Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt nam giai đoạn 20082012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.83 KB, 4 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt nam
giai đoạn 2008-2012
Mã số: KT.12.01
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Vân Anh
Đơn vị chủ trì: Khoa Tài chính ngân hàng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013
Tóm tắt kết quả thực hiện:
1. Đặt vấn đề

Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai công cụ
quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của mọi quốc gia.
Nếu như CSTK được sử dụng để tác động lên định hướng phát triển kinh tế xã
hội của một quốc gia thông qua việc Chính phủ thay đổi mức chi tiêu và thuế
thì CSTT điều tiết lượng tiền cung ứng, tín dụng, lãi suất nhằm chi phối dòng
chu chuyển tiền và khối lượng tiền trong nền kinh tế. Mặc dù hai chính sách
này có những chức năng riêng, công cụ và mục tiêu cụ thể không hoàn toàn
trùng lặp nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau
trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia. Như vậy để có
thể đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô thì giữa hai chính sách này cần có
sự nhất quán khi xác định mục tiêu, xây dựng chính sách và sự phối hợp đồng
bộ, nhịp nhàng trong quá trình thực thi.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, sự phối hợp của hai chính sách
này là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ nhằm góp phần thực hiện hiệu
quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát
lạm phát và bảo đảm tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt
nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới thì việc phối hợp đồng bộ hai
chính sách tài khóa và tiền tệ để giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới lên nền kinh tế Việt nam là cần thiết. Vì những lý do trên, tác


giả đã lựa chọn chủ đề “Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
tại Việt nam giai đoạn 2008-2012” làm nội dung cho đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở năm 2012.
1


2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Thời gian gần đây, có một số nghiên cứu mang tính thực tiễn về sự phối
hợp giữa CSTT và CSTK cũng đã được một số học giả quốc tế đề cập tới,
trong đó có thể kể tên một số nghiên cứu sau đây:
+ Janak R., J.K. Khundrakpam, D. Das (2011), “An empirical analysys
of monetary and fiscal policy interaction in India”, RBI Working paper No.
15/2011: Tác giả phân tích mối quan hệ giữa CSTT và CSTK tại Ấn Độ sử
dụng số liệu quý trong giai đoạn từ quý 2/2000 tới quý 1/2010. Kết quả nghiên
cứu cho thấy CSTK có ảnh hưởng đáng kể tới việc thực thi CSTT của Chính
phủ Ấn Độ .
+ Mohan, R., (2008), “The role of fiscal and monetary policies in
sustaining growth with stability in India”, IDEAS Working paper No. 1778:
Tác giả nghiên cứu vai trò của CSTK và CSTT trong quá trình phát triển của
nền kinh tế Ấn Độ . Thông qua việc phân tích những cải cách liên quan tới
quá trình thực thi CSTK và CSTT, tác giả nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ
hai chính sách này là một trong những điểm mấu chốt tạo nên thành công của
quá trình cải cách kinh tế tại Ấn Độ .
Tại Việt nam, cũng có khá nhiều đề tài, các công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong đó
có thể kể tên một số nghiên cứu như sau:
+ Nguyễn Thị Kim Thanh, (2012), “Những nguyên tắc cơ bản đảm bảo
tính hiệu quả trong việc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa”,
Kỷ yếu hội thảo: Tác giả đề cập tới những vấn đề cơ bản trong việc phối hợp

CSTK và CSTT tại Việt Nam. Theo ý kiến của tác giả thì một trong những
khó khăn chúng ta phải giải quyết là xây dựng một cơ sở khoa học để quyết
định lựa chọn chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa để tác động tổng cầu
hoặc liều lượng tác động của từng chính sách lên tổng cầu sẽ bằng bao nhiêu
là hợp lý trong những tình huống kinh tế nhất định.
+ Dương Thu Hương, (2012), “Một vài suy nghĩ về việc phối hợp chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay”,
Kỷ yếu hội thảo: Tác giả xem xét một số khía cạnh khi phối hợp CSTK và
CSTT mà Chính phủ đã thực hiện khi thực thi quyết định ổn định kinh tế vĩ
mô trong thời gian vừa qua. Theo ý kiến của tác giả thì có bốn vấn đề được coi
là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả CSTT và CSTK là (i)
lựa chọn mục tiêu và mức độ phát triển của nền kinh tế, (ii) tỷ lệ đầu tư/GDP,
(iii) tổ chức và ý thức thực hiện các quyết định của Chính phủ và quốc hội,
(iv) các cân đối vĩ mô.
2


3. Mục tiêu và Nội dung nghiên cứu của Đề tài

+ Xem xét những vấn đề lý luận cơ bản CSTK và CSTT và sự kết hợp
hai chính sách.
+ Tìm hiểu kinh nghiệm phối hợp CSTK và CSTT tại một số nước.
+ Nghiên cứu thực trạng phối hợp CSTK và CSTT tại Việt Nam.
+ Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp
CSTK và CSTT cho Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

+ Về nguồn dữ liệu quốc tế: Sử dụng thông tin của các hãng thông tấn
như Bloomberg, CNN, BBC v.v. Các phân tích, đánh giá của các định chế tài
chính lớn như WB, IMF, UNDP, ADB. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như

(S&P, Moody’s, Fitch v.v).
+ Về nguồn dữ liệu trong nước: Sử dụng thông tin đăng tải trên Website
của Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng NN, VPCP, một số Bộ như BTC, Bộ
KHĐT, Bộ tư pháp v.v
+ Về phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập các thông tin và dữ liệu
sẽ sử dụng phương pháp so sánh phân tích, đối chiếu tìm ra những tác động
của CSTT và CSTK để xác định cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này
nhằm đưa ra các khuyến nghị cải thiện cơ chế phối hợp của hai chính sách.
5. Kết quả nghiên cứu

+ Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về CSTK & CSTT, đề tài
nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải phối hợp hai chính sách này để có thể
ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
+ Đề tài nêu rõ một số bài học kinh nghiệm phối hợp CSTK & CSTT
thông qua việc nghiên cứu thực trạng tại một số nước bao gồm Việt Nam
trong đó tập trung vào giai đoạn 2008-2012.
+ Đề tài đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện cơ chế phối hợp CSTK &
CSTT cho Việt Nam.
6. Các công bố liên quan đến kết quả của đề tài

Ngoài báo cáo khoa học kết thúc đề tài, tác giả đã công bố 2 bài báo liên
quan đến nội dung của đề tài, bao gồm:
+ “Chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và những tác động đến Việt
nam”, Tạp chí tài chính, số tháng 12/2012;
3


+ “Nhật bản: Giải pháp đối phó với nợ công”, Tạp chí tài chính, số
tháng 3/2013.
7. Kết quả đào tạo của Đề tài

8. Kết quả ứng dụng của Đề tài (nếu có):
Báo cáo kết thúc đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho môn
Kinh tế học tiền tệ ngân hàng cho hệ cử nhân TCNH và môn Tiền tệ ngân
hàng- Lý thuyết và thực tiễn của hệ cao học TCNH.
9. Kết luận và kiến nghị

4



×