Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.83 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................3
I. Khái niệm cung cầu tiền tệ:........................................................................................3
1. Cầu tiền:..................................................................................................................3
2. Cung tiền:...............................................................................................................3
II. Khái niệm cung cầu hàng hóa:..................................................................................5
1. Cầu hàng:................................................................................................................5
2. Cung hàng:..............................................................................................................5
III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa:.......................................................6
1. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa:....................................................6
2. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiền.....................................6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀ HÀNG HÓA TẠI VIỆT
NAM...................................................................................................................................7
I. Sự lệch lạc của quan hệ cung – cầu gây lạm phát......................................................7
II. Thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên và xu hướng diễn biến của lãi suất.................8
III. Thúc đẩy chu chuyển ngoại tệ giảm sức ép cầu ngoại tệ........................................9
IV. Cân bằng cung cầu tiền tệ ở Việt Nam hiện nay:..................................................10
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP..............................................................................................13
I. Những biện pháp cơ bản chiến lược.........................................................................13
II. Những biện pháp cấp bách trước mắt.....................................................................14
III. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TIẾT QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ
.......................................................................................................................................15
1. Nghiệp vụ thị trường mở......................................................................................15
2. Chính sách chiết khấu..........................................................................................16
3. Dự trữ bắt buộc....................................................................................................17
4. Kiểm soát hạn mức tín dụng................................................................................18
5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại..................................................18
KẾT LUẬN......................................................................................................................19
1
LỜI NÓI ĐẦU


Tiền tệ là những phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản suất và lưu thông hàng
hoá. Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của
mỗi quốc gia, cũng như trên phạm vi quốc tế; đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường nền kinh tế được tiền tệ hoá cao độ. Trong nền kinh tế tiền tệ là phương
tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc thanh toán
các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã
nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi
phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp (hàng đổi hàng). trong nền kinh tế
trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì,
người mua người bán phải tìm được những người trùng hợp với mình về nhu cầu
trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn
ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ là môi giới trung gian trong trao đổi đã hoàn
toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Người có
hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họ cần. Bởi vậy, người ta coi
tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt động trôi chảy hơn,
khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lao động.
2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm cung cầu tiền tệ:
1. Cầu tiền:
Cầu tiền tệ là tổng khối lượng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏa
mãn các nhu cầu. Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cung
ứng vì mức tiền cung ứng nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của NHTW, mà
nó chỉ có tác động gián tiếp đến mức cung tiền thông qua sự biến động về giá cả
trên thị trường, lãi suất…
Nhìn chung, trong nền kinh tế có hai nhu cầu lớn chi phối nhu cầu tiền đó là
nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng. Rõ ràng, nền kinh tế muốn phát triển được
thì đòi hỏi các chủ thể cần gia tăng đầu tư, tạo thêm nhiều của cải vật chất. Khi
nhu cầu đầu tư càng tăng thì đòi hỏi nhu cầu tiền dành cho đầu tư càng lớn. Nhu
cầu tiền dành cho đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh

lời từ hoạt động đầu tư và chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
Đặc biệt, Nhà nước có thể khuyến khích các chủ thể gia tăng đầu tư bằng việc
sử dụng công cụ lãi suất và chính sách thuế, chính sách chi tiêu công cộng. Việc
Nhà nước khuyến khích hay hạn chế nhu cầu đầu tư còn tùy thuộc vào tình trạng
của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển quá “nóng” hoặc khi đang lạm phát
cao thì cần hạn chế khối lượng tiền trong lưu thông, vì thế có thể làm giảm nhu
cầu đầu tư của các chủ thể.
Nhu cầu tiêu dùng tăng hay giảm cũng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập và
lãi suất. Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tư gia tăng sẽ làm
thu nhập của các chủ thể tăng lên. Điều đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nền
kinh tế, làm gia tăng nhu cầu tiền cho tiêu dùng. Mặt khác, lãi suất cũng là một
trong những yếu tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng. Nếu lãi suất cho vay tiêu
dùng càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm và ngược lại.
2. Cung tiền:
Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Nói cách khác, mức cung tiền tệ là
toàn thể khối tiền đã đƣợc cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Mức cung tiền tạo thành khối tiền tệ (Monetary Block) và bao gồm các
thành phần sau:
Tiền giao dịch (M1): Là khối tiền có tính “lỏng” cao nhất trong các khối
tiền, nó bao gồm:
- Tiền mặt (Tiền pháp định/giấy bạc ngân hàng trung ương): có tính lỏng cao
nhất. Tiền mặt do Ngân hàng trung ƣơng (ở Việt Nam gọi là NHNN) phát
hành. Các chi tiết về mệnh giá, tên gọi, quy ước giá trị của đồng tiền đều được
quy định bằng luật.
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
- Các thẻ thanh toán
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
3
- Vàng

- Séc các loại
- Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán
Khối M2: Gồm những phương tiện có tính “lỏng” thấp hơn khối M1, nó bao
gồm:
- M1
- Tiền gửi có kỳ hạn.
Khối M3: Có tính lỏng thấp nhất. Nó bao gồm:
- M2
- Thương phiếu
- Tín phiếu
- Cổ phiếu
Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là:
Số lượng các phương tiện thanh toán đƣợc phát hành từ ngân hàng
Các phương tiện thanh toán được phát hành từ doanh nghiệp
Các phương tiện thanh toán được phát hành từ chính phủ
Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế
- Ngân hàng trung ương (NHTW): NHTW là cơ quan độc quyền phát hành
giấy bạc ngân hàng cho nền kinh tế.
Cơ sở để NHTW quyết định việc cung ứng tiền: Tốc độ phát triển kinh tế, Tỷ
lệ lạm phát, Tình trạng của cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế, Chính
sách động viên và phân phối các nguồn lực tài chính của nhà nước.
- Ngân hàng trung gian (chủ yếu là NHTM): cung ứng cho nền kinh tế loại
bút tệ thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền.
- Các chủ thể khác.
Ngoài NHTW và các NHTM các chủ thể khác như nhà nước, doanh nghiệp
có thể cung ứng cho nền kinh tế những phƣơng tiện chuyển tải giá trị có thể thay
thế cho tiền trong một số chức năng.
Tóm lại: NHTW là chủ thể quan trọng nhất. Tuy giấy bạc không phải là
thành phần duy nhất trong khối tiền tệ nhƣng giấy bạc là thành phần chi

phối quyết định các thành phần khác của khối tiền. Đồng thời NHTW nắm trong
tay các công cụ thực thi chính sách tiền tệ, do đó có thể tác động đến việc cung
ứng tiền của các chủ thể khác.
4
II. Khái niệm cung cầu hàng hóa:
1. Cầu hàng:
Cầu hàng là nhu cầu về hàng hóa có khả năng thanh toán. Như vậy, cầu và
nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Chỉ những nhu
cầu về hàng hóa mà có khả năng thanh toán thì mới là cầu.
Ảnh hưởng đến cầu có những nhân tố sau đây:
- Nhu cầu mua sắm: nhu cầu mua sắm mà càng tăng lên thì cầu càng có khả
năng tăng lên và ngược lại.
- Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì
cầu càng tăng lên và ngược lại.
- Giá cả hàng hóa: giá cả hàng hóa càng tăng lên thì cầu về hàng hóa đó càng
giảm và ngược lại.
- Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa: Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa
mà phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì cầu về hàng hóa đó tăng lên và
ngược lại.
- Giá cả của hàng hóa thay thế: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về thịt heo. Mặt
hàng thay thế thịt heo là thịt bò. Nếu giá thịt bò mà tăng đột biến trên thị trường
thì cầu về thịt heo sẽ tăng lên.
- Giá cả của hàng hóa bổ trợ: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về xe gắn máy.
Mặt hàng bổ trợ cho xe gắn máy là xăng. Nếu giá xăng tăng mạnh trên thị trường
thì cầu về xe gắn máy sẽ giảm xuống.
- Những dự kiến của người tiêu dùng về giá cả của hàng hóa trong tương lai:
nếu người tiêu dùng cho rằng, trong tương lai, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, thì
cầu về hàng hóa đó trong hiện tại sẽ tăng lên.
2. Cung hàng:
Cung hàng là số lượng hàng hóa có mặt trên thị trường hoặc có khả năng

chuyển đến thị trường. Như vậy cung và sản xuất có liên quan với nhau, nhưng
không phải là một. Cung và sản xuất có thể chênh lệch nhau. Ví dụ trường hợp
nhập khẩu: cung lớn hơn sản xuất.
Ảnh hưởng đến cung có những nhân tố sau đây:
- Giá cả các yếu tố đầu vào: giá cả các yếu tố đầu vào mà tăng lên thì cung về
hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
- Trình độ công nghệ: công nghệ càng hiện đại thì cung về hàng hóa được
sản xuất ra càng tăng lên và ngược lại.
- Số lượng người sản xuất: số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung về
hàng hóa càng tăng lên và ngược lại.
- Giá cả của hàng hóa có cùng sử dụng vật liệu chính. Ví dụ: xét cung về
giường gỗ. Mặt hàng cũng sử dụng gỗ làm vật liệu chính là tủ gỗ. Nếu giá tủ gỗ
giảm mạnh trên thị trường. Sản xuất tủ gỗ có hiệu quả thấp, thậm chí lỗ vốn.
5
Người sản xuất sẽ chuyển sang sản xuất giường gỗ nhiều hơn. Cung về giường
gỗ sẽ tăng lên.
- Chính sách thuế của chính phủ: Thuế về mặt hàng nào đó tăng lên thì cung
về mặt hàng đó giảm đi và ngược lại.
III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa:
1. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa:
Cầu hàng hóa càng cao- cầu tiền càng cao tuy nhiên trong mối quan hệ này,
ảnh hưởng của cung tiền lên cung cầu hàng quan trọng và chủ yếu hơn cầu tiền
lên cung cầu hàng. Cung tiền tăng thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng từ đó cung hàng
hóa tăng cầu hàng hóa cũng tăng tuy nhiên khi cung tiền đạt đến một mức độ
nào đó sẽ đẩy lạm phát tăng lên khiến giá hàng hóa ngày càng tăng và đẩy cầu
hàng hóa đến giai đoạn nào đó sẽ ko tăng nữa mà đứng yên và có xu hướng co
lại cầu hàng giảm kéo theo cung hàng cũng giảm tương ứng để đạt tới điểm cân
bằng cung tiền giảm thì hiệu quả ngược lại
2. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiền
Mối quan hệ giữa cung cầu tiền và cung cầu hàng hóa là mối quan hệ biện

chứng trong đó, cung cầu tiền đóng vai trò quyết định cung cầu hàng hóa do
cung tiền do chính sách của NHNN quyết định nhưng ngược lại cung cầu hàng
hóa cũng tác động trở lại cung cầu tiền do các chính sách tiền tệ của NHNN có
hiệu quả hay ko thực tiễn hay không là phải dựa trên cơ sở tình trạng cung cầu
hàng hóa hiện tại không thể xa rời thực tế.
6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀ
HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM
I. Sự lệch lạc của quan hệ cung – cầu gây lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,93% so với tháng 7.2011. Mặc dù mức
tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm lại, nhưng nếu tính bình quân trong 8 tháng
qua thì chỉ số này là 17,64%. Như vậy, tuy chỉ số giá tiêu dùng có tăng chậm
hơn các tháng trước nhưng mức độ khó khăn của người dân vẫn tiếp tục tăng
lên. Đặc biệt là những hàng hóa, sản phẩm liên quan trực tiếp đến mỗi người dân
là nông, lâm, thủy sản và hàng công nghiệp đều có mức tăng cao. Nhiều ý kiến
cho rằng giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do động lực
giảm giá từ việc xăng giảm 500 đồng/lít chưa thể tác động đến diễn biến thị
trường. Hiện đang trong thời điểm mưa lũ hàng năm nên nhiều khả năng giá
lương thực, hàng hóa sinh hoạt sẽ tăng trên một số địa bàn. Dịch bệnh trên vật
nuôi chưa được khống chế hoàn toàn cũng tác động tới tâm lý tiêu dùng làm tăng
giá thực phẩm thay thế. Ngoài ra, nhu cầu đi lại và nhu cầu đối với một số hàng
hóa, dịch vụ mùa khai giảng, Tết Trung thu, tỷ giá có xu hướng tăng, giá vàng
vẫn ở mức cao và còn diễn biến phức tạp, tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc
tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp cũng là những nhân tố gây sức
ép tăng giá thị trường.
Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất đến giá hàng hóa là chi phí sản xuất tăng do
tăng giá một số loại chi phí đầu vào chủ yếu. Theo tính toán cấu trúc chi phí từ
bảng cân đối liên ngành thì ảnh hưởng trực tiếp từ các chi phí đầu vào của sản
xuất (một số chuyên gia gọi là chi phí đẩy) như xăng, dầu, điện, than, lãi suất…
đến giá thành là khoảng 4% và ảnh hưởng lan tỏa đến chu kỳ sản xuất tiếp theo

khoảng 6%. Như vậy, có thể thấy nếu CPI là thước đo sự khó khăn của người
dân thì các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay còn khó khăn hơn nhiều.
Trước tình hình này đã có ý kiến đề nghị cần giảm lãi suất cho vay để thúc
đẩy sản xuất, tránh rơi vào tình trạng giảm phát. Hơn nữa, dư địa của tăng
trưởng tín dụng còn khá nhiều. Thực tế, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho
vay ngay sau khi cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước với 12 ngân hàng thương
mại kết thúc. Nhưng có thể thấy các giải pháp để kiềm chế lạm phát dựa vào
điều tiết dòng tiền trong xã hội mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Nếu
thắt chặt tiền tệ rồi lại mở rộng để thúc đẩy sản xuất sẽ lặp lại cách điều hành
chính sách tiền tệ xen cài như trong ba năm trước. Thực tế, trong năm 2008,
Chính phủ đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Nhưng
sang đến quý IV.2009 sức mua giảm mạnh khiến CPI âm buộc phải tăng cung
tiền để hồi phục sản xuất, tiêu dùng.
Gốc của tình trạng lạm phát tăng cao trong thời gian qua là từ khâu sản xuất
và quan hệ cung cầu. Nếu nguồn cung dồi dào, hạn chế được tình trạng tích trữ,
đầu cơ, làm giá thì sẽ khiến giá hàng hóa, dịch vụ phản ánh đúng giá trị, sức tiêu
thụ của thị trường. Như vậy, thị trường sẽ vận hành đúng với nguyên tắc khi
tăng một đồng từ phía cầu sẽ kích thích lan tỏa đến phía cung, từ đó lan tỏa tiếp
7

×