Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ÔN TẬP ĐỘC TỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.4 KB, 24 trang )

ÔN TẬP ĐỘC TỐ

Huỳnh Văn Đức

1/ Độc chất học ? Các khái niệm cơ bản ? Phân loại chất độc, các lĩnh vực nghiên cứu độc chất
2/ Động học chất độc
3/ Cơ chế tác động của chất độc
4/ Ảnh hưởng độc hại của chất độc
5/ Nồng động, liều lượng, tính độc, độ độc, ngưỡng độc
6/ Độc tính cấp tính, mãn tính, hệ số AF
7/ Ngộ độc
8/ Độc chất học môi trường nước: nguồn gốc, các dạng tồn tồn tại, sự lan truyền chất độc
trong môi trường nước
9/ Qúa trình chuyển hóa, tồn lưu và tác động của độc chất
10/ Chất độc phóng xạ, dầu mỏ và các chế phẩm của nó
11/ Ô nhiễm chất dinh dưỡng và hiện tượng phú dưỡng
12/ Kim loại nặng
13/ Khí độc
14/ Độc tố động vật và thực vật
15/ Nở hoa nước, thủy triều đỏ
16/ Hóa chất khử trùng
17/ Kháng sinh
18/ Vitamin và khoáng chất
19/ Chế phẩm sinh học
20/ Thuốc và hóa chất hạn chế và cấm sử dụng trong NTTS
PHẦN I : Một số khái niệm cơ bản về độc chất học
Câu 1: Độc học môi trường nước là gì ? Các dạng tồn tại của chất độc trong môi
trường nước ?
Độc chất học môi trường nước là môn khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, diễn biến độc chất,
độc tính đối với môi trường nước, các thủy sinh vật cũng như con người và các sinh vật sử
dụng nguồn nước đó


Các dạng tồn tại của chất độc
Dạng hòa tan: ở dạng này sinh vật dễ hấp thụ và dễ lan truyền trong môi trường nước
Dạng hấp thu: thường lắng xuống đáy, có thể được hấp thu bởi các sinh vật sống ở nền đáy
hoặc trở thành lớp trầm tích có thể tái hoạt động khi có sự xáo trộn
Dạng tích tụ và chuyển hóa trong cơ thể thủy sinh vật: quá trình tích lũy này thực hiện
thông qua trao đổi chất thải, bài tiết hoặc tích lũy thông qua chuỗi thức ăn
#Nguồn gốc phát sinh chất độc trong môi trường nước ? Sự lan truyền chất độc trong
nước?
Nguồn gốc tự nhiên
- Nhiễm nước mặt: xác chết sinh vật, phân hủy
- Kim loại nặng trong đất và nước ngầm
- Do thiên tai: lũ lụt, xói mòn: có thể nghiêm trọng nhưng không thường xuyên
Nguồn gốc nhân tạo
1


- Hóa chất, chất thải sử dung công nghiệp
- Hóa chất

Câu 2: Liều lượng chất độc là gì ? Nồng độ chất độc là gì ? Các đơn vị liều lượng, nồng
độc chất độc
Liều lượng : là mức độ phân bố của chất độc trên cơ thể sống
Đơn vị :+ mg/kg, g/kg, ml/kg : là khối lượng hoặc thể tích chất độc/1 đơn vị khối lượng cơ
thể
+ mg/m2, g/m2. ml/m2/; là khối lượng hoặc thể tích chất độc/ 1 đơn vị diện tích mặt
cơ thể
+ mg/l, mg/m3: là khối lượng chất độc có trong 1 lít dung dịch hoặc trong 1 m3 khí
Nồng độ: là lượng chất độc phân bố trên một đơn vị thể tích hoặc 1m3 khí
Đơn vị: mg/l, mg/m3
Trong nước nồng độ diễn tả qua đơn vị: ppm hoặc ppb

Câu 3: Độ độc cấp tính là gì ?
Độ độc cấp tính là độ độc tính thường được xác định bằng nồng độ của một hóa chất, một tác
nhân gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc ngắn, trong
điều kiện có kiểm soát.
Đại lượng dùng để đánh giá độ độc cấp tính
LC50: Nồng độ gây chết 50 % động vật thí nghiệm ( LC50 càng thấp thì độc tính càng cao )
EC50: Nồng độ gây ảnh hưởng sinh học khác nhau cho 50% động vật thí nghiệm
LT 50: Thời gian chết 50%
Thông thường do thời điểm tử vong không dễ xác định người ta thường dùng EC50 trong các
báo cáo thí nghiệm
Câu 4: Độ độc mãn tính là gì
Độ độc mãn tính: là độ độc tính của một loại hóa chất, một tác nhân gây độc tác động lên một
nhóm sinh vật trong thời gian ngộ độc dài
- Độ độc mãn tính tạo điều kiện để hiểu rõ và đánh giá khả năng gây độc của hóa chất đối với
sinh vật
- Nồng độ gây ra độ độc mãn tính thường thấp hơn độ độc cấp tính. Do đó cung cấp nhiều số
liệu nhạy cảm hơn
Các đại lượng dùng để đánh giá độ độc mãn tính
Độc tính mãn tính của một chất được đánh giá bằng đại lượng - MATC. MATC là nồng độ gây độc
cực đại có thể chấp nhận được, nồng độ MATC nằm trong khoảng:
NOEC(NOEL)- LOEL (Low observed effect level): liều lượng thấp nhất của độc chất trong môi trường để có thể
quan sát thấy biểu hiện nhiễm độc.

2


- LOEC (Low observed effect concentration): nồng độ thấp nhất của độc chất trong môi trường để
có thể quan sát thấy biểu hiện nhiễm độc.
- NOEL (No observed effect level): liều lượng cao nhất của độc chất mà tại nồng độ đó không quan

sát thấy ảnh hưởng nhiễm độc đến cơ thể sinh vật thực nghiệm.
- NOEC (No observed effect concentration): nồng độ cao nhất của độc chất mà tại nồng độ đó
không quan sát thấy ảnh hưởng nhiễm độc đến cơ thể sinh vật thực nghiệm.

Câu 5: Tính độc là gì ? Tính độc phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Tính độc của một chất là tác động có hại của chất đó với cơ thể sống
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc
- Đặc tính của chất độc đối với sinh vật nhất
- Mức độ tan trong nước,lipid
- Nồng độ ( liều lượng của chất độc )
- Tác động tổng hợp của nhiều chất
- Thời gian tiếp xúc với chất độc
- Nhiệt độ môi trường
Câu 6 : Ngưỡng độc là gì
Ngưỡng độc là liều lượng chất độc thấp nhất gây ra ngộ độc. Thường tính mg/kg trọng
lượng cơ thể
Ngưỡng độc khác nhau ở các loài sinh vật khác nhau và môi trường khác nhau
Trị sô ngưỡng thứ hạng (TLV) : là nồng độ (ppm ) không tạo ra ảnh hưởng xấu đối với sinh
vật trong một khoảng thời gian nào đó

Câu 7 : Tính bền vững của chất độc trong môi trường nước
- Có nhiều quá trình vô sinh và hữu sinh tham gia vào việc phân hủy chất độc
- Bên cạnh những chất dễ phân hủy thì có những chất khó bị phân hủy trong nhiều năm.
Chúng tích lũy theo thời gian ở các lớp trầm tích và đến mức độ nào đó gây độc .
Chúng có thể thích lũy sinh học qua các bậc dinh dưỡng
- Nguyên nhân khó phân hủy do khó bị oxi hoặc phân hủy sinh học

Câu 8 : Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của độc chất
+ Yếu tố bản thân chất độc
Cấu trúc hóa học và trạng thái của chất ảnh hưởng tính độc chất độc

- Chất độc bay hơi độc hơn chất thể rắn
- Đối với thể rắn thì loại bột càng nhỏ mịn thì độc tính càng cao
- Chất càng dễ hòa tan trong nước, trong lipid thì độ độc càng độc
3


+ Con đường hấp thụ
Tính độc của độc chất phụ thuộc vào con đường hấp thụ ( tiêu hóa, hô hấp hay trực tiếp qua
da )
Vd :
+ Liều lượng và thời gian tiếp xúc
- Liều lượng và thời gian tiếp xúc với độc chất càng cao thì tác động càng lớn
- Tùy vào thời gian tác động mà cơ thể có những biểu hiện khác nhau, mức độ tổn
thương có thể phục hồi hay không phục hồi
+ Yếu tố môi trường : PH, nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, các chất đối kháng, xúc tác, khả
năng tự làm sạch
Tùy vào môi trường mà tính độc có thể tăng hay giảm
+ Yếu tố sinh học : Loài, độ tuổi, đặc tính thể trạng, đặc điểm sinh lý, bệnh lý điều ảnh hưởng
đến tính độc của chất độc
- Động vật càng tiến hoáng thìa càng mẫn cảm với chất độc đặc biệt là chất độc thần
kinh
Câu 9 : Chất độc là gì ? Độc tố ? Nọc độc ? Độc lực ?
- Chất độc là những chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi nhiễm
vào cơ thể và đạt đến nồng độ nhất định có thể gây độc cho cơ thể sinh vật
- Độc tố : Là các chất độc được tạo ra thông qua một vài chức năng sinh học tự nhiên. Một cơ
thể có thể vừa có nọc độc vừa có chất độc
- Nọc độc : Là các độc tố được động vật phun ra khi cắn, đốt hoặc truyền dưới da để gây hiệu
ứng
- Độc lực : Lượng chất độc có trong một liều lượng nhất định gây ảnh hưởng độc hại hoặc
biến đổi có hại đến vi sinh vật

Khi nghiên cứu về độc lực cần quan tâm đến liều lượng của chất gây độc và đáp ứng của cơ
thể khi bị ngộ độc
Được xác định bằng CT : Độc lực 1 chất = mg chất độc/ Kg cơ thể bị ảnh hưởng
Câu 10 : Phân loại chất độc ? ( 9 cách phân loại )
- Dựa vào bản chất : Độc bản chất, độc nồng độ liều lượng
- Dựa vào môi trường : Chất độc nước, đất khí
- Trạng thái vật lý : Chất độc rắn. lỏng, khí
- Chất độc hóa học : vô cơ, hữu cơ, ion hay phân tử, axit hay bazo
- Theo nguồn gốc : tự nhiên, nhân tạo hay tổng hợp, bán tổng hợp
- Theo mức độ nguy hiểm: Dựa vào LD50= 1mg/kg rất độc, 50-5mg/kg độc lực cao,
50-500mg/kg độc lực trung bình, 0,5-5g/kg độc lực thấp, 5-15g/kg thấp- không độc
- Theo nồng độ, liều lượng : Chất độc ở nồng độ nền, nồng độ cho phép và vượt
ngưỡng cho phép
- Theo con đường xâm nhập, gây hại : chất độc thần kinh, tim , gan, hô hấp
- Theo khả năng tồn lưu : CĐ không bền vững 1-12 tuần, bền vững trung bình 3-18
tháng

4


Bền vững : chất độc tồn lưu từ 2-5 năm, rất bền vững : tồn lưu lâu và không có khả
năng phân hủy

PHẦN II : Qúa trình chuyển hóa, tồn lưu và tác động của chất độc
Câu 11 : Hấp thu chất độc ? Các cách hấp thu chất độc
Hấp thu là quá trình thấm qua màng tế bào và đi vào máu. Ngoài ra quá trình vận chuyển
các chất từ máu vào mô cũng gọi là hấp thu
Lượng chất độc xâm nhập phụ thuộc vào con đường hấp thu
Qúa trình hấp thu các chất độc từ môi trường được thực hiện qua 4 con đường : tiêu
hóa, hô hấp, da, tiêm

+ Qua niêm mạc (da) : phụ thuộc vào nồng độ, kích thước phân tử, độ ẩm, diện tích tiếp xúc,
mức độ xung huyết của da và niêm mạc
+ Qua tiêu hóa : phụ thuộc vào nồng độ, kích thước phân tử, độ tan, khả năng ion hóa, ph, bộ
máy tiêu hóa
+ Qua hô hấp : Bụi khí có kích thước lớn sẽ đọng lại ở miệng, họng mũi, bụi rất nhỏ sẽ đi vào
phổi và vào máu nhanh
+ Đường tiêm : Là con đường gây tác động nhanh nhất
Qúa trình hấp thu chất độc vào máu được thực hiện qua
+ Hấp thu thụ động : dựa vào sự chênh lệch nồng độ, đây là con đường phổ biến
Các chất được hấp thu theo con đường này thường có KLPT nhỏ tan tốt trong nước và chất
béo
+ Hấp thu chủ động : dựa vào việc sử dụng năng lượng tế bào
Các chất được vận chuyển phụ thuộc vào cấu trúc hình thể, kích thước và điện tích
+ Hấp thu nội bào : Ẩm bào với chất lỏng, thực bào với chất rắn
+ Nhờ chất mang : Liên kết với chất mang, xâm nhập vào tế bào ( các enzim vận chuyển )

Câu 12 : Sự phân bố các chất độc ?
Các chất độc sau khi được hấp thụ, được máu đưa đến các tổ chức và gây độc
Hiểu được sự phân bố chất độc giúp giải thích được các triệu chứng ngộ độc, chọn mẫu thử
thích hợp để phân tích chất độc
- Chất độc được vận chuyển trong vòng tuần hoàn theo những cách sau
+ Hòa tan vào huyết tương : các chất điện giải, hơi, tan tốt trong nước
+ Hấp thụ trên bề mặt hồng cầu hoặc gắn với thành phần của hồng cầu : các
hemoglobin, các protein khác trong máu ,…
Phân bố trong gan, thận
- Gan, thận là 2 cơ quan lưu giữ chất độc chính của cơ thể
- Các chất độc đi vào gan thận thông qua cơ chế hấp thu chủ động là chủ yếu ( liên kết
protein có khả năng cố định độc)
5



-

Gan thường lưu trữ các chất độc ưa mỡ, còn thận lưu trữ các chất có tính ưa nước

Phân bố trong xương
- Xương, võ não cũng là vùng lưu trữ các độc chất, thường là các chất có ái lực với mô
xương
- Chất độc được tích lũy ở các khe xương thông qua phản ứng thay thế
- VD: Ca++ được thay thế bởi Pb
- Độc chất tích lũy trong xương thường tồn tại lâu và rất khó đào thải
Phân bố các chất trong mỡ
- Mô mỡ là nơi tích trữ mạnh các chất độc tan trong chất béo như: các dung môi hữu
cơ, khí trơ, hợp chất hữu cơ clo..
- Các chất được tích lũy bằng các hòa tan trong mỡ or liên kết với axit béo
- Chất độc tích lũy trong mô mỡ thường khó đào thải tồn lưu lâu trong cơ thể
Phân bố trong não :
- Độc chất từ máu vào não thường bị ngăn cản bởi hàng rào máu não
- Sự xâm nhập các chất độc vào não phụ thuộc vào độ hòa tan của chúng trong chất béo
- Các chất vô cơ không hòa tan trong chất béo khó ảnh hưởng đến não
Các cơ quan khác
- Các chất có ái lực với một số cơ quan thường cư trú tại các cơ quan đặc hiệu
Vd: iod hấp thụ vào tuyến tụy
Câu 13: Sự chuyển hóa chất độc ?
- Sau khi chất độc phân bố đến các cơ quan của cơ thể, ở đây chất độc sẽ chịu tác động
của những chuyển hóa sinh học khác nhau
- Mục đích chuyển hóa chất độc:
+ Giảm tính độc
+ Biến đổi chất độc thành chất dễ đào thải
+ Một số trường hợp tạo thành chất độc hơn

- Cơ quan chuyển hóa chất độc: Được thực hiện ở hầu hết các mô và cơ quan chủ yếu là
gan
- Enzyme chuyển hóa chất độc: tập trung ở ty thể và tiểu thể
- Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa chất độc: độ tuổi, di truyền, dinh dưỡng, yếu tố môi
trường bên ngoài, và độc chất môi trường khác
Qúa trình chuyển hóa chất độc trong cơ thể chia làm 2 giai đoạn
Phản ứng giai đoạn 1: chuyển hóa các chất độc thành dẫn xuất, với các nhóm chức năng
phù hợp cho phản ứng giai đoạn 2
Gồm 3 loại p/ứ: oxi hóa, phản ứng khử, p/ư thủy phân
Phản ứng giai đoạn 2: phản ứng giữa dẫn xuất chất độc tạo ra ở phản ứng 1 với các
chất có trong cơ thể. Tạo thành các chất không độc và dễ đào thài . Gồm các phản ứng liên
hợp, phản ứng chống oxi hóa
- Các chất sau chuyển hóa thường tăng tính phân cực và tan trong nước, giảm tính thân
mở từ đó dễ dàng thấm vào màng tế bào và dễ bài tiết

6


Câu 14: Trình bày quá trình đào thải chất độc

Phần III: Kim loại nặng, dung môi hữu cơ, độc chất phóng xạ
Phần IV : Độc tố thủy sản, tảo độc, thủy triều đỏ

Tetrodotoxin
* Tetrodotoxin (Puffer Fish Poisoning) là một loại độc tố thần kinh sinh ra do sự cộng sinh giữa vi
sinh vật lên cơ thể cá nóc.
* Nguồn gốc: tetrodotoxin tìm thấy trong da, gan, cơ thịt một số loài như: cá nóc, bạch tuộc. Nguồn
gốc sinh ra tetrodotoxin hiện nay còn chưa biết rõ. Người ta cho rằng, tetrodotoxin sinh ra do sự ký
sinh của một số loài phiêu sinh động vật lên cơ thể thủy sản.
* Cấu trúc Octahydro-12-(hydroxymethyl)-2-imino-5,9:7,10a-dimethano- 10aH-[1,3]dioxocino[6,5d]pyrimidine-4,7,10,11,12-pentol

LD_50 8-20 mg/kg lượng sử dụng

7


* Triệu chứng: Tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, triệu
chứng xảy ra sau 10 phút và dẫn đến tử vong sau 30 phút.
* Cơ chế tác động: Vận chuyển ion thần kinh; tetrodotoxin ngăn cản sự tăng điện áp gây ra bởi Na
của tế bào thần kinh, sự truyền dẫn xung thần kinh. Guanidinium của độc tố làm nghẽn mạch,vì gây
ra sự thay thế Na trong việc phát điện khi màng tế bào bị kích thích, và vật còn lại của phân tử máu
trong mạch.
* Đặc tính: Trọng lượng phân tử: 319.27, C11H17N3O8
* Đường xâm nhập: Ăn phải, hít phải, dính trên da.

DSP
Độc tố gây tiêu chảy (Diarrhetic Shellfish Poisoning) là nhóm gồm nhiều độc tố, sinh ra do nhuyễn
thể ăn phải tảo độc thuộc nhóm dinoflagellates loài Dinophysis spp, Aurocentum, prorocentrumlima.
* LD_50: 192 µg.kg (i.p.) ở chuột.
* Triệu chứng: biểu hiện bệnh sau 30 phút cho đến vài giờ sau khi dùng phải nhuyễn thể có chứa
độc tố. Rối loạn đường ruột (tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng) nạn nhân có thể bình phục sau 3-4
ngày không cần điều trị. Chưa thấy tử vong
* Đường xâm nhập: Đường miệng

PSP
Độc tố gây liệt cơ (Paralytic Shellfish poisoning)
* Mã số CAS 35554-08-6
* Nguồn gốc: Sinh ra bởi vi sinh vật sống cộng sinh trên một sinh vật khác, gồm các tảo
dinoflagellates Gonyaulax catenella và G. tamarensis; tìm thấy ở các loài nhuyễn thể ở vùng Alaska,
Saxidomus giganteus và các loài, Mytilus californianeus. Độc tố có thể sản sinh riêng biệt bởi S.
giganteus hay M. californianeus.

* LD_50 10 µg.kg (ăn phải); 2.0 µg.kg (Ngửi)
* Triệu chứng: Tê, yếu cơ, khó thở, liệt cơ
* Cơ chế tác động: Ưc chế enzyme Cholinesterase
* Đặc tính Trọng lượng phân tử: 299.29 C10H17N7O4
* Xâm nhập: Ăn phải, ngửi phải.

NSP
Độc tố thần kinh (Neurotoxin Shellfish Poisoning)
* Nguồn gốc: Sinh ra bởi trùng roi đáy Gymnodinium breve, và loài trùng roi khủng Ptychodiscus
trevis là một loại dinoflagellate tìm thấy ở Vịnh Mexico và vùng Caribbean. Mặc dù vậy, loài này
cũng gây ra các vụ tương tự trên thế giới. Tìm thấy trong suốt thời kỳ thủy triều đỏ từ cuối mùa hè
cho đến mùa thu hàng năm ngoài khơi Florida tiêu diệt lượng lớn cá và chim.
* Cấu trúc Có các đồng phân: Brevetoxins 1- 9 (PbTx1 -9). Trong đó: PbTx1 – 3 là dạng chiếm ưu
thế, PbTx1 có tác dụng mạnh nhất
* LD_50 180ηg.kg ở chuột, 4ng.ml ở cá.
* Triệu chứng: Giống độc tố PSP

8


* Cơ chế tác động: Giải phóng Na+ trong quá trình vận chuyển ion vào trong tế bào. Không điều
chỉnh được Na+ vào trong tế bào. Thay đổi đặc tính của tế bào, Brevetoxin có thể nối với phần rời ở
cổng h kênh Na+, gây ra sự giải phóng thần kinh phá huỷ Acetylcholine gây co cơ.
* Đặc tính: Trọng lượng phân tử: 900
* Đường xâm nhập: Đường miệng

ASP
Độc tố gây mất trí nhớ (Amnesic Shellfish Poisoning)
* Nguồn gốc ASP, domoic acid sinh ra từ tảo đỏ Chondiria armuta, sản sinh từ tảo đỏ Digenea
simplex, Pseudo – nitzschia pungren f. multiseries. Domoic acid thuộc nhóm protein gọi là kainoid,

thuộc nhóm kích thích thần kinh hay độc tố kích thích, gây trở ngại cho chu trình vận chuyển thần
kinh ở não.
* Cấu trúc Domoic acid, kainic acid và các đồng phân: 5’ epi – DA,Isodomoic acid A – H.
* LD_50 4 mg.kg ở chuột
* Triệu chứng: Gây buồn nôn và tiêu chảy sau 30 phút – 6 giờ, tác động dạ dày, thần kinh gây hoa
mắt, choáng, ngất có thể bình phục sau vài ngày. Nếu nồng độ cao có thể phá huỷ tế bào thần kinh
tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ, có thể dẫn đến tử vong.
* Cơ chế tác động: Hoạt hóa thụ quan Kainate Glutamate, kết quả làm tăng Ca^2+ nội bào. Liên kết
với NMDA và NMDA glutamate thụ cảm, điện áp phụ thuộc vào kênh calcium. Độc tố thần kinh, DA
làm tăng cao Ca^2+ và thương tổn tiếp theo vùng não nơi đường dẫn glutaminergic có nồng độ
tăng cao, đặc biệt trong vùng CA1 và CA3, vùng chịu trách nhiệm về việc việc học và nhớ. Tuy vậy,
liều lượng gây mất trí nhớ thấp hơn mức gây độc. Mức tác dụng của việc ăn phải về thực chất thấp
hơn (35-70 mg.kg).
* Đặc tính: Trọng lượng phân tử: 311,14 C15H21NO6
* Đường xâm nhập: Ăn phải.

CFP
Ciguatera Fish Poisoning là loại độc tố gây độc phổ biến nhất. Có khoảng 400 loài cá có thể nhiễm
độc. Liều lượng gây hại là 1 ppb.
* Nguồn gốc: Sinh ra bởi loài trùng roi đáy Gambierdicus toxicus ký sinh trên cá.
* Cấu trúc: Gồm 2 độc tố chính là: Ciguatoxin và Maitotoxin
* LD_50 0,1g.kg Maitotoxin, 0,4g.kg Ciguatoxin ( chuột)
* Triệu chứng: Xuất hiện vài giờ sau khi ăn: nôn, tiêu chảy, ngứa, yếu, mệt kéo dài 2 – 3 ngày có khi
đến 1 năm. Có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến tử vong.
* Cơ chế tác động: Ciguatoxin tan trong dầu, ngăn cản kênh vận chuyển ion Na^+ trong màng tế
bào dẫn đến sự không cực của màng (depolarization) làm ngừng xung điện thần kinh. Gây ra chứng
tắt nghẽn thần kinh. Nạn nhân tử vong do tê liệt hô hấp.
* Trọng lượng phân tử: ciguatoxin: 1.000; Maitotoxin: 3.400
* Đường xâm nhập: Đường miệng


v

9


IỆN TƯỢNG NỞ HOA CỦA NƯỚC VÀ THỦY
TRIỀU ĐỎ
Chi tiết




Ngày đăng
Viết Bởi TS. Đoàn Đức Lân
Chuyên mục: Tin - Bài - Ảnh
Lượt xem: 1868
In bài này
Gửi Email bài này

Thời gian gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung đã thu hút được sự quan
tâm đặc biệt của Chính phủ, nhân dân Việt Nam và dư luận quốc tế. Có ý kiến cho rằng thủy triều
đỏ, một dạng của hiện tượng tảo nở hoa, có thể là nguyên nhân gây chết cá. Bài viết này chia sẻ
một số thông tin liên quan đến hiện tượng tảo nở hoa và thủy triều đỏ, một số lần xảy ra hiện tượng
này ở các nước và Việt Nam, đề xuất một số giải pháp kiểm soát và khắc phục hậu quả.
1. Thủy triều đỏ là gì ?
Thủy triều đỏ (red tides) là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là hiện
tượng nở hoa của tảo (algal blooms) ở biển. Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện
tượng nở hoa của nước - water blooms) gây ra bởi các loài vi tảo (microalgae) và vi khuẩn lam
(cyanobacteria, hay tảo lam – blue green algae) sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng
phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Sau đây gọi chung nhóm

vi sinh vật này là tảo. Như vậy có nghĩa là hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi
xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước (phytoplankton) hoặc ở
tầng đáy (6). Vì vậy có ý kiến cho rằng thủy triều đỏ chỉ xảy ra ở bề mặt nước là chưa đúng.
Có một số nguyên nhân khiến tảo nở hoa:
- Điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của các loài tảo về: nhiệt độ, ánh
sáng, pH, hàm lượng các chất hữu cơ, nitrat, phốt phát trong nước; môi trường nước đứng (không
lưu thông) (10). Có nghiên cứu đã khẳng định bụi giàu sắt đến từ một số sa mạc rộng lớn như như
sa mạc Sahara cũng gây nên hiện tượng này (8). Sắt là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho nhiều
loài tảo.
- Do sự chuyển động của các dòng hải lưu: chuyển động thay thế của các dòng nước nóng lạnh
trong lòng đại dương (8).
- Liên quan đến biến đổi khí hậu trên quy mô lớn như hiện tượng El Nino xảy ra ở Thái Bình
Dương (8). Nước biển ấm lên cũng làm cho tảo phát triển mạnh.

10


Như vậy hiện tượng tảo nở hoa có thể gây ra bởi con người hoặc có nguyên nhân tự nhiên.
Màu sắc của sinh khối vi tảo phát triển trên bề mặt nước có thể là màu đỏ hoặc xanh, xanh vàng,
tím, hồng, nâu, xám, màu cám gạo… . Cũng có trường hợp tảo nở hoa nhưng không làm cho nước
chuyển màu, chứ không phải lúc nào mặt nước cũng có mầu đỏ khi tảo nở hoa. Gọi là thủy triều đỏ
nhưng hiện tượng này không liên quan đến thủy triều.
Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố (harmful algal) và các loài không có độc
tố (non - harmful algal). Chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số các loài tảo là có độc tố và độc tố do tảo tiết ra
được gọi chung là phycotoxin. Khi các tảo độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm:
nhóm độc tố gan (hepatotoxin), nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin) nhóm độc tố gây tiêu chảy DSP
(Diarrheric Shellfish Poison). Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật sống trong nước như cá,
giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển (marine mammals, như cá voi, sư tử biển)…
mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp
xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc (6). Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây

khó thở (9). Ngoài việc tạo ra các độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do
chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh khối
lớn. Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi lượng sinh khối lớn
của chúng bị chết và phân hủy. Nhìn chung, hiện tượng nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác
hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với
con người, gây thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Karenia brevis, loài vi tảo thường gây ra thủy triều đỏ ở Vịnh Mexico
(Nguồn: />
11


Tuy nhiên, hiện tượng tảo nở hoa không phải lúc nào cũng có hại. Một số loài tảo không gây độc
khi nở hoa lại tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật thủy sinh. Chúng cung cấp năng
lượng và thức ăn cho chuỗi thức ăn của các thủy vực (9).
2. Hiện tượng thủy triều đỏ ở các nước trên thế giới
Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Canada, Hoa Kỳ, Brasil, Úc, New Zealand, Philippines,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.
Năm 1793, một số thủy thủ trên con tàu do thuyền trưởng George Vancouver chỉ huy khi đi qua
vùng bờ biển British Colimbia (Canada) đã ăn trai biển nhiễm tảo độc, sau đó họ bị ngộ độc: nôn
mửa, chân tay bị liệt, một người tử vong (7).
Vi khuẩn lam Anabaena khi phát triển mạnh, phủ kín hơn 1000 km sông Darling ở Australia đã
làm chết hơn 10.000 động vật nuôi và gây ra tình trạng nguy hiểm cho dân cư sống gần nguồn
nước. Tại New Zealand, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào những năm 1992 – 1993, có 14
loài tảo nở hoa gây nhiễm độc cho cá và người ăn cá bị ngộ độc bởi các độc tố gây tê liệt, gây hại
thần kinh và gây tiêu chảy.
Năm 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của
tảo Alexandrium tamarense.
Tính đến năm 1995, tại Philippines đã có 1422 người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc
tảo Pyrodinium bahamense var compressum và 82 người trong số này đã tử vong (6). Năm 2013,

hai người Malaysia đã chết do ăn cá nhiễm tảo độc từ thủy triều đỏ ở bờ biển đảo Borneo (7).
Một số loài tảo biển đã gây nhiễm độc làm cá chết hàng loạt dọc 350 km bờ biển của Brasil (6).
Tất cả các bang ven biển của Hoa Kỳ đều bị thủy triều đỏ và chịu nhiều thiệt hại do thủy triều đỏ gây
ra (9), đặc biệt là ở New England, Florida, khu vực gần Vịnh Mexico… Thiệt hại do thủy triều đỏ gây
ra đối với nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch lên tới hàng chục triệu đô la. Khi ăn hải sản (cá,
tôm, cua, trai, sò…) nhiễm tảo độc, nạn nhân có thể bị ngộ độc, tê liệt, hô hấp bị ảnh hưởng, một số
trường hợp tử vong. Thủy triều đỏ có thể xảy ra trên mặt nước với chiều dài hàng chục, hàng trăm
km.
Năm 1998, một loài tảo mới xuất hiện ở vùng biển Hong Kong đã gây ra thuỷ triều đỏ, ảnh
hưởng đến 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80 % trữ lượng cá thường xuyên.
Nguyên nhân gây chết cá được xác định chủ yếu do độc tố từ loài tảo mới xuất hiện đó. Cuối năm
2015, ở Hong Kong cũng có 36 tấn cá chết và người ta cho rằng nguyên nhân là do thủy triều đỏ.

Thủy triều đỏ tại Hong Kong (6)
Năm 1992, tảo Gymnodinium sp nở hoa trong vài tuần tại Chungmu và vùng biển phía Nam Hàn
Quốc gây chết hàng loạt cá nuôi (7).

12


Từ đầu năm 2016 đến nay, miền Nam Chile đã gánh chịu hiện tượng thủy triều đỏ như một thảm
họa môi trường quốc gia chưa từng có trong lịch sử. Đợt thủy triều đỏ này trải dài trên vùng biển từ
Alaska đến Vịnh Tampa với chiều rộng khoảng 80 km và chiều dài lên đến 130 km, ảnh hưởng đến
31.000 ngư dân Chile. Khoảng 40.000 tấn cá hồi đã chết trong hơn 4 tháng đầu năm 2016 tại khu
vực Los Lagos (Nam Chile). Xác nghêu phủ đầy bãi biển thuộc quần đảo Chiloé. Ước tính mỗi ngày,
ngành ngư nghiệp Chile mất khoảng 9 triệu USD do thủy triều đỏ gây ra. Chính phủ Chile đang thực
hiện các giải pháp hỗ trợ cho ngư dân bị thiệt hại do thủy triều đỏ (2).
3. Hiện tượng tảo nở hoa ở Việt Nam
Hiện tượng tảo nở hoa đã gặp tại thủy vực nước ngọt cũng như ở biển Việt Nam. Tại các vùng
biển Việt Nam có hơn 70 loài tảo, vi khuẩn lam gây độc. Loài vi khuẩn lam Phaeocystis

globosathường xuất hiện ở vùng biển Bình Thuận vào Tháng 7, Tháng 8 hàng năm. Giữa tháng
7/2012, thủy triều đỏ ở đây xuất làm 90 % sinh vật trong vùng triều bị chết, kể cả tôm cá nuôi trong
các lồng bè và làm cho 82 người phải nhập viện vì tắm biển ở đây, da bị ngứa, phồng rộp. Năm
2004, loài vi khuẩn này đã gây ra hiện tượng thủy triều đỏ trên diện tích khoảng 40 km 2 tại vùng biển
huyện Tuy Phong, sinh khối của chúng dạt vào bờ biển tạo thành lớp dày, khi phân hủy làm môi
trường ô nhiễm nghiêm trọng (5).
Tháng 6 và Tháng 7/2014, thủy triều đỏ tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né
– Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận) là nơi có nhiều resort cao cấp. Xác cá và nhiều động vật, rong
tảo biển dạt vào và phân hủy, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường làm du khách không dám
xuống biển tắm. Cư dân ở đây cho biết hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở vùng biển này
vào tháng 6 hàng năm.

Thủy triều đỏ ở bờ biển Mũi Né (3)
Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương
(thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba,đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện
Krông Pa, Gia Lai. Nước sông trong khoảng 500 mét xảy ra tình trạng có màu xanh rêu, nổi váng và
bốc mùi tanh. Phân tích mẫu nước cho thấy mật độ tảo đếm được cao hơn 9.000 lần mật độ được
quy định là tảo nở hoa. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là doảnh hưởng của hiện tượng El Nino
khiến nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước và ánh sáng tăng cao, mực nước sông Ba ở cuối
nguồn tụt giảm, lại không có sự lưu thông do xây dựng đập thủy điện nên tích lũy các chất
thải vào nguồn nước gây nên hiện tượng tảo nở hoa (4).
4. Đề xuất một số giải pháp

13


- Thiết lập hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo chất lượng nước và hiện tượng tảo nở hoa,
đặc biệt là đối với hiện tượng thủy triều đỏ.
- Tập huấn, hướng dẫn cho nhân dân, cán bộ các địa phương ven biển, đặc biệt là ngư dân và
lực lượng kiểm ngư, cán bộ ngành hải sản, các cơ sở nuôi trồng hải sản… để nhận biết, phát hiện

hiện tượng tảo nở hoa và thủy triều đỏ, kịp thời thông báo cho các chính quyền và các cơ quan
chức năng. Tuyên truyền về việc không ăn các hải sản bị chết tại vùng có thủy triều đỏ để tránh
nhiễm độc tố từ một số loài tảo đã xâm nhập vào các hải sản. Xử lý nghiêm minh những người cố
tình vi phạm, buôn bán các hải sản đã chết vì nhiễm độc tại vùng thủy triều đỏ.
- Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường có thể gây nên các hiện tượng này như nguồn dinh
dưỡng cung cấp cho thủy vực. Nếu để nguồn chất thải chảy vào các thủy vực mà chưa xử lý đảm
bảo cũng có thể là một nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa.
- Đảm bảo cho sự lưu thông của nước tại các thủy vực nước ngọt (ao, hồ, sông, suối…) để tránh
tình trạng nước đọng, tích tụ các chất dinh dưỡng làm tảo phát triển mạnh. Khi tảo đã nở hoa ở một
số ao, hồ mà nguồn nước thông với sông thì có thể thay nước.
- Để phòng chống hiện tượng nở hoa của nước và thủy triều đỏ, có thể sử dụng CuSO 4 0,01 %
hoặc dùng ozon. Phương pháp này chỉ dùng cho những thủy vực diện tích mặt nước hạn chế, khó
dùng ở biển.
- Tiếp tục thử nghiệm các giải pháp khắc phục hậu quả do thủy triều đỏ gây ra như sử dụng đất
sét dạng bột hoặc dạng lỏng với liều lượng 20 – 200 mg/m 2 mặt nước để làm kết tủa các tế bào tảo
độc. Thử nghiệm này đã được tiến hành ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

+H2S

Khí H2S tích tụ dưới nền đáy các thủy vực chủ yếu là do quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hay quá trình phản sulfate hóa với sự tham gia của
các vi khuẩn yếm khí. Trường hợp thứ nhất thường hay gặp ở hầu hết các thủy vực,
trường hợp thứ hai thường gặp ở thủy vực nước lợ, mặn nhiệt độ cao và trong thủy
vực có nhiều hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. H2S có mùi đặc trưng đó là mùi trứng
thối.
Hydrogen sulfide sinh ra ở lớp đất trầm tích chủ yếu là do như biển và đại dương,
nơi có nhiều ion SO42- trong nước. H2S được hình thành trong điều kiện các vi sinh
vật khử sulfate, có thể khuếch tán vào lớp nước mặt bên trên và trong cột nước.
Lưu huỳnh là một nguyên tố thiết yếu cho thực vật, động vật và vi khuẩn, có ở các
vùng nước tự nhiên và nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, chủ yếu ở dạng

ion sunfate. Ở các khu vực ẩm ướt, nồng độ sunfate trong nước thường là 5-50 mg/L,
nhưng trong vùng khô hạn, nồng độ thường vượt quá 100 mg/L. Nước biển chứa
trung bình 2.700 mg/L sulfate. Dù hiếm khi sử dụng sulfate cho các hệ thống nuôi
trồng thủy sản đặc biệt để tăng nồng độ môi trường xung quanh, nhưng nó có trong
thức ăn và một số cách cải thiện chất lượng nước
pH có liên quan đến sự tồn tại của các dạng sulfide (H 2S, HS-, S2-), dạng tự do
(H2S) thì rất độc đối với cá nhưng phân ly thành các ion (HS -, S2-) thì chúng không độc,
do đó tỉ lệ giữa dạng ion và dạng tự do được chú ý trong nuôi trồng thủy sản.
14


H2S là một chất khí cực độc đối với thủy sinh vật, tác dụng độc của nó là liên kết
với sắt trong thành phần của hemoglobine, không có sắt thì hemoglobine không có
khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho các tế bào, thủy sinh vật sẽ chết vì thiếu oxy. Độ
độc của H2S đối với cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pH, nhiệt độ của nước. Theo
Bonn và Follis (1957) (trích dẫn bởi Boyd, 1990) thì ở nhiệt độ 25-30oC, pH nước bằng
6,8 thì nồng độ H2S gây chết 50% cá sau 3 giờ thí nghiệm (LC50-3 giờ) là 0,8 mg/L.
Còn pH bằng 7 thì LC50-3 giờ của khí H2S đối với cá Nheo bột Mỹ là 1mg/L, 1,3 mg/L
đối với cá tiền trưởng thành và 1,4 mg/L đối với cá trưởng thành.
Ở những nồng độ thấp hơn, khí H 2S không gây độc hại trực tiếp nhiều đối với cá
mà làm tiêu hao nhiều oxy của môi trường (để oxy hóa hoàn toàn 1mg khí H 2S thành
SO42- phải tiêu tốn đến 1,3 mg oxy của môi trường. Trong mùa hè, khí H 2S thường được
hình thành nhiều ở nến đáy thủy vực, hạn chế sự phát triển của nhiều loại động vật
đáy, hạn chế thức ăn tự nhiên của một số loài cá, năng suất cá nuôi bị giảm. Vào mùa
đông, sự tích lũy khí H2S ở đáy ao nhiều bùn gây nên hiện tượng thiếu oxy có thể dẫn
đến cá chết, nhất là các ao nước tù.
Biện pháp tránh tích lũy nhiều khí H2S
Để tránh sự hình thành nhiều khí H 2S gây độc cho các ao nuôi cần hạn chế sự tích
lũy hữu cơ ở đáy ao và tình trạng yếm khí.
- Cải tạo ao tốt đầu vụ nuôi

- Quản lý tốt thức ăn và hạn chế thức ăn thừa.
- Khi sử dụng phân bón, nhất là phân hữu cơ nên hóa thành dung dịch tưới khắp
mặt ao. Lá dầm (phân xanh ) trong ao phải được giữ ở tầng mặt và thường xuyên đảo
trộn để chúng phân hủy nhanh.
Ao phải thoáng để làm tăng oxy hòa tan của nước nhằm tránh hiện tượng yếm
khí.
- Các ao nuôi thâm canh nên có sục khí để làm H 2S thoát ra không khí nhanh hơn.
Ngoài ra có thể sử dụng một số sản phẩm vi sinh xử lý,
Chú ý khí H2S có thoát ra do mò thăm tôm, hoặc thu tỉa, tác động vào nền đáy
ao… Do đó khi có bất kỳ tác động nào đến nền đáy nên tăng cường sử dụng quạt để
đảm bảo thông thoáng nhằm giúp khí H2S thoát ra ngoài nhanh hơn.
+NH3
15


Ammonia (NH3) trong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy bình thường
các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô
cơ, hữu cơ. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH 3) và ion (NH4+)
trong trạng thái cân bằng phụ thuộcvào pH và nhiệt độ:
Khi pH tăng, NH3tự do tăng so với NH4+. Nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ
NH3 nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Và trong hầu hết các thủy vực nhiệt độ dao
động không quá lớn, nên trong nuôi trồng thủy sản việc đánh giá mức độ độc của khí amoni
có liên quan trực tiếp đến pH của nước.
Việc xác định trực tiếp khí NH3 là không dể dàng đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên
biệt trong phòng thí nghiệm do đó hầu hết các phương pháp xác định NH 3 hiện tại đang sử
dụng là xác định tổng đạm amon (TAN). Tức là đo luôn cả NH 3và NH4 (TAN = NH3 + NH4+. Tỉ lệ
NH3ở các giá trị pH và nhiệt độ khác nhau đều đã được tính sẵn (Boyd, 1990).
Ý nghĩa sinh thái học của ammonia (NH3) và ammonium (NH4+)
NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh
vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH 4+không độc và nồng độ NH 3 gây độc đối

với cá là 0,6-2,0 ppm (Downing và Markins, 1975; trích dẫn bởi Boyd, 1990). Theo Colt và
Armstrong (1979) (trích dẫn bởi Boyd, 1990) tác dụng độc hại của NH 3 đối với cá là khi hàm
lượng NH3 trong nước cao, cá khó được bài tiết NH3từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong
máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme
và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết
vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài . NH3cao
cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển
oxy của máu. Độ độc của NH3 đối với một số loài giáp xác cũng đã được ngiên cứu, ở nồng độ
0,09 mg/L NH3 làm giảm sự sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), ở
nồng độ 0,45 mg/L làm giảm 50% sự sinh trưởng của các loài tôm he.
Ngoài ra, LC50-24 giờ và LC50-96 giờ của NH 3 đối với tôm sú hậu ấu trùng (Penaeus
monodon) là 5,71 mg/L và 1,26 mg/L (Chin và Chen, 1987). Nồng độ NH 3 được coi là an toàn
cho ao nuôi là 0,13 mg/L. Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH 3trong ao nuôi thủy sản là rất
cần thiết để nâng cao năng suất nuôi.
Ở hàm lượng dưới mức gây chết NH3 cũng có ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật:
-

Nó gia tăng tính mẫn cảm của động vật đối với những điều kiện không thuận lợi của môi
trường như sự dao động của nhiệt độ, thiếu oxy.
16


-

Ức chế sự sinh trưởng bình thường.

-

Giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng chống bệnh
Ammonium(NH4+)trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật làm thức

ăn tự nhiên, nhưng nếu hàm lượng NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá
mức không có lợi cho cá (thiếu oxy vào sáng sớm, pH dao động...). Theo Boyd (1990) hàm
lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2-2 mg/L.
Quản lý Amonia
NH3 sinh ra từ quá trình phân hủy protein và bài tiết của động vật cho nên để quản lý
hàm lượng NH3 cần chú ý đến một số vấn đề sau:

-

Cải tạo ao tốt trước mỗi vụ nuôi (loại bỏ vật chất hữu cơ tích tụ trong ao)

-

Duy trì mật độ nuôi thích hợp

-

Không cho thức ăn quá thừa và bón phân quá liều.

-

Khống chế mức dao động pH nước ao theo ngày đêm không quá 1,0

-

Thay nước khi hàm lượng amnonia vượt quá mức cho phép

-

Bón phân khi hàm lượng ammonia quá thấp.

Nồng độ NH3 cao phổ biến nhất trong các ao với tỉ lệ cho ăn cao. Việc sử dụng quá mức
phân urê hoặc phân bón có nguồn gốc amôn như sun-phát amôn cũng có thể dẫn đến nồng độ
độc của amôn. Cách hiệu quả nhất có thể làm giảm nồng độ amôn là thay nước. Ngoài ra một
số giải pháp sử dụng vi khuẩn hay zeolite là chưa thật sự được chứng minh.
Tóm lại:
Amonia là khí rất độc cho nuôi trồng thủy sản, nên kiểm soát chúng ở một mức độ phù
hợp để đảm bảo cho ao nuôi. Việc đo trực tiếp Amonia là không khả thi do đó đo TAN (cả
NH3 và NH4+) đã được áp dụng. Thông qua pH và nhiệt độ của ao nuôi có thể dể dàng tính ra
được giá trị NH3 và NH4+.
Ở giá trị pH từ 7 đến 8, nồng độ ammoni (TAN) lên đến 4 hoặc 5 mg/L có thểkhông gây
độc trong ao. Tuy nhiên, ở pH từ 8,5 - 9,5 hàm lượng 4-5 mg/L NH 3 có thể gây độc. Ao nuôi ít
khi nào chứa hàm lượng NH3 vượt quá 4 hoặc 6 mg/L. Rõ ràng tính độc của ammonia sẽ càng
lớn ở pH cao.
Do pH có chu kỳ biến động ngày đêm nên hàm lượng NH 3 thay đổi liên tục. Tính độc của
ammonia đối với thủy sinh vật thường thể hiện qua tốc độ tăng trưởng giảm thay vì chết.
17


Như vậy để quản lý amonia hiệu quả cần chú ý đến pH và sự thay đổi pH (thông qua độ
kiềm KH.)

+ NO2
Nitrite hình thành từ chất thải của con nuôi, sự phân hủy thức ăn thừa, cây cỏ và động
vật thối rữa. Nitrit đi vào cơ thể động vật thủy sinh qua mang, và các vết sước lở. Nitrit tác
dụng với máu, gây bệnh máu nâu, ngăn không cho cơ thể hấp thụ ôxy nên ảnh hưởng mạnh
đến các loại máu đỏ.
Trong các thủy vực nitrite được tạo thành từ quá trình oxy hóa ammonia và ammonium
nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp Nitrosomonas.
Trong điều kiện không có oxy, nhiều loài vi sinh vật có thể sử dụng nitrate hoặc một
dạng oxy hóa khác của nitrogen (thay vì oxy) như một chất nhận điện tử trong quá trình hô

hấp. Quá trình dị dưỡng này được gọi là khử nitrate hay hô hấp nitrate, khi đó nitrate bị khử
thành nitrite, hyponitric, hydroxylamine, ammonia hay khí N 2.
Quá trình này còn được gọi là quá trình phản nitrate hóa, các hợp chất trung gian trong
quá trình chuyển hóa thường là những dạng độc nên không có lợi cho thủy sinh vật.
Khi hàm lượng nitrite trong nước cao, nitrite sẽ kết hợp với hemoglobin tạo thành
methemoglobin:
Hb + NO2- = Met-Hb
Trong phản ứng này, Fe của hemoglobin bị oxy hóa từ Fe 2+ thành Fe3+, kết
quảhemoglobin không thể kết hợp với oxy. Với lý do này, tính độc của nitrite là làm giảm
hoạt tính của hemoglobin hay có thể gọi là thiếu máu. Máu có chứa methemoglobin
thường có màu nâu nên có được gọi là “bệnh máu màu nâu”. Đối với giáp xác, máu có chứa
hemocyanin có Cu trong thành phần cấu tạo thay vì Fe như ở hemoglobin.
Phản ứng giữa nitrite với hemocyanin chưa được nghiên cứu nhiều nhưng người ta
cũng xác nhận rằng nitrite cũng gây độc cho giáp xác.
Schwedler & Tucker (1983) (trích dẫn bởi Boyd, 1990) tìm thấy hàm lượng
methemoglobin trong máu của loài cá nheo (chennel catfish) nuôi trong ao biến động từ 590%. Máu có màu nâu nhạt khi hàm lượng methemoglobin trong máu đạt 25- 30% và máu có
màu chocolate khi hàm lượng methemoglobin trong máu cao hơn 50%.
Một số loài cá có thể khử methemoglobin thành hemoglobin khi hàm lượng nitrite trong
nước giảm hoặc cá di chuyển đến nơi có hàm lượng nitrite thấp (Huey & Beitinger, 1982;
Freeman et al., 1983. Trích dẫn bởi Boyd, 1990).
18


Nitrite đi vào máu qua mang, mức độ hấp thụ nitrite phụ thuộc vào tỉ lệ nitrite:chloride
trong môi trường nước (Schwedler et al., 1980. Trích dẫn bởi Boyd, 1990) và khả năng chịu
đựng nitrite có liên quan đến hàm lượng chloride (Cl -) trong môi trường nước. Cá nheo sống
trong môi trường có tỉ lệ nitrite:chloride 1:1 thì methemoglobin chiếm 80% trong máu, trong
khi môi trường có tỉ lệ nitrite:chloride 1:3 thì hàm lượng methemoglobin chỉ chiếm 25%. Đối
với cá măng (Chanos chanos), trong môi trường nước ngọt nitrite độc gấp 55 lần so với môi
trường có độ mặn 16‰. Sinh trưởng của tôm càng xanh giảm đáng kể khi nồng độ nitrite là

1,8 và 6,2 mg/L (Colt & Armstrong, 1979. Trích dẫn bởi Boyd, 1990).
Ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca 2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm tính độc
của nitrite (Crawford & Allen, 1977; Perron & Meade, 1977; Russo et al., 1981. Trích dẫn bởi
Boyd, 1990). Nồng độ an toàn của nitrie đối với hậu ấu trùng tôm sú là 4,5 mg/L. Tuy nhiên,
nồng độ ammonia cao sẽ làm tăng tính độc của nitrite đối với tôm sú. Theo Schwedler et al.
(1985) những nhân tố sau đây có ảnh hưởng đến độ độc của nitrite: hàm lượng chloride, pH,
kích cỡ cá, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, hàm lượng oxy hòa tan... do đó, không thể
xác định được nồng độ gây chết, nồng độ an toàn của nitrite trong nuôi trồng thủy sản.

Phần 5: Độc học hóa chất trong NTTS

VÔI
19




Vôi là một hóa chất được sử dụng rất rộng rãi để nâng pH nước (đặc biệt khi mưa lớn), tăng độ
kiềm, khử phèn trong đất và nước, diệt tạp, giảm tảo và sát khuẩn bờ ao, đáy ao, làm trong nước,
giảm CO2, phân hủy mùn bã đáy ao, tạo môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ...
Công thức hóa học: Có các dạng chủ yếu:
CaO (vôi nóng, vôi nung, vôi sống): làm tăng mạnh pH, chỉ dùng khi cải tạo ao, không dùng
cho ao đang nuôi tôm, cá.



Ca(OH)2 (vôi tôi): dùng cải tạo ao, tăng pH đất, nước




CaCO3 (vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi): hạ phèn, khử trùng



Dolomite (Vôi đen CaMg(CO3)2): hạ phèn, ít ảnh hưởng tới pH.





Dạng thương phẩm: Là dạng bột / cục màu trắng. Tùy theo mục đích sử dụng chọn loại vôi phù
hợp.
Ưu điểm:
- Rẻ tiền, nhiều công dụng.
Nhược điểm:
- Dễ mất tác dụng khi để lâu trong môi trường ẩm
Sử dụng:
1/ Cải tạo ao nuôi: dùng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2, lượng sử dụng: 10 – 15 kg/ 100m2.
2/ Hạ phèn: khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn từ đáy ao. Dùng vôi bột
CaCO3.
Với ao nuôi cá con: hòa với nước, lóng lấy nước trong tạt xuống ao (có thề làm nhiều lần).
Lượng sử dụng: 1 - 2 kg/100m2.
Với ao nuôi cá lớn, tôm: hòa với nước, không cần lóng trong, tạt xuống ao. Lượng sử
dụng: 1 – 2 kg/100m2.
Với bè nuôi cá: cho vôi vào các bịch vải nhỏ, treo vào bè, ở đầu dòng chảy. Lượng sử
dụng: 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè,
3/ Lắng chìm các chất hữu cơ lơ lửng trong nước sau khi mưa, làm giảm độ đục của nước. Lượng
sử dụng: 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao.
4/ Phòng bệnh cho tôm, cá: trong quá trình nuôi, định kỳ 10 – 15 ngày một lần bón vào ao 1 – 2 kg
vôi CaCO3 /100m2. Đối với bè thì treo túi vôi 2 – 4 kg/10m3 nước bè.

Sử dụng vôi trong nông nghiệp:
- Cải tạo đất (đất phèn) trồng cây
- Tác dụng như phân vô cơ cung cấp canxi (cần thiết cho một số loại cây: cà chua, ớt...)
- Chống nấm trên thân cây
- Hút ẩm trong bảo quản nông sản
- Tẩy trùng chuồng trại chăn nuôi
- Diệt ốc bươu vàng: khi gieo sạ, đánh rãnh thoát nước trên mặt ruộng để ốc tập trung vào các rãnh
và thu gom bằng tay dễ dàng. Sử dụng vôi bột để khống chế OBV với lượng 1kg cho khoảng 20m
đoạn rãnh hoặc ở những nơi trũng còn đọng nước trên mặt ruộng thì dùng với lượng 1kg cho diện
tích 30m2)

Chlorine
Sử dụng clorin trong nuôi trồng thủy sản:

20


Clorin là một lọai hóa chất sát khuẩn dạng oxy hóa mạnh, có phổ diệt khuẩn rông, tác động lên tế
bào, phá hủy hệ enzym của vi khuẩn làm chết tế bào và sinh vật.
Clorin được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để xử lý nước tại ao lắng, sát khuẩn bể nuôi
tôm giống, khử trùng ao nuôi, sát khuẩn dụng cụ...
Công thức hóa học: Có 2 dạng clorin phổ biến: Ca(OCl)2 (calci hypochloride) và NaOCl (natri
hypochloride).
Dạng thương phẩm: Trong nuôi trồng thủy sản thường dùng Ca(OCl)2, là dạng bột màu trắng, với
hàm lượng clorin 60-80%, mùi hắc.
Ưu điểm:
- Clorin có khả năng diệt khuẩn mạnh, diệt trừ một số loại virus, các ký chủ mang virus (tôm nhỏ,
ruốc...), vi khuẩn, tảo, động vật phù du...
Nhấn vào đây để liên hệ
với các nhà cung cấp sản

phẩm clorin
Nhược điểm:
- Dư lượng clo tích tụ lâu ngày có thể làm thoái hóa môi trường.
- Khó gây màu nước sau khi sử dụng.
Ngưỡng nồng độ:
- Clorin tự do (Cl2, HOCl và OCl-) nồng độ tối đa cho phép đối với thủy sinh vật là 0,01 mg/L.
- Clorin tự do nồng độ 0,1 mg/L: gây chết hầu hết phiêu sinh vật
- Clorin tự do nồng độ 0,37 mg/L: gây chết cá.
Cách sử dụng:
Trong môi trường nước mặn, lợ clorin hiện diện dưới hai dạng HOCl và OCl- ; HOCl có độc tính cao
hơn OCl- từ 80 đến 100 lần.
Ca(OCl)2 + 2 H2O ---> 2 HOCl + Ca(OH)2
HOCl
--> H+ + OClKhi pH = 7,5 thì lượng HOCl và ion OCl- là tương đương nhau. Khi pH môi trường thấp (pH = 5,5 7,5) dạng HOCl tồn tại nhiều hơn. Khi pH môi trường cao (pH = 8,5 - 9,5) OCl- tồn tại nhiều hơn.
Do đó clorin có hiệu quả cao trong môi trường có pH thấp.
Clorin cũng có hiệu quả cao hơn khi nhiệt độ nước cao.
Dư lượng clorin trong nước được khử bằng Na2S2O3 (thiosulphat natri) với tỷ lệ tối đa 1/7 (Boyd,
1992).
Cl2 + 2 Na2S2O3.5 H2O ---> Na2S4O6 + 2 NaCl + 10H2O
Để khử 1 mg/l Cl2 cần 6,99mg/l thiosunfate natri
* Thông thường trong nuôi trồng thủy sản, có thể sử dụng clorin để xử lý nước theo quy trình sau:
- Bước 1: Sử dụng trong ao lắng, lấy nước vào ao trữ trong 3 ngày để các dạng trứng, nang trong
nước nở hoàn toàn.
- Bước 2: Dùng clorin 60% 18kg/1000m 3 nước. (Nếu để xử lý ao bị đốm trắng: dùng
30kg/1000m3 nước)
- Bước 3: Quạt nước 48 giờ
- Bước 4: Bón vôi để đạt pH
- Bước 5: Thêm khoáng và gây màu nước.
Kinh nghiệm cho thấy nên dùng clorin 60%: 50–100ppm để khử trùng đáy ao, 20–30 ppm để khử
trùng nước ao. Trong ao đang nuôi cá có thể xử lý bệnh do ký sinh trùng với hàm lượng 0,1 - 0,2

ppm. xử lý bệnh do vi khuẩn: 1-3 ppm (10 - 15 phút).
Sử dụng clorin trong nông nghiệp:
- Clorin có thể dùng sử dụng để pha dung dịch rửa để chống nấm, chống vi khuẩn cho chồi cấy mô
tạo cây giống, dung dịch sát khuẩn dụng cụ và vệ sinh xưởng chế biến thực phẩm đông lạnh.
- Sát trùng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
Việt Linh © biên soạn

21


Formol
Tên goi: Formaline 37% (Formol 37%)
Thành phần: Formandehyde 37%
Hình dạng, màu sắc: dạng lỏng, màu trắng trong
Cơ chế tác dụng: + oxi hóa các khí độc có trong môi trường
+ Đông vón protein

Sử dụng Formaline trong NTTS để làm gì?
1. Khử trùng thiết bị, bể ương trại giống
2. Xử lý nước, diệt khuẩn trước khi thả tôm
3. Diệt tảo
4. Dập dịch: đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan…
Liều lượng sử dụng:
1. Phòng bệnh: dùng 15-25ml/m3 tùy theo môi trường ao nuôi, nên sử dụng định kỳ 10-15
ngày/lần để hạn chế bệnh
2. Trị bệnh: dùng 10-20ml/m3 để trị các bệnh đóng rong, nguyên sinh động vật, bẩn mang và
đen mang

BKC


Iodine
Povidine (povidone iodine) là phức hợp của iod với povidone.
Povidone iodine (PVP) là phức chất của iodine với dung môi hòa tan hay chất mang polyvinyl
pyrrolidone (PVP). Hàm lượng của iodine trong povidone iodine (PVP) là 9-12 % trọng lượng khô.
Ưu điểm:
- Khả năng diệt khuẩn cao do có tính oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt mầm bệnh và vi khuẩn gây
bệnh có trong nước và nấm, virus, nguyên sinh động vật... nhưng không gây hại cho tôm, cá nuôi
khi sử dụng ở nồng độ thích hợp.
- Khả năng diệt khuẩn của iodine trong povidone iodine (PVP) mạnh hơn so với các dạng iodine
khác.
- Hòa tan nhanh trong nước nhưng giải phóng iodine từ từ vào nước nên duy trì tác dụng khử khuẩn
kéo dài đến 4-6 giờ và an toàn, ít kích ứng, ít gây độc lên tôm cá.
- Có độ bền cao hơn so với các loại iodine khác (cồn iodine, lugol).
- Có độc tính thấp nên có thể sử dụng rửa trứng cá và tôm trước khi ấp, sát khuẩn nauplii...

22


- Không bị mất hoạt tính trong nước có hàm lượng hữu cơ cao.
- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi.
- Không kích ứng da và gây dị ứng trên người.
Nhược:
- Có tác dụng tốt ở pH < 4
- Bị mất tác dụng nhanh chóng ở nhiệt độ trên 35 độ C.
- Bị phân hủy nhanh dưới ánh sáng mặt trời, chỉ nên sử dụng vào lúc trời mát, xế chiều.

KMn04
Thuốc tím (Kali permanganate) là một chất OXH có tác dụng OXH hóa chất hữu cơ, vô cơ và trong chừng mực có
khả năng diệt khuẩn, vì vậy nó đồng nghĩa với sự giảm tiêu thụ oxy trong nước do quá trình hóa học và sinh học
Các nhà sinh học thỉnh thoảng khuyến cáo việc sử dụng thuốc tím với liều lượng 2 – 6 mg/l đối với các ao nuôi có

tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Một số bệnh của cá được chữa bằng cách sử dụng thuốc tím đối với cá trong các bể
nhốt hoặc trong ao nuôi. Nồng độ thuốc tím ít khi vượt 4 – 8 mg/l trong ao nuôi, có thể cao hơn nhưng với thời gian
tiếp xúc ngắn trong bể nhốt. Thuốc tím được dùng để khử rotenone (thuốc diệt cá) và antimycin là chất độc cho cá.
Tác dụng làm giảm nhẹ tình trạng thiếu oxy:
Thuốc tím có tác dụng diệt khuẩn với nồng độ khá thấp trong điều kiện nước chứa ít chất hữu cơ. Với nồng độ 2
mg/l thuốc tím có thể diệt tới 99% vi khuân gram âm và phần lớn loại vi khuẩn gram dương. Tác dụng diệt khuẩn
của thuốc tím là do ion permanganate (MnO 4-) oxy hóa tế bào của vi khuẩn. Trong nước, thuốc tím có khả năng OXH
chất hữu cơ khá nhanh và các chất có tính khử khác (H 2S, Fe2+, các chất có mùi hôi), sau phản ứng mangan trong
thuốc tím chuyển về dạng mangan dioxit không tan (MnO 2), ít độc. Tùy thuộc vào hàm lượng các tạp chất trong
nước có khả năng phản ứng với thuốc tím (chất có thể oxy hóa được với thuốc tím) mà lượng thuốc tím tiêu hao là
khác nhau. Liều lượng thuốc tím sử dụng đưa vào nước một phần bị tiêu thụ nhanh chóng bởi các tạp chất vô cơ
(H2S, Fe2+), một phần bị tiêu thụ bởi các chất hữu cơ (chậm hơn), một phần còn dư lại (thừa). Lượng thuốc tím dư
có khả năng diệt khuẩn, lượng tiêu hao có tác dụng oxh các tạp chất trong nước. Vì vậy liều lượng thuốc tím sử
dụng gồm 2 phần: phần tiêu hao và phần dư. Lượng thuốc tím tiêu hao đối với từng nguồn nước là khác nhau.
Nguồn nước sạch tiêu hao ít, nguồn nước bẩn tiêu hao thuốc tím nhiều hơn. Đánh giá lượng thuốc tím tiêu hao
không khó: lấy một nguồn nước nào đó cho vào 4 cốc cùng một lượng nước, cho vào các chai nồng độ thuốc tím
khác nhau, sau 30 phút xác định lại nồng độ thuốc tím trong từng chai sẽ xác định được lượng tiêu hao. Vì thuốc
tím có màu rất đặc trưng nên có thể so sánh trực tiếp bằng mắt thường trong điều kiện không phân tích được. Muốn
diệt khuẩn có hiệu quả lượng thuốc tím dư cần phải đạt đến một khoảng giá trị nào đó.
Thuốc tím có khả năng làm giảm lượng chất hữu cơ trong nước nhưng không nhiều, không vượt quá được 15% khi
dùng tới liều lượng 8 mg/l. Giảm chất hữu cơ đồng nghĩa với việc giảm lượng oxy mất mát do phân hủy chất hữu cơ
bởi vi sinh vật, tuy vậy quá trình này xảy ra yếu trong các ao nuôi. Vì vậy khả năng cải thiện tình trạng thiếu oxy
trong ao hồ là không nhiều. Đặc biệt trong các thời điểm lượng oxy trong ao thiếu vào lúc sáng sớm. Thực tế thì việc
sử dụng thuốc tím thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tảo. Thuốc tím có khả năng giết tảo, hạn
chế quá trình quang hóa, tảo chết bị phân hủy gây thiếu oxy trong nước.
Tức thời thuốc tím có thể làm tăng oxy trong nước khi lượng thuốc tím sử dụng vượt quá lượng thuốc tím tiêu hao,
do ion manganat phân hủy. để có được 1 mgO 2/l cần tới 6.58 mg/l thuốc tím, liều lượng sử dụng như vậy là quá cao,
rất tốn kém và dễ gây ra những tác hại khác, thậm chí giết chết tôm cá. Vì những lí do đã trình bày cho nên có thể
kết luận việc sử dụng thuốc tím không cải thiện được tình trạng thiếu oxy trong ao nuôi nhưng có tác dụng khử
khuẩn.

Loại bỏ một số chất vô cơ:
Một vài chất vô cơ như sắt II, sunfua hydro, kể cả một số gây mùi hôi có nguồn gốc hữu cơ có thể dễ dàng loại bỏ,
xử lí bằng thuốc tím. Để khử 1 mg sắt cần 0.94 mg thuốc tím và để khử được 1 mg H 2S cần tới 6.19 mg.
Trong thực tế thì lượng thuốc tím cần nhiều hơn so với giá trị tính trên vì một số các chất có tính khử khác (chất hữu
cơ có mùi hôi) cũng tham gia phản ứng với thuốc tím.

23


Giải độc:
Thuốc tím có khả năng phản ứng với một số chất độc hữu cơ, sau khi phản ứng (oxh) chất độc sẽ trở về dạng không
độc. Đối với thuốc diệt cá rotenone (C 23H22O6), trong môi trường nước, 2 mg/l thuốc tím có thể loại bỏ được 0.05 mg/l
rotenone, trong ao hoặc các nguồn nước tự nhiên cần lượng cao hơn 2-2.5 mg để loại bỏ 0.05 mg rotenone.

O3

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×