Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Luyện thi: Tuyên ngôn Độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.14 KB, 6 trang )

Tuyên ngôn độc lập
Hồ Chí Minh
Nền văn học của một dân tộc như dân tộc Việt Nam quả không thiếu những áng văn
chương mang ý nghóa của những bản tuyên ngôn độc lập : “Nam quốc sơn hà” ( Lý Thường
Kiệt ) hay “Bình Ngô đại cáo “( Nguyễn Trãi ).Tuy nhiên , xét về mặt đó là lời cáo chung cho
một kỷ nguyên và khai sinh ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới mẻ thì không một áng văn nào
trong số những áng văn mà chúng ta vừa kể trên có thể so sánh được với bản “ Tuyên
ngôn độc lập “ mà sáng ngày 2.09.1945, chủ tòch Hồ Chí Minh đã sang sảng đọc trong một
ngày thu đẹp, dưới lồng lộng trời xanh của một quảng trường Ba Đình vàng rực nắng. Xét
về mặt ấy, “ Tuyên ngôn độc lập “ không chỉ là một văn kiện mở đầu cho một thời kỳ lòch sử
mà còn là một tác phẩm đã mở ra cả một thời đại văn chương .Bởi áng văn chính luận ấy
bản thân nó cũng xứng đáng là một tác phẩm văn chương mẫu mực.
Không khó khăn để nhận thấy rằng bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bác Hồ đã được mở đầu
bằng những câu văn trích từ các bản tuyên ngôn của nước Mó và nước Pháp.
Hỡi đồng bào cả nước,
“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc.“
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mó. Suy rộng ra, câu ấy
có nghóa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi.”
Đó là một cách mở đầu mang nhiều ý nghóa. Bác đã chọn những lời tuyên ngôn ấy trước
hết và nhiều nhất bởi đó xứng đáng là những lời bất hủ. Chứa đựng trong những câu văn ấy
là những chân lý vónh hằng, chắc chắn không thể cũ với thời gian. Những chân lý ấy đã
được làm nổi bật hẳn lên, chói lọi hẳn lên trong những cách diễn đạt tuyệt hay. Và những
câu trích dẫn rất có giá trò này sẽ góp phần không nhỏ trong việc làm nên giá trò của bản
tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ sẽ viết trong gần hai thế kỷ sau. Mặt khác, việc trích dẫn
những câu của “ Bản tuyên ngôn độc lập “ Mó và “ bản tuyên ngôn nhân quyền và dân


quyền “ của Pháp cũng góp phần khắc hoạ một tư thế, tầm nhìn, trình độ của dân tộc Việt
Nam , cách đó không lâu vẫn còn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Những câu trích dẫn
chứng tỏ rằng tầm mắt của chúng ta không chật hẹp. Người Việt Nam đã đủ khả năng hấp
thụ những tinh hoa văn hoá không chỉ của Phương Đông mà còn của loài người. Cũng
không phải ngẫu nhiên mà trong rất nhiều câu danh ngôn, Chủ tòch Hồ Chí Minh đã chọn
và chỉ chọn một câu của Hoa Kì và một câu của Pháp. Sự lựa chọn ấy nhất đònh còn phải
có một nguyên cớ khác, chứng tỏ sự sáng suốt của Bác Hồ và của Cách mạng Việt Nam
giữa một tình hình bộn bề phức tạp của những năm tháng ấy vẫn nhận ra được kẻ thù
chính, những thế lực mà chúng ta cần phải chóa mũi nhọn đấu tranh. Và những câu trích
dẫn ấy do đó còn là một vũ khí đấu tranh, còn có một sức mạnh để ngăn chặn tội ác xâm
lược, chí ít là trên các phương diện công lý và đạo lý. Bằng cách trích dẫn ấy, Bác Hồ đã có
thể nói lên rằng nếu thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mó có trở lại xâm lược nước ta thì
hành động đó không chỉ là một tội ác đối với dân tộc Việt Nam mà còn là một sự phản bội,
sỉ nhục đối với những truyền thống tốt đẹp nhất của chính người Mó và người Pháp. Chính
cách ấy đã thể hiện một trong những thủ pháp sắc bén nhất trong cách lập luận của Bác
Hồ. Mặt khác nữa, bằng cách trích dẫn, Bác đã đặt ngang hàng cuộc Cách mạng tháng
Tám của ta ngang bằng với cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776 và Cách mạng Pháp năm
1789. Không chỉ vậy, cách mạng Việt Nam còn toàn diện hơn cả ở chỗ đã đạt được cả hai
nhiệm vụ của cả hai cuộc cách mạng tr#n - “đánh đổ xiềng xích thực dân “ và “đánh đổ chế
độ quân chủ mấy mươi thế kỉ”.
Tuy nhiên, những điều nói trên không có nghóa là về mặt tư tưởng, lý luận, bản Tuyên Ngôn
Độc Lập của Việt Nam phải núp dưới bóng những chân lý mà người Mó và người Pháp từ
lâu đã nêu ra. Bác Hồ đã tìm ra cơ sở tư tưởng riêng cho nhân dân và đất nước mình, cho
phong trào Cách mạng của mình.Tác giả đã đưa ra một tư tưởng có ý nghóa khác biệt lớn
lao và sâu sắc, cho dù sự sâu sắc và lớn lao đã được nói đến khiêm tốn dưới hình thức “
suy rộng ra “. Các bản tuyên ngôn độc lập của Mó và Pháp đã nói rất đúng và rất hay về
quyền bình đẳng, tự do và hạnh phúc nhưng đó là những quyền của những con người, cá
nhân. Bác Hồ cũng nói đến “ hạnh phúc, tự do, bình đẳng “ nhưng ở một cấp độ khác, cấp
độ của những “ dân tộc”. Điều đó chứng minh rằng chủ tòch Hồ Chí Minh đã không chỉ dừng
lại ở tư tưởng nhân quyền tư sản vì nhiều lý do. Ngược lại, trong phần đầu của bản Tuyên

Ngôn Độc Lập, Hồ Chí Minh đã hiện lên trong tác phẩm như là một người chiến só kiên
cường, đấu tranh cho sự bình đẳng , đấu tranh cho dân tộc. Người đã đặt nền tảng cho sự
bình đẳng, tự do và cũng là hiện thân cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Toàn
bản “ Tuyên ngôn độc lập “ sẽ được xây dựng trên tư tưởng ấy : quyền của các dân tộc trên
thế giới.
Đoạn văn tiếp sau được mở đầu bằng hai chữ “ Thế mà”.Chữ “ thế “ sẽ giúp khán giả một
lần nữa nhấn mạnh những chân lý đúng đắn, đẹp đẽ và cao cả đã được nêu trên. Những
chữ ấy còn như báo trước rằng những điều nói ở bên dưới sẽ trái ngược với những chân lý
đó. Và quả thế, Bác Hồ sẽ nói đến một thực tế diễn ra trên đất nước ra hơn 80 năm . Thực
tế là bọn thực dân Pháp đã mượn chiêu bài “ tự do, bình đẳng, bác ái “ của Cách mạng tư
sản Pháp để làm những điều hoàn toàn ngược lại với truyền thống cao đẹp và chính cuộc
cách mạng ấy đã nêu lên. Đó chính là cách thức để Bác Hồ có thể tố cáo đanh thép sự vô
nhân đạo, phi nghóa của chế độ thực dân Pháp ở nước ta trong gần một thế kỉ. Vì vậy, phần
chủ yếu trong đoạn này là một loạt những câu văn ngắn gọn, cô đúc được đặt theo một
cách giống nhau và hầu như đều bắt đầu bằng chữ “ chúng “ . Cách diễn đạt đó làm cho
đoạn văn giống như những lời trong một phiên toà, một phiên xét xử những tội ác của bọn
thực dân. Ở đó chế độ thực dân Pháp đã bò đẩy vào ghế của một tội nhân, còn nhân dân
Việt Nam sẽ đàng hoàng đứng ở vò trí của quan toà. Nhưng những câu văn ấy đã được viết
thật rành rọt, rõ ràng, gọn ghẽ. Đó là những lời tuyên án chứ không phải là nghò án, là
những lời kết tội chứ không phải là luận tội.Bởi đây là những tội ác đã rất rõ ràng, rành
mạch ra thước thanh thiên bạch nhật, tội ác mà Bác chỉ cần nêu ra chứ không cần có thêm
một lời biện giải. Đây là những lời kết án cuối cùng của những tội ác mà hồ sơ của nó từ
lâu đã được chuẩn bò một cách đầy đủ trong cuốn “ Bản án chế độ thực dân Pháp “ xuất
bản tại Pari tròn hai mươi năm trước đó.Những lời ấy ngắn gọn mà vẫn đầy đủ và được sắp
xếp một cách thật hệ thống và sáng sủa với hai phần chính : những tội ác về chính trò và
những tội ác về kinh tế. Mặt khác, cách diễn đạt ngắn gọn ấy không làm cho câu văn mất
đi sức truyền cảm. Tác giả “Tuyên ngôn độc lập” cũng đã kòp đưa ra những cách nói, những
hình ảnh có sức lay động sâu xa. Chẳng hạn như là những câu viết về nạn đói khủng khiếp
đến mức “kết quả là từ cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trò đến Bắc Kì, hơn
hai triệu đồng bào ta bò chết đói”, về những “nhà tù nhiều hơn trường học”; hình ảnh cô đúc

của “những nhà tư sản không thể ngóc đầu lên”. Hay như cách tác giả dùng một chữ thật
đắt - chữ “tắm” trong câu “Chúng tắm các cuộc khởi nghóa của ta trong những bể máu”, gọn
gàng thôi nhưng tích tụ những năng lượng lớn lao của một lòng căm thù đang được nén
chặt lại.
Nhưng thiên tài nghò luận của chủ tòch Hồ Chí Minh còn được thể hiện nhiều hơn, đáng để
cho chúng ta ngạc nhiên và khâm phục hơn cả là trong đoạn văn tiếp đó, đoạn văn mà Bác
đã tố cáo tội ác của Pháp trong vòng năm năm trước đó, kể từ mùa thu 1940. Trong đoạn
văn ấy, Bác đã tập trung lên án việc thực dân Pháp bán nước ta cho Nhật, mà lại bán tới
hai lần chỉ trong vòng chưa tới năm năm, mà lại bán một cách hèn nhát, nhục nhã. Điều ấy
đã được diễn tả trong một loạt những câu văn đầy hình ảnh và được sử dụng một cách thật
xác đáng, đắt giá. Bác không nói một cách đơn giản là “Pháp đầu hàng” mà phải là “Pháp
q gối đầu hàng”, gợi nên thật nhiều xúc cảm. Để rồi nối tiếp sau đó là hình ảnh “mở cửa
nước ta rước Nhật”, hình ảnh gợi ấn tượng về sự hèn đớn, q l của bọn thực dân trước
một kẻ xâm lược mới. Sau ấy Bác đã sử dụng tài tình chữ “hoặc” trong đoạn văn nói về tình
cảnh của quân đội Pháp từ sau ngày “9 tháng 3 năm nay”, khi đã bò quân Nhật tước đi khí
giới , và chúng “hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”. Như vậy có nghóa là không còn khả
năng thứ ba nào khác. Bác Hồ cho thấy việc Pháp bán Việt Nam cho Nhật đã khiến dân tộc
Việt Nam phải lâm vào thảm hoạ lớn nhất trong lòch sử dân tộc, trong đó chúng ta phải chòu
tới hai tầng xiềng xích của ngoại xâm. Đây cũng là thời kì mà đất nước ta trở nên “nghèo
nàn, thiếu thốn, xơ xác, tiêu điều”. Sự thật hùng hồn lại chính là điều được Bác nêu lên
trong bản “Tuyên ngôn độc lập” : nạn đói năm 1945 - tai hoạ thảm khốc nhất trong lòch sử
mấy nghìn năm nước Việt ta - thảm khốc tới mức “hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”.
Tuy nhiên, đó chưa phải là nội dung duy nhất của đoạn văn. Ở đây Bác Hồ cũng còn muốn
tập trung nhiều tài năng, công sức vào một nội dung khác. Hãy sống trở lại vào tình hình
của nước ta vào những năm tháng mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc với
phần thắng thuộc về phe Đồng minh, trong đó Pháp là một thành viên chủ chốt. Những
người lãnh đạo Việt Nam hiểu rất rõ rằng thực dân Pháp sẽ quay trở lại Việt Nam. Sự quay
lại ấy được hậu thuẫn bằng một nghò quyết cho phép những nước thắng trận được trở về với
đòa vò của mình. Và như thế, chúng ta nhất đònh phải chống chọi lại âm mưu xâm lược của
Pháp. Nhưng vào lúc ấy, chúng ta không thể chống Đồng minh, càng không thể chống

những nghò quyết của phe Đồng minh. Đó là một điều có thể nói là cực kì khó khăn, một
điều dường như không thể nào làm được. Và Bác Hồ đã làm được điều tưởng như không
thể làm nổi ấy bằng một tiến trình lập luận sáng suốt, tinh tế, không một chút sai lầm, dù
chỉ là trong một đường tơ kẽ tóc.
Trước hết, Bác Hồ đã chứng minh một cách tinh tường, sáng tỏ rằng suốt từ 1940, thực dân
Pháp ở Đông Dương đã không hề thực hiện nghóa vụ của một nước Đồng minh. Việc rước
Nhật vào Đông Dương vì thế không chỉ là tội ác đối với nhân dân của ba nước đó mà còn là
tội ác đối với sự nghiệp chiến đấu của Đồng Minh. Bác cũng đã rất khôn khéo khi viết “phát
xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh”. Nhưng không chỉ
“mở cửa nước ta rước Nhật” ,thực dân Pháp còn từ chối mọi lời liên minh chống Nhật. Và
như thế, sự phản bội càng trở nên tuyệt đối, triệt để khi thực dân Pháp tàn nhẫn ra tay giết
hại những người đứng về phe Đồng minh chống Nhật. Và bằng cách ấy, Bác đã chỉ ra rằng
trên thực tế, Pháp đã đứng về phía đối lập với Đồng minh, chống lại Đồng minh. Chúng
không có tư cách hưởng quyền lợi của một nước Đồng minh, ít nhất là ở một đất nước như
Việt Nam ta.
Bác Hồ cũng đã chứng minh được rằng trong khoảng thời gian 5 năm ấy, ở Việt Nam nếu
có một lực lượng nào thực sự đứng về phía Đồng minh chống phát xít thì chỉ có thể là nhân
dân Việt Nam, dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Việt Minh. Chính Việt Nam mới là dân tộc
gan dạ đứng lên chống Nhật. Hơn thế nữa, Việt Minh còn kêu gọi người Pháp cùng liên
minh chống Nhật với mình, nhắc nhở Pháp về nghóa vụ của chúng. Và trong khi Pháp “nhẫn
tâm giết nốt số đông tù chính trò ở Yên Bái và Cao Bằng” - những người đứng về phía Đồng
minh chống phát xít thì Việt Minh đã có thái độ “khoan hồng và nhân đạo”, giúp đỡ, che chở
cho người Pháp. Từ đó, chỉ có thể kết luận rằng chính nhân dân Việt Nam mới là dân tộc
duy nhất có thể được hưởng quyền lợi của một nước thắng trận. Và điều ấy đã được Bác sơ
kết lại một cách sáng sủa và cô đúc trong những câu văn bắt đầu bằng ba chữ giống nhau
- “ sự thật là”. Và như thế, Bác Hồ đã làm một sự phân biệt một cách thật rành rọt, tinh
tường những điều vốn dễ gây nhầm lẫn, những điều có ảnh hưởng đến sự an nguy, sinh tử
của đất nước ta ngày ấy, khi xác đònh rằng “ Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã
thành thuộc đòa của Nhật.... Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật ,chứ
không phải từ tay Pháp.”

Một sự chính xác và tinh tế như thế, chúng ta sẽ gặp lại ở câu văn tiếp theo, ngắn gọn,
nhưng Bác đã cân nhắc và tuyệt đối đúng đắn đến từng chữ một . “Pháp chạy, Nhật hàng,
vua Bảo Đại thoái vò.” Và hai câu còn lại là hai câu mà một người thường không thể nào viết
gọn gàng, đầy đủ và chính xác hơn về ý nghóa của cuộc Cách Mạng mà chúng ta vừa thực
hiện thành công. “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây
dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà
lập nên chế độ Dân chủ Cộng Hoà.” Câu văn làm nổi bật, sáng rõ ý nghóa của một cuộc
cách mạng dân tộc - dân chủ.
Người đứng đầu , soạn thảo và đọc “Tuyên ngôn độc lập” vẫn không thể quên một công
việc có tầm quan trọng, có ý nghóa sống còn đối với một chính quyền mới, một đất nước
Việt Nam mới, đó là phải xác đònh lại mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Vì thế mà Bác
đã viết đoạn văn tiếp theo , đoạn văn mà sự tồn tại của nó là không thể thiếu. Nhờ đoạn
văn ấy, chúng ta đã “thoát li hẳn mối quan hệ thực dân” cũng như “xoá bỏ hết những hiệp
ước, đặc quyền đặc lợi của Pháp” trong mối quan hệ Pháp - Việt. Bằng cách đó, Bác Hồ đã
không cho thực dân Pháp một kẽ hở nào để chúng có thể lợi dụng mà quay trở lại.
Tuy nhiên, đến đây bản “Tuyên ngôn độc lập” vẫn chưa thể đi tới phần kết thúc, bởi Bác Hồ
vẫn thấy cần thiết một lần nữa hướng tới thế lực đang quyết đònh, chi phối vận mệnh của
thế giới lúc bấy giờ. Chúng ta rất cần sự ủng hộ của thế lực Đồng minh, hay ít ra cũng
không hậu thuẫn cho việc thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Đông Dương. Bởi vậy, trong câu
viết tiếp theo, Bác Hồ đã công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhưng chúng ta
cũng có thể thấy : chúng ta vận động chứ không cầu xin. Những lời văn mà chúng ta nói với
các nước Đồng minh trong “Tuyên ngôn độc lập” vẫn giữ được một tư thế đường hoàng,
quang minh chính đại, không mất đi sự tự tin của một đất nước, một dân tộc đã giành lại tự
do một cách đường đường chính chính. Vì thế, Bác đã không viết “Chúng tôi mong rằng” mà
viết “chúng tôi tin rằng”. Sự khẳng đònh quyền độc lập của dân tộc Việt Nam cũng được nói
ra bằng một từ mạnh - “quyết”, cùng với sự khẳng đònh được nói ra bằng hai lần phủ đònh -
“không thể không”. Đó là sự khẳng đònh không thể bác bỏ, nơi mà ở đó khả năng bác bỏ đã
bò loại trừ. Nhưng sự hùng hồn của câu văn được nói đến còn được làm nên từ cách đặt câu
: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình
đẳng ở các hội nghò Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền

độc lập của dân tộc Việt Nam”. Rõ ràng câu văn hiện ra như một đònh luật, một chân lý với
đầy đủ cả hai vế : vế đầu nêu lên những điều kiện, tiền đề ; vế sau là kết luận tất yếu được
rút ra từ điều kiện, tiền đề đó. Lối kiến trúc câu văn làm cho nền độc lập của Việt Nam trở
thành kết quả tất yếu của một logic thép, và do đó không thể nào đảo ngược.
Một cách đặt câu tương tự thế, chúng ta còn bắt gặp ở những dòng tiếp theo. “Một dân tộc
đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về
phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải
được độc lập !” Tuy nhiên, đây là một câu văn sơ kết lại của phần thứ hai trong bản “Tuyên
ngôn độc lập”, sơ kết lại toàn bộ tiến trình lập luận đã được Bác tiến hành trong toàn bộ
phần thứ hai đó. Câu văn đã nêu lên hai tiền đề , hoàn toàn tương ứng với hai luận điểm
chính : “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay” - “một dân tộc
đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay”. Và bằng cách ấy, Bác
Hồ đã làm cho phần thứ hai nói riêng và cả bản “Tuyên ngôn độc lập” nói chung vô cùng
chặt chẽ và nhất quán. Cũng không thể không chú ý rằng trong câu văn này, Bác đã không
viết “dân tộc Việt Nam” hay “dân tộc ta” mà nhất đònh phải là “một dân tộc”, bởi bằng cách
này, quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam không chỉ được xem xét như một trường
hợp riêng biệt mà được đặt trong một nguyên lý chung cho mọi dân tộc, toàn nhân loại. Và
như thế, quyền độc lập ấy càng trở nên tất yếu, không cần một sự chiếu cố, nhân nhượng
nào. Sự khẳng đònh nhờ đó mà càng thêm hùng hồn, mạnh mẽ. Mặt khác, sự mạnh mẽ
trong câu văn này còn được làm nên bằng những từ như “gan góc” trở đi trở lại, làm cho
cảm nhận về một dân tộc Việt nam cảm trở nên sinh động, gần gũi hơn, cũng như ấn tượng
về sự “gan góc” được nhân lên nhiều hơn nhờ cách tác giả đặt nó vào một vò trí nổi bật
khác thường.
Phần cuối cùng của bản “Tuyên ngôn độc lập” được Bác Hồ viết ngắn gọn, như là mọi
phần kết luận cần phải thế. Nhưng chính những dòng văn ngắn gọn này đã chứa đựng mục
đích mà vì nó, bản tuyên ngôn được viết ra : tuyên bố về nền tự do - độc lập của dân tộc
Việt Nam, không chỉ với đồng bào toàn quốc mà với tất cả các nước trên thế giới. Và lời
tuyên bố ấy được cất lên bằng một giọng văn trang nghiêm, trònh trọng. Hoàn toàn có thể
nói rằng đây là một câu văn đã đúc kết lại toàn bộ tư tưởng và nội dung của bài văn. Chính
vì vậy, đây là một câu kết lý tưởng. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và

sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.” Trong vòng chưa đầy hai mươi chữ, Bác Hồ đã
cho thấy nền độc lập của Việt Nam vừa là chân lý, lại vừa là một thực tế hiển nhiên. Tuy
vậy, phần cuối cùng này cũng không chấm dứt sau lời tuyên bố, và chúng ta không thể
không chú ý rằng trong bản tuyên ngôn của Bác, sau mỗi lời tuyên bố, luôn có một câu văn
mang dáng dấp của một lời tuyên thệ, một lời nguyền. Bác đã không quên viết tiếp : “Toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Cần phải như thế, bởi hoàn cảnh viết bản tuyên ngôn lúc ấy
không thể cho phép Bác nói được như Trần Quang Khải nói trong “Tụng giá hoàn kinh sư”
hay Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”. Bởi lúc Bác viết và đọc “Tuyên ngôn độc
lập” thì những đám mây đen xâm lược đã vần vũ ở chân trời. Chỉ ba tuần sau, nhân dân
Nam Bộ đã vùng lên kháng chiến. Vì thế câu cuối cùng đã được sinh ra trong một tình thế
đặc biệt, bộc lộ một sự quyết tâm, tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Đó cũng là

×