Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hình thành kỹ năng sống cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.68 KB, 24 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP"

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những nguyên lí giáo dục cơ bản của đất nƣớc chúng ta là giáo dục
con ngƣời toàn diện. Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo, bồi dƣỡng
học sinh cả đức lẫn tài. Học sinh đến trƣờng không chỉ để học chữ, hay chỉ để trang bị
cho mình vốn tri thức cần thiết cho hành trang nghề nghiệp mai sau mà còn để rèn luyện
tu dƣỡng đạo đức, kỹ năng sống và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu
cho con ngƣời Việt Nam hiện đại.
Là một giáo viên giảng dạy ở trƣờng BTTHPT hàng năm, ngoài nhiệm vụ chuyên
môn tôi đều kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Trƣớc những sự phát triển nhƣ vũ
bão của xã hội và cuộc sống thay đổi nhanh chóng nhƣ hiện nay tôi không khỏi băn
khoăn và lo lắng sẽ có những tác động không tốt đến học sinh của mình. Vì ở lứa tuổi này
các em rất dễ bị tác động, dễ có những hành động bồng bột và nông nổi. Và hơn nữa là sự
lo ngại trƣớc sự suy thoái về đạo đức thấy rõ của học sinh hiện nay nên càng ý thức đƣợc
trọng trách không nhỏ đặt trên vai ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục
nhân cách của học sinh.
Xuất phát từ trăn trở trên nên tôi có một mong muốn là làm thế nào để giúp học
sinh có đạo đức lành mạnh và kỹ năng sống phong phú vận dụng những kinh nghiệm đó
vào cuộc sống lao động sản xuất. Nên tôi chọn đề tài này mong muốn chia sẻ với đồng
nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức và kỹ
năng sống cho học sinh, điều mà tôi cho là quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm lớp.
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:



2


Khái niệm Kỹ năng sống của UNESCO: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để
họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”
Khái niệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Kỹ năng sống là kỹ năng thực hiện
những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hòa nhập
vào môi trƣờng xung quanh( gia đình, lớp học, thế giới, bạn bè), giúp cá nhân hình thành
các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành
công học đƣờng và thành công trong cuộc sống”
Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm:
- Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành công việc.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng rèn luyện sức khỏe và bảo vệ sức khỏe.
- Kỹ năng phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
........................................................................

3


Theo PGS – TS Nguyễn Thanh Bình – Viện nghiên cứu sƣ phạm – Trƣờng ĐHSP

Hà Nội trong bài viết: “Tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh”
(đƣợc in trong tài liệu “Bồi dƣỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp trong trƣờng THCS, THPT”) thì: “một trong những tƣ tƣởng chủ yếu trong
chiến lƣợc phát triển giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO là giáo viên phải đƣợc đào tạo để
trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Tƣ tƣởng đó
nhấn mạnh ngƣời giáo viên phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở ngƣời học
ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống
riêng của dân tộc. Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục bằng chính nhân cách của
mình tác động tích cực đến sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh” và cũng theo
PGS “Ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp là ngƣời phải chăm lo giáo dục động cơ học tập,
giá trị hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt cho học sinh; là ngƣời kìm hãm, ngăn chặn
những hành động tiêu cực của học sinh và kích thích tích cực hoá những hành động có
giá trị xã hội và là ngƣời hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải
trong cuộc sống”.
- Để chuyển hoá những giá trị xã hội thành giá trị cá nhân thì ngƣời giáo viên chủ
nhiệm phải có những tác động tích cực giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
PGS.TS Hà Nhật Thăng trong tài liệu “Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trƣờng phổ
thông”(NXB GD – 2005) cho rằng: “Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của nhà trƣờng nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là
yếu tố chi phối hoạt động và giao lƣu của con ngƣời suốt thời gian tồn tại và phát triển
của họ. Dù diễn ra trong điều kiện hoàn cảnh nào, mọi hoạt động và giao lƣu đều góp
phần hình thành bộ mặt đạo đức của con ngƣời”. Nói nhƣ vậy thì giáo viên chủ nhiệm là
ngƣời chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện cho học sinh nên cần chủ động triển khai các
hoạt đọng giao lƣu chứa đựng những giá trị đạo đức và kĩ năng sống cho các em. Hơn

4


nữa trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi con ngƣời phải có năng lực
ứng phó để tránh rủi ro, thất bại. Những năng lực đó phải đƣợc dựa trên nền tảng của giá

trị đích thực hƣớng tới hạnh phúc, hoà bình và chất
lƣợng cuộc sống cho con ngƣời. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trở thành
những nội dung cấp thiết hiện nay.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng nên biết bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI đƣợc
xác định là:


Học để biết (Kiến thức).



Học để làm (Kĩ năng).



Học để khẳng định mình (Nhân cách).



Học để chung sống (Hội nhập).

Nói chung ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp cần giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con
ngƣời Việt Nam XHCN.
2. Thực trạng của vấn đề:
- Hai năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011 Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động
chủ đề “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lƣợng giáo dục” với mục tiêu nâng cao chất
lƣợng giáo dục và trƣờng học không còn tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó Bộ giáo dục còn phát
động phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008 –
2013 ( trong đó Bộ giáo dục đã nhấn mạnh vai trò của công tác chủ nhiệm lớp).

- Tại trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nơi tôi công tác các cấp lãnh đạo, quản lí hết
sức quan tâm, hỗ trợ và có nhiều giải pháp đôn đốc, thúc đẩy công tác chủ nhiệm, trung
tâm còn xây dƣng phong trào “Phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi”

5


- Bản thân đƣợc tập huấn công tác chủ nhiệm lớp, đƣợc tham khảo tài liệu về công
tác chủ nhiệm. Nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi có tình yêu sâu sắc đối
với nghề và cũng tạo dựng trong tôi tình cảm đặc biệt về con ngƣời, những thế hệ học
sinh và công tác chủ nhiệm lớp.
- Đối tƣợng học viên bổ túc tuy hạn chế về năng lực nhận thức, điều kiện và thời
gian học nhƣng họ có mặt mạnh là vốn kinh nghiệm sống và lao động sản xuất, có vốn
hiểu biết thực tế thiên nhiên và xã hội.
- Thách thức lớn nhất đối với giáo viên chủ nhiệm – Ngƣời làm công tác giáo dục
là những tác động từ phía bên ngoài xã hội dã ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm hồn, tính
cách, tâm lý của học sinh nhƣ: Cơ chế thị trƣờng, đời sống hiện đại và nhu cầu thời đại
sớm làm cho học sinh có tính thực dụng, thiếu lí tƣởng, xa rời các giá trị văn hoá truyền
thống, sự ảnh hƣởng của văn hoá phẩm thiếu lành mạnh và thế giới game trên mạng cũng
khiến cho học sinh bỏ bê học hành đắm chìm trong thế giới ảo, không xác định đƣợc mục
tiêu phƣơng hƣớng cho đời mình. Nhiều biểu hiện không tốt nổi bật của học sinh hiện
nay nhƣ: Yêu sớm, bạo lực... Nói chung là suy thoái về đạo đức một cách đáng lo ngại.
Làm sao lôi kéo đƣợc học sinh về phía mình, phát triển nhân cách nhƣ mình mong muốn
không phải là vấn đề dễ. Đây là một thách thức lớn.
- Hơn nữa học sinh ở lứa tuổi 15 – 18 đang trƣởng thành có nhiều nông nổi, bồng
bột, dễ bị kích động, dễ bị cám dỗ và sa ngã nếu thiếu sự quan tâm, thấu hiểu và uốn nắn
và giáo dục kịp thời của gia đình và nhà trƣờng.
- Đối với học sinh bổ túc đa số vừa yếu về năng lực nhận thức vừa yếu về đạo đức,
phần lớn thiếu sự quan tâm của gia đình, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhƣ
gia đình quá nghèo, bố mẹ không hoà thuận, bố mẹ li hôn... Đây cũng là một “gánh nặng”

cho ngƣời làm công tác chủ nhiệm ở trƣờng bổ túc THPT.

6


3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
3.1 Tổ chức các tiết học giáo dục kỹ năng sống:
* Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp,
trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại
bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động
hàng ngày.
* Các bước tổ chức tiết học kỹ năng:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Giáo viên lựa chọn chủ đề của tiết học dựa vào đối tƣợng học sinh.
- Thông báo trƣớc 1 tuần để học sinh có cơ hội tìm hiểu các thông tin liên quan đến
chủ đề của tiết học.
- Giáo viên chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề đã chọn.
Bước 2: Tổ chức tiết học
- Ổn định tổ chức.
- Giáo viên nêu chủ đề, mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Dựa vào đối tƣợng học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy
học phù hợp.
Bước 3: Kết thúc tiết học
- Giáo viên củng cố lại kiến thức đã học.
- Cho học sinh làm 1 bài kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng.
Ví dụ: Tổ chức 1 tiết học về chủ đề HIV/AIDS.
* Mục đích, yêu cầu: Sau khi học học sinh cần nắm đƣợc

7



- Khái niệm HIV/AIDS.
- Các con đƣờng lây truyền HIV/AIDS.
- Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử với ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS.
* Bước 1: chuẩn bị: Các thông tin liên quan đến tiết học
- Khái niệm HIV: HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh chỉ loại virus gây suy giảm miễn
dịch mắc phải ở ngƣời. Khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch
làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chống lại bệnh tật.
- AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải”, dùng để chỉ giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, ở giai đoạn này hệ
thống miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nên ngƣời nhiễm HIVdễ dàng mắc các bệnh nhƣ
ung thƣ, viêm phổi, lao viêm da, lở loét toàn thân hoặc suy kiệt. Những bệnh này nặng
dần lên có thể dẫn đến cái chết.
- Các con đƣờng lây truyền HIV/AIDS
+ Quan hệ tình dục: Bệnh AIDS có thể lây truyền khi quan hệ tình dục bất kể bằng cơ
quan bộ phận nào, bất kể với ai. Tỉ lệ lây truyền HIV qua con đƣờng quan hệ tình dục lên
tới 80%.
+ Đƣờng máu: HIV truyền qua kim tiêm, truyền máu, châm cứu, trích lễ, phẫu thuật, nhổ
răng... nếu không đảm bảo vô trùng.
+ Đƣờng dọc: Mẹ truyền sang con qua rau thai trong lúc mang thai.
- Các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS: Dựa vào đƣờng lây nhiễm HIV, có các biện
pháp phòng sau:

8


+ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua con đƣờng tình dục:
Chung thủy một vợ, một chồng không nhiễm HIV.
Không quan hệ tình dục bừa bãi.

Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: Phổ biến là Nonoxynol-9 đƣợc làm dƣới dạng
kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su
+ Phòng nhiễm HIV qua đƣờng máu:
Không tiêm chích ma túy.
Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế
phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
Hạn chế tiêm chích: Chỉ sử dụng kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim
tiêm. Sử dụng dụng cụ tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của ngƣời nhiễm HIV.
Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay...
+ Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỉ lệ
lây truyền sang con là 30%, nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hƣớng dẫn của bác
sĩ.
* Bước 2: Tổ chức dạy học:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giáo viên nêu chủ đề, mục tiêu của tiết học:
+ Chủ đề HIV-AIDS

9


+ Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm đƣợc: Khái niệm về HIV/AIDS, các con đƣờng
lây truyền và các biện pháp phòng tránh.
- Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Sau đó lần lƣợt từng nhóm trình bày nội dung của mình, các nhóm còn lại có thể chất
vấn nhóm trình bày.
- Giáo viên lắng nghe và hƣớng dẫn học sinh thảo luận đúng hƣớng.
- Giáo viên có thể yêu cầu từ 1, 2 học sinh nêu lại nội dung bài học.
Bước 3: Kết thúc tiết học:

- Giáo viên củng cố lại toàn bộ kiến thức của bài.
- Giáo viên đƣa ra các con số có liên quan đến HIV:
+ Ngƣời đầu tiên trên thế giới đƣợc phát hiện là ở Châu Phi.
+ Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên vào tháng 12/1990.
+ Tính đến năm 2008 thì trên thế giới có khoảng 60 triệu ngƣời bị nhiễm HIV, khoảng 25
triệu ngƣời đã chết do các bệnh liên quan đến AIDS.
- Giáo viên cho học sinh làm bài trắc nghiệm đánh giá mức độ thông hiểu, vận dụng của
học sinh.
3.2 Lồng ghép môn học:
- Thông qua các tiết học hình thành cho học sinh một số kỹ năng vận dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn, giúp học sinh có kỹ năng đối phó với các tình huống không mong
muốn.
- Thông qua tiết học giáo viên giúp các em rèn các kỹ năng nhƣ: Kỹ năng thể hiện sự tự
tin, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng lắng nghe tích cực…

10


- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị
Đối với giáo viên:
- Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các bài học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.
Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.
Bước 2: Tổ chức tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống
- Ổn định tổ chức lớp.
- Dựa vào đối tƣợng học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học phù
hợp.
- Trong quá trình dạy học giáo viên khuyến khích các em phát biểu ý kiến, cùng tham gia

vào tiết học.
- Liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
Bước 3: Kết thúc tiết học:
- Giáo viên củng cố lại kiến thức đã học.
- Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi kiểm tra mức độ thông hiểu, vận dụng.
Ví dụ: Lồng ghép vào môn Sinh học 11, bài 47: “Điều khiển sinh sản ở Động vật và sinh
đẻ có kế hoạch ở ngƣời”.
Bước 1: Chuẩn bị
- Đối với giáo viên:

11


+ Chuẩn bị giáo án có lồng ghép kỹ năng sống vào các nội dung trong bài học.
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.
- Đối với học sinh:
+ Đọc bài trƣớc khi lên lớp.
+ Tham khảo thêm các thông tin liên quan đến bài học từ các nguồn tin khác.
Bước 2: Tổ chức tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống
- Ổn định tổ chức lớp.
- Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.
- Phƣơng pháp dạy học: nghiên cứu, vấn đáp - gợi mở, nêu vấn đề, quan sát…
- Trong quá trình dạy học giáo viên khuyến khích các em phát biểu ý kiến, cùng tham gia
vào tiết học:
+ Ở phần I và II giáo viên có thể khuyến khích học sinh đƣa ra sự hiểu biết về cuộc sống
thực tế, từ đó giúp các em nắm đƣợc các kiến thức liên quan đến điều khiển sinh sản ở
Động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở ngƣời.
- Liên hệ kiến thức đã học vào thực tế:
+ Phần I: Chủ động điều khiển giới tính ở Động vật, làm tăng sinh sản trong chăn nuôi,
phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo cho Động vật…

+ Phần II: Không nên lạm dụng thuốc tránh thai
Tuổi vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản.
Không nên phá thai quá nhiều lần.
Quan hệ tình dục an toàn.

12


Sử dụng bao cao su khi không muốn có thai.
Nhờ sự giúp đỡ của ngƣời lớn trong những tình huống không đủ khả năng
giải quyết nhƣ bị mang thai ngoài ý muốn cần nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ và ngƣời thân.
Nếu phá thai hãy nhờ sự tƣ vấn của bác sĩ và chỉ nên phá thai ở các cơ sở y tế
đủ điều kiện phá thai an toàn.
Bước 3: Kết thúc tiết học:
- Giáo viên củng cố lại kiến thức đã học.
- Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi kiểm tra mức độ thông hiểu, vận dụng.
3.3 Thảo luận chuyên đề:
- Giúp học sinh có cơ hội đƣợc cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải
quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn những vấn đề đƣợc
thảo luận.
- Giúp học sinh có cơ hội bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình một
cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh.
- Hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng trình bày trƣớc tập thể, biết thuyết
phục ngƣời khác, biết bảo vệ ý kiến của mình, biết chia sẻ và biết hợp tác.
* Thảo luận chuyên đề thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Định hướng cho thảo luận:
+ Đặt tên cho chủ đề hay chuyên đề thảo luận.
+ Đƣa ra các nội dung cần thảo luận.
+ Hình thức thảo luận (theo nhóm).


13


+ Ấn định thời gian thảo luận.
- Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận:
Đối với giáo viên:
+ Thông báo nội dung thảo luận cho cả lớp.
+ Gợi ý những tài liệu cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn bị cho thảo luận.
+ Thông báo về thời gian và kế hoạch tổ chức hoạt động.
+ Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp và triển khai tổ chức thảo luận.
+ Họp cán bộ lớp để kiểm tra, rà soát các nội dung công tác, giải quyết những vấn đề khó
khăn.
Đối với học sinh:
+ Cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thảo luận và gợi ý về nội dung thảo luận cho các bạn
chuẩn bị.
+ Hƣớng dẫn các thành viên nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị nội dung cho thảo luận, có
thể phân công, giao nhiệm vụ các tổ, nhóm, cá nhân theo sở thích, tự nguyện hay bắt
buộc.
+ Phân công các nhiệm vụ khác nhƣ: trang trí, dẫn chƣơng trình, chuẩn bị cơ sở vật chất,
văn nghệ, mời đại biểu.
+ Cử ngƣời điều khiển thảo luận, cần chú ý đến những ngƣời có khả năng ứng xử tốt.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để xen kẽ khi thảo luận.
+ Họp báo cáo kết quả chuẩn bị với giáo viên trƣớc ngày tổ chức thảo luận, kịp thời giải
quyết những vƣớng mắc(nếu có).

14


- Bước 3: Tiến hành thảo luận:
+ Ngƣời dẫn chƣơng trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

+ Ngƣời điều khiển thông báo chƣơng trình thảo luận, nêu các vấn đề cần thảo luận.
+ Ngƣời điều khiển khéo léo dẫn dắt, điều khiển, khêu gợi sự mạnh dạn, tích cực của mọi
ngƣời tham gia thảo luận sôi nổi và hiệu quả
+ Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ.
Khi gặp khó khăn, có thể có sự tham gia của các cố vấn hay giáo viên chủ nhiệm:
gợi ý, nêu lên các vấn đề hay hƣớng dẫn để học sinh thảo luận sôi nổi và đúng hƣớng.
Bước 4: Kết thúc thảo luận: Ngƣời điều khiển tổng hợp kết quả thảo luận:
+ Mời giáo viên nhận xét, đánh giá và định hƣớng cho các hoạt động kế tiếp.
+ Kết thúc thảo luận trong tiếng nhạc sôi động hay một bài hát tập thể vui nhộn. Để thực
hiện đƣợc phƣơng hƣớng đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc các kỹ năng sau:
Kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao bài tập, kỹ năng phản hồi, kỹ
năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng hợp tác,
kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự nhận
thức...
Ví dụ: Thảo luận về chuyên đề: Chống bạo lực học đƣờng.
Mục đích:
- Nhằm giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về bạo lực học đƣờng.
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin và chọn lọc thông tin.
- Rèn kỹ năng thuyết trình và thuyết phục trƣớc đám đông.

15


- Rèn kỹ năng hợp tác và chia sẻ thông tin.
Các bước tổ chức:
- Bước 1: Định hƣớng cho thảo luận:
+ Đặt tên cho chủ đề hay chuyên đề thảo luận: Chống bạo lực học đƣờng
+ Đƣa ra các nội dung cần thảo luận:
Khái niệm bạo lực học đƣờng.
Hậu quả của bạo lực học đƣờng: Đối với học sinh, nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

+ Hình thức thảo luận: Theo nhóm.
+ Thời gian thảo luận: Sẽ tổ chức vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 10.
Thời gian chuẩn bị là một tuần. Thời gian để mỗi đội trình bày bài thảo luận là 5 phút.
- Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận:
Đối với giáo viên:
+ Thông báo nội dung thảo luận cho cả lớp: Chống bạo lực học đƣờng.
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm tài liệu có liên quan tại Thƣ viện, mạng Internet và từ
tình hình thực tế nơi học sinh đang học.
+ Giáo viên thông báo về thời gian và kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả lớp.
+ Giao trách nhiệm cho lớp trƣởng chịu trách nhiệm chung, lớp phó học tập giúp đỡ các
nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận, lớp phó văn - thể - mỹ chuẩn bị một số tiết mục văn
nghệ.
+ Họp cán bộ lớp để kiểm tra, rà soát các nội dung công tác, giải quyết những vấn đề khó
khăn.

16


Đối với học sinh:
+ Lớp trƣởng cùng lớp phó học tập xây dựng kế hoạch thảo luận và gợi ý về nội dung
thảo luận cho các nhóm chuẩn bị.
+ Trƣởng nhóm hƣớng dẫn các thành viên nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị nội dung cho
thảo luận.
+ Phân công các nhiệm vụ khác nhƣ: trang trí, dẫn chƣơng trình, chuẩn bị cơ sở vật chất,
văn nghệ, mời đại biểu.
+ Cử ngƣời điều khiển thảo luận: Có thể là giáo viên chủ nhiệm hoặc bí thƣ Đoàn Thanh
niên.
+ Họp báo cáo kết quả chuẩn bị với giáo viên trƣớc ngày tổ chức thảo luận, kịp thời giải
quyết những vƣớng mắc (nếu có).
- Bước 3: Tiến hành thảo luận:

+ Ngƣời dẫn chƣơng trình tuyên bố lí do:
Tình trạng bạo lực trong trƣờng học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế
giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đƣờng không chỉ xảy ra ở
học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có
bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Tại Việt Nam, số liệu đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đƣa ra gần đây nhất,
trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và
ngoài trƣờng học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng
trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị
buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trƣờng thì có một trƣờng có học sinh đánh nhau ... Bạo

17


lực học đƣờng đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trƣờng và là nỗi
trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
+ Ngƣời điều khiển thông báo chƣơng trình thảo luận, nêu các vấn đề cần thảo luận:
Khái niệm bạo lực học đƣờng.
Hậu quả của bạo lực học đƣờng: Đối với học sinh, nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
+ Từng nhóm trình bày nội dung thảo luận, các nhóm còn lại có thể chất vấn lại nhóm
vừa trình bày.
+ Ngƣời điều khiển khéo léo dẫn dắt, điều khiển, khêu gợi sự mạnh dạn, tích cực của mọi
ngƣời tham gia thảo luận sôi nổi và hiệu quả
+ Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ.
Khi gặp khó khăn, có thể có sự tham gia của các cố vấn hay giáo viên chủ nhiệm:
gợi ý, nêu lên các vấn đề hay hƣớng dẫn để học sinh thảo luận sôi nổi và đúng hƣớng.
Bước 4: Kết thúc thảo luận. Ngƣời điều khiển tổng hợp kết quả thảo luận:
+ Mời giáo viên nhận xét, đánh giá và định hƣớng cho các hoạt động kế tiếp.
+ Kết thúc thảo luận trong tiếng nhạc sôi động hay một bài hát tập thể vui nhộn.
3.4 Tổ chức hội thi: Giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức hội thi trong phạm vi lớp, chia

các tổ thành các đội thi
Mục đích của hội thi:
- Góp phần bồi dƣỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú
nhận thức.
- Phát hiện, bồi dƣỡng cho các em động cơ học tập tích cực đúng đắn.

18


- Phát hiện bồi dƣỡng các em có năng khiếu, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy
nghĩ.
- Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, bồi dƣỡng, phát triển và hoàn thiện nhân
cách của học sinh.
Các bước tiến hành hội thi:
* Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi:
+ Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chủ điểm hoạt động của tháng, nhu cầu và nguyện
vọng của học sinh để lựa chọn chủ đề hội thi, xác định nội dung hội thi
Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi.
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền vận động cho hội thi:
Để tổ chức hội thi đạt mục tiêu giáo dục, cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên
truyền. Cần phải thông báo cụ thể chủ đề nội dung, mục đích yêu cầu, thể lệ hội thi cho
toàn thể học sinh trong lớp trƣớc 2 tuần để các em chuẩn bị.
Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi
Bước 5: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hội thi
Bước 6: Tổ chức hội thi:
Bước 7: Kết thúc hội thi
- Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi
Ví dụ: Tổ chức hội thi về chủ đề: "Chúng em bảo vệ môi trường"
* Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi:
+ Chủ đề: Bảo vệ môi trƣờng.


19


+ Mục tiêu hội thi: Qua hội thi học sinh nắm đƣợc khái niệm môi trƣờng, các loại môi
trƣờng, tình hình ô nhiễm ô nhiễm môi trƣờng và các biện pháp bảo vệ môi trƣờng.
Ngoài ra học sinh còn đƣợc rèn các kỹ năng nhƣ: Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông
tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành công việc, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng sang tạo…
+ Nội dung hội thi: Môi trƣờng và các biện pháp bảo vệ môi trƣờng.
+ Tên hội thi: “Chúng em bảo vệ môi trƣờng”.
Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi:
+ Thời gian: Buổi sinh hoạt ngoại khoá tuần đầu tiên của tháng 5.
+ Địa điểm: Phòng học lớp 11A
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền vận động cho hội thi:
Để tổ chức hội thi đạt mục tiêu giáo dục, cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên
truyền. Cần phải thông báo cụ thể chủ đề nội dung, mục đích yêu cầu, thể lệ hội thi cho
toàn thể học sinh trong lớp trƣớc 2 tuần để các em chuẩn bị.
Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi
Gồm có:
- Trƣởng ban: Giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ các hoạt
động của hội thi.
- Giám khảo: Có thể mời Giáo viên bộ môn có liên quan dến chủ đề hội thi
- Thƣ kí hội thi: Lớp trƣởng
- Ngƣời dẫn chƣơng trình: Lớp phó văn – thể - mỹ
Bước 5: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hội thi

20



Bước 6: Tổ chức hội thi:
* Trƣớc khi tiến hành hội thi:
- Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị của các đội tham gia dự thi.
- Thông báo chƣơng trình hội thi tới các thành phần tham dự.
- Họp ban tổ chức hội thi.
* Tổ chức hội thi:
- Tạo bầu không khí sôi nổi bằng cách mời các đội tham gia văn nghệ.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông qua chƣơng trình hội thi.
- Tổ chức thi.
Bước 7: Kết thúc hội thi
- Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi
4. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi thực hiện 1 số biện pháp "Hình thành kỹ năng sống cho học sinh bổ túc
trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm lớp" tôi nhận thấy:
- Các em đã cố gắng vƣơn lên, tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia và có cơ hội
trình bày trao đổi và nhận xét lẫn nhau. Và cũng nhờ vào các hoạt động này cùng với sự
tin tƣởng, sẻ chia của thầy cô mà các em có đƣợc niềm tin, định hƣớng và nghị lực để
phát triển nhân cách. Có câu “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách,
gieo tính cách gặt số phận”. Hành vi tích cực xuất phát từ sự hiểu biết và ý thức của mỗi
con ngƣời. Học sinh cần sự hiểu biết và tự ý thức để phát triển nhân cách theo hƣớng tích
cực

21


Cụ thể: Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi đã cho học sinh làm bài trắc nghiệm để
đánh giá kết quả:
Năm học 2012 – 2013
TT


Hành vi đổi mới quan sát đƣợc
Trƣớc

Sau

1

Kỹ năng tìm kiếm thông tin

25/45 (35%) 31/45 (68%)

2

Kỹ năng làm việc nhóm

27/45 (60%) 35/45 (77%)

3

Kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe

30/45 (66%) 38/45 (84%)

4

Kỹ năng phòng ngừa các tệ nạn xã
hội

20/45 (44%) 26/45 (57%)


5

Kỹ năng ra quyết định

23/45 (51%) 28/45 (62%)

6

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

26/45 (57%) 33/45 (73%)

7

Kỹ năng giao tiếp

21/45 (46%) 26/45 (57%)

8

Kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành
công việc

18/45 (40%) 24/45 (53%)

Rõ ràng là có sự chuyển biến đáng kể.
III . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:

22



- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận,
đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối
hợp trong và ngoài nhà trƣờng, làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục học sinh.
- Giáo dục kỹ năng sống trong trƣờng học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh
sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép,
thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hnàh vi mang tính xã hội, giảm bớt tỉ lệ phạm pháp.
- Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, sự hứng
thú, tự tin, chủ động, sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục. Học
sinh đƣợc giáo dục kỹ năng sống xác định đƣợc bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với
bản than, gia đình và xã hội.
- Giáo dục kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn đƣợc bổ sung nâng cấp để
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Ngƣời trƣởng thành cũng cần học kỹ
năng sống
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải công việc “một sớm, một chiều” mà
đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực
hiện càng sớm càng tốt đối với học sinh.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Với các cấp quản lí: Quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
- Với các đoàn thể trong nhà trƣờng: Cần sự hợp tác, hỗ trợ của đoàn thể trong nhà
trƣờng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
qua công tác chủ nhiệm lớp của bản thân, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các đồng nghiệp.

Thanh Hoá,ngày 30 tháng 5 năm 2013

23



XÁC NHẬN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của ngƣời
CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN
khác.
VỊ
Người viết SKKN

Lê Thị Lan

24



×