Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học cây thuốc thượng phaeanthus vietnamensis ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
********

PHẠM THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY THUỐC THƢỢNG
PHAEANTHUS VIETNAMENSIS BAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Học Hữu Cơ

HÀ NỘI - 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
********

PHẠM THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY THUỐC THƢỢNG
PHAEANTHUS VIETNAMENSIS BAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN XUÂN NHIỆM



HÀ NỘI – 2016


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn
đến TS. NGUYỄN XUÂN NHIỆM, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn Lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã định hướng và hướng dẫn em tận tình
trong suốt thời gian em làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh, chị cán bộ Viện Hóa
sinh biển đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho em được sử dụng các thiết
bị tiên tiến của viện để nghiên cứu, học tập và hoàn thành tốt đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS. NGUYỄN
VĂN BẰNG người đã tận tình, chu đáo dạy bảo em trong suốt những năm
học ở trường và hoàn thiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa học – Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ, dạy dỗ em trong quá trình học
tập tại trường. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và làm khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong
nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên


Phạm Thị Nhung

Phạm Thị Nhung

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận “Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học cây thuốc Thƣợng
Phaeanthus vietnamensis Ban” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của TS. Nguyễn Xuân Nhiệm. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực không trùng
với các kết quả đã được công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Nhung

Phạm Thị Nhung

Lớp K38A – Hóa Học



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Tổng quan về họ Na (Annonaceae)...................................................... 3
1.2. Tổng quan về chi Phaeanthus. ............................................................. 4
1.2.1. Thực vật học của chi Phaeanthus ..................................................... 4
1.2.2.Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học......................................... 5
1.3. Tổng quan về loài Phaeanthus vietnamensis ..................................... 11
1.3.1. Phân bố: ........................................................................................... 12
1.3.2. Sinh học và sinh thái: ...................................................................... 12
1.3.3. Công dụng ....................................................................................... 12
1.3.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học...................................... 13
1.4. Tổng quan về các phƣơng pháp chiết mẫu thực vật ........................ 13
1.4.1. Chọn dung môi chiết. ...................................................................... 13
1.4.2. Quá trình chiết. ................................................................................ 15
1.5. Các phƣơng pháp sắc ký trong phân lập các hợp chất hữu cơ. ..... 17
1.5.1. Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký....................................... 17
1.5.2. Cơ sở của phương pháp sắc ký. ...................................................... 17
1.5.3. Phân loại phương pháp sắc ký. ....................................................... 18
1.6. Một số phƣơng pháp hóa lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu
cơ. ................................................................................................................. 23
1.6.1. Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy, IR). .................................. 23
1.6.2. Phổ khối lượng (Mass spectroscopy, MS). ..................................... 23

Phạm Thị Nhung


Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.6.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy NMR). ................................................................................. 24
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28
2.1. Mẫu thực vật ........................................................................................ 28
2.2. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất ................................................. 28
2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ................................................................. 28
2.2.2. Sắc ký cột (CC) ............................................................................... 28
2.3. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất ............. 28
2.3.1. Điểm nóng chảy (Mp) ..................................................................... 28
2.3.2. Phổ khối lượng (ESI-MS) ............................................................... 28
2.3.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)............................................... 29
2.3.4. Phổ khối lượng phân giải cao (FT-ICR-MS) .................................. 29
2.4. Dụng cụ và thiết bị .............................................................................. 29
2.4.1. Dụng cụ và thiết bị tách chiết.......................................................... 29
2.4.2. Dụng cụ và thiết bị xác định cấu trúc ............................................. 29
2.5. Hóa chất ............................................................................................... 29
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ......................................... 31
3.1. Xử lý mẫu, chiết tách, phân lập các hợp chất .................................. 31
3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất ...................................... 33
3.2.1. Hợp chất PV1: N-methylcorydaldine .............................................. 33
3.2.2. Hợp chất PV2: thalipholine ............................................................ 33
3.2.2. Hợp chất PV3: moupinamide .......................................................... 33

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 35

Phạm Thị Nhung

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4.1. Xác định cấu trúc của hợp chất PV1. ................................................ 35
4.2. Xác định cấu trúc của hợp chất PV2 ................................................. 39
4.3. Xác định cấu trúc của hợp chất PV3 ................................................. 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51

Phạm Thị Nhung

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
13

C-NMR


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Cacbon 13
Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

1

H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy

1

H-1H COSY

2D-NMR

1

H-1H Chemical Shift Correlation Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều Two-Dimensional
NMR

CC

Sắc ký cột Column Chromatography

DEPT


Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

EI-MS

Phổ khối lượng va chạm electron
Electron Impact Mass Spectroscopy

FAB-MS

Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh
Fast Atom Bombardment Mass Spectrometry

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Connectivity

HMQC

Heteronuclear Multiple Quantum Coherence

HR-FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh phân giải cao High
Resolution Fast Atom Bombardment Mass Spectrometry
IR

Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy

Me

Nhóm metyl


MS

Phổ khối lượng Mass Spectroscopy

NOESY

Nucler Overhauser Effect Spectroscopy

TLC

Sắc ký lớp mỏng Thin Layer Chromatography

Phạm Thị Nhung

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cây thuốc Thượng Phaeanthus vietnamensis Ban ......................... 11
Hình 3.1: Sơ đồ chiết phân đoạn lá loài thuốc Thượng ................................. 31
Hình 3.2: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn chloroform ............................. 32
Hình 4.1: Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất PV1
......................................................................................................................... 35
Hình 4.2: Phổ 1H-NMR của hợp chất PV1 ..................................................... 36
Hình 4.3: Phổ 13C-NMR của hợp chất PV1 .................................................... 37
Hình 4.4: Phổ DEPT của hợp chất PV1 .......................................................... 38

Hình 4.5: Phổ HSQC của hợp chất PV1 ......................................................... 38
Hình 4.6: Phổ HMBC của hợp chất PV1 ........................................................ 39
Bảng 4.1: Số liệu phổ NMR của hợp chất PV1 .............................................. 39
Hình 4.7: Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất PV2
......................................................................................................................... 40
Hình 4.8: Phổ 1H-NMR của hợp chất PV2 ..................................................... 41
Hình 4.9: Phổ 13C-NMR của hợp chất PV2 .................................................... 41
Hình 4.10: Phổ DEPT của hợp chất PV2 ........................................................ 42
Hình 4.11: Phổ HSQC của hợp chất PV2 ....................................................... 43
Hình 4.12: Phổ HMBC của hợp chất PV2 ...................................................... 43
Bảng 4.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất PV2 .............................................. 44
Hình 4.13: Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất PV3
......................................................................................................................... 44
Hình 4.14: Phổ 1H-NMR của hợp chất PV3 ................................................... 45
Hình 4.15: Phổ 13C-NMR của hợp chất PV3 .................................................. 47
Hình 4.16: Phổ DEPT của hợp chất PV3 ........................................................ 47
Hình 4.17: Phổ HSQC của hợp chất PV3 ....................................................... 48
Hình 4.18: Phổ HMBC của hợp chất PV3 ...................................................... 48
Bảng 4.3: Số liệu phổ NMR của hợp chất PV3 .............................................. 49

Phạm Thị Nhung

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa
hình nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều
tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng. Những yếu tố trên đã tạo nên nguồn tài
nguyên sinh vật dồi dào, đặc biệt hệ thực vật Việt Nam rất phong phú. Theo
ước tính số loài thực vật bậc cao ở nước ta có thể lên đến 12.000 loài, trong
đó đã biết đến khoảng 4000 loài là cây thuốc mọc tự nhiên, đây là nguồn
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh.
Ngoài sự đa dạng về thành phần và chủng loại, nguồn dược liệu Việt
Nam còn có giá trị to lớn ở chỗ chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng
để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Các cây thuốc được sử dụng dưới hình
thức độc vị hay phối hợp với nhau tạo nên những bài thuốc quý giá.
Trong vòng vài thập kỷ gần đây, xu hướng quay lại sử dụng các sản
phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thực vật để phòng và trị
bệnh trở nên thịnh hành trên thế giới. Hướng tân dược hóa thuốc đông dược
đã và đang được phái triển mạnh ở nhiều nước có nền công nghiệp dược
phẩm phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và đặc biệt là Trung
Quốc. Việc hòa hợp hai nền y học cổ truyền và y học hiện đại là xu thế tất yếu
của thời đại nhằm giải quyết những khó khăn của y học.
Với những công trình nghiên cứu và sự phát hiện ra nhiều chất có hoạt
tính sinh học cao có giá trị từ thiên nhiên, các nhà khoa học đã có những đóng
góp rất lớn trong việc tạo ra các loại thuốc điều trị những bệnh nhiệt đới và
bệnh hiểm nghèo như: penicillin (1941); artemisinin (những năm 1970);....
Thiên nhiên là nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp các hoạt chất quý hiếm
để tạo ra các biệt dược và các chất dẫn đường để tổng hợp ra các loại thuốc
mới. Từ những chất được phân lập từ thiên nhiên, các nhà khoa học đã
chuyển hóa chúng thành những hoạt chất có khả năng trị bệnh rất cao.

Phạm Thị Nhung

1


Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Họ Na (Annonaceae) là họ lớn nhất của bộ Mộc Lan (Magnoliales). Với
khoảng 2300 đến 2500 loài thuộc 120 – 130 chi. Bên cạnh đó, một số loài như
Hoàng Lan (Cananga odorata) còn chứa tinh dầu thơm và được sử dụng
trong sản xuất nước hoa hay thuốc chữa bệnh như nhiễm trùng, bệnh gan, tiêu
chảy, các loại cây thân gỗ còn dùng làm củi. Đây là nguồn nguyên liệu thiết
yếu cho nhiều ngành công nghiệp như mĩ phẩm, dược phẩm, và trong y học.
Hiện nay xu hướng chung của các nhà khoa học trên thế giới đang đặc
biệt quan tâm tới các hợp chất hóa học có chứa ở các loài thuộc họ Na
(Annonaceae). Đây là nguồn nguyên liệu chứa các hoạt chất có triển vọng
ứng dụng trong y- dược.
Xuất phát từ các cơ sở trên, việc nghiên cứu và khai thác các chất có
hoạt tính sinh học ứng dụng trong lĩnh vực Y- Dược từ các nguồn dược liệu ở
Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn.
Cây thuốc Thượng có tên khoa học là Phaeanthus vietnamensis Ban được sử
dụng trong dân gian để giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn, có thể hạ đường
huyết; chủ trị viêm loét dạ dày, nhiễm trùng đường ruột,….. Đây là cây thuốc
quý, cần được nghiên cứu để giải thích tác dụng chữa bệnh của cây và tạo cơ
sở để tìm kiếm phương thuốc điều trị bệnh.
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn loài Phaeanthus vietnamensis Ban, họ Na
(Annonaceae) làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài: “Nghiên cứu sơ bộ
thành phần hóa học cây thuốc Thƣợng Phaeanthus vietnamensis Ban” với
mục đích tìm hiểu thành phần hóa học.

Nhiệm vụ của đề tài là:
1. Xử lí mẫu và tạo dịch chiết.
2. Nghiên cứu phân lập thành phần hóa học.
3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được.

Phạm Thị Nhung

2

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về họ Na (Annonaceae)
Họ Na (Annonaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây
thân gỗ, cây bụi hay dây leo. Với khoảng 2300 đến 2500 loài thuộc 120 - 130
chi, đây là họ lớn nhất của bộ Mộc lan (Magnoliales). Họ này sinh trưởng chủ
yếu ở vùng nhiệt đới, và chỉ có một ít loài sinh sống ở vùng ôn đới. Khoảng
900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi, và 950 loài ở châu Á và
châu Úc. Các loài thuộc họ Annonaceae có lá đơn, mọc so le (mọc cách), có
cuống lá và mép lá nhẵn. Lá mọc thành hai hàng dọc theo thân cây. Vết sẹo
nơi đính lá thường nhìn thấy rõ các mạch dẫn. Cành thường ở dạng zic zắc.
Chúng không có các lá bẹ. Hoa đối xứng xuyên tâm (hoa đều) và thường là
lưỡng tính. Ở phần lớn các loài thì 3 đài hoa nối với nhau ở gốc hoa. Có 6
cánh hoa có màu nâu hay vàng, nhiều nhị hoa mọc thành hình xoắn ốc cũng

như nhiều nhụy hoa, mỗi nhụy có bầu nhụy dạng một ngăn chứa một hoặc
nhiều tiểu noãn. Hoa đôi khi mọc trực tiếp trên các cành lớn hoặc trên thân
cây. Quả là nang, bế quả hay đa quả. [2]
Ở Việt Nam, họ Annonaceae có 29 chi bao gồm: Alphonsea,
Anaxagorea, Annona, Anomianthus, Artabotrys, Cananga (Canangium),
Cyathocalyx,

Cyathostemma,

Dasymaschalon,

Desmos

(Unona)

,

Drepananthus, Enicosanthella, Enicosanthum, Fissistigma, Friesodielsia
(Oxymitra),

Goniothalamus

(Becariodendron),

Meiogyne,

Melodorum

(Rauwenhoffia), Miliusa (Saccopetalum), Mitrella, Mitrephora, orophea,
Phaeanthus, Polyalthia, Popowia, Pseuduvaria, Sageraea, Uvaria (Uvariella)

và Xylopia với gần 179 loài. [2]

Phạm Thị Nhung

3

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2. Tổng quan về chi Phaeanthus.
1.2.1. Thực vật học của chi Phaeanthus
Chi Phaeanthus có khoảng 20 loài, phân bố ở châu Á (từ Ấn Độ,
Mianma, Thái Lan, Đông Dương và các nước Đông Nam Á khác đến Niu
Ghinê).
Trong số đó có các loài:
- Phaeanthus acuminata Merr. 1905
- Phaeanthus crassipetalus Becc.
- Phaeanthus cumingii Miq. 1858
- Phaeanthus ebracteolatus (C. Presl) Merr. 1908
- Phaeanthus macropodus (Miq.) Diels 1912
- Phaeanthus malabaricus, Beddome
- Phaeanthus nigrescens Elmer 1913
- Phaeanthus ophthalmicus
- Phaeanthus saccopetaloides W.T. Wang 1957
- Phaeanthus schefferi Boerl. 1899
- Phaeanthus splendens

- Phaeanthus vietnamensis Ban
- Phaeanthus splendens Hu 1940
Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện một loài [2].
Chi Phaeanthus là một chi thực vật cây bụi hoặc gỗ nhỏ. Lá có gân bên
nổi rõ ở mặt dưới cong hình cung và hơi vấn hợp ở gần mép. Hoa lưỡng tính,
ở ngoài nách lá (thường mọc so le với lá), thường thành xim 2-3 hoa. Lá đài
3, xếp van. Cánh hoa 6, không đều nhau, xếp van, thành 2 vòng; những chiếc
ngoài nhỏ và giống lá đài; các cánh hoa trong lớn hơn, dính nhau bởi mép tạo
thành mũ bao lấy nhị và nhụy. Nhị nhiều, dạng uvarioid; mào trung đới nhọn
đầu; bao phấn hướng ngoài. Hạt phấn trung bình đến lớn (cỡ 45-70 µm), đơn

Phạm Thị Nhung

4

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

độc, gần hình cầu, đối xứng tỏa tròn, không có miệng; vỏ ngoài nhẵn hoặc
hiếm khi sần sùi. Lá noãn nhiều, núm nhụy hình đầu hoặc hình trứng. Noãn 1,
đính gốc. Phân quả có cuống rõ; vỏ quả rất mỏng, hoàn toàn tách biệt khỏi vỏ
hạt [2].
1.2.2.Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Các nghiên cứu về thành phần hóa học:
Trên thế giới có 1 số nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh

học của chi Phaeanthus. Nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy các loài
thuộc chi này có chứa các chất thuộc nhóm alkaloid, các hợp chất như
phaeanthine, phaeantharine, argentinine, limacine; ngoài ra còn có tinh dầu.
Các alkaloid phân lập từ chi Phaeanthus có khả năng điều trị vết thương, và
chữa các bệnh huyết áp.
Chi Phaeanthus chưa được nghiên cứu rộng rãi và chỉ có một lượng nhỏ
tài liệu được báo cáo. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học của chi Phaeanthus được các nhà khoa học bắt đầu từ năm 1968. Khởi
đầu là nghiên cứu của nhà khoa học S. R. Johns và các cộng sự về thành phần
hóa học của loài Phaeanthus macropodus. Từ lá và vỏ cây của loài này các
nhà khoa học đã phân lập được hai hợp chất phaeanthine (2) và limacine (1)
[12]. Tiếp đó vào năm 1983, T. A. Van-Beek đã phân lập được hợp chất
phaeanthine (2) và một hợp chất mới phaeantharine (3) từ lá và vỏ cây loài
Phaeanthus ebracteolatus. Tiếp đó vào năm 1990, từ loài Phaeanthus
crassipetalus Fasihuddin và các cộng sự cũng phân lập được hợp chất
phaeathine (2) và limacine (1). Đây là báo cáo khoa học đầu tiên về thành
phần hóa học của loài Phaeanthus crassipetalus [11].

Phạm Thị Nhung

5

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

OCH3


H3CO

N

N

H3C

OR

CH3

O

H

H

O

OCH3

1R=H
2 R = CH3

OCH3

+


H3CO

N+

N

H3C

OCH3

CH3

O
O

3

OCH3

Trong năm 1991, Nguyễn Thị Nghĩa, Weigl E và các cộng sự đã phân
lập được tám alkaloid từ lá của loài Phaeanthus vietnamensis. Năm trong số
này được xác định là isoquinolines N-methyl-6,7-dimethoxyisoquinolone (4)
và N-methylcorydaldine (5), các phenanthrenes argentinine (6) và
atherospermine

(7),

seco-benzylisoquinoline

petalinemethine


(8). Hai

bisbenzylisoquinoline mới đã được mô tả là (-)-7,7’-O,O’-dimethylgrisabine
(9) và (-)-7-O-methylgrisabine (10) và một secobisbenzylisoquinolone mới là
vietnamine (11) [13].
H3CO

H3CO

N

N
H3CO

CH3

4

Phạm Thị Nhung

H3CO

CH3

5

6

O


Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

R2
OCH3

CH3
OH

N
R1

R3

H3CO

CH3

N
R4

8

CH3


R5

6
7

R1
R2
R3 R4 R5
OCH3 OH
CH3 H H
OCH3 OCH3 CH3 H H
OCH3

H3CO

OCH3

R

N

N

H3C

CH3
H

H


O

OCH3

9 R = CH3
10 R = H
H3CO

N

CH3

H3CO
H
OHC

O

11

H3CO

Năm 2007 Khalijah Awang cùng các cộng sự đã cô lập được hai alkaloid
seco-benzylisoquinoline mới là pecrassipine A (12) và pecrassipine B (13)
cùng với bảy alkaloid đã biết: (-)-O-methyldauricine (14), (-)-limacine (1),
+(-)vietnamine

(11),

doryphornine


methyl

ether,

thalifoline

(15),

lanuginosine(16), (+)-limacusine (17) từ vỏ cây của loài Phaeanthus
crassipetalus [9].

Phạm Thị Nhung

7

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

H3CO

H3CO

N

N


CH3

CH3

HO

HO
H

H

OCH3

O

H3CO
CHO

O

CHO

13

12
OCH3

H3CO


OCH3

H3CO

N

N

H3C

CH3

O

OCH3

14

N

H3CO

OH2CO

N
HO

O

CH3

O

15

16

OCH3

OCH3

H3CO

H

H

N
H3C

N
OH

CH3

O
O

H3CO

17


Phạm Thị Nhung

8

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Năm 2011, Pei Jean Tan, Cheng Yi Ong và các cộng sự đã cô lập và xác
định được cấu trúc của một hợp chất mới là 7-formyl-151-hydroxypurpurin-7lactone methyl ester (18) bằng kĩ thuật quang phổ chuẩn và phân lập được
năm hợp chất: pheophorbide-α (19), pheophorbide-α methyl ester, 132methyl

hydroxylpheophorbide-α

ester,

pheophytin-α

(20)



151-hydroxypurpurin-7-lactondimethyl ester từ loài Phaeanthus ophthalmicus
[10].
CH2
CH3


32

31

H3C

CHO

NH

5

3

CH3

N

7

21
2

N

NH

HN


N
H3C

CH3

20
O

HN

N

RO

O
OCH3

O

15

19 R = H
20 R =

151
O
152
O

O

OH

OH

O

O

CH3

CH3

CH3

CH3

18

- Các nghiên cứu về tác dụng sinh học:
Cho đến nay các nghiên cứu về hoạt tính sinh học các loài thuộc chi
Phaeanthus còn khá ít. Các nghiên cứu đã cho thấy một số hoạt tính sinh học
của các dịch chiết từ một số loài thuộc chi này như kháng khuẩn; gây độc tế
bào ức chế tế bào ung thư; chống oxi hóa; ...

Phạm Thị Nhung

9

Lớp K38A – Hóa Học



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

• Hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn:
Một số nghiên cứu loài Phaeanthus vietnamensis cho thấy dịch chiết
loài này có tính kháng khuẩn tốt.
• Hoạt tính gây độc tế bào, ức chế tế bào ung thƣ:
Năm 2011 nghiên cứu của Pei Jean Tan, Cheng Yi Ong và các cộng sự
đã cho thấy khả năng ức chế các tế bào ung thư của các photosensitisers trong
dịch chiết loài Phaeanthus ophthalmicus [11]. Năm 2013, Hairin Taha và các
cộng sự nghiên cứu tác dụng giãn chống lại sự co gây ra bới NE của loài
Phaeanthus crassipetalus.
• Hoạt tính kháng bệnh cao huyết áp của một số loài thuộc chi Phaeanthus
cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu.
1.2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến nay, các nghiên cứu về hóa học cũng như hoạt tính sinh học từ
các chất chiết xuất được từ các loài thuộc chi Phaeanthus còn khá ít. Năm
2014, tác giả Đào Hùng Cường, Lê Thị Ngọc Ngân đã có nghiên cứu về thành
phần hóa học từ cây thuốc Thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban) [1].
Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam về chi Phaeanthus vẫn còn nhiều
hạn chế, mới chỉ mang tính chất thăm dò.
Các loài thuộc chi Phaeanthus có tiềm năng lớn về các chất có hoạt chất
sinh học, tuy nhiên đến nay các nghiên cứu trong nước mới chỉ tập chung vào
khía cạnh nhận biết, liệt kê trong các danh mục thực vật hoặc tổng kết về giá
trị sử dụng trong dân gian, mà chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống về sinh
học, hóa học và dược học. Do vậy, việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá thành
phần hóa học và sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học tiềm năng từ các loài
thực vật thuộc chi Phaeanthus, đặc biệt là loài đặc hữu của Việt Nam sẽ có ý

nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần tích cực vào việc khai thác
và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Phạm Thị Nhung

10

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Tổng quan về loài Phaeanthus vietnamensis
Tên khoa học: Phaeanthus vietnamensis Ban
Tên tiếng việt: Thuốc thượng; Thuốc mọi; da xà lắc; thuốc dấu cà doong.
Họ:

Na (Annonaceae)

Chi:

Phaeanthus

Hình 1.1: Cây thuốc Thƣợng Phaeanthus vietnamensis Ban
Thuốc Thượng là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 2-10 m. Cành non
gần như không có lông. Lá thuôn hoặc gần hình mác, cỡ 9-16 X 3-6,5 cm;
chóp lá thường thành mũi dài và nhọn; gốc lá hình nêm, hơi lệch; cả 2 mặt
đều không có lông (đen khi khô); gân bên 9-11 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, cong

hình cung và hơi vấn hợp ở gần mép; gân cấp III hơi rõ; cuống lá dài 5-6 mm,

Phạm Thị Nhung

11

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

không có lông. Hoa mọc so le với lá, thường thành xim 2-hoa; cuống chung
dài 1-1,5 cm, hơi có lông thưa; cuống hoa dài 1,5-3 cm, mang 4-6 lá bắc nhỏ
thường hình mác (cuống hoa, lá bắc, mặt ngoài lá đài và cánh hoa lúc đầu có
lông màu gỉ sắt, về sau gần như nhẵn). Lá đài và cánh hoa ngoài gần giống
nhau, hình mác, dài trên 1 mm; cánh hoa trong màu vàng (khi già trở nên
trắng), hình trứng, dài 8-12 mm, rộng 4-6 mm, dính nhau bởi mép từ gốc tới
đỉnh (đỉnh gần như phẳng). Nhị nhiều, dài chừng 1 mm; mào trung đới hình
đĩa hơi nhọn đầu; chỉ nhị hơi rõ. Lá noãn nhiều (trên 10), dài gần 2 mm; bầu
có lông; núm nhụy hình đầu, có lông, không có vòi nhụy. Noãn 1, đính gốc.
Phân quả hình trái xoan, cỡ 12-15 X 6-7 mm, không có lông, khi chín màu
vàng sau đó chuyền thành màu mận chín (khi khô có 2 khía hằn sâu dọc theo
2 lá mầm), ở trên cuống dài 13-15 mm; vỏ quả rất mỏng [3].
1.3.1. Phân bố:
Thừa Thiên-Huế (Phú Lộc: Rừng Nông; Hương Phú: Sông Hai Nhánh),
Quảng Nam (Núi Thành; Duy Xuyên, Đại Lộc; Đại Lãnh; Quế Sơn: Quế
Phong; Giằng; Hà Ra; Tiên Phước, Phước Sơn; Hiên) [2,3].
1.3.2. Sinh học và sinh thái:

Cây ra hoa tháng 5-12, có quả tháng 6-1 (năm sau). Mọc dưới tán rừng
thưa, rừng thứ sinh, nơi sáng và ẩm, ở độ cao dưới 300 m [3].
1.3.3. Công dụng
Thuốc Thượng là loài đặc hữu của Việt Nam. Lá dùng làm thuốc có tác
dụng chống viêm (chữa đau mắt, mụn nhọt, chữa tiêu chảy ở người và gia
súc); vỏ rễ và vỏ thân cùng với lá nấu cao dán chỗ mụn nhọt sưng tấy.
Theo kinh nghiệm nhân dân ở Quảng Nam, lá Thuốc thượng đặt vào đĩa
hay bát, đem hấp chín trên nồi cơm, lấy nước rỏ mắt, chữa đau mắt đỏ (có mủ
xanh) [3].

Phạm Thị Nhung

12

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.3.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài
Phaeanthus vietnamensis đã được các nhà khoa học bắt đầu từ những năm
1990. Cho đến nay, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của dịch chiết loài
Phaeanthus vietnamensis còn khá ít.
Hiện tại, người ta đã chỉ ra sự hiện diện của alkaloid, polyphenol, aicd
hữu cơ, triterpenoid tự do, triterpenoid thủy phân, tinh dầu,..
1.4. Tổng quan về các phƣơng pháp chiết mẫu thực vật
Sau khi tiến hành thu hái và làm khô mẫu, tuỳ thuộc vào đối tượng chất

có trong mẫu khác nhau (chất phân cực, chất không phân cực, chất có độ phân
cực trung bình,…) mà ta chọn dung môi và hệ dung môi khác nhau.
1.4.1. Chọn dung môi chiết.
Thường thì các chất chuyển hoá thứ cấp trong cây có độ phân cực khác
nhau. Tuy nhiên những thành phần tan trong nước ít khi được quan tâm. Dung
môi dùng trong quá trình chiết cần phải được lựa chọn rất cẩn thận.
Điều kiện của dung môi là phải hoà tan được những chất chuyển hoá thứ
cấp đang nghiên cứu, dễ dàng được loại bỏ, có tính trơ (không phản ứng với
chất nghiên cứu), không dễ bốc cháy, không độc.
Nếu dung môi có lẫn các tạp chất thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và
chất lượng của quá trình chiết. Vì vậy những dung môi này nên được chưng
cất để thu được dạng sạch trước khi sử dụng. Thường có một số chất dẻo lẫn
trong dung môi như các diankyl phtalat, tri-n-butyl-axetylcitrar và
tributylphosphat. Những chất này có thể lẫn với dung môi trong quá trình sản
xuất hoặc trong khâu bảo quản như trong các thùng chứa hoặc các nút đậy
bằng nhựa.
Methanol và chlorofrom thường chứa dioctylphtalat [di-(2-etylhexyl)phtalat hoặc bis-2-etylhexyl-phtalat]. Chất này sẽ làm sai lệch kết quả phân

Phạm Thị Nhung

13

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

lập trong các quá trình nghiên cứu hoá thực vật, thể hiện hoạt tính trong thử

nghiệm sinh học và có thể làm bẩn dịch chiết của cây. Chlrofrom, metylen
clorit và methanol là những dung môi thường được lựa chọn trong quá trình
chiết sơ bộ một phần của cây như: lá, thân, rễ, củ, quả, hoa…
Những tạp chất của chlorofrom như CH2Cl2, CH2ClBr có thể phản ứng
với một vài hợp chất như các ankaloid tạo muối bậc 4 và những sản phẩm
khác. Tương tự như vậy, sự có mặt của lượng nhỏ axit clohiđric (HCl) cũng
có thể gây ra sự phân huỷ, sự khử nước hay sự đồng phân hoá với các hợp
chất khác. Chlorofrom có thể gây tổn thương cho gan và thận nên khi làm
việc với chất này cần được thao tác khéo léo, cẩn thận ở nơi thoáng mát và
phải đeo mặt nạ phòng độc. Metylen clorit ít độc hơn và dễ bay hơi hơn
chlorofrom.
Methanol và ethanol 80% là những dung môi phân cực hơn các
hiđrocacbon thế clo. Người ta cho rằng các dung môi thuộc nhóm rượu sẽ
thấm tốt hơn lên màng tế bào nên quá trình chiết với các dung môi này sẽ thu
được lượng lớn các thành phần trong tế bào. Trái lại, khả năng phân cực của
chlorofrom thấp hơn, nó có thể rửa giải các chất nằm ngoài tế bào. Các ancol
hoà tan phần lớn các chất chuyển hoá phân cực cùng với các hợp chất phân
cực trung bình và thấp. Vì vậy, khi chiết bằng ancol thì các chất này cũng bị
hoà tan đồng thời. Thông thường dung môi cồn trong nước có những đặc tính
tốt nhất cho quá trình chiết sơ bộ.
Tuy nhiên cũng có một vài sản phẩm mới được tạo thành khi dùng
methanol trong suốt quá trình chiết. Ví dụ trechlonolide A thu được từ
trechlonaetes aciniata được chuyển thành trechlonolide B bằng quá trình phân
huỷ 1-hydroxytropacocain cũng xảy ra khi erythroxylum novogranatense
được chiết trong methanol nóng.

Phạm Thị Nhung

14


Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Người ta thường ít sử dụng nước để thu được dịch chiết thô từ cây mà
thay vào đó là dùng dung dịch nước của methanol.
Dietyl ete hiếm khi được dùng cho các quá trình chiết thực vật vì nó rất
dễ bay hơi, bốc cháy và rất độc, đồng thời nó có xu hướng tạo thành peroxit
dễ nổ. Peroxit của dietyl ete dễ gây phản ứng oxi hoá với các hợp chất không
có khả năng tạo cholesterol như các carotenoid. Tiếp đến là axeton cũng có
thể tạo thành axetonit nếu 1,2-cis-diol có mặt trong môi trường axit. Quá trình
chiết dưới điều kiện axit hoặc bazơ thường được dùng với quá trình phân tách
đặc trưng, cũng có khi xử lí các dịch chiết bằng axit-bazơ có thể tạo thành
những sản phẩm mong muốn.
Sự hiểu biết về những đặc tính của những chất chuyển hoá thứ cấp trong
cây được chiết sẽ rất quan trọng để từ đó lựa chọn dung môi thích hợp cho
quá trình chiết, tránh được sự phân huỷ chất bởi dung môi và quá trình tạo
thành chất không mong muốn.
Sau khi chiết, dung môi được cất ra bằng máy cất quay ở nhiệt độ không
quá 30-400C, với một vài hoá chất chịu nhiệt có thể thực hiện ở nhiệt độ cao
hơn.
1.4.2. Quá trình chiết.
Hầu hết quá trình chiết đơn giản được phân loại như sau:
- Chiết ngâm.
- Chiết sử dụng một loại thiết bị là bình chiết Xoclet.
- Chiết sắc với dung môi nước.
- Chiết lôi cuốn theo hơi nước.

Chiết ngâm là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất
trong quá trình chiết thực vật bởi nó không đòi hỏi nhiều công sức và thời
gian. Thiết bị sử dụng là một bình thuỷ tinh với một cái khoá ở dưới đáy để
điều chỉnh tốc độ chảy thích hợp cho quá trình tách rửa dung môi. Dung môi

Phạm Thị Nhung

15

Lớp K38A – Hóa Học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

có thể nóng hoặc lạnh nhưng nóng sẽ đạt hiệu quả chiết cao hơn. Trước đây,
máy chiết ngâm đòi hỏi phải làm bằng kim loại nhưng hiện nay có thể dùng
bình thuỷ tinh.
Thông thường quá trình chiết ngâm không được sử dụng như phương
pháp chiết liên tục bởi mẫu được ngâm với dung môi trong máy chiết khoảng
24 giờ rồi chất chiết mới được lấy ra. Thông thường quá trình chiết một mẫu
chỉ thực hiện qua 3 lần dung môi vì khi đó cặn chiết sẽ không còn chứa những
chất giá trị nữa. Sự kết thúc quá trình chiết được xác định bằng một vài cách
khác nhau.
Ví dụ:
- Khi chiết các ankaloid, ta có thể kiểm tra sự xuất hiện của hợp chất
này bằng sự tạo thành kết tủa với những tác nhân đặc trưng như tác nhân
Đragendroff và tác nhân Maye.
- Các flavonoid thường là những hợp chất màu. Vì vậy, khi dịch chiết

chảy ra mà không có màu sẽ đánh dấu sự rửa hết những chất này trong cặn
chiết.
- Khi chiết các chất béo thì nồng độ trong các phần của dịch chiết ra và
sự xuất hiện của cặn chiết tiếp theo sau đó sẽ biểu thị sự kết thúc quá trình
chiết.
- Các lacton của sesquitecpen và các glicozid trợ tim, phản ứng Kedde có
thể dùng để biểu thị sự xuất hiện của chúng hoặc khi cho phản ứng với aniline
axetat sẽ cho biết sự xuất hiện của các hydrat cacbon và từ đó có thể biết được
khi nào quá trình chiết kết thúc.
Như vậy, tuỳ thuộc vào mục đích cần thiết lấy chất gì để lựa chọn dung
môi cho thích hợp và thực hiện quy trình chiết hợp lí nhằm đạt hiệu quả cao.

Phạm Thị Nhung

16

Lớp K38A – Hóa Học


×