Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm về sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong giảng dạy phần lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.38 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

A. Đặt vấn đề

2

B. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận của vấn đề………………………………………….

3

2. Thực trạng của vấn đề……………………………………………
2. 1. Thực trạng nhận thức…………………………………………..

4

2.2. Thực trạng kĩ năng……………………………………………..

5

3. Các biện pháp tiến hành
3.1. Một số giải pháp thực tế………………………………………….

5

3.2. Vận dụng việc sử dụng đồ dùng trực quan……………………….


6

3.2.1. Phương pháp tạo sơ đồ…………………………………………

6

3.2.2. Phương pháp sử dụng hệ niên biểu thống kê, so sánh………….

7

3.2.3. Phương pháp sử dụng lược đồ………………………………….

11

3.2.4. Phương pháp sử dụng tranh ảnh trong Sách Giáo Khoa……….

12

4. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến

13

C. Kết luận…………………………………………………………….

14

D. Tài liệu tham khảo…………………………………………………

15


1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi ngành khoa học đều có một hệ thống phương pháp. Trong phương
pháp dạy học lịch sử cũng có nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp
trình bày miệng; phương pháp sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, thảo luận
nhóm....Trực quan là một nguyên tắc trong các nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy
học, trong nhận thức của con người luôn diễn ra hai quá trình là từ việc nghiên
cứu cụ thể, chi tiết rút ra trừu tượng và từ việc nghiên cứu chung, trừu tượng vận
dụng vào để hiểu cụ thể đơn nhất.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và giúp học
sinh học tập tích cực nhằm phát triển khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
kiến thức và tập trung nghiên cứu, tìm hiểu việc ứng dụng đồ dùng trực quan
nhằm phát triển tính tích cực, học tập sáng tạo của học sinh khi học phần lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1945-1954
Với vai trò thực tiễn trên, trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng
như trong phương pháp học tập bộ môn của học sinh chúng ta cần khai thác triệt
để đồ dùng trực quan lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy – học.
Xuất phát từ những vấn đề trên và qua kinh nghiệm giảng dạy chương
trình Lịch sử lớp 12 ở trường THPT số 2 Bảo Yên, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài:
“Một vài kinh nghiệm về sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong giảng dạy
phần Lịch sử Việt Nam (1945-1954)”.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh tri thức, trong đó cách mạng khoa

học công nghệ phát triển mạnh như vũ bão cùng với xu thế hội nhập toàn cầu
hóa trở thành chủ đạo của các mối quan hệ quốc tế hiện nay đòi hỏi các quốc gia
dân tộc phải tiến hành đổi mới trên tất cả lĩnh vực phù hợp với xu thế phát triển
khách quan của thời đại.
Thực tiễn nhiều năm qua chúng ta thấy việc đổi mới phương pháp dạy học
ở trường trung học phổ thông đã trở thành một vấn đề trung tâm của ngành giáo
dục nhằm đổi mới cách học tập của học sinh cũng như phương pháp giảng dạy
của giáo viên đòi hỏi phải phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế toàn cầu hóa
hiện nay.
Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay
đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng
tạo làm cho quá trình “học” là quá trình kiến tạo, ở đó học sinh được tìm tòi,
khám phá, phát hiện, khai thác và sử lý thông tin…để tìm ra chân lý. Do vậy đổi
mới phương pháp dạy học là vấn đề rất cần thiết.
Trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như bộ môn lịch sử
nói riêng, việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong giảng dạy sẽ đem lại
hiệu quả giảng dạy lại phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập bộ môn.
Trong quá trình giảng dạy không phải tất cả giáo viên cũng đều sử dụng
các phương pháp giống nhau trong cùng một bài học lịch sử mà mỗi giáo viên
có cách sử dụng, lựa chọn riêng. Nhưng trong quá trình sử dụng không ít giáo
viên chưa nắm tốt phương pháp dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả cao nhất
của việc sử dụng đồ dùng trục quan. Vì vậy muốn đạt kết quả tốt nhất khi sử
dụng đồ dùng trực quan vào dạy học lịch sử cần căn cứ vào nội dung kiến thức
của bài, mục đích, yêu cầu đặt ra để lựa chọn đồ dùng phù hợp phục vụ cho
giảng dạy.
3



Trong chương trình lịch sử lớp 12 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 19451954 đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân
tộc ta như tình hình khó khăn nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và
quá trình giải quyết khó khăn trên của Đảng, Nhà nước ta; diễn biến kết quả và ý
nghĩa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp cũng như bước phát
triển cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi …đây
là những nội dung rất quan trọng đòi hỏi tất cả học sinh đều phải nắm được và
vận dụng vào làm các bài tập lịch sử. Thực tế nhiều năm giảng dạy Lịch sử lớp
12, tôi thấy học sinh ở trường THPT số 2 Bảo Yên nhận thức và hiểu biết sâu
vấn đề này còn yếu, chất lượng bài làm lịch sử của học sinh chưa cao. Do vậy
việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước khi giảng dạy phần này sẽ rất phù hợp,
tính hiệu quả giáo dục cao lại phát huy tính tư duy của học sinh trong quá trình
học tập. Chính vấn đề này đã lôi cuốn sự chú ý của học sinh, tạo nên ở các em
một quá trình tư duy lôgic, sáng tạo tìm ra chân lý bài học. Từ những sự kiện,
nội dung cơ bản giúp các em nắm vững bài học, liên kết được quá trình phát
triển toàn diện lịch sử của dân tộc và mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch
sử thế giới.
2. Thực trạng giảng dạy việc sử dụng đồ dùng trực quan về phần Lịch sử
Việt Nam (1945-1954)
2.1. Thực trạng nhận thức
Thực tế hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn chưa đồng bộ
trên phạm vi cả nước do nhiều nguyên nhân khác nhau như đặc điểm từng địa
phương khác nhau, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng chưa đồng đều, nhiều giáo
viên vẫn sử dụng lối dạy học đọc - chép, giảng dạy phần lịch sử phần Việt Nam
(1945-1954) như một bài văn thuyết trình, trong giờ học chỉ diễn ra một chiều từ
người thầy giáo truyền đạt đến học sinh, thầy làm việc nhiều lại không phát huy
được tính tích cực của học sinh. Lối học này, chúng ta thấy học sinh như một cỗ
máy bị động nhồi nhét kiến thức từ người thầy không có sự trao đổi qua lại, thảo
luận giữa người thầy và học sinh và giữa học sinh với nhau.

4



Bên cạnh vấn đề trên, chúng ta còn thấy nhiều giáo viên chưa thấy tầm
quan trọng về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói
riêng, trong quá trình giảng dạy chưa phát huy tính tự học, sáng tạo, thảo luận
của học sinh; việc ứng dụng đồ dùng trực quan quy ước cũng chưa đạt hiệu quả
mà mục tiêu bài dạy đặt ra.
2.2. Thực trạng kĩ năng
Trong thực tế giảng dạy vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng đồ dùng trực
quan còn mang tính chung chung, làm cho có lệ hoặc nếu sử dụng thì cũng hạn
chế, khai thác đồ dùng chưa tuân thủ qua các bước nên chưa đạt hiệu quả về kết
quả về kiến thức, chưa hướng dẫn được học sinh các bước khai thác kiến thức
qua đồ dùng trực quan.
Bên cạnh đó kĩ năng khai thác kiến thức, tổng hợp kiến thức qua đồ dùng
trực quan của hầu hết học sinh còn rất yếu, chưa biết hoặc rất hạn chế có kĩ năng
này. Do vậy trong quá trình giảng dạy phần lịch sử Việt Nam (1945-1954) nếu
giáo viên không hướng dẫn kĩ học sinh cách khai thác kiến thức qua đồ dùng
trực quan thì tất yếu kĩ năng khai thác kiến thức, tự học và tính tích cực của học
sinh sẽ hạn chế, chất lượng ghi nhớ kiến thức, áp dụng vào làm tập lịch sử hiệu
quả không cao. Từ đó dẫn tới học sinh không đam mê, thích thú học tập bộ môn
Lịch sử.
3. Một vài kinh nghiệm việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong
giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam (1945-1954)
3.1. Một số giải pháp thực tế
Chúng ta thấy có rất nhiều loại đồ dùng trực quan quy ước phục vụ cho
công tác giảng dạy nhằm phát huy tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Trong khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất và trình bày một
vài kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn lịch sử về việc sử dụng một số loại
hình đồ dùng trực quan quy ước là: phương pháp tạo sơ đồ, niên biểu, sử dụng
lược đồ, khai thác tranh ảnh trong Sách Giáo Khoa lịch sử 12 phần Lịch sử Việt

Nam giai đoạn (1945-1954).

5


Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy muốn đạt hiệu quả cao
nhất đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tích cực học bài chúng ta
phải lưu ý các kĩ năng sử dụng đồ dùng như: vẽ, thiết kế; tường thuật, miêu tả;
quan sát, so sánh; nhận định, đánh giá rút ra quy luật, bài học lịch sử…
Để khai thác tốt đồ dùng trực quan cần tiến hành đúng tiến trình cụ thể:
- Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ trong đó cả nội dung và các kí
hiệu
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý nội dung bản đồ
- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh hoàn chỉnh kiến thức
3.2. Vận dụng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phần lịch sử
Việt Nam (1945-1954).
3.2.1. Phương pháp tạo sơ đồ
Sơ đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước được sử dụng để cụ thể hóa nội
dung một sự kiện lịch sử bằng những hình học đơn giản, diễn tả một tổ chức, cơ
cấu xã hội, một chế độ chính trị hay mối quan hệ giữa các nội dung lịch sử.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau
ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” chương trình SGK Lịch sử 12 Ban
cơ bản phần Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945; giáo viên
hướng dẫn học sinh lập sơ đồ khó khăn của các mạng nước ta sau năm 1945.
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và giới thiệu về sơ đồ
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Từ việc tìm hiểu tình hình nước ta sau
cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, em hãy phân tích sơ đồ.
- Bước 3: Học sinh bám sát sơ đồ trình bày nội dung kiến thức
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt ý kiến thức và hướng dẫn học sinh

cách học và khai thác kiến thức qua sơ đồ

6


Tình thế ngàn
cân treo sợi tóc
Giặc đói, giặc dốt

Tình
hình
thế giới

Tình
hình
trong
nước

Chính quyền cách
mạng non trẻ
Thù trong, giặc
ngo

Phản
kích
của
CN
đế
quốc


Khó khăn
sau cách
mạng tháng
Tám năm
1945

Lược đồ khó khăn của cách mạng nước ta sau năm 1945
3.2.2. Phương pháp sử dụng hệ niên biểu thống kê, so sánh
Niên biểu: Là là bảng hệ thống hóa các sự kiện lịch sử quan trọng theo
thứ tự thời gian, đồng thời nêu được mối quan hệ giữa các sự kiện cơ bản trong
quá trình phát triển của lịch sử. Có nhiều loại niên biểu khác nhau:
Niên biểu tổng hợp: Là bảng hệ thống các sự kiện lớn sảy ra trong một
thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện chính với
thời gian và không gian mà nó sảy ra, đồng thời còn nắm được mối liên hệ biện
chứng giữa các sự kiện.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp kết thúc (1953-1954)” chương trình SGK Lịch sử 12 ban cơ bản phần
Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954; Giáo viên hướng dẫn học
sinh lập bảng niên biểu tổng hợp về nội dung các giai đoạn phát triển cuộc tiến
công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát lập niên biểu niên biểu và các tiêu
chí đặt ra đòi hỏi học sinh phải hoàn thiện kiến thức.
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào mốc thời gian hãy hoàn chỉnh
nội dung phát triển cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.
7


- Bước 3: Học sinh trả lời và bám sát hướng dẫn niên biểu để trình bày.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt ý kiến thức và hướng dẫn học sinh
cách học và khai thác kiến thức qua niên biểu tổng hợp.

Thời gian

Các sự kiện chủ yếu
Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng họp ở Việt Băc bàn
kế hoạch quân sự trong đông-xuân 1953-1954: “Tập trung lực

Cuối 9/1953

lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về
chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận
sinh lực địch, giải phóng đất đai….”
Ta giải phóng Lai Châu, Nava đưa 6 tiểu đoàn cơ động tăng

10/12/1953

cường cho Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung
binh lực thứ hai của Pháp
liên quân Việt-Lào mở chiến dịch Trung Lào giải phóng Thà

12/1953

Khẹt uy hiếp Vavanakhét và Xênô. Nava tăng cường lực lượng
cho Xênô. Xênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp
Liên quân Lào-Việt mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng
Phongxalì. Nava buộc phải điều quân cho Luông Pha Bang và

Cuối 1/1954

Mường Sài biến hai địa điểm này thành nơi tập trung binh lục
thứ tư của Pháp

Ta tiến công Tây Nguyên giải phóng Kon Tum uy hiếp Plâycu,

Đầu 2/1954

buộc Pháp tăng cường cho Plâycu. Plâycu trở thành nơi tập
trung binh lực thứ năm của Pháp

`
Niên biểu so sánh: Là loại niên biểu dùng để so sánh, đối chiếu một hay
nhiều sự kiện lịch sử sảy ra cùng thời gian nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng
của các sự kiện ấy từ đó rút ra kết luận khái quát.
Ví dụ 1: Khi giảng dạy bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)” chương trình SGK Lịch sử 12 ban
cơ bản phần Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 và phần Chiến dịch Biên
giới năm 1950; Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu so sánh về Chủ
8


trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của hai chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và
Chiến dịch Biên giới năm 1950. Từ đó giúp học sinh thấy được mối liên hệ lịch
sử và thấy được sự phát triển chuyển mình của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của cách mạng nước ta là cách mạng chuyển từ thế phòng ngự sang thế
chủ động tiến công trên chiến trường, đẩy quân Pháp vào thế phòng ngự bị động
đối phó
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát niên biểu và các tiêu chí cụ thể
yêu cầu học sinh phải so sánh.
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào các tiêu chí so sánh hãy hoàn
chỉnh bảng hệ thống kiến thức.
- Bước 3: Học sinh bám sát các tiêu chí hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt ý kiến thức và hướng dẫn học sinh

cách học và khai thác kiến thức qua niên biểu so sánh (thấy được mối liên hệ
lịch sử và thấy được nội dung cách mạng nước ta qua hai chiến dịch Việt Băc
1947 và Chiến dịch Biên giới 1953, đồng thời thấy được sự phát triển về hình
thái trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nội dung

Chiến dịch Việt Bắc 1947

Chiến dịch Biên giới 1950

Đảng ta chỉ thị: “Phải phá tan 6/1950, Đảng, Chính phủ quyết
cuộc tiến công mùa đông của định mở chiến dịch Biên giới
giặc Pháp”. Chỉ thị nêu rõ: nhằm: tiêu diệt bộ phận quan
“Giam chân địch, bao vây những trọng sinh lực địch; khai thông
Chủ

căn cứ đó…phải giữ gìn chủ lực, đường sang Trung Quốc và trên

trương

nhưng đồng thời cũng phải nhằm thế giới dân chủ; mở rộng và

của ta

những chỗ yếu của địch mà đánh củng cố căn cứa địa Việt Bắc,
những trận vang dội…”

tạo thuân lợi mới thúc đẩy cuộc
kháng chiến tiến lên


- Ở Bắc Kạn, ta chủ động bao - Sáng 16/9/1950 ta tấn công
vây, tiến công địch buộc Pháp Đông Khê, uy hiếp Thất Khê,
rút khỏi chợ Đồn, chợ Rã cuối Cao Bằng bị cô lập buộc Pháp
rút khỏi Cao Bằng.

tháng 11/1947.
9


- Ở mặt trận hướng Đông: ta tổ - Phía địch: Huy động quân từ
chức nhiều trận phục kích trên Thất Khê chiếm lại Đông Khê,
Diễn biến đường số 4, đặc biệt trận đèo đón quân từ Cao Bằng về, cho
chính

Bông Lau (30/10/1947) đẩy địch quân đánh lên Thái Nguyên.
vào thế bị động.

- Phía ta: quân ta mai phục buộc

- Ở mặt trận hướng Tây: ta liên 2 cánh quân từ Thất Khê và Cao
tục chặn đánh địch hàng chục Bằng không gặp nhau, đội quân
trận trên sông Lô, nổi bật là trận từ Thái Nguyên lên bị chặn
Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm đánh, đường số 4 được giải
nhiều tàu chiến, ca nô, diệt nhiều phóng (22/10/1950).
địch.

- Trên các mặt trận khác quân

- Ngày 19/12/1947, đại bộ phận dân ta ra sức thi đua giết giặc lập
quân Pháp rút khỏi Việt Bắc


công, chiến tranh du kịch

Loại khỉ vòng chiến hơn 6000 Loại khỏi vòng chiến 8.000 tên
tên địch, hạ 16 máy bay, 11 tàu địch, khai thông biên giới ViệtKết quả

chiến và ca nô, phá huỷ nhiều Trung, chọc thủng hành lang
phương tiện chiến tranh

Đông-Tây, kế hoạch Rơ-ve bị
phá sản

Căn cứ Việt Bắc mở rộng, TW - Là chiến dịch lớn ta chủ động
Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu tiên trong cuộc kháng
vẫn an toàn, bộ đội ta ngày càng chiến chống Pháp, đánh dấu sự
trưởng thành.

trưởng thành quân đội ta về sức

- Giáng đòn quyết định vào mạnh chiến đấu từ đánh du kích
chiến lược “đánh nhanh thắng sang tập trung, phát triển vượt
nhanh” buộc Pháp sang đánh lâu bậc về nghệ thuật chỉ đạo kháng
Ý nghĩa

dài với ta.

chiến của Đảng.

- Tạo điều kiện cho ta xây dựng - Quân ta vươn lên nắm quyền
và phát triển lực lượng kháng chủ động trên chiến trường, đẩy

chiến toàn quốc, toàn dân, toàn Pháp lún sâu vào thế bị động đối
diện lâu dài

phó
10


3.2.3. Phương pháp sử dụng lược đồ
Lược đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước quan trọng và rất quen thuộc
trong dạy học lịch sử. Lược đồ giúp học sinh xác định địa điểm của sự kiện
trong thời gian và không gian nhất định, đồng thời còn giúp học sinh suy nghĩ,
giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả. Lược đồ lịch sử không
cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên mà chủ yếu có những kí hiệu, dấu
mốc về biên giới, thành phố, địa điểm sảy ra các sự kiện nội dung lịch sử (các
cuộc khởi nghĩa, phong trào cách mạng, chiến dịch…) các minh họa trên lược
đồ đảm bảo được tính chính xác, khoa học và tính thẩm mĩ cao.
Có hai loại lược đồ chính: Lược đồ tổng hợp phản ánh những nội dung
lịch sử quan trọng nhất…và lược đồ chuyên đề diễn tả những sự kiện riêng rẽ
hay một mặt của một nội dung lịch sử như diễn biến một trận đánh…
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháo kết thúc (1953-1954)” chương trình SGK Lịch sử 12 Ban cơ bản phần diễn
biến chiến dịch Điện Biên Phủ; Giáo viên sử dụng “lược đồ diễn biến chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954” để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên lược
đồ về các giai đoạn diễn ra chiến dịch. Từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức
về diễn biến và ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và hướng dẫn phần chú
giải trên lược đồ.
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào lược đồ hãy trình bày các giai
đoạn phát triển của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt ý kiến thức và hướng dẫn học sinh
cách học và khai thác kiến thức qua lược đồ.

11


Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
3.2.4. Phương pháp sử dụng tranh ảnh trong Sách Giáo Khoa
Tranh ảnh trong Sách Giáo Khoa là loại đồ dùng trực quan quy ước quan
trọng và quen thuộc trong dạy học lịch sử. Tranh ảnh giúp học sinh quan sát,
tưởng tượng được nội dung lịch sử diễn ra.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 18 “Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946-1950)” chương trình SGK Lịch sử 12 Ban cơ bản
phần Cuộc chiến đấu ở các đô thi; Giáo viên sử dụng tranh ảnh trong SGK
“Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp” để hướng dẫn
học sinh khai thác kiến thức về cuộc kháng chiến ở các đô thị trên đất nước ta
mà đặc biệt diễn ra ở thủ đô Hà Nội.
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh “Quyết tử quân
Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp”.
12


- Bước 2: Nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: Hình ảnh “Quyết tử quân Hà
Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp” nói lên điều gì?
- Bước 3: Học sinh vận dụng kiến thức sách giáo khoa trả lời.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức và hướng dẫn học sinh cách
khai thác kiến thức dựa vào tranh ảnh phải bám sát sách giáo khoa.
4. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến
Trong thực tế giảng dạy Lịch sử chương trình lớp 12 Ban cơ bản phần lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 ở trường THPT Số 2 Bảo Yên bản thân tôi

thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước vào công tác giảng dạy cũng như
hình thành phương pháp tự học của học sinh đạt hiệu quả tốt và phát huy được
tính tích cực cũng như năng lực tự tổng hợp kiến thức của học sinh.
Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng đồ dùng trực quan quy ước áp
dụng cho phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 cho thấy, khả năng nhớ
và vận dụng kiến thức lịch sử, trình bày vấn đề của các em tốt hơn các lớp đối
chứng trong năm học trước. Những mặt tích cực có được chắc chắn là hệ quả
của quá trình áp dụng đồ dùng trực quan trong học tập của các em.
Để sử dụng được đồ dùng trực quan, học sinh phải sử dụng năng lực nhận
thức cái cụ thể như quan sát, hình dung, tưởng tượng, lựa chọn các chi tiết cần
thiết để trên cơ sở đó, học sinh sử dụng các hình thức hoạt động tư duy như phân
tích, so sánh, tổng hợp… vận dụng những kiến thức đã biết, soi vào những điều
kiện đã cho ở bài tập, tìm ra lời giải, phát hiện ra kiến thức mới theo yêu cầu của
bài tập. Nói cách khác học sinh phải sử dụng năng lực nhận thức cái cụ thể và
năng lực tiến hành các hình thức hoạt động tư duy.
Ban đầu, khi yêu cầu học sinh sử dụng đồ dùng trực quan như lập bảng so
sánh; khai thác kiến thức qua tranh ảnh, lược đồ; vẽ sơ đồ…các em rất ngỡ
ngàng và cho rằng đây là nhiệm vụ nặng nề, khó có thể hoàn thành. Nhưng khi
được giáo viên giải thích rõ mục đích, hướng dẫn phương pháp giải bài tập, các
em tỏ ra hứng thú khi thực hiện nhiệm vụ này. Khi giải bài tập các em rất tích
cực, cho rằng đó là thử thách thú vị, muốn thử sức để qua đó chứng tỏ năng lực
nhận thức của mình.
13


C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về vấn đề sử dụng, khai thác đồ
dùng trực quan quy ước trong việc đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn
lịch sử, cũng như thực trạng kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan của một số đồng
chí giáo viên cò hạn chế và kĩ năng khai thác đồ dùng trực quan của học sinh

chưa cao nhất là đối với học sinh lớp 12 ở trường THPT Số 2 Bảo Yên khi học
phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954. Đó chính là nguyên nhân tôi mạnh
dạn trao đổi về một số kinh nghiệm về sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong
giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1950) Ở đây tôi chỉ áp dụng
một số cách sử dụng đồ dùng trực quan chứ chưa bao hàm hết toàn bộ nội dung
chương trình cũng như các loại hình đồ dùng trực quan. Thực tiễn khi giảng dạy
phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, việc áp dụng đồ dùng trực quan
vào giảng dạy tôi thấy vừa mang tính khả thi, áp dụng phù hợp với việc đổi mới
phương pháp dạy học làm tăng tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên khi áp
dụng phải lưu ý các bước thực hiện như tôi đã trình bày ở phần trên. Do vậy tôi
đề xuất việc áp dụng đồ dùng trực quan vào công tác giảng dạy cũng như hướng
dẫn học sinh tự học cần được triển khai rộng hơn.

14


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường, Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục trung học phổ thông Lịch Sử. NXB Giáo Dục Việt Nam 2007.
2. Nguyễn Ngọc Cơ, Tìm hiểu kiến thức lịch sử 11. NXB Giáo Dục Việt Nam
2009.
3. Phan Ngọc Liên, Lịch sử 12. NXB Giáo Dục Việt Nam 2007.
4. Phan Ngọc Liên, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử
12. NXB Giáo Dục Việt Nam.

15




×