Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống viêm cấp của cây xăng sê (sanchezia speciosa leonard)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 79 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Sanchezia

1
3
3

1.1.1. Vị trí phân loại

3

1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Sanchezia

3

1.2. Tổng quan về loài xăng sê

4

1.2.1. Mô tả

4

1.2.2. Đặc điểm vi phẫu



5

1.2.3. Đặc điểm bột

8

1.2.4. Phân bố

10

1.2.5. Thành phần hóa học

10

1.2.6. Tác dụng dược lý

12

1.2.7. Công dụng

14

1.3. Tổng quan về bệnh lý viêm
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Nhóm dược liệu có tác dụng chống viêm
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên vật liệu

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp trên mô hình thực
nghiệm Winter

14
14
15
17
17
17
17
18
18
21


2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hóa học
3.1.1. Định tính các thành phần hóa học trong lá cây Xăng sê
3.1.2. Chiết xuất
3.1.3. Phân lập các hợp chất bằng phương pháp sắc ký
3.1.4. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được
3.2. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp

23
24
24

24
31
32
36

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

41
43

4.1. Về thành phần hóa học

43

4.2. Về tác dụng chống viêm cấp

47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


1


H-NMR

CHCl3
(CH3CO2)O
13
C-NMR
DEPT
DMSO
EtOH
FeCl3
HCl
IC50
IR
MeOH
MS
Na2CO3
Na2SO4
NMR
Pb(CH3COO)2
PG
SKC
SKC – RP
SKLM
STT
TLTK
TT
UV

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton nuclear magnetic
resonance)

Clorofom
Axetic anhydrid
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (Carbon (13) nuclear
magnetic resonance)
Detortionless Enhancement by Polarization Transfer
Dimethyl sulfosid
Ethanol
Sắt (III) clorua
Axit cloric
Nồng độ ức chế 50% (Half maximal inhibitory concentration)
Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)
Methanol
Phổ khối (Mass spectrometry)
Natri cacbonat
Natri sulfat
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resource)
Chì axetat
Prostaglandin
Sắc ký cột
Sắc ký cột pha đảo
Sắc ký lớp mỏng
Số thứ tự
Tài liệu tham khảo
Thuốc thử
Ánh sáng tử ngoại (Ultra violet)


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng
Bảng 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phương
pháp hóa học
Bảng 3.2 Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT của chất S1

Trang
30

Bảng 3.3 Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT của chất S2

39

Bảng 3.6 Tác dụng chống viêm cấp của dịch chiết lá cây Xăng sê
trên mô hình gây phù chân chuột

42

37


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Hình 1.1

Tên hình

Trang
6


Vi phẫu lá

Hình 1.2

Vi phẫu thân

8

Hình 1.3

Đặc điểm bột lá

9

Hình 1.4

Đặc điểm bột thân

10

Hình 1.5

Công thức cấu tạo các hợp chất đã phân lập được từ

12

Xăng sê
Hình 3.1

Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Xăng sê


32

Hình 3.2

Sơ đồ phân lập từ cắn ethyl acetat

33

Hình 3.3

Cấu trúc của hợp chất S1

36

Hình 3.4

Cấu trúc của hợp chất S2

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều dược phẩm mới được
tạo ra với sự đa dạng về dược chất cũng như dạng bào chế. Tuy nhiên, giá thành
của các tân dược thường rất cao so với thu nhập của người dân. Nhiều trường
hợp các thuốc hóa dược có thể gây tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn.
Do đó, ngày nay, nhiều người có xu hướng dung thảo dược để chữa bệnh. Xu
hướng này ngày nay càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học
trên thế giới và ở Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam vốn là nước có thảm thực vật

phong phú, nguồn tài nguyên cây thuốc dồi dào và đặc biệt nền y học cổ truyền
lâu đời, cho nên việc sử dụng cây cỏ chữa bệnh ở nước ta là hoàn toàn phù hợp
và có điều kiện để phát triển. Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có rất
nhiều chính sách phát triển ngành dược, trong đó có dược liệu và y học cổ
truyền được quan tâm đầu tư, phát triển nhằm làm tăng dần thị phần thuốc có
nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền.
Các bài thuốc dân gian, các cây thuốc và đặc biệt là các cây rau ăn hàng
ngày được nhân dân sử dụng trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh tật ngày
càng được các nhà khoa học quan tâm.
Cây Xăng sê có tên khoa học là Sanchezia speciosa, chi Sanchezia (họ Ô
rô Acanthaceae) [2]. Trên thế giới, cây xăng sê đã được nghiên cứu tác dụng
chống oxy hóa và gây độc tế bào invitro [28]. Còn ở Việt Nam,dân gian ta đã
truyền nhau sử dụng cây xăng sê như một ‘‘vị cứu tinh” chữa bệnh viêm dạ dày,
cách chữa bệnh chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch ăn với chút muối là cắt cơn đau,
dùng một thời gian là khỏi hoặc có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng
ngày. Thiết nghĩ, rất có thể cây xăng sê là cây thuốc có tác dụng chống viêm
nhanh, nhưng hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng
như tác dụng sinh học của cây Xăng sê tại Việt Nam. Nó mới chỉ được sử dụng
theo kinh nghiệm dân gian chứ chưa được lý giải dưới góc nhìn khoa học.Những
nghiên cứu về thành phần cũng như về tính năng chữa bệnh của cây này sẽ góp
1


phần bổ sung kho tàng tri thức về cây thuốc của loài người và giải thích được
kinh nghiệm dân gian.
Chính vì vậy,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành
phần hóa học và tác dụng chống viêm cấp của Xăng sê (Sanchezia speciosa
Leonard)’’ với các mục tiêu:
1.


Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc hai hợp chất từ cây

Xăng sê.
2.

Đánh giá được tác dụng chống viêm cấp của cây Xăng sê.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về chi Sanchezia

1.1.1. Vị trí phân loại
Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của tác
giả A.Takhtajan, chi Sanchezia có vị trí phân loại như sau [31]:
Giới Thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnolipphyta
Phân lớp Mộc lan: Magnoliidae Novák ex Takht
Bộ Hoa môi: Lamiales
Họ Ô rô: Acanthaceae
Chi: Sanchezia
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Sanchezia
Cây bụi hay cây cỏ, rễ không có lông, hoa mọc đơn độc hoặc hợp lại thành
chùm, thường lớn, có màu vàng, cam, đỏ hoặc tím, mọc ở ngọn, có lá bắc
thường có màu, đài 5 thùy, tràng 5, dính nhau thành hình ống, nhị 4, nhị 2 lép
nhị 2 thò ra, bao phấn 2 ô. Quả nang, 6-8 hạt, hạt hình cầu [22].
Chi Sanchezia chủ yếu phân bố ở phía Tây Nam Mỹ. Trung tâm của sự đa

dạng loài thuộc chi nằm ở Peru và Ecuador. Một số ít loài phân bố về vùng phía
bắc và đông của Bắc Mỹ, Trung Mỹ và vùng biển Caribbean.Chi Sanchezia
được mô tả lần đầu tiên bởi được mô tả bởi Ruiz và Pavón vào năm 1794 với hai
loài. Đến năm 1964, chi này đã được sửa đổi bởi Leonard và Smith, với 59 loài
trong đó 26 loài được mô tả lần đầu tiên đối với khoa học, đồng thời công bố
khóa phân loại cho 59 loài này. Năm 2015, Tripp và Koenemann đã thống kê lại
lịch sử phát triển của chi Sanchezia, và lập danh lục 55 loài [32].
Theo các nhà khoa học thuộc dự án The Plant List đã xác định được có 75
tên loài thuộc chi Sanchezia. Trong đó có 54 tên khoa học được chấp nhận
(72,0%), 9 tên được xác định là tên đồng nghĩa (12,0%) và 12 tên chưa xác định
được chính xác thông tin (16,0%).
3


Ở Việt Nam, chi này chỉ có một loài là Xăng sê Sanchezia speciosa, được
Phạm Hoàng Hộ mô tả và được liệt kê trong Danh lục các loài thực vật ở Việt
Nam.
1.2.

Tổng quan về loài Xăng sê
Tên khoa học: Sanchezia speciosa Leonard
Sanchezia nobilis Hook. F. [2]
Tên Việt Nam: Xăng sê, Săng xê, Lá ngũ sắc [2].

1.2.1. Mô tả
Cây bụi, cao 0,5-1,5m, thân và gân chính của lá có màu lục, đỏ hoặc vàng,
gân bên màu trắng [9]. Lá đơn mọc đối hình chữ thập;cuống lá ngắn, hình trụ;
phiến lá hình mũi mác, dài 10-25 cm, rộng 3-7 cm, nhẵn, mép lá hơi lượn sóng,
mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt; hệ gân lông chim, có 9-12 đôi
gân bên [11], [21]. Hoa mọc thành cụm hoa bông gồm 3 bông nhỏ trở lên, ở

ngọn; cuống ngắn; có lá bắc màu lục hay đỏ, hình trứng, đỉnh tù, nhẵn, ôm lấy 1
cụm hoa [9], [11], [21]. Hoa lưỡng tính, màu xanh lục mờ, mùi nhạt đặc trưng
[11]. Đài nhiều, hình vảy, dài 1,5-1,8 cm,rộng 3-5 mm, tròn ở đỉnh [21]. Tràng
hình ống tròn, màu vàng có sáp, cao 4-5 cm, rộng 7-8 cm ở phía trên, thu hẹp
dần xuống dưới đến 3 mm, nhẵn, các thùy dài3-4 mm, tròn, có khía; chỉ nhị dài,
nhị 4 trong đó có 2 nhị phát triển dài 4-4,5 cm, có lông và 2 nhị tiêu giảm [9],
[21]. Quả nang có 8 hạt [9].

4


1.2.2. Đặc điểm vi phẫu
 Lá
Vi phẫu gân lá lồi lên ở hai mặt trên và dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới
cấu tạo bởi một hàng tế bào đa giác xếp đều đặn nhau. Mô dày trên và mô dày
dưới cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào thành dày lên ở các góc. Mô mềm cấu tạo bởi
các tế bào thành mỏng, gần tròn bên trong có chứa các tinh thể canxi oxalat và
các hạt tinh bột, rải rác có các bó mạch phụ. Libe gỗ xếp thành hình vòng cung
gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong. Một số tế bào biểu bì thành lông che
chở, lông tiết [11].
Vi phẫu phiến lá: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi một hàng
tế bào đa giác sắp xếp đều đặn nhau. Mô giậu ngay dưới biểu bì trên cấu tạo bởi
hai hàng tế bào hình chữ nhật sắp xếp đều đặn nhau. Mô khuyết cấu tạo bởi các
tế bào hình gần tròn xếp lộn xộn [11].
Vi phẫu cuống lá hình chén, có các đặc điểm tương tự gân lá, tuy nhiên có
thêm lớp mô dày sát lớp biểu bì [11].
Vi phẫu lá được thể hiện ở hình 1.1 [11]:

5



Hình 1.1: Vi phẫu lá

6


 Thân
- Thân non
Vi phẫu hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: ngoài cùng là lớp biểu
bì cấu tạo bởi một hàng tế bào, có lông che chở đơn bào; tiếp theo là mô dày
gồm 6-8 hàng tế bàoxếp thành hình tròn khép kín; mô mềm gồm 5-7 lớp tế bào,
bên trong có chứa có tinh thể canxioxalat hình kim và các hạt tinh bột đơn; libe
gần như hình tròn khép kín, libe ở ngoài, gỗ ở trong, thỉnh thoảng bị gián đoạn
bởi một số tế bào mô mềm; mô mềm ruột cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào, các tế
bào thành mỏng, to, hình đa giác xếp lộn với nhau.
- Thân già
Vi phẫu hình vuông, cấu tạo tương tự thân non, ngoại trừ có thêm lớp bần
bên ngoài cùng.
Vi phẫu thân được thể hiện ở hình 1.2 [11]:

7


Hình 1.2: Vi phẫu thân
1.2.3. Đặc điểm bột
 Bột lá
Bột lá có màu xanh nhạt, vị hơi đắng, soi dưới kính hiển vi thấy có các
đặc điểm: mảnh biểu bì; mảnh biểu bì mang lông tiết; mảnh biểu bì mang lỗ khí;
lông che chở; mảnh mô mềm; mảnh mô khuyết; mảnh mô giậu; mảnh mô dày;
mảnh mạch xoắn; mảnh mạch điểm; sợi; tinh thể canxi oxalat hình kim; lông

che chở; lông tiết; tinh bột [11].
Đặc điểm bột lá được thể hiện ở hình 1.3 [11]:

8


Hình1.3. Đặc điểm bột lá
 Bột thân cây
Bột có màu xanh lá hơi vàng, vị đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy có các đặc
điểm sau: mảnh bần màu nâu;mảnh biểu bì mang lông che chở;mảnh mạch xoắn
và mạch điểm;tinh thể canxi oxalat hình kim;sợi;tinh bột;lông che chở [11].
Đặc điểm bột thân được thể hiện ở hình 1.4 [11]:

9


Hình 1.4: Đặc điểm bột thân
1.2.4. Phân bố
Trồng ở Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế. Cây có nguồn gốc từ Peru,
Ecuador [2].
1.2.5. Thành phần hóa học
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Abu S. R. và cộng sự năm 2015 cho thấy lá
Xăng sê có chứa các hợp chất thuộc nhóm alcaloid, glycosid, flavonoid,
carbohydrat, steroid, phenolic, saponin và tannin [27].
Trong khi đó kết quả định tính của Seline Omondi và J. C. Omondi năm
2015 cho thấy lá Xăng sê có chứa các nhóm chất anthraquinon và saponin, chưa
thấy có các hợp chất thuộc nhóm terpenoid, steroid và flavonoid [26].
Từ các bộ phận khác nhau của cây, đã có 14 hợp chất được phân lập và
xác định cấu trúc.
10



Năm 2013, Ahmed E. Abd Ellah và cộng sự đã phân lập 5 hợp chất
matsutake alcohol từ dịch chiết methanol của phần trên mặt đất của Xăng sê
gồm[16]:
 (1-octen-3-ol) (1),
 3-O-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (2),
 3-O-β-glucopyranosyl-(1-6)-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (3),
 3-O-β-arabinopyranosyl-(1-6)-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (4),
 3-O-β-arabinopyranosyl-(1-6)-β-glucopyranosyl-(1-6)-β-glucopyranosyl1-octen-3-ol (5).
Từ dịch chiết methnol của lá và rễ Xăng sê, Ahmed E và cộng sự đã phân
lập được 6 hợp chất trong đó có:
 3 cinnamyl alcohol glycosid
 9-O-β -glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (6),
 9-O-β-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl-(1→6)-O-βglucopyranosyltrans-cinnamyl alcohol (7),
Syringin (8),
- Một

hợp

chất

neolignan

glucoside:

4-O-β

-glucopyranosyl


dehydrodiconiferyl alcohol (9),
- Hai hợp chất benzyl alcohol glycosid: 7-O-β -glucopyranosyl benzyl
alcohol (10) và7-O-β -apiofuranosyl-(1→6)-O-β -glucopyranosyl benzyl
alcohol (11).
- Ba hợp chất flavonoid cũng đã được nhóm nghiên cứu phân lập được từ
dịch chiết methanol của hoa Xăng sê, gồm: apigenin-7-O-β–
glucopyranoside (12), apigenin-7-Ogentiobioside (13), apigenin-7-O-β–
glucuronopyranoside (14) [12].

11


Hình 1.5. Công thức cấu tạo các hợp chất đã phân lập được từ Xăng sê
1.2.6. Tác dụng dược lý


Tác dụng chống oxy hóa

In vitro,dịch chiết methanol có chỉ số ORAC là 55,77± 1,73 µM TE/100
µg.mL-1,trong khi đó chỉ số ORAC của quercetin là 63,07 ±0,93 µM TE/100
µg.mL-1, cho thấy lá Xăng sê có hoạt tính chống oxy hóa mạnh [28].


Tác dụng gây độc tế bào

Năm 2013, Paydar và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tínhgây độc tế bàoin
vitro của dịch chiết methanol từ lá Xăng sê. Bằng phương pháp MTT trên các
dòng tế bào: tế bào ung thư vú MCF-7, tế bào ung thư daSK-MEL-5 và tế bào
nội mô mạch máu rốn của người HUVEC, dịch chiết methanol thể hiện tác dụng
12



ức chế tốt sự tăng trưởng của dòng tế bào MCF-7với IC50 là 23,20 ±1,18µg.mL1

; có tác dụng ức chế trung bình trên dòng tế bào SK-MEL-5 với IC50 là 62,56±

5,32µg.mL-1; và có tác dụng ức chế yếu trên dòng tế bào HUVEC với IC50 là
91,15± 2,8µg.mL-1. Trong khi doxorubicin có tác dụng ức chế mạnh trên cả 3
dòng tế bào với IC50 lần lượt là 1,93 ±0,12; 7,95± 0,92; 8,29± 1,37µg.mL-1.
Như vậy, dịch chiết methanol có tác dụng gây độc tế bào chọn lọc hơn so với
doxorubicin [28].


Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Năm 2014, Abu Shuaib và cộng sự đã đánh giátác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm và diệt côn trùng của cây Xăng sê bằng phương pháp khuếch tán đĩa,
trên 15 chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), sáu chủng nấm và một Tribolium
castaneum. Kết quả cho thấy trong 3 phân đoạn thu được từ dịch chiết ethanol
Xăng sê, phân đoạn chloroform thể hiện tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt
hơn haiphân đoạn ether dầu hỏa và ethyl acetat [29].
Giá trị MIC của các phân đoạn chloroform, ethyl acetat, ether dầu hỏa đối
với 15 chủng vi khuẩn lần lượt nằm trong khoảng 16-64, 32-128 và64-128
µg/ml. Phân đoạn chloroform có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên các chủng
Escherichia coli, Salmonella paratyphi, Bacillus megaterium, Shigella flexneri,
Pseudomonas aeruginosa và Shigella shiga. Phân đoạn ethyl acetat có tác dụng
tốt trên chủng vi khuẩn Shigella sonnei và Shigella dysenteriae [29].
Vùng ức chế đối với các chủng nấm của các phân đoạn nằm trong khoảng
8 ± 0,01 cho tới 18 ± 0,41 mm với nồng độ 50µg/đĩa. Phân đoạn cloroform có
tác dụng tốt trên các chủng Candida albicans, Rizopus oryzae, Aspergillus niger

và Trycophyton rubrum. Phân đoạn ethyl acetat có tác dụng ức chế trung bình
trên chủng Rizopus oryzae và Trycophytonrubrum trong khi phân đoạn ether dầu
hỏa hầu như không có tác dụng [29].

13


Thí nghiệm diệt côn trùng Tribolium Castaleum (Herbst) cho thấy tỷ lệ tử
vong của côn trùng là 60%, 40%, 20% ở liều lượng 50 mg/ml trong 48h tương
ứng với phân đoạn chloroform, ethyl acetat và ether dầu hỏa [29].
1.2.7. Công dụng
Trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách dùng: lấy vài lá tươi rửa sạch và nhai sống với một hạt muối là cắt
cơn đau lập tức, dùng một thời gian thì khỏi hẳn.
Ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.
1.3.

Tổng quan về bệnh lý viêm

1.3.1. Khái niệm
Viêm là một hiện tượng phổ biến được biết đến từ lâu. Trong y học cổ
đại, người ta đã mô tả viêm với các hiện tượng sưng, nóng đỏ, đau và tổn thương
chức năng.
Theo Ado (1973), viêm là một phản ứng tại chỗ của các mạch máu, tổ
chức liên kết và hệ thần kinh đối với tác nhân gây bệnh và có liên hệ đến tính
phản ứng của cơ thể.
Còn theo từ điển Bách khoa Dược học: “Viêm là một phản ứng tại chỗ
của cơ thể do các mô bị kích thích hoặc thương tổn. Đó là một phản ứng phức
tạp của các mô liên kết và của tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động, được biểu
hiện bằng các triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau và rối loạn chức phận” [1].

Như vậy, xu hướng hiện nay cho viêm là một phản ứng tại chỗ, thể hiện
sự tương tác phức tạp giữa các tác nhân gây bệnh, các thành phần của mô và tế
bào trung mô, lưới huyết quản và các thành phần tế bào và huyết tương của máu
[10], luôn luôn thay đổi, có tính chất bảo vệ nhằm duy trì sự thăng bằng của cơ
thể.
Viêm cấp là hiện tượng huyết quản-huyết là chủ yếu gồm: xung huyết,
phù, gỉ viêm, xuất ngoại bạch cầu. Các loại viêm cấp như: viêm thanh huyết,
viêm tơ huyết, viêm chảy máu, viêm huyết khối và viêm mủ. Tiến triển có thể là
14


thực sự cấp tính và tiêu biến trong vài giờ hoặc trở thành mạn tính theo nhiều
đợt [5].
1.3.2. Nhóm dượu liệu có tác dụng chống viêm
Để kiểm soát viêm một cách hiệu quả và an toàn hơn, những năm gần
đây trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và tác dụng
chống viêm của những dược liệu, vị thuốc, những bài thuốc đông dược. Những
nghiên cứu này cho thấy đông dược mang lại những tiềm năng rất lớn trong việc
điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm.
Nhóm dược liệu có tác dụng chống viêm
 Nhóm dược liệu chứa flavonoid
Flavonoid là nhóm dược chất lớn có mặt trong nhiều dược liệu.Chúng có
nhiều tác dụng sinh học quan trọng. Một số tác dụng của flavonoid liên quan đến
tác dụng chống viêm là:


Chống nhiễm trùng khi dùng liều cao, làm mất hoạt tính của virus

theo cơ chế chống sao chép



Giảm tính thấm thành mạch máu.



Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc các nhóm flavon,

flavanon, dihydroflavanol, anthocyanidin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavonon, 4arylcoumarin ... đã được chứng minh trên thực nghiệm. Cơ chế chống viêm là do
khả năng ức chế COX và 5-lyboxygenase, hạn chế quá trình tổng hợp các chất
trung gian gây viêm như PG và leukotrien [3].
 Saponin
Saponin cũng là một họ hợp chất lớn, phân bố rộng rãi trong thực vật.Một
số saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus [3].
Các saponin có khung steroid có tác dụng chống viêm tương tự cortison.
 Coumarin
Nhiều dẫn chất coumarin có tác dụng kháng khuẩn chống viêm. Cơ chế
chống viêm là do khả năng dọn sạch gốc anion superoxyd ở vị trí hoạt hóa của
15


bạch cầu trong quá trình viêm. Những coumarin thiếu nhóm thế dihydroxy thì
không có tác dụng trên superoxyd 9 ví dụ calophyllolid có trong cây mù u có
tác dụng chống viêm bằng một phần ba oxyphenbutazon [3].
 Tinh dầu
Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn dùng trong viêm nhiễm hầu họng,
viêm nhiễm đường hô hấp qua các đường xông, hít, uống,tiêm [8].
Một số dược liệu có tác dụng chống viêm là: Kim ngân, Hòe hoa, Núc
nác...

16



CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên vật liệu
Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu là lá cây Xăng sê Sanchezia speciosa
Leonard, họ Ô Rô (Acanthaceae) được thu hái vào tháng 10/2015 tại xã Bình
Nhân, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Tiêu bản được lưu giữ tại Phòng
tiêu bản của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – HN (số hiệu Vũ Đức Lợi
01). Giấy chứng nhận mẫu lưu tiêu bản được đính kèm ở Phụ lục.

Nguyên liệu sau khi thu hái được tách riêng phần trên mặt đất và dưới mặt
đất, sau đó sấy ở 50°C tới khô, bảo quản trong túi PE và bao bì kín, trước khi
chiết xuất được xay thành bột thô.
Chuẩn bị cao ethanol 80% để đánh giá tác dụng chống viêm cấp: Mẫu lá
cây Xăng sê (1,5kg) sau khi đã rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ được chiết hồi lưu
bằng dung môi EtOH 80% (3 lần, mỗi lần 3L trong vòng 3 giờ). Lọc các dịch
chiết ethanol thu được qua giấy lọc, gộp dịch lọc và cất loại dung môi dưới áp
suất giảm, thu được 125g cao chiết tổng ethanol.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Động vật thí nghiệm
Chuột cống trắng chủng Wistar, thuần chủng cả 2 giống khỏe mạnh, 6
tuần tuổi, trọng lượng khoảng 150-180g, đạt chuẩn thí nghiệm, do Viện vệ sinh
dịch tễ cung cấp.
2.1.2.2. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất
a. Trang thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi, kính lúp soi nổi, máy ảnh kỹ thuật số.
- Cân kỹ thuật Precisa BJ 610C, cân phân tích Precisa 262SMA-FR, cân
xác định độ ẩm Precisa HA60.
- Bếp điện, bếp đun cách thủy Memmert, tủ sấy Memmert, tủ sấy BinderFD115, máy siêu âm Power sonic 405, cột thủy tinh các loại. Máy đo thể tích

17


chân chuột (Plethysmometer), model 7140 (Hãng Ugo Basile, Italia).

- Máy UV-VIS Jasco 200 tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN.
- Máy đo độ nóng chảy Kofler micro-hotstage.
- Máy đo phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI-MS) AGILENT 1200
series LC-MSD Ion Trap (Khoa Y Dược, ĐHQGHN).
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân JEOL ECX 400 NMR
Spectrometer(Viện hóa học, viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam).
- Máy đo góc quay cực DIP-360 digital polarimeter (JASCO, Easton,
USA) tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN.
b. Hóa chất, thuốc thử
- Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh
methylen, đỏ son phèn và nước cất.
- Dung môi, hóa chất dùng để định tính (EtOH 80%, nước cất,
Pb(CH3COO)2 30%, Pb(CH3COO)2 10%, thuốc thử ninhydrin 3%, thuốc thử
Fehling A và Fehling B, thuốc thử Lugol, thuốc thử natri nitroprussiat 0,5%,
Na2SO4 khan, tinh thể Na2CO3, bột magie kim loại, (CH3CO)2O, dung dịch
gelatin 1%, CHCl3, HCl đặc, amoniac đặc, dung dịch FeCl3 5%, dung dịch
NaOH 5%) đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV.
- Dung môi hóa chất dùng để chiết xuất và phân lập (EtOH 70%, n-hexan
(Hx), ethyl acetat (EtOAc), methanol (MeOH), dichloromethan (DCM) và
aceton (Ac) đạt tiêu chuẩn công nghiệp.
- Pha tĩnh dùng trong sắc ký cột là silica gel pha thường (0,040 - 0,063 mm,
Merck). Bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck) (silica gel, 0,25
mm) và bản mỏng pha đảo RP-18 F254 (Merck, 0,25 mm).
- Hóa chất dùng trong đánh giá tác dụng chống viêm cấp: indomethacin,
NaCl 0,9%, dung dịch carrageenin.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu thành phần hóa học
18


2.2.1.1. Phương pháp định tính các nhóm chất hữu cơ
Định tính sơ bộ một số nhóm chất hữu cơ trong dược liệu bằng các phản
ứng hóa học đặc trưng [4].
- Định tính saponin bằng phản ứng tạo bọt.
- Định tính alcaloid bằng các thuốc thử Mayer, Dragendorff và thuốc thử
Bouchardat.
- Định tính anthranoid bằng Phản ứng Borntrager.
- Định tính glycosid tim bằng các phản ứng Liebermann- Burchardt, phản
ứng Legal, phản ứng Baljet và phản ứng Keller kiliani.
- Chiết xuất dịch chiết ethanol để định tính flavonoid và coumarin. Định
tính flavonoid với các phản ứng Cyanidin, phản ứng với NH3, NaOH và phản
ứng với FeCl3. Định tính coumarin bằng phản ứng đóng mở vòng lacton.
- Chiết xuất dịch chiết nước để làm các phản ứng định tính tanin, acid hữu
cơ, acid amin, đường khử. Định tính tannin bằng các phản ứng với FeCl3 5%,
gelatin 1% và chì acetat 10%. Định tính acid hữu cơ bằng phản ứng với Na2CO3.
Định tính acid amin bằng phản ứng với thuốc thử Ninhydrin. Định tính đường
khử bằng phản ứng với thuốc thử Fehling.
- Chiết xuất dịch chiết ether dầu hỏa để làm các phản ứng định tính sterol,
chất béo, carotene.
2.2.1.2. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng các hợp chất trong Xăng sê
a. Chiết xuất
- Chiết xuất bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng với dung môi
ethanol thu được cắn toàn phần.
- Cắn toàn phần được chiết bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng lần lượt
với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan và ethyl acetat.

- Các phân đoạn dịch chiết được cất thu hồi dung môi tới cắn.
- Các cắn được làm khô tới khối lượng không đổi.
b. Phân lập
19


Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây cũng như phân lập các hợp
chất, các phương pháp sắc ký đã được sử dụng như: sắc ký lớp mỏng (TLC,
dùng để khảo sát), sắc ký cột thường (CC), sắc ký cột pha đảo.


Sắc ký lớp mỏng (TLC): được thực hiện trên bản mỏng đế nhôm

Kieselgel 60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn
tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch
H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng trên bếp điện từ
từ đến khi hiện màu.


Sắc ký lớp mỏng điều chế (pTLC): được thực hiện trên bản mỏng

tráng sẵn Silica gel 60G F254 1.0 mm (Merck 105875), phát hiện vệt chất bằng
đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 368 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun
thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%, hơ nóng để phát hiện vệt chất, ghép lại bản
mỏng như cũ để xác định vùng chất, sau đó cạo lớp Silica gel có chất, giải hấp
phụ bằng dung môi thích hợp.


Sắc ký cột (CC): được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha


thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (230-400
mesh, Nacalai Tesque Inc., Kyoto, Nhật Bản). Silica gel pha đảo YMC ODS-A
(50 m, YMC Co. Ltd., Kyoto, Nhật Bản).
- Dung môi rửa giải: hỗn hợp được pha từ các dung môi thường dùng như
chloroform, methanol, acid formic, nước, ethyl acetat.
- Tiến hành:


Chuẩn bị cột:

Cột được rửa sạch, sấy khô, lắp thẳng đứng trên giá cố định.


Ổn định cột:

Lót một lớp bông ở đáy cột. Cân một lượng silicagel cần dùng vào cốc có
mỏ, thêm dung môi rửa giải rồi khuấy đều. Cho hỗn dịch trên vào cột, mở vòi,
rót tiếp dung môi vào và để cho silicagel lắng xuống đáy cột. Tiếp tục hứng
dung môi và rót liên tục vào cột trong một thời gian. Để ổn định cột trong 24h.
20


×