phẩm, nhằm nói lên một điều gì
đó về cuộc sống hoặc tâm tư, suy nghĩ của tác giả. Nhà văn xây dựng nhân vật là để ca ngợi
hay phê phán , để chiêm ngưỡng hay thể nghiệm, phân tích và lý giải…Vì vậy, khi phân tích,
tìm hiểu nhân vật văn học cần tìm hiểu ý nghĩa mà nhà văn muốn thể hiện qua nhân vật.
2. Phân loại nhân vật
- Dựa và vị trí đối với nội dung, cốt truyện
+ Nhân vật chính: nhân vật đóng vai trò quan trọng nhất, xuất hiện nhiều nhất, là đối
tượng thể hiện chủ yếu của tác giả.
+ Nhân vật phụ: đóng vai trò thứ yếu, giúp cốt truyện phát triển, không phải là đối tượng
khám phá của tác giả.
- Dựa vào đặc điểm tính cách, việc truyền đạt lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn:
+ Nhân vật chính diện: có những tính cách phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn,
quan niệm nghệ thuật về thế giới con người của nhà văn (có phẩm chất tốt đẹp, đem lại sự
yêu thương, mến phục…)
+ Nhân vật phản diện: có những tính cách trái ngược với lý tưởng thẩm mỹ, quan niệm
nghệ thuật của nhà văn.
- Dựa vào thể loại văn học:
+ Nhân vật tự sự.
+ Nhân vật trữ tình.
+ Nhân vật kịch.
Củng cố

Sinh viên cần nắm vững các kiến thức khái niệm: hình tượng văn học, nhân vật văn
học, cách phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học.
Hướng dẫn học tập:
1. Trình bày khái niệm hình tượng trong tác phẩm văn học.
2. Nhân vật trong tác phẩm văn học. Cách phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học.

5


Bài 3. NGÔN NGỮ VĂN HỌC
I. Khái niệm
- Ngôn ngữ VH là ngôn ngữ toàn dân đã được nhà văn dày công sàng lọc, chọn lựa và
nâng cao
- Ngôn ngữ có bốn đặc điểm quy định đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ:
+ Ngôn ngữ có thể gọi tên mọi sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái, động tác, cho
nên văn học có thể dùng ngôn ngữ mà vẽ ra bức tranh đời sống bằng ngôn từ.
+ Ngôn ngữ là chuỗi lời nói diễn ra trong thời gian, do đó hình tượng văn học cũng
diễn ra tuần tự, liên tục trong thời gian. Văn học là nghệ thuật thời gian, có khả năng thể hiện
những quá trình biến đổi, những bước thăng trầmcủa cuộc đời, có khả năng tạo ra nhịp điệu,
tiết tấu cho tác phẩm, chẳng như trong thơ.
- Ngôn ngữ thể hiện thành những lời nói, lời kể mang giọng điệu, mang hơi thở của đời
sống, do đó văn học có khả năng thể hiện giọng điệu và tình cảm một cách trực tiếp.
+ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy.Với ngôn ngữ, văn học có thể miêu tả các ý nghĩ và
thế giới nội tâm của con người một cách cụ thể, chân thật. Ví dụ như những đoạn tả nhân vật
suy nghĩ, những đoạn đối thoại nội tâm.

II. Đặc điểm của ngôn ngữ văn học
- Ngôn ngữ VH giàu tính hình tượng. Nó có nhiệm vụ xây dựng hình tượng, có khả
năng diễn đạt và miêu tả hàm súc, gợi cảm cụ thể.
Trong tác phẩm văn học, các hình thức ngôn ngữ bóng bẩy như ví von, ẩn dụ, khoa

trương tượng trưng … thường được sử dụng phổ biến. Đặc trưng của ngôn ngữ văn học thể
hiện ở chỗ sử dụng mọi phương tiện ngôn ngữ để biểu hiện thế giới hình tượng tinh thần
phong phú của con người. “Hình tượng là cái để nói ra ý, lời là cái dùng để nói hình tượng.
Nói hết ý không gì bằng hình tượng, nói hết hình tượng không gì bằng lời. Lời bắt nguồn từ
hình tượng, cho nên có thể theo lời mà ngắm hình tượng, hình tượng nảy sinh từ ý cho nên có
thể tìm hình tượng nhờ lời mà nói ra”.
* Tính hình tượng của ngôn ngữ VH chính là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ có khả
năng tưởng tượng, liên tưởng và gợi lên được các biểu tượng về sự vật, hiện tượng hoặc con
người được miêu tả trong tác phẩm VH
- Ngôn ngữ văn học giàu tính chính xác
Nó gắn liền với khả năng chi tiết hoá sự việc…, là cơ sở của tính hình tượng, truyền cảm,
cá thể hoá.
- Ngôn ngữ văn học giàu tính hàm súc
Là khả năng nói được nhiều ý nghĩa mà tiết kiệm được lời
Là biểu hiện cao nhất của sự trau chuốt về ngôn ngữ
Góp phần vào việc bểu đạt chinh1 xác nội dung

III. Các kiểu tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm văn học
1. Tổ chức ngôn ngữ trong thơ
Thơ là một ngôn ngữ đặc biệt, được tổ chức một cách đặc biệt khác hẳn lời nói “văn
xuôi” hàng ngày: phân dòng, chia khổ, gieo vần, ngắt nhịp, trùng điệp, sử dụng dày đặc các
phép tu từ như ẩn dụ, ví von, tạo luật riêng: đối, niêm, hạn chế câu, chữ … hoặc có khi sắp
xếp tự do, không luật, không vần.
Ngôn ngữ thơ được tổ chức đặc biệt nhằm hai mục mục đích:
+ Thể hiện toàn bộ vẻ đẹp của lời nói con người về các mặt âm thanh, nhịp điệu, màu
sắc, ý nghĩa, tình tứ.
+ Đặc biệt ngôn ngữ thơ diễn đạt tình cảm, cảm xúc mà văn xuôi không bao giờ kể ra
được.
 Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ có nhịp điệu, được tổ chức trên cơ sở kết cấu trọn vẹn của từng
ý thơ. Có tác dụng gợi cảm. thể hiện tâm trạng…  tạo sự đồng cảm cho người đọc

6


2. Tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm văn xuôi
* Ngôn ngữ người kể chuyện
Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của người đóng vai trò kể chuyện. Người ấy
phải là người biết chuyện, chứng kiến hay trải qua để kể lại. Người ấy không nhất thiết là là
chính tác giả, mặc dầu tác giả là người viết ra lời kể.
Lời kể có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, miêu tả ngoại hình, giải thích, gọi tên, kể việc,
miêu tả sự kiện, dự báo …
Lời kể còn bằng cách xưng hô, dùng từ, thể hiện một giọng điệu, một cái nhìn kính
trọng hay suồng sã, khách quan hay mỉa mai, trào lộng và nhờ vậy tạo không khí cho người
đọc vào truyện.
* Ngôn ngữ nhân vật
Là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật thông thường phù hợp với tính
cách nhân vật, thể hiện lập trường, giọng điệu, địa vị của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả phù hợp với cách hiểu của tác giả đối với nhân vật và
con người.
Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả phù hợp với cách hiểu của tác giả đối với nhân vật và
con người.
Ngôn ngữ nhân vật không hề là sự sao chép những lời đối thoại hoặc độc thoại nào đó,
mà là hình tượng của lời nói con người, của thế giới tinh thần của con người.
3. Tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm kịch
- Gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày, nó được thể hiện ở 2 dạng: đối thoại & độc thoại,
được dùng để thể hiện tính cách nhân vật.
- Thường tuân theo logic của quá trình phát triển tính cách nhân vật\
- Đặc điểm cơ bản là tính không hoàn chỉnh một cách độc lập trong ngôn ngữ của mỗi
nhân vật.
4. Cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
a. So sánh

- Là hình thức chuyển nghĩa dùng cái so sánh để biểu hiện một cách hình tượng cái được
đem so sánh
- Có nhiều loại so sánh: ss trực tiếp, ss gián tiếp, ss ngang bằng, ss bậc hơn…
b. Nhân cách hoá
- Là hình thức chuyển nghĩa các đối tượng không phải là người lại được nói đến như con
người→ làm tăng sức biểu hiện, bản chất của sự vật.
- Thường được sử dụng nhiều trong các truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi.
c. Ẩn dụ
- Là hình thức chuyển nghĩa từ nghĩa đen sang nghĩa bóng dựa trên nét tương đồng nào
đó…
- Ẩn dụ thường kín đáo, súc tích→ diễn đạt thêm sâu sắc, tinh tế.
d. Hoán dụ
- Là hình thức chuyển nghĩa dùng sự vật này thay thế cho sự vật kia dựa trên mối quan
hệ hay thói quen nào đó…
* Củng cố
Sinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau: văn học là một nghệ thuật ngôn từ, các
đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ, các thành phần của ngôn ngữ văn học.
* Hướng dẫn học tập:
- Văn học là một nghệ thuật ngôn từ
- Đặc trưng ngôn ngữ văn học
- Các thành phần của ngôn ngữ văn học
7


Bài 4. ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN
I. Đề tài và chủ đề của tác phẩm
1. Đề tài
- Khái niệm chỉ loại hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh, biểu hiện trực tiếp
trong tác phẩm VH ( tác phẩm viết về cái gì?)
- Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối liên hệ bề ngoài

hoặc mối liên hệ bên trong , do vậy có thể phân chia đề tài theo các cách khác nhau:
+ Phân chia theo phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm : đề tài thiên nhiên,
loài vật, sản xuất ,chiến đấu, nông dân, tri thức, kháng chiến, bộ đội, đề tài lịch sử, đề tài hiện
đại…
+ Phân chia theo giới hạn bên trong phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác
phẩm.VD: số phận người chinh phụ, người cung nữ, người tài hoa, người trung nghĩa, con
người thừa, cái tôi cô dơn, tình yêu…Một tác phẩm có thể có nhiều đề tài tùy phạm vi hiện
thực được phản ánh ….
- Cần phân biệt đề tài với đối tượng miêu tả, nguyên mẫu. Việc lựa chọn đề tài gắn bó với
khuynh hướng tư tưởng vốn sống, kinh nghiệm, cá tính nhà văn…
2. Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề cơ bản vấn đề cơ bản, trọng tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội
dung cụ thể của tác phẩm văn học .
VD:
Tắt đèn : Cuộc sống cơ cực, bế tắc của người nông dân dưới chế độsưu thuế nặng nề vô
nhân đạo của thực dân Pháp.
Việt Bắc : tình cảm quyến luyến. mặn nồng giữa người cán bộ cách mạng và người dân
Việt Bắc lúc chia tay.
- Các tác phẩm có cùng đề tài nhưng có thể có chủ đề khác nhau (Ví dụ : Tắt đèn và Chí
Phèo).
- Những tác phẩm văn học lớn có thể có nhiều chủ đề và được phân chia thành chủ đề
chính, chủ đề phụ.
3. Tư tưởng tác phẩm
- Cách nhận thức và lý giải với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học
cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó.
VD : Tắt đèn : tố cáo chế độ thống trị đen tối, thối nát, phi nhân …
- Tư tưởng là hạt nhân , là linh hồn của tác phẩm, là sự kết tinh của những cảm nhận, suy
nghĩ về cuộc đời của tác giả. Tư tưởng thấm nhuần trong tác phẩm như máu chảy trong huyết
quản, thấm đến từng tế bào cơ thể.
- Do yêu cầu của tư duy khái quát, ta thường đúc kết tư tưởng của tác phẩm bằng một số

mệnh đề trừu tượng ngắn gọn nhưng thực chất, tư tưởng náu mình trong những hình tượng
sinh động, những cảm hứng sâu lắng của tác giả. Phải cảm nhận tư tưởng bằng trái tim, bằng
sự đồng cảm đầy sáng tạo, mọi sự khái quát chỉ có tính tương đối .
- Tư tưởng tác phẩm có thể được thể hiện quan những lời thuyết minh của tác giả, của
nhân vật chính diện nhưng tư tưởng tác phẩm chủ yếu bộc lộ qua logic miêu tả của nhà văn ,
hòa thấm khắp mọi chi tiết của thế giới hình tượng sống động. Không phải bao giờ hai
phương diện trên đây trong tư tưởng tác phẩm cũng thống nhất với nhau.
- Tư tưởng tác phẩm văn học có ý nghĩa xã hội, chính trị, triết học đạo đức, tôn giáo
nhất định. Nhưng về bản chất, tư tưởng tác phẩm không phải là tư tưởng xã hội học, chính
trị học, triết học, đạo đức học.
- Tư tưởng của tác phẩm chịu sự quy định của thế giới quan vốn sống và tài năng của
nhà văn . Bằng những chủ đề và tư tưởng có ý nghĩa giàu sức khám phá được thể hiện một
8


cách độc đáo, hấp dẫn, tác giả tham gia vào đời sống văn học cũng như cuộc đấu tranh xã
hội ở thời đại mình.
4. Kết cấu
- Là trật tự và hệ thống phản ánh được toàn bộ cơ cấu tổ chức nghệ thuật của 1 tác phẩm.
Còn bố cục là việc dàn dựng, sắp xếp, phân bố từng phần, từng đoạn, từng chương...→
được coi là kết cấu bộ mặt
- Có nhiều dạng kết cấu: kết cấu theo lối chương hồi, kết cấu theo lối tự truyện, kết cấu
theo các tuyến nhân vật, kết cấu theo lối đầu cuối tương ứng…
5. Cốt truyện
- Là 1 hệ thống những biến cố tạo thành bộ phận lớn nhất của tác phẩm, nhằm thể hiện
chủ đề và bộc lộ tính cách các nhân vật trong mối quan hệ qua lại với nhau.
- Nó thường có các thành phần: trình bày, đầu mối, phát triển, điểm đỉnh, kết thúc và vĩ
thanh( không phải tác phẩm nào cũng đầy đủ các phần này )
* Phần trình bày
- Có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh xã hội, lai lịch khái quát của nhân vật… Là phần mở

đầu của câu truyện.
- Vị trí: có khi được đặt ở đầu truyện, trước phần đầu mối hoặc ở cuối truyện.
* Phần đầu mối
- Là chỗ khởi đầu của mọi sự kiện, hành động, tính cách và mâu thuẫn bắt đầu bộc lộ và
phát triển
- Vị trí: có thể trước hoặc sau phần trình bày
* Phần phát triển
- Là phần chính, có dung lượng lớn nhất, nói rõ sự phát triển của sự kiện, hành động, tính
cách mâu thuẫn và xung đột.
* Phần điểm đỉnh
- Là phần đưa đến sự căng thẳng nhất, bức bách nhất trong sự phát triển của sự kiện, hành
động, tính cách, mâu thuẫn hoặc xung đột tạo ra 1 bước ngoặt trong sự phát triển của cốt
truyện.
* Phần kết thúc
- Là lúc các sự kiện, hành động chấm dứt hoặc lúc các vấn đề mâu thuẫn, xung đột được
giải quyết
- Vị trí: nằm ở cuối truyện
* Phần vĩ thanh
- Để thuyết minh hoặc trình bày về cuộc sống tương lai của các nhân vật sau khi đã kết
thúc.
* Củng cố
Nắm được các khái niệm về nội dung của tác phẩm văn học. Những phạm trù của các
khái niệm này.
* Hướng dẫn học tập:
Vận dụng các khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu vào phân tích tác
phẩm văn học.

9



Bài 5. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THƠ, TRUYỆN, KÝ, KỊCH
I. Thơ
Chữ thơ trong đời sống và trong văn học có hai nghĩa
+ Chất thơ: thơ gợi lên cái gì đẹp, tinh tế, đầy xúc động tâm hồn. Với ý nghịa này
không chỉ có thơ mà cả kịch, truyện đều có thể thấm đượm chất thơ.
+ Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản
để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn
ngữ này (Phan Ngọc).
1. Chất thơ, tứ thơ
- Chất thơ thường được hiểu là vẻ đẹp gợi cảm, gợi cảm xúc tâm hồn, gợi ước mơ êm
đềm.
Chính chất thơ đòi hỏi phải có cấu tứ đặc biệt. Cấu tứ là một sự kết hợp giữa hình tượng
và ý nghĩa sao cho sự thể nghiệm về hình tượng càng nhiều mặt thì càng khơi sâu thêm nhiều
về ý. “Cái kỳ diệu của cấu tứ là làm cho tinh thần của nhà văn gặp gỡ với sự vật khách quan”,
“hình và ý gặp nhau” (Lưu Hiệp).
- Trong tứ thơ, con người sống bằng sự sống của thế giới, vũ trụ, cây cỏ, còn thế giới thì
sống bằng cuộc sống của con người. Đó là một cái nhìn đặc biệt chỉ có thơ làm nhớ lại thời
thơ bé của con người và nhân loại. “Lao động thơ trước hết là tìm cái tứ” (Xuân Diệu)Nguyễn
Xuân Nam nói “Ngoài các tứ nhỏ, còn có tứ lớn. Tứ tòan bài là hình tượng xuyên suốt cả bài
thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. Tứ thơ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm,
cách nghĩ của bài thơ.
Đọc Ta đi tới của Tố Hữu ta thấy mở ra trước mắt con đường thẳng tấp và ý chí tiến
lên mạnh mẽ thống nhất đất nước không thể gì ngăn được.
Đọc Các vị La Hán chùa Tây phương của Huy Cận ta thấy như sừng sững lên, như cụ
thể hóa ra những nỗi khổ đau bế tắc của các thế hệ trước kia.
2. Những yếu tố của ngôn ngữ thơ
a. Nhịp điệu
Ngôn ngữ thơ được tổ chức đặc biệt để thể hiện nhịp điệu, tâm hồn, nhịp cảm nhận thế
giới một cách thầm kín. Nhịp khoan thai, nhịp điệu gấp gáp – giục giã, nhịp điệu nhảy nhót.
b. Hình ảnh

Hình ảnh thơ được tổ chức đặc biệt để truyền đạt cái nhìn của thơ. Hình ảnh thơ trực
tiếp truyền đạt sự cảm nhận thế giới một cách chủ quan, nên thường dùng những phương thức
chuyển nghĩa ví von, ẩn dụ.
c. Giọng điệu
Lời thơ, nhất là thơ biểu hiện tiếng nói, giọng điệu – tạo thành một giọng điệu trữ tình.
Giọng điệu là sự kết hợp các phương tiện lời nói như cách xưng hô, gọi tên, nhịp điệu, ngữ
điệu để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng đối với hiện tượng đời sống được thể hiện.
Giọng điệu thống thiết hay giọng điệu trào phúng.

II. Truyện
- Truyện là tác phẩm tự sự, bao gồm truyện vừa, truyện ngắn, truyện dài, truyện Nôm,
truyện cười, cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, tiểu thuyết …Các thể truyện này khác nhau về tính
chất, dung lượng, phương thức trần thuật, lời kể …
- Về hình thức: có khi được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Thừa nhận vai trò của hư cấu và tưởng tượng
1. Có chuyện và cốt truyện
Truyện là chuỗi sự kiện xảy ra liên tục theo một logic nhất định từ mở đầu cho tới kết
thúc.

10


Đơn vị của truyện là sự kiện, tức là những việc làm, ứng xử, biến đổi phá vỡ cái thăng
bằng, trật tự ban đầu – tức là gây ra chuyện, dẫn đến một loạt biến cố tiếp theo cho đến khi
đạt tới một sự thăng bằng mới.
Có chuyện là có cốt truyện. Các thành phần cốt truyện, kết cấu truyện có tác dụng giúp
phân tích các diễn biến và các mối quan hệ của truyện.
2. Truyện có lời kể, lời nhân vật miêu tả và nhân vật người kể chuyện.
- Truyện bao giờ cũng có lời kể, tình trạng nhân vật thì được miêu tả ra, do đó có vai trò
rất quan trọng của lời kể và miêu tả.

- Trong lời kể và miêu tả, sự vật được gọi ra, được đặt tên, được giới thiệu, giải thích,
cảm nhận, bình luận và do đó lời kể là phương tiện quan trọng để thể hiện cách hiểu, cách
nhìn, thái độ, giọng điệu của người kể. “Lời kể có tác dụng mách bảo cho người đọc hiểu
những ý nghĩ thầm kín, những hành động bí ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật
được miêu tả thiên nhiên, trình bày hòan cảnh và nói chung là luôn luôn giật dây cho họ thực
hiện các mục đích của họ, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo …” (M.
Gorki).
Tiểu thuyết là thể loại đặc trưng nhất cho loại hình tự sự hiện đại. Tên gọi tiểu thuyết ở
ta có nguồn gốc Trung Quốc, chỉ những truyện chép những sự việc tầm thường ở đầu tiểu
thuyết là loại tự sự mà nội dung nằm ngoài phạm vi kinh truyện…
Đặc trưng nhất của tuểu thuyết là nhìn thực tại từ góc độ đời tư, tức là kể về số phận các cá
nhân riêng biệt trong quá trình trưởng thành cvà phát triển nhân cách của chúng.
Truyện ngắn là hình thức ngắn tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn
có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể đơn giản như truyện cổ, giai thoại, truyện cười hoặc
bài ký sự ngắn.

III. Ký
- Ký là thể loại tự sự thiên về miêu tả, ghi chép sự thật đời sống như ký sự, phóng sự, du
ký, nhật ký, bút ký …
- Ký thiên về ghi chép sự thật – chuộng sự chính xác của sự kiện, chi tiết, con người. Đây
là điểm làm cho ký gần với báo chí, kể về người thật, việc thật thường có tính thời sự.
- Tuy nhiên ký không phải là loại văn ghi chép khô khan. Nó có đủ các phẩm chất văn
học như giọng điệu, tính đa ngĩa, tính gợi cảm, và có chỗ hư cấu để tăng thêm sức biểu hiện
chủ quan.
- Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng, trước sự thật, chứ không yêu cầu dồn nén vào các
hình tượng nhân vật hư cấu( hư cấu chỉ là thứ yếu )
- Thường có kết cấu tự do, theo mạch của tư duy, liên tưởng, của quá trình tìm hiểu sự
việc. Tác giả thường là người tham gia trực tiếp vào câu chuyện.

IV. Kịch

- Kịch là nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu, thuộc về văn học chỉ là phần kịch bản ngôn
từ.
- Xét về mặt văn học, kịch bản có những đặc điểm dễ nhận thấy: không lời kể, lời miêu tả
mà chỉ có những lời ghi chú sơ lược về tư thế, trang phục, biểu hiện của nhân vật, về bài trí
của sân khấu.
- Phần chủ yếu của kịch là lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật theo sát tiến trình
xung đột, hành động của vở kịch.
- Khi nói tới kịch là ta nói tới những xung đột. Thiếu xung đột thì không thể có kịch.
Người ta thường giải thích xung đột kịch là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một
nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ qua lại giữa hình tượng của tác phẩm nghệ thuật.
Xung đột là cơ sở và là lực đẩy của hành động kịch, nó quy định các giai đoạn chính của sự
phát triển cốt truyện kịch: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.
Tính kịch bao giờ cũng gắn liền với sự cảm thụ rõ rệt những mâu thuẫn bế tắc với một
tình cảm bồn chồn, hồi hộp, lo âu…
11


Nhân vật kịch thường phải là những người có tình cảm mãnh liệt, có ý chí sắt đá.
Việc chia hồi, chia cảnh, chia lớp trong kịch chẳng những giúp phân bố không gian,
thời gian để trình diễn hành động kịch trên sân khấuu, mà còn góp phần dồn nén cho xung đột
kịch diễn ra tập trung và liên tục.
* Củng cố
Sinh viên cần nắm vững nhưng khái niệm về thể loại văn học.
* Hướng dẫn học tập:
Vận dụng các kiến thức đã học vào phân tích
Thơ và những đặc trưng của thơ
Truyện và đặc trưng của truyện.
Kịch và đặc trưng của kịch.
Ký và đặc trưng của ký.


12


Bài 6. MỘT SỐ THỂ THƠ Ở VIỆT NAM
I. Thơ Đường luật
1. Khái niệm
Thơ Đường luật là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời
Đường ,Trung Quốc.
Thơ Đường luật có 3 dạng chính: bát cú, tứ tuyệt, bài luật (dạng kéo dài của thơ
Đường luật).
2. Luật thơ: (thất ngôn bát cú)
* Bố cục:
- Đề: câu 1 và 2:
Câu 1: phá đề: mở ý, giới thiệu vấn đề.
Câu 2: thừa đề: tiếp ý câu 1
- Thực: câu 3 và 4( thích thực- cập trạng) : Giải thích rõ ý của vấn đề
- Luận: Câu 5 và câu 6: Bàn luận, phát triển rộng ý của đề bài.
- Kết: Câu 7 và câu 8: Khái quát ý toàn bài.
* Trong thực tế sáng tác, các nhà thơ không hoàn toàn gò bó theo bố cục trên. Vì vậy, khi
phân tích , không nên gò bó, rập khuôn theo công thức trên đây. Tuỳ từng bài thơ , có thể
phân tích theo cách bổ dọc hoặc cắt ngang.
* Niêm: Chữ thứ 2 của câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải niêm với nhau( cùng
thanh).
* Vần: Chữ thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8 phải bắt vần với nhau. Nếu câu 1 trốn vần thì
câu 1 và câu 2 phải đối nhau. Ví dụ : Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:
* Luật bằng trắc:
Thể bằng:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
B B T T T
B B

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
T
T
B
B T T B
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
T
T B B B T T
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
B B T
T T B B
Chòm mây lơ lửng trời xanh ngắt
B
B T T B B
T
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
T T B
B T T B
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
T T B B B T
T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
B B T T T
B B
Thể trắc:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
T T B B
T
T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa

B B T
T T B B
Lom khom dưới núi tiều vài chú
B B T T
B
B
T
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
13


T T B B T T B
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
T T B B B
T
T
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
B B T T
T
B
B
Dừng chân đứng lại trời non nước
B B T T B
B
T
Một mảnh tình riêng ta với ta
T T B B T T B
Lệ bất luận:
"NHẤT TAM NGŨ BẤT LUẬN,
NHỊ TỨ LỤC PHÂN MINH"

* Đối: Hai câu thực (3 và 4) và hai câu luận( 5 và 6) phải đối nhau: các tiếng cùng vị trí
phải đối nhau về bằng trắc, phải thuộc cùng từ loại.

II. Thơ lục bát
- Là thể thơ thuần dân tộc do nhân dân ta sáng tạo ra. Lục bát là thể thơ đa chức năng:
tự sự , miêu tả, biểu cảm… Ngày nay, lục bát vẫn là thể thơ được nhiều người ưa chuộng.
* Hiệp vần: Mỗi đơn vị lục bát gồm 2 câu (dòng), câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng. Các
đơn vị trong một bài thơ lục bát gắn kết với nhau bằng vần chân: tiếng cuối câu 6 của đơn vị
kế tiếp bắt vần với tiếng cuối câu bát của đơn vị trước đó.
* Luật bằng trắc: Tiếng thứ 4 ở cả hai câu mang thanh trắc. Tiếng thứ 2,6 ở câu lục và
tiếng thứ 2, 6, 8 ở câu bát mang thanh bằng. Riêng ở câu bát, tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 tuy
cùng thanh bằng nhưng phải khác âm vực( thanh bằng và thanh ngang).Ví dụ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
* Niêm: Tiếng thứ 2,4,6 trong cả hai câu phải niêm với nhau (cùng mang thanh bằng hoặc
thanh trắc).
- Lục bát biến thể: Gồm một số dạng:
+ Thêm âm tiết:
- Mẹ là trăng, con bá cổ hôn
Con là trăng nở, mẹ ôm vào lòng
- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua
+ Gieo vần trắc:
- Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn , nó quện nhau đi
- Đã thương thì thương cho chắc
Cầm bằng trúc trắc thì trục trặc cho luôn…
+ Vần gieo ở tiếng thứ 4:
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người t hương


III. Song thất lục bát
* Luật bằng trắc, gieo vần

Tiếng

1

2

3

4

5

6

7

Câu
Thất 1

T

B
14

T(vần1)


8


Thất 2
Lục
Bát
Câu thất khổ
tiếp theo

B
B
B

T(vần1)
T
T

(vần3)

B(vần2)
B(vần2)
B( vần2)

b( vần3
)

vần3

Vd 1:
Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh
Nước thanh bình ba trăm năm cũ…
( Chinh phụ ngâm)
Ví dụ 2:
Thuở nô lệ dân ta nước mất
Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao
Giặc cướp hết non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên …
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
* Nhịp và đối
+ Nhịp 2 câu thất: 3/ 2 / 2 hoặc 3/ 4.
Đối: Không bắt buộc nhưng để tăng giá trị gợi tả, gợi cảm các tác giả đã sử dụng biện
pháp đối 2 câu thất hoặc đối hai khổ liền kề nhhau.
Ví dụ:
- Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc
Tay chém thù, tay sắc như gươm
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
- Thư thường lại người không thấy lại
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
Rêu xanh mấy lớp xung quanh
Chân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ
- Thư thường tới người chưa thấy tới
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương
Bóng dương mấy buổi xen ngang
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai
(Chinh phụ ngâm)

- Một số tác phẩm song thất lục bát tiêu biểu:
+ Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Phan Huy Ích dịch).
+ Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều)
+ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
+ Ba mươi năm đời ta có Đảng (TH)
* Củng cố
Qua bài này sinh viên có thể hiểu được quy luật sáng tác một bài thơ lục bát, đường
luật.
* Hướng dẫn học tập:
Nắm vững các quy tắc niêm luật của từng thể thơ.
15


Thực hành xác định niêm luật một số bài thơ và sáng tác.

Bài 7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. Mục đích của việc phân tích tác phẩm văn học
- Tác phẩm văn học viết ra để bạn đọc thưởng thức. Người đọc tác phẩm văn học rung
động, cảm nhận và tìm thấy những chỗ đồng cảm, nâng cao hiểu biết và tư tưởng, tình cảm
của mình.
- Để chiếm lĩnh tác phẩm văn học người đọc phải biết đọc, biết cảm nhận, tri giác, liên
tưởng. Để nâng cao nhận thức tác phẩm lên mức độ lý tính, phát hiện thì phải biết phân tích.
- Phân tích tác phẩm là khâu không thể thiếu trong mọi quá trình nhận thức của con người
nói chung.
- Tác phẩm văn học cũng là một cơ thể sống. Nó sống bằng sự thống nhất bên trong của
các yếu tố cấu tạo nó, bằng trí tưởng tượng của người đọc, bằng các mối quan hệ với cuộc
đời, với các truyền thống ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật.
- Phân tích có phương pháp là sự phân tích dựa trên khái niệm về đối tượng, về cấu tạo
của tác phẩm. Đồng thời đó cũng là sự phân tích hướng tới phát hiện những giá trị tư tưởng

và nghệ thuật tiềm tàng trong tác phẩm.

II. Những nguyên tắc phân tích tác phẩm văn học
1. Nguyên tắc chỉnh thể
- Xem tác phẩm văn học như là sự thống nhất hữu cơ của mọi yếu tố tạo thành, chứ không
phải là sự tổng cộng giản đơn của các yếu tố ấy.
- Xem tác phẩm văn học như là một bộ phận của môi trường sản sinh ra nó. Phản ánh môi
trường đó và cần hiểu nó torng mối quan hệ với môi trường.
2. Nguyên tắc thẩm mỹ
- Nguyên tác này đòi hỏi xem tác phẩm vă nhọc như một hiện tượng đẹp, một sáng tạo
độc đáo.
- Theo nguyên tắc này tác phẩm văn học được xem xét trước hết không như một công cụ
hữu ích, thực dụng, mà là một sáng tạo hoàn chỉnh, độc đáo xét về mặt cấu tứ, màu sắc, sự
hoàn thiện, tính sinh động.
3. Nguyên tắc lịch sử
- Nguyên tắc lịch sử cần thiết để đánh giá các giá trị của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi đặt
tác phẩm trong quá trình lịch sử văn học cũng như trong quá trình đời sống để xác định ý
nghĩa đóng góp cái mới, cái sáng tạo của tác phẩm đối với văn học và đời sống.
- Nguyên tắc lịch sử đòi hỏi phân tích các mối quan hệ giữa tác phẩm và hệin thực đời
sống.

III. Những bình diện phân tích văn học
1. Phân tích ngôn ngữ tác phẩm
Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện của văn học. Văn học sử dụng ý ngĩa, âm thanh,
nhịp điệu của ngôn từ để miêu tả, biểu hiện đời sống. Trong từ ngữ, câu, đoạn, ngôn ngữ thể
hiện cách nhìn, cách gọi tên, giọng điệu để gợi ra sự vật.
2. Phân tích thế giới hình tượng của tác phẩm
Văn học nói với trí tưởng tượng của con người bằng hình tượng nghệ thuật. Phân tích
hình tượng nghệ thuật đặc biệt chú ý phát hiện các chi tiết nghệ thuật giàu sức khái quátvà
biểu hiện nghệ thuật. Các chi tiết nghệ thuật đóng vai trò như những chiếc bàn đạp đưa người

đọc bước tới cấu tứ và suy nghĩ của tác giả.
3. Phân tích các lớp nội dung
Cần thiết phải phân tích các khía cạnh đề tài, chủ đề, cảm hứng, tư tưởng của tác
phẩm.
Phân tích kết cấu, cốt truyện vừa giúp làm sáng tỏ sự vận động của hình tượng, vừa
giúp phát hiện các lớp nội dung của nó.
16


4. Phân tích nghệ thuật
Phân tích nghệ thuật là phân tích chức năng biểu hiện của các phương tiện và hình
thức nghệ thuật nhằm nêu bật giá trị nghệ thuật của các phương tiện đó.

IV. Các biện pháp phân tích tác phẩm văn học
- Biện pháp cơ bản nhất là khai thác các hình thức và phương tiện biểu đạt vốn có của tác
phẩm, của thể loại, của phong cách nhà văn để hiểu đúng tác phẩm.
- Biện pháp phân tích vô cùng đa dạng. Phải đọc nhiều, thưởng thức nhiều, có nhiều kiến
thức về tác phẩm và thể loại người ta mới hình thành được các biện pháp phân tích và kỹ
năng phân tích vững vàng.
- Phân tích văn học không chỉ có ý nghĩa đối với việc học văn. Phân tích văn học là phân
tích lời nói, phân tích nội tâm, phân tích các số phận và cuộc đời, phân tích xã hội và lịch sử.
* Củng cố
Mục đích của việc phân tích tác phẩm, các nguyên tắc của việc phân tích tác phẩm.
* Hướng dẫn học tập:
Vận dụng vào phận tích 1 số tác phẩm cụ thể

17


VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM

Chương I:VĂN HỌC DÂN GIAN
I. ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN:
1.Định nghĩa:
- VHDG (văn chương bình dân, văn chương truyền miệng): bao gồm tất cả những sáng
tác nghệ thuật có nội dung lao động xã hội từ thời công xã nguyên thuỷ phát triển mạnh mẽ
trong các xã hội có giai cấp và vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội có giai cấp, phản ảnh thế giới
quan, tâm tư khát vọng…của người lao động qua các thời đại được tồn tại bằng phương thức
truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Trong thực tế cần phân biệt giữa VHDG và văn hoá dân gian. Trong đó văn hoá dân
gian bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hoá tinh thần lẫn vật chất của nhân dân. Còn VHDG
có thành phần nghệ thuật ngôn từ.
2.Các đặc trưng cơ bản:
a. Tính truyền miệng và tính tập thể:
Đây là 2 thuộc tính cơ bản nhất của VHDG. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau và chi
phối quá trình hình thành và phát triển của VHDG.
- Tính truyền miệng - tập thể : Là quá trình sáng tác lưu truyền sử dụng bằng miệng của
các tác phẩm VHDG. Cũng nhờ tính truyền miệng mà VHDG mới được tồn tại từ đời này
sang đời khác. Cũng từ tính truyền miệng này đã kéo theo sự hình thành những sáng tác tập
thể và thường mỗi tác phẩm VHDG do nhiều người sáng tác, đầu tiên có một người khởi
xướng rồi qua đó các cá nhân khác phụ hoạ đóng góp ý kiến.
+ Cũng từ tính truyền miệng dẫn tới hệ quả là tính dị bản do những điểm khác nhau của
vùng miền mà các tác giả dân gian sẽ chỉnh sửa một số chi tiết cho phù hợp với địa phương
mình.
+ Sau đó phải nói tới tính vô danh, tính truyền thống.
b. Tính nguyên hợp và tính đa chức năng:
- Xét về phương diện VHDG mang tính tổng hợp, trước hết nó thể hiện ở các chất
liệu nghệ thuật, bao gồm: ngôn từ âm nhạc, ngữ điệu, các yếu tố của nghệ thuật tạo hình, tính
tổng hợp này càng rõ hơn khi gắn chức năng thực hành sinh hoạt.
- Các tác phẩm VHDG được sử dụng như công cụ đa chức năng, Nó có thể thực hiện
được các nhu cầu về mọi mặt của đời sống bản thân, nó vừa là văn học, triết học, lịch sử, tín

ngưỡng, phong tục…vừa là kinh nghiệm, vốn sống… từ đó giúp con người nhận thức mọi
mặt, dẫn tới chức năng giáo dục thẩm mỹ góp phần làm cho con người trở nên hoàn thiện.
II.TRUYỆN DÂN GIAN:
1. Định nghĩa và phân biệt các truyện dân gian:
Truyện dân gian là truyện do nhân dân sáng tác được lưu truyền bằng miệng từ đời
này sang đời khác, hình thức tồn tại là văn vần, văn xuôi. Gồm các loại:
+ Thần thoại
+ Truyền thuyết
+ Truyện cổ tích
+ Truyện cười
+ Truyện ngụ ngôn
Trong thực tế các loại này được tồn tại độc lập và riêng biệt nhưng nhiều khi có sự
pha trộn giữa các thể loại, trong các loại truyện có xen tục, câu đố.

18


a. Truyện thần thoại:
* Khái niệm: Thần thoại là loại truyện ra đời sớm nhất dùng để giải thích sự hình
thành thế giới tự nhiên về con người hoặc kể về sự tích các vị thần, nhân vật anh hùng, nhân
vật sáng tạo.
* Đặc điểm:
- Xuất phát tự quan điểm vạn vật đề có linh hồn để giải thích các hiện tượng tự
nhiên và con người đều có thần linh chế ngự, chi phối, cho nên nó chứa đựng yếu tố siêu
nhiên, hoang đường.
- Trên thực tế ở cuối giai đoạn có sự giao thoa giữa thần thoại và truyền thuyết. ví
dụ: Lạc Long Quân và Âu Cơ, nếu nậhn mạnh ở giai đoạn lịch ở giai đoạn lịch sử dựng nước,
giữ nước và những anh hùng lịch sử thì nó là truyền thuyết.
* Thể loại:
Thần thoại có 3 loại:

+ Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên.
+ Thần thoại về nguồn gốc dân tộc.
+ Thần thoại anh hùng sáng tạo văn học.
b. Truyền thuyết:
* Khái niệm: Truyền thuyết là truyện kể dân gian và lịch sử. Những truyện ấy
thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân và nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gởi gắm vào
đó cả về thái độ và cách đánh giá riêng vao lịch sử cũng như tâm tính và ước mơ của mình
đối với đất nước.
* Đặc điểm:
+ Nhân vật chính là nhân vật lịch sử.
+ Yếu tố cơ bản nhất của truyền thuyết là sự thật. Nhưng ít nhiều cũng chịu ảnh
hưởng của yếu tố siêu nhiên kì ảo, cho nên cũng mang tính chất lãng mạn.
c. Truyện ngụ ngôn: là hình thức truyện thể hiện kinh nghiệm sống và điều răn dạy
có tính chất triết lý về nhân sinh thế sự. Truyện ngụ ngôn thường gồm hai phần.
- Phần xác: bản thân câu chuyện.
- Phần hồn: Ý nghĩa, tư tưỏng.
2. Những giá trị cơ bản của truyện dân gian và mối liên hệ của nó với giáo dục
tiểu học:
a. Những giá trị cơ bản
- Giá trị nhận thức: Thể hiện việc nhận thức của cá nhân thông qua quá trình phát
triển cũng như cuộc sống sinh hoạt ở mỗi loại truyện.
- Giá trị giáo dục: Mỗi câu chuyện dân gian đều gắn với ý nghĩa xã hội và bài học luân
lý nhất định, ở trong đó là các chuẩn mực đạo đức và phi đạo đức được hình thành và thể hiện
đầy đủ nhất, tất cả đều hường tới cái thiện, cái tốt giúp con người sống đẹp hơn.
- Giá trị thẩm mĩ: qua truyện dân gian, các chuẩn mực về cái đẹp được hình thành, dựa
vào đó chúng ta có thể đánh giá thời kì đã qua của dân tộc để rồi sống xứng đáng trong hiện
tại.
b. Mối liên hệ giữa truyện dân gian với giáo dục Tiểu học:
- Truyện dân gian và việc giáo dục tiểu học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì
vậy, số lượng truyện dân gian được đưa vào tiểu học rất nhiều trong các phân môn: tập đọc,

tập viết, đạo đức, TNXH…vì cơ bản truyện dân gian đơn giản,cốt truyện không phức tạp, hệ
thống nhân vật ít, các vấn đề được trình bày một cách rõ ràng và đặc biệt chức năng giáo dục
ở truyện dân gian rất cao.
- Khi giảng dạy chúng ta cần kết hợp giữa nội dung các câu chuyện với những kiến
thức của hiện tại một cách hữu ích nhất. Ví dụ, khi dạy truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh gắn với lũ
lụt, gắn với thiên nhiên, gắn với phong tục tập quán của người Việt giúp HS có lượng kiến
19


thức phong phú. Khi dạy cổ tích Tấm Cám ta đề cập đến vấn đề luật pháp, gia đình, nếp sinh
hoạt đời thường để câu chuyện thêm phần ý nghĩa.
- Khi hướng dẫn HS phân tích bất kỳ truyện dân gian nào, ngoài phân tích nội dung
chính về nhân vật và sự việc chúng ta phải chỉ cho được các ý nghĩa xã hội và bài hộc đạo
đức của mỗi câu chuyện đó là gì.
III. CÁC THỂ LOẠi VĂN VẦN DÂN GIAN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG
GIÁO DỤC TIỂU HỌC:
1. Tục ngữ:
* Khái niệm: Là câu nói ngắn gọn, thường có vần diễn đạt một ý trọn vẹn, nội dung
truyền đạt ý, kinh nghiệm được ứng dụng trực tiếp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
* Đặc điểm:
- Rộng lớn về đề tài, phong phú về số lượng.
- Ngắn gọn, lời ít, ý nhiều.
- Tục ngữ thường có tính đa nghĩa và ứng dụ.
Ví dụ:
+ Nước chảy đá mòn  Có công mài sắt có ngày nên kim (Nghĩa: quy luật tự
nhiên: nước chảy lâu thì đá sẽ bị bào mòn, sắt mài riết rồi cũng mỏng -> tính kiên trì của con
người).
+ Rút dây động rừng (nghĩa gốc: bứt 1 sợi dây tạo sự đụng chạm trong rừng.
Nghĩa rộng: làm ảnh hưởng đến hệ thống liên đới).
+ Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn (có cách sống phù hợp với cuộc sống. Tròn trịa, dài

phức tạp).
+ Rau nào sâu nấy  Nồi nào úp vung nấy (cha nào con nấy: nói đến tính di
truyền, tính cân xứng, hàm nghĩa phê phán).
+ Môi hở răng lạnh  Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ (nói đến tính ruột thịt con
người).
+ Nồi da xáo thịt
+ Cốt nhục tương tàn (mất đoàn kết trong nội bộ).
- Sự hài hoà cân đối giàu âm thanh hình ảnh. Ví dụ: Tre già măng mọc, Nước chảy
đá mòn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
- Hai vế thường là câu ghép. Ví dụ: ăn chắc mặc bền.
* Tục ngữ có ảnh hưởng đối với việc giáo dục Tiểu học:
- Hết sức cần thiết quan trọng.
- Góp phần hìmh thành nhân cách đạo đức cho HS.
- Qua giảng dạy GV phải khai thác và biết liên hệ thực tế cho HS.
Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn.
+ Cách dạy: Phân tích : khi chúng ta uống nước chúng ta phải nhớ đến nguồn nơi
nước được chảy ra.
+ Liên hệ thực tế: với gia đình, xã hội (uống nước nhớ nguồn là sự cân đối với hai
vế của câu, nó liên hệ chặt chẽ với nhau) => Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu, cần
phải biết ơn với đấng sinh thành.
2. Câu đố:
* Định nghĩa: Là những câu nói vần vè mô tả sự vật hoặc một hiện tượng nào đó đố
một cách bóng gió nhằm đòi hỏi người ta đoán ra nó.
Nó vừa thể hiện cách nói của tục ngữ và ca dao và luôn dùng nghệ thuật ẩn dụ để
thử tài, kiểm tra sự hiểu biết của con người.
* Đặc điểm:
- Thường dấu tên sự vật hay hiện tượng được phản ánh.
- Thường dùng phương pháp ẩn dụ miêu tả đối tượng được phản ánh.
20



- Hình thức diễn đạt: Câu đố là câu ngắn gọn có vần.
- Phạm vi đề tài câu đố rất rộng.
- Câu đố thường gắn với sinh hoạt dân gian, có người đố, người giải đố.
* Giáo dục HS TH:
- Trong chương trình giáo dục TH khi dạy phần câu đố, GV cần chọn lựa kỹ càng
hệ thống câu đố cho gần gũi với các em.
- Trong quá trình giải làm sao phải phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, sau đó là
quá trình tư duy để giải đố.
3. Dân ca và ca dao:
* Khái niệm:
- Là những bài ca trữ tình được hình thành và phát triển qua lao động, trong sinh
hoạt dân gian. chiếm nhiều nhất là ca dao giao duyên và lao động sản xuất.
- Trong thực tế có riêng hẳn một mảng ca dao dành cho trẻ em gọi là đồng dao. Đó
là bài ca ngắn kết hợp với trò chơi dân gian.
* Đặc điểm:
- Ca cao dân ca thường có các đặc điểm sau:
+ Yếu tố trữ tình được đặt lên hàng đầu, cách gieo vần, câu đối là yếu tố nghệ thuật
được xem trọng. Ở mảng ca dao về xã hội, còn mang thêm bài học về lý luận đạo đức.
+ VD:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào…
(Một lời sám hối của người cha làm việc không chân chính, mong muốn con mình được
sống tốt đẹp hơn.)
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm…
(giá trị của hạt gạo và công việc lao động nặng nhọc, vất vả→ quí trọng hạt gạo và sức
lao động của con người)

* Giáo dục HS TH:
- Qua các bài ca dao đồng dao giáo dục HS yêu gia đình, yêu quê hương đất nước,
cái cơ bản là gợi lòng tự hào và cách hành động cho xứng đáng.
- Giúp HS có đời sống tinh thần phong phú đa dạng.
- Giúp HS biết cách sử dụng vốn từ ngữ của ca dao để có cách ăn nói khéo léo…
- Hình thành và phát triển thành những con người chân chính ở tương lai.
VD: Phân tích: “Trong đầm gì đẹp bằng sen…”
Phân tích: nói lên sự thanh cao, tinh khiết của hoa sen dù sống trong bùn lầy nhưng vẫn
giữ được cái rất riêng của hoa sen.
Nghĩa đen: Hoa sen là một loài hoa sống nơi bùn lầy, mặc dù vậy nhưng vẫn giữ được
vẻ đẹp thanh cao, thiêng liêng nhất.
Nghĩa bóng: trong cuộc sống mặc dù tiếp xúc với những người xấu nhưng vẫn không bị
ảnh hửởng nếu như mình có bản lĩnh vững vàng, kiên định.
Liên hệ thực tế:“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân”
 Giáo dục HS: Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất nhiều đến các em vì thế mặc dù tiếp
xúc với nó nhưng không nên để nó cám dỗ và lôi cuốn -> là cha mẹ cần phải chọn cho con cái
môi trường học tập và sinh hoạt tốt.
21


Chương II
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
A. ĐẶC ĐIỂM THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
PHÁT TRIỂN:
I. Giai đoạn từ thế kỷ X - XIX:
1. Từ X-XV:
a. Về lịch sử:
- Dân tộc VN vừa trải qua hơn ngàn năm đô hộ phong kiến Trung Quốc.
- Quyền lợi của nhân dân, của dân tộc là thống nhất được thể hiện qua các cuộc kháng

chiến đời Lý - Trần - Lê.
b. Văn học:
- Văn học viết VN ra đời.
- Đề được ghi bằng chữ Hán.
- Có các thể loại: thơ Đường luật, phú.
- Về văn xuôi: chiếu, biểu, ký, truyện.
- Các tác giả: chủ yếu vua, quan, tăng lữ, sư, nhà nho...
- Tất cả các sáng tác của giai đoạn này đều ảnh hưởng ngoại lai: Phật giáo, đạo giáo, nho
giáo.
(Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường hòa bình: nối kết mọi người lại với nhau. Phật giáo
trở thành quốc giáo vì nó vô thần, thường Phật giáo phục vụ cho chính trị. Nho giáo vào Việt
Nam bằng con đường chiến tranh).
- Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
+ Đời Lý Trần: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), mảng thơ thiền (các nhà sư: Không
lộ thiền sư, Mãn giác thiền sư), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo).
+ Đời nhà Lê: Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo), Lê Thánh Tông (Hội Tao đàn).
2. Giai đoạn từ thế kỷ XV - nửa đầu thế kỷ XVIII:
a. Về lịch sử:
Đất nước không còn giặc ngoại xâm nhưng tình hình trong nước hết sức rối ren: khủng
hoảng chính trị, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lợi với nhau, chiến tranh xảy ra
liên miên, đất nước bị chia cắt thành Đàng trong (Trịnh - Nguyễn) và Đàng ngoài (Lê - Mạc)
với sự trị của Trịnh Nguyễn Lê Mạc, chế độ phong kiến không còn là rường cột của quốc gia,
đi ngược lại với quyền lợi của quần chúng nhân dân, vì vậy các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ
ra liên tục, càng ngày họ càng muốn thay đổi chế độ chính trị làm cho nhân dân bớt khốn khổ.
Đến cuối giai đoạn, sự du nhập của Thiên chúa giáo đề rồi chữ quốc ngữ xuất hiện.
b. Về văn học:
- Nền văn học Nôm bắt đầu phát tiển đại diện. Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh
đó là sự phát triển của các thể loại mới: ngâm khúc, truyện thơ, truyện dài.
- Lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà nho thể hiện một thái độ, một tâm trạng bất mãn
về thời cuộc, đồng thời là sự hoài niệm về quá khứ, thích sống an nhàn, không phục vụ chế độ

phong kiến, tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dư.
3. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX:
a. Lịch sử:
- Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghiã của nghĩa quân Tây Sơn.
22


- Triều đại phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập với chế độ nặng nề hơn trước.
- Nước ta rơi vào hiểm họa xâm lăng của thực dân Pháp.
b. Văn học:
- Nền văn học phát triển rực rỡ, đạt nhiều thành tựu nhất. có 2 loại văn Nôm: bác học và
bình dân. Đây là giai đoạn văn học tập trung vào số phận con người, con người đã lên tiếng
đòi tự do, con người đã được bênh vực ở nhiều phương diện, ý thức cá nhân được trổi dậy.
- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia
Thiều, Hoàng Lê nhất thống chí (Lê gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân
Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ...
4. Giai đoạn 1/2sau TK XIX :
a. Về lịch sử:
- 31/06/1958, thực dân Pháp chính thức xâm lược.
- Nhân dân vùng lên đấu tranh nhưng thất bại.
- Vẫn là xã hội phong kiến nhưng chuyển sang thực dân nửa phong kiến.
b. Về văn học:
- Bắt đầu xuất hiện chữ quốc ngữ nhưgn chữ Hán Nôm vẫn thông dụng.
- Văn học tập trung vào 3 bộ phận chính:
+ Của những người trực tiếp kháng chiến.
+ Của những người bàng quang trước thời cuộc.
+ Của những người có quan hệ với thực dân Pháp.
- Nhưng nội dung lớn và xuyên suốt của thời kỳ này là chủ nghiã yêu nước chống ngoại
xâm, vì vậy mà mảng thơ văn yêu nước chống Pháp là một trong những nét chủ đạo của văn

học giai đoạn này.
- Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), Nguyễn Khuyến
với thơ trào phúng, thơ viết về nông thôn, Tú Xương với chất châm biếm trào phúng đặc sắc,
rõ nét.
II. Giai đoạn từ thế kỷ XX - 1945:
1. Những nét cơ bản:
- Một nền văn học đang trên đà hiện đại hóa, tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng đất
nước, chữ quốc ngữ xuất hiện, đến sự ra đời của báo chí, đó chính là điều kiện để phát triển
nền văn học hiện đại.
- Các thể loại mới được ra đời và phát triển mạnh. VD: thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết,
phóng sự, kịch nói...có cả phê bình văn học.
2. Đặc điểm:
- Trong quá trình phát triển, văn học giai đoạn này có thể được chia làm các giai đoạn sau:
+ 20 năm đầu, văn học được chia làm 2 bộ phận: văn học hợp pháp vá văn học bất hợp
pháp. Đáng ghi nhận là dòng văn thơ tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng với các phong trào yêu nước: Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, Đông Du.
+ Những năm 20 vẫn tiếp tục 2 bộ phận hợp pháp và không hợp pháp. Đây là giai đoạn
văn học cách mạng bắt đầu phát triển với sự góp mặt của Nguyễn Ái Quốc, bên cạnh đó văn
học cũng phát triển theo khuynh hướng nghệ thuật tiêu biểu: Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc
bay), đặc biệt là sự phát triển của truyện dài, tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh.
+ 30 -> CMT8/1945, đây là thời kỳ phát triển nhất của giai đọan này, cả số lượng và
chất lượng đều được đáp ứng với sự phát triển song song 3 dòng văn học: VH cách mạng, VH
nghệ thuật phê phán, VH lãng mạn. Thành tựu lớn nhất là đã góp phần làm cho Tiếng Việt trở
nên trong sáng và các tác phẩm đều đạt giá trị nghệ thuật cao.
III. Giai đoạn 1945 - 1975:
23


1. Về lịch sử:
- CMT8 thành công đã mở ra một giai đoạn mới cho đất nước, nó chấm dứt chế độ phong

kiến, mở ra giai đoạn mới độc lập, tự do tiến lên theo định hướng XHCN.
- Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, ta tiến hành công cuộc chống Pháp, chống Mĩ, diệt được
2 tên đầu sỏ là thực dân và đế quốc, đem lại sự thống nhất đất nước.
2. Về văn học:
- VH được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ chiến
đấu, đây là yêu cầu phù hợp với thời đại, bởi bản chất của văn học là tuyên truyền nhận thức
VH, từ đó nó tác động đến các tầng lớp nhân dân.
- Chính trị được nói với thơ văn sẽ hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn.
 Văn học giai đoạn này có 3 đặc điểm cơ bản:
+ Một nền VH huớng về đại chúng, trước hết là công - nông - binh. Đây chính là nhiệm
vụ của nề VHCM thực hiện đường lối văn nghệ nhân dân.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đây chính là một đặc trưng cơ bản của VH kháng chiến, VH giai đoạn này đã phản ánh
những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc mà nhân vật trung tâm là những con người anh hùng
nhân danh cộng đồng mà hành động, mà sống, vì vậy chất giọng ca ngợi là chủ đạo.
Bao trùm lên tất cả là tình đồng chí đồng bào, tình yêu tổ quốc và vì vậy khuynh hướng
sử thi là cách nó thể hiện thành những bài ca hay nhất.
30 năm chiến tranh là thời gian vô cùng gian khổ của dân tộc, người VN sống chủ yếu
bằng cảm hứng lãng mạn, tin tưởng ở ngày mai chiến thắng, đó là nguồn sức mạnh tinh thần
to lớn, giúp người VN vượt qua mọi khó khăn thử thách để:
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
( Tố Hữu)
B. VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC:
- VHVN được đưa vào chương trình tiểu học không phải là một môn riêng biệt mà được
đưa vào các môn TĐ, CT, HTL...
- Các tác phẩm được lựa chọn vào các chương trình Tiểu học là tác phẩm đặc sắc về nghệ
thuật và nôi dung với mục đích vừa học TV một cách vững chắc vừa có kiến thức VH, đặc
biệt cảm thụ VH từ ít đến nhiều.
- Các tác phẩm VHVN được lựa chọn thường đưa vào dưới dạng chủ đề và phù hợp với

từng lớp: lớp 1->2 bài ngắn, lớp 3-4-5 bài dài và phức tạp hơn.
- Mỗi chủ đề thường học từ 1 -> nhiều tuần theo nguyên tắc xen kẽ giữa các giai đoạn,
trong đó có cả VH nước ngoài ngoài, VHVN.
- Hiện nay trong hệ thống sách TV ở Tiểu học, các tác phẩm VHVN đưa vào gồm: VHDG,
VHTĐ, VHHĐ. Trong đó đặc biệt là VHDG được đưa vào nhiều.
- Muốn dạy tốt phần VHVN trong chương trình Tiểu học, GV phải có năng lực cảm thụ
VH, đồng thời phải nắm chắc nội dung và nghệ thuật của nó để hướng dẫn các em tốt hơn.

24


C. MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU ĐƯỢC DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU
HỌC:
NGÀY XUÂN
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM:
1. Tác giả:
- Nguyễn Du(1766-1820) sinh ra trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan ở làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thời niên thiếu sống trong nhung lụa, lớn lên gặp
gia biến phải chịu cảnh 10 năm gió bụi, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.
- Ông từng ra làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
- Để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ bao gồm những tác phẩm bằng chữ Hán và chữ
nôm, đặc sắc nhất là Truyện Kiều.
2. Tác phẩm:
- Truyện Kiều là một truyện thơ nôm gồm 3254 câu thơ lục bát, được làm vào khoảng
năm 1813. Viết về cuộc đời Thuý Kiều, một người con gái tài sắc nhưng gặp nhiều bất hạnh
trong cuộc sống.
- Đoạn trích Ngày xuân được trích từ phần thứ nhất Gặp gỡ và đính ước, từ câu 39 đến
câu 48.
Nội dung là miêu tả cảnh đẹp mùa xuân và lễ hội mùa xuân.

II. PHÂN TÍCH:
1. Bốn câu thơ đầu:
- Hình ảnh chim én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi nói đến sự
chuyển động nhanh chóng của thời gian, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc.
- Mùa xuân được hiện ra đơn sơ mà lộng lẫy qua một vài nét chấm phá: cỏ xanh non tơ
tới tận chân trời, vài bông hoa lê nở trắng muốt tràn đầy sức sống( phân tích từ rợn, cỏ non ).
* Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả miêu tả vừa đẹp vừa tràn đấy sức sống qua
bút pháp chấm phá của hội hoạ phương Đông
2. Sáu câu thơ sau:
- Mùa xuân còn được tô điểm thêm bởi sự góp mặt của các lễ, tiết: Thanh minh, Tảo
mộ, Đạp thanh. Đó chính là những nét đẹp tinh thần của đời sống con người.
- Tất cả đều có một điểm chung là đông vui, nhộn nhịp, tấp nập( phân tích những hình
ảnh: yến anh, dập dìu, tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm).
- Trên nền các lễ, tiết ấy là sự xuất hiện của chị em Thuý Kiều với sự chuẩn bị kỹ càng,
gây sự chú ý cho nhiều người, làm cho ngày hội thêm hương thêm sắc.
* Bức tranh hội xuân được mô tả một cách náo nhiệt, sống động và tràn đầy niềm vui.
III. Tổng kết:
- Với bút pháp miêu tả tài tình, với cách sử dụng từ ngữ đắt và hay Nguyễn Du đã miêu
tả được cái thần sắc của cảnh vật và con người lúc vào xuân: đẹp, tràn đầy sức sống, đông vui
và tấp nập./.

CÔN SƠN CA
(Nguyễn Trãi)
I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM:
- Là người có tấm lòng yêu nước nhiệt thành, cà cuộc đời tận trung với nước.
- Sống thanh sạch, không màng danh lợi, phú quí. Cuối đời gặp oan khuất, phải chịu án
chu di tam tộc.
- Sáng tác của NT gồm các tác phẩm sau:
25



×