Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Luyện thi: Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.74 KB, 4 trang )

Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù
* Mở bài 1 :
Thiên nhiên xưa nay vẫn là nguồn cảm hứng của muôn đời thi só. Khó có thể kể ra một nhà
thơ lớn nào mà không để lại cho đời những bài thơ hay những dòng thơ tuyệt bút về nguồn
cảm hứng bất tận ấy. Về mặt này, Hồ Chí Minh với tư cách một nhà thơ cũng không phải là
một ngoại lệ. “Thiên nhiên” – nói theo cách của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai – “chiếm
một đòa vò danh dự trong những vần thơ của Bác”. Không ai yêu thơ Bác Hồ mà không nhớ
đến một vầng trăng đẩy cửa vào đòi thơ, tiếng suối trong như tiếng hát, những bóng cây cổ
thụ “trăng lồng” hay nhớ đến con thuyền thong dong trở về từ nơi mù mòt sương khói trong
“Tết Nguyên Tiêu”. Nhưng đặc sắc hơn cả trong những vần thơ thiên nhiên của Bác có lẽ
phải là tác phẩm được Bác viết từ trước khi viết “Cảnh khuya”, “Nguyên Tiêu” mà chúng ta
vừa nhắc đến. Đó không gì khác hơn là tập thơ “Nhật kí trong tù”.
* Mở bài 2:
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi - Hồ Chí Minh )
Đọc những vần thơ này, nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng việc yêu chuộng vẻ đẹp thiên
nhiên dường như là điều Bác muốn phê phán trong thơ xưa. Nhưng hoàn toàn không phải
thế bởi tâm hồn của Bác vẫn luôn dành một sự quan tâm, nguồn thi hứng đặc biệt cho
những xúc cảm trước thiên nhiên. Chứng cứ hùng hồn nhất để chứng minh cho điều ấy,
chúng ta có thể tìm ngay trong tập thơ chứa đựng bài “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” - tập
thơ “Nhật kí trong tù”.
THÂN BÀI :
1.Có lẽ không ai không biết rằng khi viết NKTT, Bác Hồ đang sống trong hoàn cảnh của
một tù nhân, một người bò giam cầm trong ngục thất : “Thân thể ở trong lao”.Nghóa là tác giả
NKTT đang phải sống trong một hoàn cảnh có rất ít thiên nhiên, rất xa cách với thiên nhiên,
và tưởng chừng như không thể có lòng dạ nào để nghó nhiều đến thiên nhiên nhiên. Có nhà
nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong một tập thơ tù cũng rất nổi tiếng của một tác giả
khác – “Thi tù tùng thoại” của người chí só yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, trăng chỉ xuất hiện


vẻn vẹn có hai lần, mà một trong hai lần ấy, trăng cũng không được nói đến trong tư cách
một vẻ đẹp thiên nhiên mà là một triết lý cuộc sống. Có so sánh như thế, ta mới thấy thiên
nhiên đầy ắp trong tập NKTT. Ở những vần thơ trong ngục đó, chúng ta có thể gặp đủ mây
và gió, núi và sông, hương thơm của những đoá hoa, và nhất là ánh trăng lung linh, làm mê
say, rung động lòng người. Và những cảnh thiên nhiên được kể ra ở “Cảm tưởng đọc Thiên
gia thi” đều có đủ, có chăng cũng chỉ là thiếu tuyết. Và cũng còn phải kể rằng ở NKTT,
chúng ta còn gặp nhiều hình ảnh thiên nhiên khác nữa : cây lá, ánh nắng, mặt trời. Và như
thế, tập NKTT cũng phong phú không kém một tập thơ ngoài tù nào khác. Nhưng điều làm
chúng ta ngạc nhiên lại nằm ở chỗ : Bác Hồ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong
những hoàn cảnh khác thường. Bài thơ “Ngắm trăng” tuyệt diệu được viết khi trăng chỉ hé lộ
một chút thôi qua một khe cửa hẹp, có lẽ một người vô tình nào chắc cũng không thể chú ý
tới. Hay Bác nói đến bầu trời với tất cả sự mê say, nhưng bầu trời ấy cũng chỉ thấp thoáng
sau cánh cửa ngục hé mở để “thông hơi”.(Quá trưa). Và lạ hơn nữa, người ta có thể nhận
thấy khi đọc “Cảnh chiều hôm”. Bài thơ viết rất hay về hoa hồng, nhưng lạ ở chỗ đó là một
đoá hoa mà Bác không hề trông thấy, đoá hoa mà Bác chỉ tiếp xúc chút ít thôi qua chỉ một
làn hương. Nếu không có một tâm hồn nghệ só, không say đắm với thiên nhiên thì khó có
thể có được một vần thơ như thế.
2. Và cũng như với nhiều nhà thơ khác, trong con mắt của Hồ Chí Minh, thiên nhiên chính là
hình ảnh của cuộc đời. Hoàn cảnh ngục tù có thể khiến cho Bác thấm thía hơn bao giờ hết
về một cuộc sống gian khổ. Vì thế, thiên nhiên ở NKTT không ít khi hiện lên như là biểu
tượng của khó khăn, khắc nghiệt. Chúng ta sẽ gặp ở nhiều bài thơ một thiên nhiên hiện ra
cứ như một trở ngại, thử thách nghò lực, ý chí của người chiến só. Có thể kể ra đây làn gió
thu hết trận này đến trận khác tới tấp quất cái lạnh vào mặt “chinh nhân”
Chinh nhân dó tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
hay hình ảnh “khóm chuối trăng soi” khiến người tù nhân “gối quắp lưng còng” càng thấu
suốt cái lạnh của đêm thu. Khắt nghiệt không kém chắc phải kể đến làn gió rét trong
“Hoàng hôn”, làn gió rét mà Bác đã so sánh như “gươm đâm, dùi chích” :
Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây

Và đối diện với con người đang trên một cuộc hành trình đầy gian khổ, hình ảnh thiên nhiên
ấy đã nhuộm một vẻ đẹp có thể nói là bi tráng.
3. Nhưng hình như đó chưa phải là hình ảnh thiên nhiên chúng ta gặp nhiều nhất, quen
thuộc nhất, điển hình nhất cho cách cảm nhận của Bác Hồ trong tập thơ. Thiên nhiên của
NKTT thường đến với người đọc thơ nhiều hơn trong vẻ đẹp hài hoà, trìu mến. Chúng ta sẽ
không gặp ở đây những cảm nhận vẫn thường có ở các nhà thơ lãng mạn về một thiên
nhiên tan tác, chia lìa tựa như :
Mây vẩn từng không, chim bay đi
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu )
hay :
Gió theo lối gió, mây đường mây.
(Đây thôn Vó Dạ - Hàn Mặc Tử)
Thật kì lại bởi với một người tù trong hoàn cảnh tột cùng đau khổ vẫn nhận ra trên con
đường tù của mình một chòm sao bạc nâng đỡ vầng trăng để cùng nhau vượt lên trên đỉnh
núi :
Quần tinh ủng nguyệt hướng thu san.
(Giải đi sớm )
Và đến bài “Mới ra tù tập leo núi” thì chữ “ủng” ấy không chỉ được sử dụng một mà là hai
lần trên cả hai chiều quan hệ : không chỉ có mây ôm ấp núi mà cả núi cũng ấp ôm mây.
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân.
Hơn thế, sự hoà điệu không phải chỉ có giữa thiên nhiên với thiên nhiên mà còn cả thiên
nhiên với con người. Phải như thế, chúng ta mới bắt gặp trong bài thơ thứ nhất trong chùm
thơ “Tảo giải”, hình ảnh cuộc tuần du của trăng sao trên bầu trời hoà nhòp cùng con người
trên mặt đất. Và ngay cả khi con người bất bình, thì tâm hồn bát bình ấy cũng sẽ gặp gỡ với
cái bất bình của một hồn hoa, như thể một trạng thái “Đồng thanh tương ứng, đồng khí
tương cầu”. Hoàn toàn có thể cho rằng thiên nhiên ở NKTT được cảm nhận qua tâm trí của
một bậc hiền minh, một người đã vượt qua được rất nhiều cản trở bên ngoài để thấu hiểu
sự hoà điệu bên trong của tạo hoá, sự hoà điệu giữa một đại vũ trụ - thiên nhiên và một
tiểu vũ trụ - con người.
4. Nhưng chúng quan niệm về “thiên – nhân tương ứng” ấy đã góp phần không nhỏ làm

thiên nhiên trong NKTT đượm một phong vò thơ cổ điển, một vẻ đẹp của thơ thiên nhiên
phương Đông truyền thống. Dó nhiên vẻ đẹp cổ điển ấy còn được làm nên bằng thi liệu, thi
tứ. Vì thế những dòng thơ chữ Hán của NKTT thường vẫn phảng phất một linh hồn thơ cổ
điển, gợi nhớ mênh mang đến một ý thơ, một hình ảnh thơ hay một chữ thơ nào được lắng
đọng để làm thành vónh viễn từ hơn ngàn năm trước. Có thể đó chỉ là những giọt mưa phùn
trong tiết thanh minh, chòm mây và cánh chim buổi chiều hôm như trong thơ Lý Bạch,...Và
một trong những vẻ nên thơ của “Mới ra tù tập leo núi” được làm nên bởi môt tứ thơ quen
thuộc của Đường thi – “đăng sơn ức hữu”.
5. Nhưng điều đó không làm cho thiên nhiên trong NKTT hoàn toàn giống với thơ Đường.
Bởi Bác Hồ là một người tiếp thu rất nhiều cốt cách của người xưa nhưng vẫn mang trong
mình một tâm hồn hiện đại. Vì thế, người tù ấy luôn luôn nhìn thiên nhiên như là cái đối lập
với xích xiềng, song sắt, trói buộc. Ánh trăng tràn ngập trong thơ Bác, nhưng phải là ánh
trăng ở ngoài nhà tù. Có hoa nở, có chim ca, nhưng phải là “chim ra rộn núi, hương bay
ngát rừng”, tương phản hẳn với cảnh ngộ bò trói chân tay. Thiên nhiên do đó là biểu tượng
của sự tự do. Cũng do đó, hướng về thiên nhiên cũng là hướng về tự do. Con người say
đắm thiên nhiên ở NKTT là con người đã đạt tới trạng thái tự do của tinh thần, một tinh thần
luôn luôn ở ngoài lao cho dù thân thể còn phải nằm trong vòng xiềng xích. Và như thế,
“Ngắm trăng, Trên đường đi, Chiều tối,...” chính là biểu hiện đẹp đẽ nhất cho khả năng mà
Bác Hồ có nhiều hơn bất kì một nhà thơ nào khác. Đó là khả năng tự thực hiện những cuộc
vượt ngục tinh thần. Tâm hồn của người tù ấy sẽ không có thế lực nào giam cẩm nổi.
6. Thiên nhiên trong NKTT còn là thiên nhiên được cảm nhận bởi tâm hồn của một nhà thơ
cách mạng, một con người có khả năng thấu hiểu tương lai. Con người ấy hơn ai hết biết
rằng một tương lai sáng tươi đương tới. Tác giả NKTT cũng thấy điều mà tác giả “Tắt đèn”
thấy : hiện tại là một đêm đen :
Trong ngục giờ đây còn tối mòt
nhưng Bác còn thấy được điều mà Ngô Tất Tố không thấy được : tương lai sẽ bừng sáng.
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
(Buổi sớm)
Cũng như thế, Bác Hồ thấy được tương lai ấy như thể đã chứng kiến được rồi, trong khi
Nam Cao vẫn coi cuộc đời của nhân vật Chí Phèo của ông giống như một cái vòng luẩn

quẩn, bế tắc. Và như thế, thiên nhiên trong NKTT là biểu tượng của ngày mai tươi sáng.
Tâm hồn của Bác luôn vận động : từ mùa đông đến mùa xuân, từ mưa sang nắng, bóng tối
tới ánh sáng. Thiên nhiên của Bác là thiên nhiên rất lạc quan. Niềm lạc quan cách mạng ấy
hiện hữu ngay trong những ngày gian khổ nhất của cảnh ngục tù. Thiên nhiên ấy tràn đầy
ánh sáng và sự bay bổng của tâm hồn. “Tự khuyên mình” là một minh chứng tiêu biểu cho
nhận đònh trên, bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh đông tàn tiều t, để ngay sau đó là cảnh
xuân rực rỡ, huy hoàng.
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghó mình thêm bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Hình ảnh thiên nhiên như thế không thể có ở những nhà thơ không cách mạng, ở những
tâm hồn chán chường và bế tắc.

×