Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Câu hỏi thi vấn đáp môn pháp luật kinh doanh quốc tế có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.29 KB, 34 trang )

GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP
MÔN: PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Câu 1.Thế nào là luật kinh doanh quốc tế? Yếu tố nước ngoài trong hoạt
động KDQT?
Luật kinh doanh quốc tế là: pháp luật kinh doanh quốc tế là tổng hợp các nguyên
tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc
tế
TMQT hay Kinh doanh quốc tế = Hoạt động thương mại + Yếu tố nước ngoài
Hoạt động thương mại K1-Điều 3 LTM 2005 bao gồm việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi
Yếu tố nước ngoài trong hoạt động KDQT: Theo Điều 758 – BLDS 2005
o Chủ thể tham gia là người nước ngoài
o Khách thể ở nước ngoài
o Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài
Câu 2/3/8/9/10/11. Nêu tên các hệ thống PL chính trên thế giới theo sự phân
loại của Toà án Quốc tế Liên hiệp quốc.


Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ( Common Law)



Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law)



Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)



Hệ thống pháp luật Ấn độ (Indian Law)





Hệ thống pháp luật Trung Quốc (Chinese Law)



Hệ thống pháp luật XHCN (Law inspined by communism)

2.1 Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Anglo – Saxon; Common Law - Luật án lệ):
2.1.1 Khái niệm
Là hệ thống pháp luật hình thành ở Anh, sau đó là ở Hoa Kỳ và các nước thuộc
địa của Anh, Mỹ.
Chủ yếu là pháp luật bất thành văn
2.1.2 Đặc điểm:


-

Án lệ trở thành nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật này

-

Tòa án có quyền làm ra luật

-

Luật công bình

-


Tranh tụng bằng lời công khai tại phiên toà.

-

Vai trò của luật sư là quan trọng

2.2 Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law):
2.2.1. Khái niệm:
-

Là hệ thống pháp luật hình thành lần đầu tiên ở La Mã cổ đại, sau này phát triển ở
Pháp và các nước TBCN ở lục địa Châu Âu.

-

Là luật thành văn, được xây dựng trong các văn bản luật.

2.2.2 Đặc điểm:
-

Không coi trọng án lệ

-

Hệ thống pháp luật được hệ thống hoá và pháp điển hoá

-

Gắn liền với tố tụng thẩm vấn.


2.3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law):
2.3.1. Khái niệm:
-

Là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước Hồi giáo, chịu nhiều ảnh hưởng của
tôn giáo.

2.3.2. Đặc điểm:
Pháp luật của các nước Hồi giáo gồm 2 hệ thống:
+ Hệ thống pháp luật của đạo hồi: chỉ áp dụng cho những người theo đạo Hồi
+ Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành: có tác dụng đối với mọi công dân trong
xã hội, thường quy định về các vấn đề tài sản.
Sự cải cách của pháp luật Hồi giáo trong thế giới hiện đại
+ Phương Tây hoá pháp luật
+ Pháp điển hoá pháp luật
+ Loại bỏ dần các quy định lạc hậu và tiếp nhận tinh hoa của hệ thống pháp luật khác.
=> Do vậy xuất hiện hệ thống pháp luật hoà trộn: Istatute Civil Law, Istatute Common
Law, Istatute Socialist Law


2.4. Hệ thống pháp luật Ấn Độ (Indian Law):
2.4.1. Khái niệm:
-

Là hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ, mang màu sắc tôn giáo.

2.4.2. Đặc điểm
-


Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tư tưởng tôn giáo như: đạo Hindu, đạo Hồi, đạo
Phật

-

Luật tục vẫn chiếm một vị trí quan trọng, có hiệu lực pháp lý rất cao và sâu rộng.

-

Cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh về án lệ và pháp điển hoá luật
pháp.

2.5. Hệ thống pháp luật Trung Quốc (Chinesse law):
2.5.1 Khái niệm:
-

Là hệ thống pháp luật của Trung Quốc.

2.5.2 Đặc điểm:
-

Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giáo lý đạo Khổng (Nho giáo)

-

Chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc của hệ thống pháp luật XHCN

-

Pháp luật Trung Quốc có nguồn chủ yếu là những quy chế và quy định luật định

hơn là luật án lệ.

2.6. Hệ thống pháp luật XHCN (Law inspined by Communism)
2.6.1. Khái niệm:
-

Khởi đầu từ Cách mạng tháng 10 Nga

-

Xây dựng một bộ khung khái niệm cho hệ thống pháp luật của các nước XHCN

-

Hầu như không còn tồn tại, nhưng một số tư tưởng của hệ thống pháp luật này
vẫn còn ảnh hưởng đến các nước Đông Âu, Liên Xô và một số nước khác

2.6.2 Đặc điểm:
-

Mang bản chất vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, mang tính nhân đạo sâu
sắc, quy định rộng rãi các quyền tự do dân chủ cho công dân và bảo đảm thực
hiện các quyền đó.


-

Tiếp thu những hạt nhân hợp lý của các hệ thống pháp luật Common Law và Civil
Law.


-

Không công nhận luật tục, án lệ là những nguồn của pháp luật.

-

Pháp luật được pháp điển hoá thành các bộ luật, được chia thành các ngành luật
khác nhau

-

Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng.
Câu 13: Khái niệm và đặt điểm của hợp đồng dân sự

 Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
 Đặc điểm:
o Là một hành vi hợp pháp của chủ thể
o Là sự thỏa thuận có ý chí
o Là một hành vi hợp pháp nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước.
Câu 14: Thế nào là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ? Nêu ví dụ.
Phân loại dựa vào phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; hay
nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa
vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối
lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng thuê nhà
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; Điều này có nghĩa
là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền
gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không

phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản)
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản
Câu 15: Thế nào là hợp đồng có đền bù và hợp đồng không đền bù? Nêu vd.
Phân loại dựa trên tính chất đền bù của hợp đồng


1. Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho
bên kia một lợi ích, hay công việc nhất định sẽ nhận lại được từ bên kia một lợi ích tương
ứng. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, nhất thiết hai bên đều phải nhận được
(được hưởng) lợi ích vật chất thì mới được coi là đền bù tương ứng. Bởi trong cuộc sống,
nhu cầu của con người là rất đa dạng, phong phú, cho nên các bên tham gia hợp đồng có
thể thoả thuận giao kết những hợp đồng mà một bên sẽ được hưởng lợi ích vật chất, còn
bên kia sẽ được hưởng lợi ích tinh thần.
Ví dụ: Hợp đồng cho vay tài sản, cụ thể A cho B 1 khoảng tiền và B phải thực
hiện việc trả lãi theo như thỏa thuận
2. Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà một bên thực hiện cho bên kia một
lợi ích mà không nhận lại từ bên kia một lợi ích nào.
Ví dụ: hợp đồng tặng cho không kèm theo bất cứ một điều kiện nào.
Trong cuộc sống thường nhất, không phải trong mọi trường hợp các chủ thể đều
sử dụng hợp đồng như một phương tiện để trao đổi những lợi ích nhất định, mà đôi khi
các chủ thể còn sử dụng hợp đồng làm phương tiện để giúp đỡ lẫn nhau, hay nói khác đi,
việc các chủ thể giao kết hợp đồng dựa trên cơ sở tình cảm, tinh thần tương thân tương ái,
giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Tiền đề của hợp đồng không có đền bù, do
đó là mối quan hệ sẵn có giữa các chủ thể chứ không phải là các lợi ích như trong hợp
đồng có đền bù; hay nói khác đi sự chi phối của yếu tố tình cảm đã vượt lên trên tính chất
của quy luật giá trị.
Câu 16: Thế nào là Hợp đồng ước hẹn và Hợp đồng thực tế? Nêu ví dụ.
Phân loại dựa vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý.
1. Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ
phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

Ví dụ: hợp đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp
đồng cầm cố tài sản.
2.Hợp đồng ước hẹn là hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết. Đây là những
hợp đồng mà theo quy của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau
khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong việc


thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam
kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát sinh.
Ví dụ: trong hợp đồng mua bán tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do
các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận;
bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các
bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài
sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải
báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
Câu 17: Thế nào là Hợp đồng chính và Hợp đồng phụ? Nêu ví dụ.
Phân loại dựa vào sự phụ thuộc lần nhau giữa các hợp đồng
1. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thi
đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ
thời điểm giao kết.
2.Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu muốn có hiệu lực khi có 2 điều kiện sau: thứ
nhất, phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng
như hình thức của hợp đồng,…; thứ hai, hợp đồng chính có hiệu lực.
Câu 19: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
-

Chủ thể của hợp đồng phải có năng lực giao kết hợp đồng


-

Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội

-

Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

-

Đối tượng của hợp đồng phải thực hiện được

-

Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường
hợp pháp luật có quy định

-

Nếu hợp đồng ký kết không đáp ứng một trong các điều kiện trên thì bị coi là vô
hiệu.


Câu 20: Thế nào là hợp đồng vô hiệu. Nêu các loại hợp đồng vô hiệu.
1.Hợp đồng vô hiệu: Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng theo luật không làm phát sinh
những hậu quả pháp lý mà các bên đương sự mong muốn.
2. Các loại hợp đồng vô hiệu:



Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối – Hợp đồng vô hiệu tương đối



Hợp đồng vô hiệu toàn phần - Hợp đồng vô hiệu từng phần
Câu 21: Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu:

1. Đối với chủ thể tham gia hợp đồng: (Đ137 - BLDS 2005)
-

Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời
điểm xác lập.

-

Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận

-

Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

2. Đối với bên thứ ba: (Đ138 - BLDS 2005)
a) Nếu TS là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu vẫn có hiệu lực, trừ:
-

Người thứ 3 được tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù

-


TS bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu

b) Nếu TS là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu  không có hiệu
lực, trừ:
-

Người thứ 3 nhận được thông qua bán đấu giá

-

Hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định là chủ SH, nhưng sau đó
bản án, QĐ bị hủy.
Câu 22: Các hình thức ký kết hợp đồng? Thế nào là đề nghị giao kết HĐ và

chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
1. Các hình thức ký kết hợp đồng:
-

Ký trực tiếp

-

Ký gián tiếp

2. Đề nghị giao kết HĐ: Đề nghị giao kết (chào hàng, đặt hàng)


-

Là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao

kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định.

[Liên quan]
a) Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là:
-

Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (nếu là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề
nghị (nếu là pháp nhân)

-

Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị

-

Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức
khác.

-

Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình trong 1 thời gian nhất
định.

b) Người đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, nếu:
-

Bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc
cùng thời điểm nhận được đề nghị

-


Bên đề nghị đã nêu rõ trong đề nghị điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị

c) Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi:
-

Không trả lời trong thời hạn

-

Trả lời không chấp nhận hoặc trả lời chậm

-

Trả lời chấp nhận trong thời hạn nhưng lại sửa đổi, bổ sung đề nghị.

-

Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực

-

Theo thỏa thuận chấm dứt trong thời hạn trả lời.]

3. Chấp nhận giao kết hợp đồng:
-

Là sự đồng ý ký kết hợp đồng (trong thời hạn trả lời và chấp nhận phải vô điều
kiện)


-

Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng:

-

Trong thời gian thỏa thuận.

-

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, thì phải trả lời ngay.

[Liên Quan]


4. Thời điểm hợp đồng được giao kết (Đ404, BLDS)
-

Khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết

-

Khi hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im
lặng là đồng ý.

-

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên có thoả thuận về
nội dung của hợp đồng


-

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản.

5. Hợp đồng có hiệu lực
-

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Câu 23: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
a) Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao

tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
b) Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp)
dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia
(sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế
chấp
c) Ðặt cọc: Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí
quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để
bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn
bản.
d) Ký cược: Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê
một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký
cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
đ) Ký quỹ: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí,
đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.



e) Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa
thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
g) Tín chấp: Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho
cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác
để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
Câu 24: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Khái niệm và yếu tố cấu thành
1. Khái niệm:
 Theo điều 25, Công ước Viên, có khái niệm về: Vi phạm cơ bản hợp đồng:
Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó
làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất
cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu
được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ
cũng ở vào hoàn cảnh tương tự
 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: là một loại trách nhiệm dân sự áp dụng đối
với người có hành vi vi phạm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp
đồng, buột người này phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
2. Yếu tố cấu thành:
-

Có hành vi trái pháp luật của bên vi phạm

-

Có thiệt hại xảy ra trong thực tế


-

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra

-

Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự
Câu 25: Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

-

Buộc phải thưc hiện hợp đồng

-

Bồi thường thiệt hại

-

Phạt ngưng hợp đồng


-

Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ
Câu 30. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì thuộc loại điều ước quốc tế

về thương mại đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động ngoại
thương nói chung, và mua bán xuất nhập khẩu, mua bán quốc tế nói riêng. Loại điều ước

này chỉ điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh
các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng mua bán
quốc tế. Bao gồm các hiệp định thương mại song phương, đa phương, khu vực hoặc toàn
cầu. Hiệp định thương mại VN-HK là một điều ước song phương mà 2 nước kí kết đưa ra
các nguyên tắc MFN, NT, có đi có lại…trong thương mại.
Câu 31. Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về mua bán quốc tế hàng
hóa là điều ước trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và
trách nhiệm của bên bán và bên mua trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Loại điều ước này đóng vai trò quan trọng vì giúp các bên có thể giải
quyết được tranh chấp cụ thể đã phát sinh từ hợp đồng kí kết. Công ước Viên quy định
các thủ tục kí kết hợp đồng mua bán, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng…
Câu 32. Phát biểu : Vì Hoa Kì và Trung Quốc đã là thành viên của Công ước
Viên 1980 nên công ước này đương nhiên trở thành nguồn luật áp dụng đối với các
hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân hai nước, các bên không có sự lựa
chọn nào khác.
SAI. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế (international private law), trong
mua bán quốc tế, các bên đương sự hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận chọn nguồn luật
áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về
thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế hay các án lệ (tiền lệ xét xử). Công ước
Viên là một loại điều ước quốc tế có tính tham khảo, không có tính bắt buộc, có thể được
áp dụng trong các trường hợp sau:


Khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên của CISG




Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của các nước

thành viên CISG



Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình



Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng

Cũng theo Điều 6 Công ước Viên: các bên có thể loại bỏ việc áp dụng công ước này hoặc
với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước
hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản.
Câu 33.
Câu 34. Điểm khác nhau cơ bản giữa tập quán quốc tế và 2 nguồn luật “điều ước
quốc tế và luật quốc gia”:
Câu 35. Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sử dụng EXK
(Incoterms 2000) làm điều kiện cơ sở giao hàng, các bên có thể thỏa thuận rằng
nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng thuộc về người bán được hay
không? Giải thích?
Được. Vì khi áp dụng Incoterms có các nguyên tắc sau đây:
- Incoterm không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể hợp đồng mua bán quốc tế. Nó
chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng, do vậy, nó chỉ được áp dụng khi không có quy đinh
cụ thể của hợp đồng về một vấn đề nào đó.
- Vì Incoterm chỉ có giá trị tùy ý cho nên ngay cả khi hợp đồng đã có sự dẫn chiếu đến
Incoterms, các bên vẫn có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi một số nội dung cụ thể
trong Incoterms đó.
Câu 36: Từ góc độ pháp lý, hãy nêu sự khác biệt giữa hai trường hợp xảy ra
trong mua bán quốc tế: di chuyển rủi ro đối với hàng hóa và di chuyển quyền sở
hữu giữa người bán và người mua.

Điều 67 của CISG, chứng từ liên quan đến việc sở hữu hàng hóa của bên bán
không ảnh hưởng đến việc chuyển giao rủi ro, tức là việc chuyển giao quyền sở hữu và
chuyển giao rủi ro không nhất thiết phải diễn ra cùng thời điểm.


Thời điểm chuyển giao rủi ro được hiểu là thời điểm phía bên nào phải chịu trách
nhiệm đối với hàng hóa đã mua hoặc bán( ký trong hợp đồng) khi hàng hóa bị mất mát
hoặc hư hỏng .Được qui định ở điều 57, 58, 59, 60, 61 luật thương mại Việt Nam trong
các trường hợp có địa điểm giao hàng xác định, không có địa điểm giao hàng xác định,
giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển, Trong
trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển và các trường hợp khác.
Điều 62 của Luật thương mại Việt nam: “ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng
hóa: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền
sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao. Theo giải thích của ICC thì một bên gọi là đã nắm được quyền sở hữu hàng
hóa khi bên đó, hoặc là trực tiếp hay gián tiếp, đã có được trong tay mình các loại chứng
từ thể hiện quyền định đoạt hàng hóa.
Câu 37: Khi áp dụng tập quán quốc tế về thương mại để điều chỉnh hợp đồng
mua bán quốc tế, tại sao cần kết hợp với các nguồn luật khác, không nên áp dụng
tập quán một cách riêng lẻ?
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng , đối tượng của incoterms là hàng hóa hữu hình,
không điều chỉnh những hợp đồng mua bán có đối tượng là hàng hóa vô hình( ví dụ như
phần mềm máy tính)
Thứ hai, Incoterms không điều chỉnh mọi vấn đề, nó chỉ điều chỉnh một số vấn đề
như nghĩa vụ người bán và người mua, phương tiện chuyên chở, bảo hiểm, nó không điều
chỉnh vấn đề về chuyển giao quyền sở hữu, vi phạm hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng trong mua bán hàng hóa quốc tế. Những vấn đề này do các bên qui định
trong hợp đồng hoặc do luật áp dụng cho hợp đồng qui định.
Câu 38: Tại sao các bên nên thỏa thuận về nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế ngay từ lúc đàm phán và kí kết hợp đồng?

Lí do: trong mua bán quốc tế, các bên hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận lựa
chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình, các bên có thể nghiên cứu các
nguồn luật áp dụng và thỏa thuận nguồn luật thích hợp nhất và có lợi nhất cho mình.


Nếu không có thỏa thuận nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ngay từ lúc kí kết thì
lúc có tranh chấp xảy ra, rất khó có thể có sự nhất trí trong việc lựa chọn luật áp dụng.
Câu 39. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về
mua bán quốc tế:
- Do các bên không thỏa thuận, lựa chọn kĩ càng nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế ngay từ lúc đàm phán và kí kết hợp đồng;
- Do hợp đồng mang tính chất quốc tế cho nên cùng một lúc nó có thể phải áp
dụng luật của nhiều nước khác nhau từ đó phát sinh vấn đề xung đột pháp luật.
Câu 40. Điều kiện hiệu lực của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Theo silde của cô Diệp Hạnh:
- Chủ thể phải có năng lực giao kết hợp đồng;
- Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải hợp pháp;
- Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải hợp pháp;
- Đối tượng (hàng hóa) mua bán theo hợp đồng phải hợp pháp;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo
quy định của pháp luật.
* Mở rộng: Điều 81 Luật Thương mại năm 2005: Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua
bán hàng hoá giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước
ngoài.
Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có hiệu lực khi có đủ
các điều kiện sau đây:
1/ Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
+ Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ
theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
+ Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp

với nước ngoài;
2/ Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật
của nước bên mua và nước bên bán;


3/ Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải có các nội dung chủ
yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá quy định tại Điều 50 của Luật này;
4/ Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.
Câu 41. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những hàng hóa được xem
là đối tượng hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là:
Điều 5 và Điều 48 Luật Thương mại năm 2005: Đối tượng của mua bán hàng hóa
là hàng hóa bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng,
các động sản khác được phép lưu thông trên thị trường; nhà ở dùng để kinh doanh dưới
hình thức cho thuê, mua, bán.
Câu 42. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền thay
mặt doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là:
Điều 83 Luật Thương mại năm 2005:
1/ Người đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận uỷ nhiệm của một thương
nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của
thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
2/ Người được đại diện là thương nhân uỷ nhiệm cho thương nhân khác làm người đại
diện cho mình.
3/ Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho chính mình thì
áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.
Câu 43. Sự khác biệt cơ bản về quy định điều kiện được xem là chấp nhận vô
điều kiện một đơn chào hàng giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980:
- Theo Điều 396 Luật Dân sự, Chấp nhận chào hàng là phải chấp nhận toàn bộ nội
dung chào hàng, nếu sửa đổi dù chỉ là 1 chút thôi thì sẽ cấu thành 1 chào hàng mới.
- Theo Điều 19 khoản 2 Công ước Viên 1980, chấp nhận chào hàng nếu sửa đổi,
bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng thì vẫn được coi là

chấp nhận chào hàng.


Câu 45: Tại sao thông tin về tên hàng cần phải được thống nhất giữa các
chứng từ khác nhau trong cùng một bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu?
Một mặt hàng thường có rất nhiều tên nên thông tin về tên hàng cần phải được
thống nhất giữa các chứng từ khác nhau trong cùng một bộ chứng từ thanh toán xuất
nhập khẩu để dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại.Đồng thời giúp các bên
tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này . Và nếu ghi tên hàng trong
chứng từ không phù hợp với L/C thì sẽ không được nhận tiền hoặc hàng.
Câu 46: Người ta thường dùng mẫu hàng ( sample) trong mua bán quốc tế
đối với những mặt hàng có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh họa.
Người ta dùng mẫu hàng cho những mặt hàng khó miêu tả, có sự tinh xảo và
những cho hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu chuẩn.Có thể mẫu do
người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản xuất một mẫu đối và ký kết
hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì có khả năng mẫu đối khác xa với mẫu do người mua
đưa. Ví dụ: hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo , giày dép
Câu 47: Nêu những trường hợp người bán bắt buộc phải tổ chức kiểm tra
phẩm chất hàng hóa tại địa điểm ở nước xuất khẩu trước khi giao hàng cho người
chuyên chở.
Trường hợp 1: khi trong hợp đồng có qui định hàng hóa phải được kiểm tra ở
nước xuất khẩu.
TH2: Trong L/C có qui định và yêu cầu.
TH3: Theo luật của người xuất khẩu hoặc nhập khẩu có qui định.
Câu 48: Hãy nêu những trường hợp người mua bắt buộc phải tổ chức giám
định phẩm chất hàng hóa tại địa điểm nước nhập khẩu sau khi nhận hàng từ người
chuyên chở.
Người mua bắt buộc tổ chức giám định chỉ trong trường hợp duy nhất là luật của
người nước nhập khẩu có qui định



Câu 49: Về mặt pháp lí , giấy chứng nhận phẩm chất có tính quyết định được
lập ra ở cảng đi rang buộc tuyệt đối người mua và người mua không bác lại được.
Đúng hay sai. Giải thích.
Sai. Trong một số trường hợp người mua vẫn có thể bác lại được:
- Nội dung của giấy CNKTPC không rõ rang
- Người mua chứng minh được người bán lừa dối
- Người mua chứng minh được cơ quan kiểm tra phẩm chất có sơ suất trong quá trình
kiểm tra và lập giấy CNKTPC.
Chỉ ràng buộc tuyệt đối trong trường hợp : biên bản đối tịch do 2 bên cùng kí,
biên bản giám định do cơ quan tòa án, trọng tài quyết định.
Câu 51: Thế nào là lỗi suy đoán trong mua bán hàng hóa quốc tế?
1.Tại cảng bốc hàng
- NCC (Người chuyên chở) cấp vận đơn Suy đoán NCC chịu trách nhiệm về những
sạch

hư hỏng, tổn thất rõ rệt bên ngoài
đến khi hàng được dỡ xong tại

- NCC ghi bảo lưu trên B/L

cảng đến
Suy đoán NCC được miễn trách do các

nguyên nhân trên được bảo
2. Tại cảng dở hàng, nếu sau khi nhận hàng
- Người nhận không có thông báo bằng Suy đoán NCC được miễn trách
văn bản về tổn thất của hàng hóa
- Người nhận có thông báo về tổn thất


Suy đoán NCC phải chịu trách nhiệm

Câu 53: Phát biểu sau đây đúng hay sai: việc áp dụng chế tài phạt vi phạm
hợp đồng theo LTMVN 2005 không phụ thuộc vào việc có thiệt hai thực tế xảy ra
hay không? Cho ví dụ minh họa.
Đúng, Vì:
Theo điều 300.Phạt vi phạm (LTMVN 2005) thì Phạt vi phạm là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp
đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại điều 294 của luật
này


Trong khi đó thì khoản 12 điều 3 LTMVN có nêu rằng: Vi phạm hợp đồng là một
bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo
thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này.
Như vậy, bên bị vi phạm có thể phạt vi phạm hợp đồng nếu như bên này không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoăc thực hiện không đúng nghĩa vụ, điều này không
nhất thiết phải gây ra thiệt hại thực tế
Ví dụ: Điều khoản về giao hàng, B phải giao hàng cho A vào ngày 20/10. Và A đã
ký kết một hợp đồng bán lại lô hàng nay cho C và giao hàng vào ngày 20/11. Tuy nhiên
B giao hàng cho A vào ngày 23/10, trể so với hợp đồng 3 ngày thì A có thể yêu cầu phạt
vị phạm hợp đồng đối với B mặc dù vẫn chưa có thiệt hại gì với A, không ảnh hưởng tới
lô hàng mà A đã ký kết giao cho C.
Câu 54: Hãy phân biệt chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài hủy bỏ
một phần hợp đồng theo LTMVN 2005.
 Về khái niệm:
o Đình chỉ thực hiện hơp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng.
o Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng
 Về hậu quả pháp lý:

o Khi đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên
nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng
o Hủy bỏ một phần hợp đồng thì phần bị hủy sẽ không còn hiệu lực, tuy nhiên các
phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực
Câu 55: Hãy nêu sự khác biệt cơ bản về quy định điều kiện được xem là
hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng giữa LTM VN 2005 và CISG 1980.
Điều 3, khoản 13 LTMVN 2005: Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một
bên gây ra thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của
việc giao kết hợp đồng.


Điều 25 CISG 1980: Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm ơ
bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất
đi cái quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu
quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào
hoàn cảnh tương tự
Điểm khác nhau cơ bản
Trong khi LTM định nghĩa vi phạm cơ bản hợp đồng khiến cho người bị vi phạm
đến mức không đạt được mục đích của hợp đồng thì trong công ước Viên chỉ là ‘trong
một chừng mực đáng kể bị mất đi cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng’
Ở CISG 1980 cũng chỉ ra trường hợp tình huống mà theo đó không được xem là
vi phạm cơ bản hợp đồng: trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một
người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh
tương tự.
Câu 56. Nêu các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ?
-

Điều ước quốc tế:



Công ước Brucxen 1924 hay Quy tắc Hague (Công ước quốc tế để thống nhất một
số quy tắc về vận đơn đường biển): được kí ngày 25/8/1924 tại Brucxen-Bỉ, gồm
các điều khoản về nội dung của vận đơn đường biển, về nghĩa vụ và trách nhiệm
của người chuyên chở, có căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở, nghĩa
vụ thông báo tổn thất hàng hóa của người nhận hàng, giới hạn trách nhiệm bồi
thường…
Phạm vi áp dụng:
• Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển dưới hình thức vận đơn



đường biển hoặc một văn kiện tương tự.
• Áp dụng cho những vận đơn được phát hành theo một hợp đồng thuê tàu.
Quy tắc Visby (Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy
tắc về vận đơn đường biển): sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Công ước
Brucxen 1924 về thời hiệu khởi kiện, giới hạn bồi thường và đồng tiền bồi thường



về phạm vi áp dụng công ước (đồng SDR thay thế cho đồng phơ-răng Pháp).
Quy tắc Hamburg (Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển):
• Có hiệu lực năm 1992




So với Công ước Bruxen 1924, trong quy tắc Hamburg 1978, khái niệm
hàng hóa được mở rộng (cả hàng tươi sống), nghĩa vụ và trách nhiệm

chuyên chở được quy định tăng lên, căn cứ miễn trách nhiệm cho người
chuyên chở giảm đi…(Vì lí do này nên cho đến nay có rất ít nước phê



chuẩn Quy tắc này).
Phạm vi áp dụng:
 Cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng quy định trong hợp đồng nằm ở một
nước thành viên
 Một trong các cảng dỡ hàng thực tế nằm ở một nước thành viên
 Vận đơn phát hành ở một nước thành viên hoặc trong đó công nhận
Công ước là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng

-

Luật quốc gia
• Luật quốc gia của nước nào được áp dụng do vận đơn quy định.
• Áp dụng ngành luật có liên quan, tức luật chuyên ngành
• Cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các quy định của nó.

-

Tập quán hàng hải: được áp dụng với tư cách là nguồn luật để giải quyết các tranh

chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khi vận đơn đường
biển cũng như luật do vận đơn này chỉ ra, không điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ
nội dung tranh chấp.
Câu 57. Phân biệt lỗi hàng vận [Nautical fault] và lỗi thương mại
[Commercial fault]. Cho ví dụ.
Lỗi hàng vận: lỗi liên quan đến việc điều khiển, quản trị tàu (của thuyền trưởng,

hoa tiêu hay người giúp việc cho người chuyên chở) trong suốt hành trình hàng di
chuyển. Điều 4 công ước Brucxen 1924 quy định người chuyên chở được miễn trách
nhiệm đối với lỗi hàng vận. Ví dụ: sai sót trong việc quay tàu ở cảng làm va vào tàu khác,
sơ suất trong việc lái tàu ở cảng làm cho tàu mắc cạn gây hư hỏng hàng.
Lỗi thương mại: lỗi liên quan đến việc bảo quản, chăm sóc hàng hóa trong suốt
quá trình chuyên chở. Vi phạm lỗi thương mại thì không được miễn trách. Ví dụ: tàu chở
hàng thực phẩm đông lạnh nhưng không được trang bị kho lạnh chứa hàng, dẫn đến hàng
bị hư hỏng.
Câu 58. Trách nhiệm của người chuyên chở khi hàng bị tổn thất do nước
mưa trong các tình huống:


1. Tàu không có phương tiện che mưa: do người chuyên chở không cần mẫn, hợp lí;
không được miễn trách.
2. Tàu có phương tiện che mưa, nhưng không được người chuyên chở che chắn: đây là
lỗi thương mại của người chuyên chở (lỗi người chuyên chở không chăm sóc tốt hàng
hóa), do vậy người chuyên chở không được miễn trách.
3. Tàu có phương tiện che mưa, người chuyên chở có che chắn một phần, nhưng phần
hàng nằm ở cầu cảng bị ướt: chia làm 2 trường hợp sau
- Theo Công ước Lahayer- Visby: trách nhiệm của người chuyên chở từ cẩu đến
cẩu, nên người chuyên chở được miễn trách.
- Theo Công ước Hamburg: trách nhiệm của người chuyên chở xác định từ khi
nhận đến khi giao hàng, nên người cc không được miễn trách.
Câu 59: Nghĩa vụ người bán theo công ước Brussels 1924
1.Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn thích
đáng để:
a. Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;
b. Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu;
c. Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận khác
của con tàu dùng vào chuyên chở hàng hóa, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận,

chuyên chở và bảo quản hàng hóa.
2. Trừ những quy định của Điều 4, người chuyên chở phải tiến hành một cách
thích hợp và cẩn thận việc xếp chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ
những hàng hóa được chuyên chở.
3. Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hóa, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng
hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ, theo yêu cầu của người gửi hàng, cấp cho họ một
vận đơn đường biển.
Câu 60: So sánh nghĩa vụ của người chuyên chở theo Luật Hàng hải VN,
công ước Hambourg và công ước Brucxen:




Bộ luật Hàng hải VN (Điều 75 khoản 2): người chuyên chở có nghĩa vụ chăm sóc
chu đáo hàng hóa và chịu trách nhiệm về tổn thất kể từ khi nhận bốc lên tàu cho
đến khi giao cho người nhận hàng.



Công ước Brucxen 1924 (Điều 2, khoản 2 điều 3): trách nhiệm được tính từ cần
cẩu đến cần cẩu, tức là hàng được móc vào móc cần cẩu ở cảng đi thuộc trách
nhiệm của người chuyên chở, và trách nhiệm kết thúc khi hàng được nhả ra khỏi
móc cần cẩu tại cảng đến.



Công ước Hambourg 1978 (điều 5): người chuyên chở chịu trách nhiệm khi đã
nhận hàng từ người gửi hàng, cho đến khi đã trao hàng cho người nhận hàng, hoặc
trong trường hợp người nhận hàng từ người chuyên chở, đã đặt hàng dưới sự định
đoạt của người nhận hàng theo đúng hợp đồng, hoặc luật pháp hoặc tập quán được

áp dụng tại cảng dỡ.
Câu 61. Nhận định sau đúng hay sai: Mối quan hệ giữa ng chuyên chở và ng

nhập khẩu chỉ dc điều chỉnh bởi B/L trong trường hợp quyền đi thuê tàu thuộc về
người xuất khẩu.
SAI. Người thuê chở có thể là người bán, người mua hàng hoặc là người dc uỷ
quyền gửi hàng, không giới hạn ở người xuất khẩu. Ở trường hợp nào cũng đủ cơ sở để
vận đơn dg biển điều chỉnh mối q.hệ giữa bên thuê chở và bên chuyên chở.
Câu 62. Nhận định: Khi vận chuyển hàng hoá dễ bị hấp hơi, nếu tàu biển do
ng chuyên chở cung cấp không dc trang bị phương tiện thông hơi, thông gió thì ng
chuyên chở đã mắc lỗi hàng vận.
SAI. Lỗi hàng vận [Nautical error] là lỗi do sơ suất của chủ tàu, thuyền truởng,
nhân công làm việc trên tàu gây ảnh hưởng đến hoạt động đơn thuần chỉ của con tàu;
còn t.hợp trên là lỗi hoặc sơ suất trực tíêp trong quá trình sử dụng các p.tiện thông gió,
thông hơi dẫn đến gây tổn thất cho hàng hoá. Đây là Lỗi thương mại [Commercial
error] thuộc về nghĩa vụ của bên chuyên chở (trong hợp đồng thuê tàu chuyến nói rõ
về vấn đề này).


(tuy nhiên, nếu là chểnh mảng trong việc sử dụng các thiết bị, gây hậu quả đe doạ tới sự
an toàn của tàu lẫn hàng hoá thì lại dc coi là sơ suất về quản trị tàu [Error in
management of the ship], chủ tàu lại dc miễn trách nhiệm !?! )
Câu 63. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hoá XNK bằng
tàu chuyến?
Cho tới nay chưa có 1 điều ước nào dc ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở
hàng hoá XNK bằng tàu chuyến.
Nên nguồn luật điều chỉnh h/đ tàu chuyến chỉ có:
- Luật quốc gia của các nước (ở VN là Bộ Luật Hàng hải VN năm 2005).
- Tập quán hàng hải.
Câu 64. Thời hiệu khởi kiện ng chuyên chở theo Công ứơc Brussels 1924,

Công ước Hamburg 1978 và Bộ Luật Hàng hải VN 2005?
- Công ước Brussels 1924 quy định tại khoản 6 điều 3: Trong mọi trường hợp, ng chuyên
chở và tàu sẽ không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng nếu việc kiện cáo không
dc đưa ra trong vòng 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày đáng lẽ phải giao.
- Công ước Hamburg 1978 quy định tại khoản 1, 2 đìêu 20 quy định :
+ Việc khởi kiện liên quan đến việc vân chuyển hàng hoá theo Công ước này đều
hết hiệu lực nếu trong thời hạn 2 năm không tiến hành các thủ tục đưa ra Toà
hoặc trọng tài.
Thời hiệu khởi kiện tính từ ngày ng chuyên chở đã giao toàn bộ hay 1 phần
hàng hoá, hoặc trong t.hợp không giao hàng thì tính từ ngày cuối cùng mà hàng
hoá đáng lẽ phải dc giao.
- Bộ luật Hàng hải VN năm 2005 quy định tại:
+ điều 97 : Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hoá vận chuyển theo
chứng từ vận chuyển ( tức là đ/v tàu chợ) là một năm, kể từ ngày trả hàng hoặc
lẽ ra phải trả hàng cho ng nhận hàng.
+ điều 118 : Thời hiệu khởi kiện v/v t/hiện hợp đồng vận chuyển theo chuýên là
hai năm, kể từ ngày ng khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị
xâm phạm.


Câu 65. Nhận định: Nghĩa vụ cơ bản của người chuyên chở trong hợp đồng
thuê tàu chuyến chỉ là cấp phát một bộ vận đơn hoàn hảo.
SAI. Cần ký kết và thực hịên đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng thuê tàu chuyến
Voyager Charter Party -V.C/P .
Câu 66. Nhận định: Theo Bộ Luật Hàng hải VN 2005, ng chuyên chở phải
chịu trách nhiệm đối với những tổn thất của hàng hoá do tàu đi chệch hướng.
SAI. Nếu ng chuyên chở chứng minh dc là do lỗi sơ suất của hoa tiêu hàng hải hoặc
thuyền trưởng, thuyền viên trong việc điều khiển tàu hoặc do Thiên tai khiến tàu đi chệch
hướng so với lộ trình định sẵn, thì ng chuyên chở dc miễn trách nhiệm.
Câu 67. 1 hợp đồng (HĐ) mua bán dc kí kết giữa ng mua và ng bán nc ngoài,

trong đó có ghi:
- Đối tượng HĐ: 5000 MT [+/-] 4% xi măng P500.
- Điều kiện giao hàng: CFR Haiphong, Incoterms 1990.
- Thời hạn giao hàng: 10/1994.
Thanh toán = L/C at sight 100% giá trị HĐ.
Thực hiện HĐ, ng bán kí hợp đồng chuyên chở tàu chuyến vs ng chuyên chở.
Trong HĐ quy định ng thuê chở có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, xếp hàng trong hầm tàu
và chịu chi phí. Tháng 10/1994, ng bán giao hàng & nhận vận đơn hoàn hảo. Hàng đến
cảng đến thị bị tổn thất. Ng mua lập COR và BBGĐ, kết luận:
-

6394 bao ( 319,2 MT) bị ướt, cứng do tàu quá cũ (tàu đóng năm 1974), tàu có 1
vết nứt dài 10cm, rộng 1mm làm nc bỉên rò chảy vào. (1)

-

2968 bao ( 148,4 MT) bị rách vỡ do khuân vác khi đưa hàng lên tàu. (2)

-

3246 bao ( 162,3 MT) bị vón cứng do chất xếp trong hầm tàu, hàng dc chất xếp
liên tục từ đáy hầm tàu lên nóc hầm tàu cao 10m. (3)
Ng mua sẽ khiếu nại ai và dc bồi thường các khoản nào?

A/ Về pháp lí:
1/- Theo công ước LHQ về điều kiện cho đại lý và cấp các chứng chỉ an toàn cho tàu biển
được thông qua ngày 7/2/1986 thì: Những tàu quá 20 tuổi không cho đăng ký lại, cấp mới


hoặc gia hạn các giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn đi biển, trừ trường hợp đặc biệt có

quy định riêng. Luật Hàng hải Việt Nam cũng có quy định tương tự.
=> Tàu chuyến này không có đủ khả năng đi biển (unseaworthiness) vì :a/ đã 20 tuổi ;
b/đã phát hiện vết nứt 10cm x 1mm làm nuớc biển rò rỉ chảy vào.
=> quy trách nhiệm hư hỏng (1) cho chủ tàu.
2/- Trong HĐ quy định, ng bán là ng thuê chở, nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, xếp hàng trong
hầm tàu và chịu chi phí. Ng bán dc cấp Vận đơn hoàn hảo => hàng tại cảng đi, nếu có hư
hỏng, không phải trách nhiệm của bên bán mà là bên chuyên chở. => Bên chuyên chở
chịu (2)
3/- Theo các luật lệ hàng hải phổ biến trên thế giới, người chuyên chở phải có trách
nhiệm xếp, chuyển dịch, coi giữ hàng hoá một cách hợp lý.
+ Điều 2 khoản 2 của Quy tắc Hague quy định: "Người chuyên chở phải tiến hành
một cách hợp lý và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm
sóc và dỡ những hàng hoá được chuyên chở".
+Tương tự trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam cũng có điều 73, khoản 2 quy định
về vấn đề này: "Người vận chuyển phải có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp
xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hoá ở trên tàu ".
Nói tóm lại, bất kể người chuyên chở chất xếp, chèn lót hàng theo hay không theo chỉ thị
của người thuê thì vẫn phải chịu trách nhiệm chất xếp hàng hợp lý và không được miễn
trách đối với hư hỏng do việc chất xếp không hợp lý gây nên.
=> (3) do lỗi của ng chuyên chở là chính!
CFR = ng mua chịu mọi rủi ro, tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu
ở cảng bốc hàng.
B/ Về Tính toán:
Số lượng giao quy ước = 5000 [+/-] 4%, cho tối thiểu = 5000x0.96= 4800 [MT], lượng
hao hụt cho phép = 0.04x5000= 200 MT
Số lượng tổn thất: 319,2 + 148,4 + 162,3 = 629,9 [MT]
Chênh lệch : 200- 629,9= (-)429,9 MT ]
Vậy người mua sẽ khiếu nại như sau:
Khiếu nại Bên chuyên chở (chủ tàu): cả 3 mục (!?!).
Với số lượng hàng yêu cầu dc bồi thường: 429,9 MT



×