Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập lớn cuối kỳ so sánh bảo lãnh BLDS 2015 và BLDS 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.02 KB, 16 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Bảo lãnh là một trong biện pháp bảo đảm phổ biến, được dùng nhiều
trong các giao dịch dân sự và thương mại. Tuy nhiên, một số quy định tại
BLDS 2005 đang hiện hành còn chưa rõ ràng phù hợp bản chất của biện pháp
bảo lãnh, dẫn đến nhiều thiếu sót, tranh chấp trong thực tế nên cần được sửa
đổi trong BLDS 2015. Vì vậy, em lựa chọn chủ đề 6 “So sánh quy định của
BLDS 2015 và BLDS 2005 về biện pháp bảo lãnh. Xây dựng và phân tích
tình huống các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” .
NỘI DUNG
I. Khái niệm về bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam
1. Định nghĩa
- “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời
hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ.”(Khoản 1 Điều 335 BLDS 2015).
- Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam. Bảo lãnh thường được thể
hiện dưới hình thức là hợp đồng phụ bảo đảm cho hợp đồng chính. Vì vậy, ở
Việt Nam và cả các nước trên thế giới cũng đã và đang coi bảo lãnh là một
trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự.
2. Đặc điểm
- Thứ nhất, trong bảo lãnh bên bảo lãnh ở có thể là cá nhân hoặc pháp
nhân.
- Thứ hai, chủ thể của quan hệ bảo lãnh gồm hai bên là bên bảo lãnh và
bên nhận bảo lãnh.
- Thứ ba, bảo lãnh là một biện pháp đối nhân. Đối với biện pháp bảo


lãnh, bên có quyền chỉ được trao quyền yêu cầu đối với bên bảo lãnh về việc
2


thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và không được trao quyền đối với một tài sản cụ
thể nào của bên bảo lãnh. Trong bảo lãnh – bảo đảm đối nhân, cái mà người
nhận bảo lãnh quan tâm là người đứng ra bảo lãnh và khả năng tài chính của
anh ta (toàn bộ khối tài sản mà người nhận bảo lãnh có) mà không hướng vào
một tài sản cụ thể nào.
- Thứ tư, về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh chỉ thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh khi bên có ngĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ hoặc có thỏa thuận chỉ khi bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Đồng thời, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh trong phạm vi đã cam kết.
- Thứ năm, về tính phụ thuộc của nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ được
bảo lãnh. Sự phụ thuộc được thể hiện bao gồm việc xác lập biện pháp bảo
lãnh nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ khác thực hiện; nghĩa vụ được bảo lãnh là
cơ sở để quy định nghĩa vụ bảo lãnh như thời hạn, nội dung, hiệu lực của
nghĩa vụ bảo lãnh phải phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo lãnh. Bởi
vì nghĩa vụ bảo lãnh luôn tồn tại và phụ thuộc vào nghĩa vụ của bên được bảo
lãnh, việc giao kết nghĩa vụ bảo lãnh chỉ được đưa ra bàn bạc khi có một
nghĩa vụ tài sản mà một chủ thể khác phải thực hiện và việc thực hiện nghĩa
vụ này cần được bảo đảm, người bảo lãnh cam kết không phải với nghĩa vụ
tài sản đó mà như là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong trường
hợp chính người có nghĩa vụ không thực hiện. Chính vì vậy , các nghĩa vụ
bảo lãnh không thể xuất hiện trước nghĩa vụ được bảo lãnh (nghĩa vụ chính),
và nội dung giá trị của nghĩa vụ bảo lãnh lệ thuộc vào nội dung giá trị của
nghĩa vụ được bảo lãnh đồng thời vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh không thể rộng
hơn phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh.
II. So sánh quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015

1. Điểm giống nhau giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự
2015

3


BLDS 2015 vẫn giữ nguyên nội dung một số điều đã được quy định tại
BLDS 2005 về bảo lãnh bao gồm: khái niệm, thù lao, nhiều người cùng bảo
lãnh, quyền yêu cầu của bên bảo lãnh và chấm dứt bảo lãnh.
-Về khái niệm bảo lãnh: BDLS 2005 quy định tại điều 361: “Bảo lãnh là
việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền
(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên
cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi
bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”. Còn
theo quy định tại Điều 355 BLDS 2015 thì: “1. Bảo lãnh là việc người thứ ba
(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên
nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi
là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2.Các bên có
thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Như vậy, có thể thấy rằng quy định về khái niệm bảo lãnh tại BLDS
2005 và BLDS 2015 về cơ bản là giống nhau. Chỉ có điều quy định này tại
BLDS 2015 được tách làm hai khoản, thể hiện sự rõ ràng, rành mạch và tính
logic của luật: khoản 1 là khái niệm về bảo lãnh, khoản 2 quy định về việc có
thể thỏa thuận giữa các bên về thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, khái niệm
bảo lãnh được quy định tại BLDS 2015 được bổ sung những từ ngữ cần thiết

(“.. đến thời hạn…” bổ sung thành “… đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ…” và
“…thực hiện nghĩa vụ..” bổ sung thành”…thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh…”) để làm sáng tỏ nội dung của điều luật, tránh dẫn đến sự
hiểu sai và áp dụng sai.

4


- Về thù lao: Cả hai bộ luật đều quy định giống nhau, cụ thể là BLDS
2005 ghi nhận tại Điều 364 và BLDS 2015 ghi nhận tại Điều 337: “Bên bảo
lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa
thuận.” Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì thù lao được
thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh chính là giá cả của dịch
vụ đó. Trong bảo lãnh ngân hàng thì thù lao chính là phí bảo lãnh mà người
được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ bảo lãnh ngân
hàng này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng
có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu.
- Về vấn đề nhiều người cùng bảo lãnh: Điều 338 BLDS 2015 giữ
nguyên so với quy định tại điều 365 BLDS 2005. “Khi nhiều người cùng bảo
lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập;
bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới
phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo
lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có
quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ
của họ đối với mình.”
- Về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh: Quy định được giữ nguyên điều
367 BLDS 2005 thành điều 340BLDS 2015 “Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành
nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với
mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.” Quyền yêu cầu

này giúp đảm bảo quyền lợi cho bên bảo lãnh, đồng thời cũng mang ý nghĩa
ràng buộc, đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bởi vì tuy được
đảm bảo quyền lợi nhưng cái mà các bên tham gia muốn là sự hoàn tất xuôn
xẻ của hợp đồng chính, là việc thực hiện đúng nghĩa vụ chính và tránh được
sự lách luật, muốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
- Về chấm dứt bảo lãnh: Quy định này giữ nguyên tại điều 371BLDS
2005 so với điều 343 BLDS 2015 “Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường
5


hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt; 2. Việc bảo
lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; 3. Bên
bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; 4. Theo thoả thuận của các bên.”
Có thể thấy, nếu không có thỏa thuận thì dù việc bên bảo lãnh, bên nhận bảo
lãnh là cá nhân chết hay pháp nhân chấm dứt tồn tại không ảnh hưởng đến
việc bảo lãnh trừ khi nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt vì buộc phải do cá
nhân, pháp nhân đó thực hiện. Điều này đảm bảo cho quyền lợi của bên nhận
bảo lãnh.
2. Điểm khác nhau giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015
a. Một số điều được thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung các khoản:
So quy định về bảo lãnh tại BLDS 2005, BLDS 2015 đã tiếp thu và sửa
đổi, phát triển một số điều luật nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh những vấn
đề dân sự về bảo lãnh nảy sinh trong đời sống xã hội ngày nay. Đó là quy
định về phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh,
miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Về phạm vi bảo lãnh: Điều 336 BLDS 2015 có một số khoản được bổ
sung mới, chi tiết hơn so với quy định tại điều 363 BLDS 2005.
+ Thứ nhất sửa đổi khoản 2, theo quy định tại BLDS 2015 nếu các bên
không có thỏa thuận khác thì nghĩa vụ bảo lãnh ngoài việc bao gồm cả tiền lãi
trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại giống với quy định của BLDS

2005 thì còn bao gồm cả lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Quy định này có thể được coi là đã hoàn thiện hơn trong việc bảo
vệ quyền lợi của bên nhận bảo lãnh.
+ Thứ hai bổ sung thêm khoản 3, BLDS 2015 ghi nhận quy định mới tại
Khoản 3 Điều 336 : “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm
bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Đây cũng được coi là
một điểm mới có những ưu điểm nhất định so với quy định lại BLDS hiện
hành, là sự sửa đổi đúng đắn của các nhà làm luật. Theo quy định điều
335 BLDS 2015 về bảo lãnh, đối tượng của bảo lãnh là sự cam kết bằng uy
6


tín, bằng lòng tin của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ, tài sản bảo đảm chỉ xuất hiện kèm theo uy tín, lòng tin. Khi
bên bảo lãnh dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ
thì có nghĩa rằng, bên bảo lãnh đã đưa tài sản của mình thể chấp hoặc cầm cố
để bảo đảm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối vối bên nhận bảo lãnh, tức là
biện pháp bảo đảm bằng tài sản được dùng như cầm cố, thế chấp là để bảo
đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh chứ không phải là nghĩa vụ được bảo lãnh. Do đó,
người nhận bảo lãnh ngoài việc có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh còn có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
bằng toàn bộ khối tài sản mà người bảo lãnh có.
Thực tế khi áp dụng BLDS 2005 nhiều người còn chưa hiểu rõ bản chất
của quan hệ bảo lãnh, nên còn lúng túng khi thiết kế hợp đồng, xác định các
chủ thể trong hợp đồng. Ví dụ nhầm lẫn giữa hợp đồng thế chấp tài sản và bảo
lãnh: M bảo lãnh cho việc N thuê ô tô của K trong 1 năm. Do K không tin
tưởng nên M dùng nhà mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu theo BLDS
2005 bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân (không dùng tài
sản cụ thể) và Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 nên M chỉ có
quyền thế chấp, mà không có quyền bảo lãnh. Như vậy, nếu đó là hợp đồng

thế chấp thì M không có quyền yêu cầu N trả một số tiền tương ứng việc thực
hiện nghĩa vụ của M. Tuy nhiên, theo BLDS 2015 thì hợp đồng M với K đã
ký là hợp đồng bảo lãnh nên M có quyền yêu cầu N.
Với sự bổ sung về quy định này sẽ giúp các chủ thể tham gia giao kết
hợp đồng sẽ hiểu rõ hơn về bản chất phạm vi của bảo lãnh để xác lập hợp
đồng đúng với quy định của pháp luật. Đồng thời, việc quy định như vậy tại
BLDS 2015 có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến tính thống nhất, đồng bộ của
hệ thống pháp luật, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do giao kết
hợp đồng của người dân và giúp giải quyết được những mâu thuẫn trong
trường hợp bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thỏa thuận sử dụng biện pháp
bảo đảm giao dịch dân sự khác để bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ của
7


bên được bảo lãnh, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của bên bảo lãnh như
trong ví dụ trên.
+ Thứ ba bổ sung thêm khoản 4, BLDS 2015 ghi nhận quy định mới tại
Khoản 4 Điều 336: “Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát
sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh
sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”. Về
nguyên tắc, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong
phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo
khoản 1 điều 615 BLDS 2015 nên chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối
với những khoản nợ đã phát sinh trước khi bên bảo lãnh chết. Có thể thấy việc
quy định tại điều 615 cũng áp dụng cho việc bảo lãnh theo khoản 4 điều 336,
do đó BLDS 2015 giúpkhắc phục được việc phát sinh tranh chấp khó giải
quyết trong thực tế của BLDS 2005 và cũng là một trong các giải pháp để bảo
vệ bên bảo lãnh.
- Về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Điều 372 BLDS
2015 về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đã quy định bổ sung

thêm mới khoản 1: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu
cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho được bảo
lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh”. Quy định này đảm bảo được nguyên tắc tự do, tự nguyện cam
kết thỏa thuận, phù hợp với cả trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác về
việc bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi cho bên bảo lãnh.
- Về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
+ Thứ nhất sửa đổi khoản 1, điều 368 BLDS 2005 quy định trong trường
hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì việc
bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thì điều 341 BLDS 2015 “bên
được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ
8


trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. BLDS 2015 quy
định như vậy là hợp lý, phù hợp với thực tiễn giao kết hợp đồng bảo lãnh
cũng như thể hiện sự tôn trọng quyền quyết định của bên nhận bảo lãnh. Bởi
vì khi người nhận bảo lãnh đã quyết định việc miễn thực hiện nghĩa vụ cho
bên bảo lãnh tức là bản thân người đó không còn cần đến sự thực hiện nghĩa
vụ của người bảo lãnh cũng như người được bảo lãnh nữa. Do đó quy định
của BLDS 2005 bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên
nhận bảo lãnh là thiếu hợp lý, có thể dẫn đến sự thiệt thòi cho người được bảo
lãnh.
+ Thứ hai bổ sung thêm khoản 3, điều 368 BLDS 2015 đã ghi nhận
“Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên
bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh
vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh
liên đới còn lại”. Việc bổ sung thêm trường hợp này giúp cụ thể chi tiết và

hoàn thiện về trường hợp nhiều người tham gia trong quan hệ bảo lãnh: đó là
ngoài trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh thì còn có trường hợp nhiều
người cùng được nhận bảo lãnh. Trên thực tế thì trường hợp sau dễ gặp trong
các tranh chấp trong thực tế hơn, việc bổ sung thêm mới là hoàn toàn cần
thiết.
b. Một số điều luật được thêm mới hoàn toàn và một số điều được hủy
bỏ về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự 2015
Ngoài ra BLDS 2015 còn ghi nhận thêm quy định về trách nhiệm dân sự
của bên bảo lãnh tại Điều 342 và loại bỏ quy định về hình thức bảo lãnh và
hủy bỏ việc bảo lãnh.
* Điều thêm mới hoàn toàn:
- Về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh: BLDS 2015 quy định riêng
trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh tại điều 342, làm đẩy đủ các chế định về
bảo lãnh. Đặc biệt là tại khoản 2 Điều 342 quy định “Trường hợp bên bảo
lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền
9


yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt
hại” thay thế cho quy định về xử lý tài sản tại điều 369 BLDS 2005. Quy định
này của BLDS 2015 đã thể hiện một cách rõ ràng hơn bản chất của biện pháp
bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân. Có thể nói đây là một bước tiến của
BLDS 2015 vì quy định như vậy là rất phù hợp, thể hiện được rõ bản chất của
bảo lãnh – một biện pháp bảo đảm đối nhân.
* Điều được hủy bỏ:
- Về hình thức bảo lãnh: Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã loại bỏ
quy định về hình thức bảo lãnh. Theo đó, việc bảo lãnh không nhất thiết phải
được lập bằng văn bản như theo quy định tại BLDS 2005 mà có thể được thể
hiện dưới bất kỳ hình thức nào của hợp đồng như bằng thỏa thuận miệng, văn
bản và hành vi cụ thể. Việc BLDS 2005 quy định biện pháp bảo lãnh bắt buộc

phải bằng văn bản là không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn do trong
nhiều trường hợp, các bên xác lập biện pháp bảo lãnh dưới nhiều hình thức
khác nhau...Như vậy, có thể thấy rằng BLDS 2015 đã hoàn toàn tôn trọng sự
tự do ý chí của các bên trong việc lựa chọn hình thức của hợp đồng bảo lãnh,
đồng thời không bắt buộc phải thực hiện những thủ tục rườm rà như công
chứng, chứng thực, tiết kiệm thời gian và công sức như khi dùng hình thức
văn bản.
Tuy nhiên, việc lựa chọn này buộc các bên cần có hiểu biết về pháp luật,
cân nhắc cẩn thận về quyền lợi, nghĩa vụ của mình để có thể lựa chọn ra hình
thức phù hợp nhất do xác suất xảy ra tranh chấp và rủi ro cho bên nhận bảo
lãnh là rất cao. Ví dụ nếu dùng hình thức lời nói, việc lấy ra chứng cứ để
chứng minh cho hợp đồng bảo lãnh đã giao kết là khó khăn.
- Về xử lý tài sản của bên bảo lãnh: Quy định này tại điều 369 BLDS
2005 được hủy bỏ vì chưa thực sự đúng với bản chất của bảo lãnh là một biện
pháp bảo đảm đối nhân, vì điều luật trên dễ dẫn đến cách hiểu nhầm rằng bảo
lãnh là một biện pháp bảo đảm đối vật khi buộc người bảo lãnh phải đưa tài
sản thuộc sở hữu tài sản của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong
10


trường hợp người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ bảo lãnh.
- Về huỷ bỏ việc bảo lãnh: Quy định tại điều 370 BLDS 2005 khi sang
BLDS 2015 cũng được hủy bỏ. Cùng với bảo lãnh, BLDS 2015 cũng hủy bỏ
các quy định về hủy bỏ việc cầm cố và thế chấp để khái quát, phù hợp thống
nhất với chế định về hủy bỏ hợp đồng.
III. Xây dựng và phân tích một tình huống
1. Xây dựng tình huống
B muốn vay tiền C trong 3 tháng, C yêu cầu cần có người bảo lãnh thì
mới làm hợp đồng cho vay 10 triệu đồng, lãi 1% mỗi tháng.

Do đó, xét thấy các dịch vụ bảo lãnh đắt tiền, B nhờ bạn thân- A bảo
lãnh cho mình. A ký hợp đồng với C bảo lãnh cho B bằng cầm cố cho C tài
sản là điện thoại di động Samsung có giá thị trường 12 triệu đồng của mình.
Cả hai thỏa thuận bao gồm thứ nhất, trong 3 tháng này, chiếc điện thoại di
động do C giữ; thứ hai, nếu B không trả được hoặc trả không đủ thì vào ngày
đầu tiên của tuần tiếp theo sau thời điểm B phải trả tiền, C phải thông báo cho
A và chiếc điện thoại đó sẽ thuộc về C, nếu giá trị điện thoại lớn hơn số tiền
phải trả thì C sẽ trả lại số tiền chênh lệch cho A; thứ ba, nếu B thực hiện đúng
khi đến hạn thì vào ngày thứ hai của tuần đầu tiên sau khi B trả tiền đó, C
phải thông báo cho A biết để đúng hôm đó A sẽ đi nhận lại chiếc điện thoại
tại nhà của C.
Khi đến hạn 3 tháng sau, B trả đủ số tiền gốc và lãi cho C và đã ký hợp
đồng thanh lý. Thứ hai tuần tiếp theo, C thông báo cho A và A đến nhà C lấy
lại chiếc điện thoại di động của mình. Chiếc điện thoại vẫn giữ nguyên giá trị
ban đầu.
2. Phân tích tích huống
Phân tích tình huống theo BLDS 2015.
* Hợp đồng:

11


- Hợp đồng chính là hợp đồng vay tài sản, cụ thể là hợp đồng B vay tiền
của C.
+ Số tiền vay là 10 triệu đồng, lãi suất 1% mỗi tháng, thời gian vay là 3
tháng. Theo khoản 1 điều 468, thì lãi suất 1%/tháng thỏa mãn điều kiện lãi
suất không vượt quá 20%/năm ( khoảng 1,67%/tháng).
+ Số tiền phải trả khi đến hạn sau 3 tháng vay là tiền gốc (số tiền vay 10
triệu đồng) và lãi suất 1% mỗi tháng trên số tiền gốc trong 3 tháng vay (tiền
lãi là 1% x 10 triệu đồng x 3 tháng = 0,3 triệu đồng).

- Hợp đồng phụ là hợp đồng bảo lãnh, cụ thể là A bảo lãnh việc B thực
hiện nghĩa vụ trả tiền với C. A và C đã thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm
bằng tài sản là cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Trong hợp đồng bảo lãnh A với C có thỏa thuận A bảo lãnh bằng tài
sản là chiếc điện thoại di động Samsung của A giá trị 12 triệu đồng.
+ Chiếc điện thoại sẽ do C giữ trong 3 tháng B vay tiền của C.
+ Vào ngày đầu tiền của tuần tiếp theo sau hạn B trả tiền, C đều phải
thông báo cho A tình trạng việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của B. Nếu B chưa
trả hoặc trả chưa đủ thì điện thoại thuộc C và C phải trả số tiền thừa chênh
lệch giá trị cho A; còn nếu B thực hiện đúng thì C trả lại điện thoại cho A và
hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.
* Chủ thể:
- Theo hợp đồng chính- hợp đồng vay tài sản thì có 2 chủ thể là B và C.
Trong đó B là bên vay, C là bên cho vay.
- Theo hợp đồng bảo đảm- hợp đồng bảo lãnh đã ký thì có 2 chủ thể là A
và C. Trong đó A là bên bảo lãnh và C là bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra còn có
B là bên được bảo lãnh.
* Quyền và nghĩa vụ các bên:
- Theo hợp đồng chính:

12


+ Khi đến hạn trả tiền là 3 tháng sau, C có quyền yêu cầu B trả tiền và
theo khoản 1 điều 466 thì B phải trả cho C số tiền là: tiền gốc 10 triệu, tiền lãi
là 0,3 triệu. Tổng số tiền phải trả là 10,3 triệu.
+ Trong tình huống trên, B đã thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền của mình
và ký hợp đồng thanh lý nên hợp đồng chấm dứt do đã hoàn thành theo khoản
1 điều 422.
- Theo hợp đồng phụ:

+ Theo thỏa thuận, sau khi ký, A phải giao chiếc điện thoại của mình cho
C.
+ Trong 3 tháng vay, C có nghĩa vụ giữ gìn để không hư hỏng, bảo đảm
giá trị 12 triệu đồng của chiếc điện thoại.
+ Khi đến hạn trả, nếu B không trả hoặc trả thiếu 10,3 triệu đồng thì C
có quyền yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ thay thế. Theo thỏa thuận, C thực hiện
quyền khi thông báo cho A vào thứ hai tuần tiếp theo. Do thỏa thuận của hợp
đồng, A dùng điện thoại của mình để thay thế cho nghĩa vụ phải thực hiện
thay cho B nếu B không trả hoặc trả thiếu. Nếu có giá trị chênh lệch thì C
phải trả cho A số tiền chênh lệch đó. Nếu B thực hiện đúng thì C có nghĩa vụ
trả lại chiếc điện thoại di động.
+ Trong tình huống trên, B đã thực hiện đúng nên C trả lại A chiếc điện
thoại nguyên vẹn giá trị ban đầu. Do vậy, hợp đồng phụ cũng chấm dứt do đã
hoàn thành theo khoản 1 điều 422.
3. Đánh giá hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh trên thực
tế:
- Trong trường hợp A trả số tiền thay cho B rồi yêu cầu B trả số tiền mà
A đã thực hiện đó, thì B sẽ có nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên nếu cả A và B là
công ty đều phá sản thì nghĩa vụ trả tiền vẫn là của A để đảm bảo quyền đòi
nợ của bên nhận bảo lãnh là C. Sau đó, bên bảo lãnh A sẽ trở thành chủ nợ
(có bảo đảm hoặc không, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên) và sẽ tham
gia vào việc thanh toán nợ tổ chức ở doanh nghiệp được bảo lãnh B. Trong
13


thực tế việc A và B là cá nhân mà không có hiểu biết nhiều về luật cũng xảy
ra thường xuyên, do đó có việc lợi dụng tín nhiệm rồi B lấy tiền đi và biến
mất, A trả tiền thay và không tìm được B để đòi lại số tiền hoặc A cũng không
biết mình có quyền đòi lại số tiền đó.
- Nếu bên bảo lãnh (nhân vật A trong tình huống) là ngân hàng thì trong

hợp đồng thường sẽ thỏa thuận ngân hàng có quyền đốc thúc B thực hiện
nghĩa vụ cho C sẽ đảm bảo được bản chất của hợp đồng bảo lãnh là đảm bảo
việc thực hiện nghĩa vụ của B với C. Trong thực tế thì không hay gặp điều
khoản trong hợp đồng có thỏa thuận quyền đốc thúc của bên bảo lãnh với bên
được bảo lãnh với trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi mà phần lớn các giao dịch bảo
lãnh vẫn được giao kết trên cơ sở có mối quan hệ quen biết lẫn nhau giữa
người bảo lãnh và người được bảo lãnh, hay nói cách khác, không phải tất cả
các hợp đồng bảo lãnh đều được giao kết trên cơ sở có thu phí như trong hoạt
động bảo lãnh chuyên nghiệp của các tổ chức tín dụng, thì việc quy định quá
nhiều bất lợi như nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh ở ý
trên của bên bảo lãnh sẽ gây tâm lý e ngại và không muốn đứng ra làm người
bảo lãnh. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm hạn chế việc xác lập giao dịch
bảo lãnh.
- Thực tế, việc bảo lãnh bằng tài sản được sử dụng nhiều trong bảo lãnh
do tài sản giúp đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh của bên bảo lãnh. Việc quy định rõ ràng của BLDS 2015 giúp hạn chế
các tranh chấp xảy ra trong thực tế do nhầm lẫn giữa bảo lãnh với thế chấp,
cầm cố.

14


KẾT LUẬN
Các quy định về bảo lãnh tại BLDS 2015 được sửa đổi và bổ sung đảm
bảo quyền và lợi ích của các bên cũng như tôn trọng quyền tự do quyết định
thỏa thuận của các bên tham gia trong quan hệ bảo lãnh, phù hợp thực tiễn,
bản chất của bảo lãnh hơn so với quy định tại BLDS 2005. Tuy nhiên, để biện
pháp bảo lãnh thực sự trở thành một biện pháp bảo đảm phổ biến thì ngoài
các chế định pháp luật thì còn cần sự hiểu biết của người dân để tránh dẫn đến

các rủi ro sai lầm dẫn đến tranh chấp khi làm hợp đồng trong thực tiễn.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 2),
NXB. CAND, Hà Nội, 2009.
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
/> /> />ItemID=1943
/> />UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a7254fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e64bd81e36adc9&ItemID=2038&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d664e9cb69ccf3
/>
16



×