SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG BÀI
THỰC HÀNH MÔN GDCD THPT NHẰM TĂNG CƢỜNG TÍNH
TỰ HỌC CỦA HỌC SINH"
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, tư tưởng “dạy học tập trung vào người học” đã nhanh chóng
trở thành tư tưởng chủ đạo cho sự đổi mới nền giáo dục, thực chất là “dạy học vì học sinh
và được thực hiện bởi học sinh” (học sinh là mục đích và học sinh là chủ thể).
Với đặc trưng của môn Giáo dục công dân là gắn liền với thực tiễn, sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động, đặc biệt trong tiết thực hành ngoại khoá lại càng yêu cầu cao hơn đối với
học sinh tính tự học. Trong các phương pháp đã áp dụng, tôi nhận thấy dự án là một phương
pháp có thể tích hợp được nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực và thuận lợi cho
việc thiết kế thêm các hoạt động tự lực cho người học nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức
cho học sinh. Với những lí do trên, tôi xây dựng đề tài : “Áp dụng phương pháp dạy học dự
án trong bài thực hành môn GDCD nhằm tăng cường tính tự học của học sinh". Do giới
hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ đưa ra một giáo án minh họa có tiến hành triển
khai thực nghiệm tại trường THPT Bắc Sơn – Ngọc lặc và thấy có hiệu quả. Tôi hy vọng
rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu hỗ trợ có ích cho các thầy cô giáo.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dự án
- Thiết kế giáo án sử dụng phương pháp dạy học dự án
2
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng phương pháp dạy học dự án
III. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu và áp dụng PPDH theo dự án trong tiết học thực hành ngoại khóa các vấn
đề chính trị - xã hội của địa phương và những nội dung đã học, GDCD 10 học kỳ II.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận:
1. Định nghĩa dạy học dự án:
Là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ
học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được
người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc thực hiện dự
án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp
kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
Học theo dự án đặt người học vào tình huống có vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề đòi
hỏi sự tự lực cao của người học.
2. Quy trình dạy học theo dự án:
3
Một dự án có thể có nhiều cách tổ chức thực hiện, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau;
điều này tùy thuộc vào mỗi dự án – vào không gian – thời gian – hoàn cảnh. Quy trình
thực hiện đưa ra dưới đây chỉ mang tính chất tương đối, thực tế chúng có thể xen kẽ và
thâm nhập lẫn nhau. Chúng ta có thể tóm tắt và mô tả chung thành 2 giai đoạn chính và
các bước như sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị
Bƣớc 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo dự án được hiệu quả
-
Lựa chọn nội dung học tập: thực hiện trong phạm vi một môn học hay liên môn. Từ
đó, xác đinh chủ đề cho HS nghiên cứu.
-
Phân bố thời gian học tập: Có thể thực hiện trong phân phối chương trình chính
khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong hoạt động ngoại khóa.
-
Thời lượng: tùy thuộc vào quy mô và nội dung dự án
-
Tài liệu: tư liệu sẵn có mà GV cung cấp cho HS, thư viện, internet, bạn bè, …
-
Các công cụ hỗ trợ khác: các phần mềm (word, Excel, powerpoint….), máy ảnh kỹ
thuật số, máy quay phim, máy ghi âm…
Bƣớc 2: Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án
4
* Thiết kế mục tiêu: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình và những kỹ
năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được.
*Thiết kế bộ câu hỏi khung: gồm 3 dạng
-
Câu hỏi khái quát: là các câu hỏi mở rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn
và các khái niệm xuyên suốt.
-
Câu hỏi bài học: thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của HS,
phải có đáp án mở, lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng
chủ đề, môn học, bài học.
-
Câu hỏi nội dung: mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra;
giúp HS xác định “ai?”, “cái gì?”, “ở đâu?”… giúp HS tập trung vào những thông tin xác
thực với nội dung và mục tiêu bài học.
*Lập kế hoạch đánh giá: nên tập trung vào những câu hỏi cụ thể như “HS hướng đến các mục
tiêu học tập như thế nào?”, “HS sử dụng những kỹ năng tư duy nào?”, “liệu HS có nâng cao
được khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?”.
*Thiết kế các hoạt động: Để lôi cuốn HS tham gia tích cực vào việc học, GV cần xây
dựng các tình huống, áp dụng các kỹ thuật học tích cực để thiết kế các hoạt động.
b. Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS học theo dự án:
Bƣớc 1: Quyết định chủ đề dự án
5
-
GV tạo điều kiện để HS đề xuất chủ đề, xác định mục tiêu dự án.
-
Chủ đề khởi đầu bằng 1 ý tưởng có liên quan đến nội dung học tập mà gắn liền với
thực tiễn mà HS quan tâm, yêu thích.
-
Xây dựng tiểu chủ đề và xác định các vấn đề nghiên cứu cụ thể. GV hướng dẫn HS
làm việc theo nhóm sử dụng kỹ thuật động não để xác định các tiểu chủ đề từ các ý tưởng
lớn ban đầu.
Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch
-
HS lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV.
-
HS xây dựng những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương
pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
-
Có thể sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, trong đó câu hỏi “tại sao? Như thế
nào?” là quan trọng nhất.
Bảng phân công nhiệm vụ
Tên thành viên
Nhiệm vụ
Thời gian hoàn thành
Bƣớc 3: Thực hiện dự án
6
-
HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch; kết hợp lý thuyết và thực hành tạo ra
sản phẩm.
-
Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.
-
HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành.
Bƣớc 4: Giới thiệu sản phẩm dự án
-
HS thu thập sản phẩm, giới thiệu và công bố sản phẩm.
-
Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng
văn bản, bài trình diễn powerpoint.
-
Sản phẩm có thể là sản phẩm vật chất hay phi vật chất.
-
Sản phẩm được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp hoặc được giới thiệu
trước toàn trường hay ngoài xã hội.
Bƣớc 5: Đánh giá dự án
-
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình; rút ra kinh nghiệm.
* Một số điểm cần lƣu ý khi tiến hành dạy học theo dự án
Trong dạy học dự án, rất quan trọng trong khâu tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Lựa
chọn bài học phải phù hợp với năng lực của cá nhân HS hay nhóm HS, đồng thời bài học
cần phải gắn liền với thực tiễn nhằm kích thích tính tò mò, sang tạo, khám phá của HS.
7
Do đó, người GV cần biết cách tổ chức theo quy mô nhóm, cách thành lập nhóm sao cho
phù hợp nhất.
8
II. Giải quyết vấn đề
1. Thiết kế giáo án dạy học dự án với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:
Trong phạm vi của đề tài này tôi chọn thiết kế một tiết học thực hành ngoại khóa các vấn
đề chính trị - xã hội ở địa phương, chương trình GDCD lớp 11 học kỳ II theo phương
pháp dự án kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực để làm minh chứng cho phần cơ
sở lý luận đã trình bày.
Tên dự án: Thuốc lá và tác hại của việc hút thuốc lá đối với lứa tuổi học đường.
* Phân công nhiệm vụ
Lớp học được chia làm 4 nhóm dựa trên sự đồng đều về lực học và nhận thức của học
sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước 2 tuần. Sau khi tìm kiếm và xử lý
thông tin cá nhân trong các nhóm, học sinh tập hợp trên lớp để tổng hợp sản phẩm vào
giấy A0 hoặc phần mềm powrpoint để chuẩn bi báo cáo.
Nhóm 1: Thuốc lá là gì? Vì sao thuốc lá có thể gây nghiện?
Nhóm 2: Thuốc lá có những chất độc hại nào? Tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe
của con người?
Nhóm 3: Nguyên nhân nào dẫn đến việc hút thuốc lá ở học sinh? Tác hại của hút thuốc lá
đối với học sinh là gì?
Nhóm 4: Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá? Lợi ích của việc từ bỏ thuốc lá?
9
Bảng phân công nhiệm vụ đối với học sinh lớp 10A6 (các lớp khác giáo viên làm tương
tự)
Thời gian
Nhóm
Tên thành viên
Nhiệm vụ
hoàn thành
Mọng
(nhóm Tham gia góp ý nội 1 tuần
trưởng)
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo
Bùi Nhi, Đào, Huệ, Tra cứu thông tin 1 tuần
Quyết, Cường, Hải
trên mạng internet,
sưu tầm các bài báo,
tranh ảnh
1
Phạm Nhi, Hồng, Sưu tầm kiến thức 1 tuần
Trịnh Hùng, Tâm
liên quan, đóng góp
ý kiến hoàn thiện
nội dung của dự án
….
10
Thời gian
Nhóm
Tên thành viên
Nhiệm vụ
hoàn thành
Hậu (nhóm trưởng)
Tham gia góp ý nội 1 tuần
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo
Đạt, Hưng, Thắm, Thu thập các kết 1 tuần
Bùi Trang, Hòa
quả
trên
mạng
internet về các chất
độc hại có trong
thuốc lá
2
Hiếu, Bùi Hà, Hiền, Tìm các thông tin, 1 tuần
Na
hình ảnh về tác hại
của hút thuốc lá
Anh, Quách Viên, Tham gia góp ý nội 1 tuần
Thao,
dung, tổng hợp để
hoàn thành dự án
11
Thời gian
Nhóm
Tên thành viên
Nhiệm vụ
hoàn thành
Lan (nhóm trưởng)
Tham gia góp ý nội 1 tuần
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo
Chức,
Chung, Thu thập các kết 1 tuần
Lượng, Nang,
3
quả
trên
mạng
internet
Nga,
Lê
Hoàng, Phỏng vấn học sinh 1 tuần
Lượng, Nghĩa
Bùi
Viên
trưởng)
trong trường
(nhóm Tham gia góp ý nội 1 tuần
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo
4
Cương, Thảo, Bình, Sưu tầm kiến thức 1 tuần
Quách Trang, Phạm liên quan, đóng góp
12
Thời gian
Nhóm
Tên thành viên
Nhiệm vụ
hoàn thành
Hùng, Phạm Tâm
ý kiến hoàn thiện
nội dung của dự án
Phương, Phạm Hà, Thu thập các kết 1 tuần
Thu, Toản, Phạm quả
Hoàng
trên
mạng
internet
* Thực hiện
Tiết 33: Thực hành các vấn đề chính trị - xã hội của địa phương và những nội dung
đã học
Chủ đề: Thuốc lá và tác hại của việc hút thuốc lá đối với lứa tuổi học đường
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá, từ đó rút ra bài học cho bản thân, đặc
biệt biết cách phòng tránh để không bị ảnh hưởng xấu của khói thuốc lá.
- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học đường.
13
- Biết và hiểu về một số quy định về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng đặc biệt là “cấm
học sinh hút thuốc lá”.
2. Về kỹ năng:
- Biết tìm kiếm, xử lý các thông tin liên quan đến việc hút thuốc lá và tác hại của hút
thuốc lá đối với lứa tuổi học đường. Biết cách từ chối để không bị lôi kéo, rủ rê hút thuốc
lá.
- Viết được báo cáo, trình bày trước lớp
- Sử dụng được các phương tiện để hỗ trợ thực hiện dự án
3. Về thái độ:
- Tự giác tích cực “nói không với thuốc lá”
- Tuyên truyền cho bạn bè, người thân biết tác hại của thuốc lá và từ bỏ nó
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, địa phương và cộng đồng
góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “vì học đường không khói
thuốc”.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đồ dùng học tập
GV: - Giao nhiệm vụ cho học sinh từ trước buổi học 2 tuần (các nhiệm vụ giao cho học
sinh phân loại theo nhóm, hình thức theo một dự án)
- Máy tính, máy chiếu và các công cụ hỗ trợ khác
14
HS: - Nghiên cứu, tổng hợp trên giấy A0 và phần mềm powerpoint để báo cáo trước lớp (
nhóm trưởng đại diện báo cáo)
2. Phương pháp:
- Phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin
- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp
- Phương pháp thảo luận kết hợp kỹ thuật khăn phủ bàn, hợp tác nhóm,…
III. Các hoạt động học tập:
(Các nhóm đã được phân công dự án và nhận nhiệm vụ từ trước).
Hoạt động 1: (10p)
GV thông qua lại mục tiêu, nhiệm vụ trong dự án của mỗi nhóm: (3 phút)
HS chuẩn bị sản phẩm để báo cáo: (7p)
Các nhóm tổng hợp sản phẩm vào giấy A0 theo nội dung đã chuẩn bị từ trước, riêng
nhóm 2 đã chuẩn bị trước trên phần mềm powpoint dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2: (25p)
Mỗi nhóm trình bày, báo cáo sản phẩm của mình trên giấy A0 và phần mềm powpoint
với thời gian mỗi nhóm là 6p.
Hoạt động 3: (10 phút)
15
GV: - Nghiệm thu, nhận xét và đánh giá bài báo cáo sản phẩm của từng nhóm.
- Tóm tắt ngắn gọn trọng tâm của bài học trên máy chiếu, ngoài ra giáo viên cung cấp
thêm cho học sinh biết về kết quả học tập và rèn luyện của những học sinh hút thuốc lá
trong trường để học sinh thấy rõ hơn hậu quả của việc hút thuốc lá đối với học sinh.
- Nhắc nhở HS lưu ý kiến thức trọng tâm và học bài.
2. Một số hình ảnh của bài dạy thực nghiệm:
16
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành dự án
Học sinh báo cáo trên giấy A0
17
A0
Học sinh báo cáo trên phần mềm powrpoint
Học sinh báo cáo trên phần mêm PowerPoint
18
Giáo viên đánh giá bài báo cáo của các nhóm và tóm tắt trọng tâm của bài học
19
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
I. Kết quả đạt đƣợc:
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm ở 3 lớp 10A6, 10A5và 10A4 chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến
học sinh và đã thu được 78 phiếu phản hồi. Kết quả như sau:
Ý kiến của HS về giờ học có sử dụng PPDH theo dự án
Số HS
Tỉ lệ %
Rất thích
32
41,03
Thích
29
37,18
Bình thường
17
21,79
Không thích
0
0
Kết quả thu được về lí do sở thích của phương pháp học này, đa số các em HS đều cho rằng phương
pháp này rất hay, bổ ích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp cho các em
được tranh luận, thảo luận và rèn khả năng nói trước đám đông.
Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh
giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS ở các lớp thực
nghiệm và các lớp đối chứng. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tiết “Thực hành ngoại
20
khóa các vấn đề chính trị- xã hội của địa phương” bằng phương pháp dạy học dự án ở 3
lớp 10A4, 10A5, 10A6 . Còn ở 3 lớp 10A1, 10A2, 10A3 tôi không sử dụng phương pháp
dự án. Tổng số học sinh ở các lớp bằng nhau (45 em/lớp), lứa tuổi và trình độ nhận thức
ngang nhau. Để kiểm chứng kết quả tôi đã cho học sinh làm câu hỏi kiểm tra 10 phút:
* Em hãy cho biết vì sao học sinh không nên hút thuốc lá ?Em sẽ làm gì khi đứng trước
nguy cơ có thể dẫn đến hút thuốc lá?
Kết quả thực nghiệm thu được như sau:
Lớp
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
40
30
55
40
40
30
0
0
15
11
20
15
75
55,5
25
18,5
10A4,
10A5,
10A6
10A1,
10A2,
10A3
21
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm (10A4,
10A5, 10A6) cao hơn lớp đối chứng (10A1, 10A2, 10A3). Điều đó chứng tỏ tính hiệu
quả của bài dạy sử dụng phương pháp dự án với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
II. Kết luận:
Có rất nhiều phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cho môn học. Việc lựa chọn một
hoặc một số phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp cho nội dung bài học, môn học là rất
cần thiết. Sau một thời gian giảng dạy bộ môn GDCD lớp 11, tôi nhận thấy việc áp dụng
phương pháp dạy học theo dự án là rất cần thiết và phù hợp.
Khi đưa phương pháp này vào bài học thì hiệu quả của liên hệ thực tiễn đã được phát huy
tích cực. Học sinh học tự giác, chủ động và từ đó các em thấy hứng thú và tăng cường
liên hệ thực tiễn. Hầu hết các em đã cảm thấy hài lòng, hứng thú và thích học bộ môn vì
nó đã giảm đi rất nhiều tính “khô khan” theo suy nghĩ của các em trước đây. Những tư
liệu, công việc được giao, gặp gỡ những con người thật đã tạo cơ hội cho các em nắm bắt
thực tế vào nội dung bài học dễ dàng hơn rất nhiều. Mặt khác đề tài áp dụng ở trường
THPT Bắc Sơn – một trường mà khả năng sử dụng máy tính, máy chiếu của học sinh còn
hạn chế, nhưng học sinh vẫn có thể làm việc tích cực và hoàn thành tốt dự án càng chứng
tỏ tính khả thi của đề tài khi được áp dụng ở các trường miền xuôi.
22
Mặc dù phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ trong một bài dạy cụ thể, song đó là
sự cố gắng của bản thân trong những năm đầu bước vào nghề. Rất mong nhận được sự
chia sẻ từ các bạn đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm cho quá trình dạy học đạt kết quả
tốt nhất.
III. Đề xuất, kiến nghị:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi có một vài đề xuất như sau:
- Để nâng cao được chất lượng giờ học có sử dụng dạy học dự án thì học sinh cần được
trang bị các phương tiện hỗ trợ học tập, điển hình như máy tính nối mạng internet. Do đó
các trường THPT cần có phòng máy tính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em trong
quá trình học tập
- Phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học mới cần được
khai thác và sử dụng nhiều hơn nữa trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; trong việc
dạy học ở trường phổ thông và góp phần tích cực vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo con
người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tôi xin cam đoan SKKN này là do bản thân tự nghiên cứu, viết ra và thực hiện, không
sao chép của người khác. Nếu có hành vi sao chép của người khác tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước Hội đồng khoa học.
23