Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương chi tiết học phần Luật ngân hàng (đại học Lạc Hồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.82 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: LUẬT NGÂN HÀNG-CHỨNG KHOÁN
MÃ SỐ:
SỐ TC: 3 (Lý thuyết)
NGƯỜI PHỤ TRÁCH:
-

Th.s Phan Phương Nam

BỘ MÔN PHỤ TRÁCH:
Khoa Quản Trị-Kinh Tế Quốc Tế, Trường ĐH Lạc Hồng
I.

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT.

Học viên đã học qua các môn: Pháp luật đại cương, Luật kinh tế; lý thuyết tài chính – tiền tệ,
luật tài chính.
II.

MÔ TẢ MÔN HỌC.


Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản của pháp luật điều chỉnh về hoạt động của thị
trường tài chính, thị trường chứng khoán. Thông qua đó, học phần trang bị cho sinh viên
cách thức vận dụng các qui định của pháp luật vào trong các tình huống thực tế để tư vấn,
giải quyết các vấn đề trên thực tế về hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh chứng
khoán, về các mối quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước trong hoạt động của thị
trường tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn của thị trường tài chính và tạo điều kiện phát triển
cho TTCK.
III.
1.

MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC.
Mục tiêu:

Môn học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận pháp luật về về lĩnh vực thị trường
chứng khoán và hoạt động ngân hàng. Trong đó, sinh viên có thể nắm cụ thể những qui định
của pháp luật về tổ chức hệ thông các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, cơ sở và các qui định
của pháp luật trong việc vận hành tổ chức hệ thống các TCTD, các qui định liên quan trong
quá trình tổ chức và hoạt động của TTCK, các quan hệ phát sinh giữa CTCK và nhà đầu tư,
giữa UBCKNN và các chủ thể khác tham gia vào TTCK…
-1-


Sau khi học xong môn Luật Ngân hàng – Chứng khoán, sinh viên sẽ nắm bắt được những
quy định của pháp luật tài chính để có thể đưa ra những quyết định liên quan đến lĩnh vực thị
trường tài chính đúng pháp luật.
2.

Yêu cầu:

- Nghe giảng; đọc văn bản và đọc giáo trình, tài liệu;

- Tham gia thảo luận, kiểm tra định kỳ;
- Thi học phần
3.

Cụ thể:
-

Tổng số tiết:

48 tiết (3 TC)

-

Số tiết giảng :

48 tiết

Phần
Nội dung
Tiết giảng
I. Pháp luật Chương I: Lý luận chung về ngân 5
ngân hàng

hàng và pháp luật ngân hàng
Chương II: Địa vị pháp lý của ngân 9
hàng nhà nước
Chương III: Địa vị pháp lý của các 11
TCTD

II. Pháp luật Chương I: Lý luận chung về TTCK 5

chứng khoán

và Pháp luật chứng khoán
Chương II: Địa vị pháp lý của các 8
chủ thể tham gia TTCK
Chương III: Pháp luật về CK và 5
TTCK
Chương IV: Pháp luật về hoạt động 5
của TTCK

IV.

NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC.

PHẦN I: PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
-2-


VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG (NH) VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NH và hoạt động NH
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động NH và NH trên thế giới
— Các hoạt động NH sơ khai (nhận tiền gửi, cho vay; mua bán, trao đổi các loại tiền, thanh
toán).
— Giai đoạn hình thành các NH đầu tiên trên thế giới.
— Hệ thống NH một cấp.
— Giai đoạn hình thành các NH phát hành; sự ra đời của hệ thống NH hai cấp.
— Hệ thống NH hiện nay ở đa số các quốc gia: xu hướng phát triển, cơ hội, thách thức cho

hệ thống NH và hoạt động NH hiện nay.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển NH và hoạt động NH ở Việt Nam
— Giai đoạn trước 1945: dưới chế độ phong kiến, thời kỳ thực dân Pháp đô hộ và sự tồn tại
của Ngân hàng Đông Dương (điều kiện kinh tế, thương mại..., bối cảnh xã hội chính trị...)
— Giai đoạn từ 1945 đến 1987: (giai đoạn 1945 - 1951 và 1951 - 1987)
— Giai đoạn sau 1987 đến nay: (1987- 1990: giai đoạn chuyển đổi, quá độ); (1990 đến nay:
giai đoạn hình thành và hoàn thiện hệ thống NH hai cấp với các mốc quan trọng: hai Pháp
lệnh năm 1990 và hai Luật năm 1997)
— Hệ thống NH Việt Nam hiện nay: hệ thống NH hai cấp, bao gồm: NHNN Việt Nam và
các Tổ chức tín dụng (TCTD).
1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động NH
— Khái niệm hoạt động NH theo pháp luật một số quốc gia.
— Khái niệm hoạt động NH theo pháp luật Việt Nam hiện hành: Hoạt động NH là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung kinh doanh thường xuyên là nhận
tiền gửi, sử dụng số tiền ấy để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
 Các đặc điểm của hoạt động NH:
a.
Hoạt động NH là hoạt động có đối tượng kinh doanh là tiền tệ và các dịch vụ NH;
b.
Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được tiến hành bởi các TCTD và
các tổ chức khác được NHNH Việt Nam cấp giấy phép, chịu sự quản lý của NHNH
Việt Nam;
c.
Hoạt động NH là hoạt động quan trọng, chi phối, ảnh hưởng các lĩnh vực kinh tế xã hội khác;
d.
Hoạt động NH mang tính rủi ro cao;
e.
Hoạt động NH là hoạt động mang tính “nhạy cảm” với các biến động của kinh tế chính trị - xã hội;
f.
Hoạt động NH mang tính liên kết thành hệ thống, giữa các chủ thể hoạt động NH

phải có sự hợp tác song hành với cạnh tranh.
g.
Các đặc điểm khác.
2. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGÂN HÀNG
2.1. Khái niệm Luật Ngân hàng (Luật NH)
— Các quan điểm về ngành Luật NH trong khoa học pháp lý và trong luật thực định của
các nước.
— Khái niệm Luật NH: Là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm tổng
hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước
tổ chức, quản lý hệ thống NH và các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động NH.
-3-


— Điểm tương đồng và khác biệt giữa Luật NH và Luật NSNN, Luật Bảo hiểm, Luật Dân sự
và các ngành luật khác.
2.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật NH, các tiêu chí phân loại đối tượng điều chỉnh của
Luật NH.
2.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật NH
2.4. Nguồn của Luật NH
3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật NH
3.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật NH
3.3. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật NH (chủ thể, khách thể, nội dung)
Câu hỏi tại lớp:
a. Lý giải tại sao mối quan hệ giữa các ngân hàng vừa mang tính liên kết vừa
có sự cạnh tranh.
b. Phân biệt giữa hệ thông ngân hàng 1 cấp và hệ thông ngân hàng 2 cấp.
Câu hỏi ở nhà:
c. Hãy chứng hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
d. Chứng minh rằng hệ thông ngân hàng Việt Nam hiện nay là hệ thông ngân

hàng 2 cấp.

CHƯƠNG II
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
1.1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Giới thiệu NH trung ương, NH quốc gia, NH dự trữ ở các quốc gia trên thế giới.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN): Là cơ quan của Chính phủ (trực thuộc
CP - cơ quan ngang bộ) quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động NH. Các mô hình về vị
trí pháp lý của ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới: NHTW trực thuộc Quốc
hội; NHTW trực thuộc Chính phủ; NHTW trực thuộc Bộ Tài chính, vị trí pháp lý của
NHNNVN: thuộc Chính phủ, là cơ quan ngang bộ.

NHNNVN là Ngân hàng TW của nước CHXHCNVN: NH độc quyền phát hành
tiền, NH cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho các TCTD; NH cung ứng các dịch
vụ tài chính tiền tệ cho Chính phủ.

NHNNVN có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định.

Chế độ tài chính của NHNNVN.

Mục tiêu hoạt động của NHNNVN.
1.3. Chức năng của NHNNVN

Chức năng NHTW trên thế giới (Giới thiệu các qui định pháp luật về chức năng
NHTW các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ba Lan, Hungari, Nga...


Chức năng NHNNVN:Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động NH,
điều tiết vĩ mô nền kinh tế;Chức năng NH trung ương: độc quyền phát hành tiền; cung
-4-


ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ; cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ
cho các TCTD.
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn NHNNVN

Nhiệm vụ và quyền hạn NHNNVN trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà
nước;

Nhiệm vụ và quyền hạn NHNNVN trong việc thực hiện chức năng của một NHTW.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH NHNNVN

2.1. Cơ cấu tổ chức
Trụ sở chính tại Hà Nội, (các vụ chức năng và cơ quan ngang vụ; Thanh tra ngân
hàng; tổng kiểm soát); địa vị pháp lý của chi nhánh NHNNVN tỉnh, thành phố trực thuộc
TW; Các đơn vị hành chính sự nghiệp; Văn phòng đại diện trong và ngoài nước;
2.2. Cơ cấu lãnh đạo, điều hành NHNNVN
Thống đốc và các Phó thống đốc; Giám đốc các chi nhánh, mối quan hệ giữa Thống
đốc, các Vụ Trưởng, các Giám đốc chi nhánh.
3. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN
3.1. Xây dựng dự án và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia, bản chất và vị trí vai trò của chính sách tiền
tệ quốc gia.

Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia.


Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: thông qua công cụ tái
cấp vốn; công cụ lãi suất; công cụ tỷ giá hối đoái; công cụ dự trữ bắt buộc; thông qua
nghiệp vụ thị trường mở.
3.2. Hoạt động phát hành tiền

Khái niệm tiền, tiền mẫu, tiền lưu niệm
-5-



Khái niệm phát hành tiền (sự khác nhau giữa phát hành và in, đúc tiền)

Các phương thức phát hành tiền.
3.3. Hoạt động tín dụng
 Khái quát về hoạt động tín dụng của NHNNVN. Nguyên tắc, yêu cầu, mục đích của
hoạt động tín dụng
— Các phương thức tín dụng:
+ Cho vay dưới hình thức tái cấp vốn:
Khái niệm tái cấp vốn, chủ thể tham gia hoạt động tái cấp vốn, mục đích tái cấp vốn.
Cho vay theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá; cho vay có cầm cố bảo lãnh thương phiếu và các giấy tờ có giá
+ Cho vay nhằm phục hồi khả năng thanh toán của các TCTD.
+ Bảo lãnh cho các TCTD vay nước ngoài.
+ Tạm ứng cho ngân sách nhà nước.
3.4. Hoạt động mở tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán: (đối tượng mở tài
khoản, các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán liên NH,
…).
3.5. Quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
3.6. Thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động
NH.

3.7. Các hoạt động khác (thông tin, đào tạo, ...)
Câu hỏi tại lớp:
- Tại sao NHNN không nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có tiền gửi.
- Tại sao NHNN là chủ thể cấp giấy phép hoạt động ngân hàng.
- NHNN có quyền xử phạt khi phát hiện các TCTD vi phạm các qui định của pháp luật
ngân hàng không?
Câu hỏi ở nhà:
- Hãy chứng minh NHNN là ngân hàng của các ngân hàng?
- NHNN sử dụng các công cụ gì để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia?
- Trình bày các hoạt động tín dụng của NHNN?

CHƯƠNG III
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG (TCTD)
1.1. Khái niệm, đặc điểm TCTD
Khái niệm TCTD theo pháp luật Việt Nam. Các khái niệm “định chế tài chính”, “ngân
hàng trung gian”, “ngân hàng thương mại” trong pháp luật nước ngoài.
Đặc điểm TCTD:
+ TCTD là doanh nghiệp thực hiện hoạt động NH;
+ Hoạt động NH của TCTD là hoạt động chính, thường xuyên.
1.2. Các loại hình TCTD (phân loại)
a. Theo phạm vi, lĩnh vực hoạt động:
-6-


— TCTD là ngân hàng: NH thương mại; NH chính sách - xã hội; NH đầu tư, phát triển;
NH hợp tác;
— TCTD phi ngân hàng: Công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; các loại hình
TCTD phi ngân hàng khác.

b. Theo hình thức pháp lý:
— TCTD CP;
— TCTD TNHH;
2. THỦ TỤC THÀNH LẬP, ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ CÁC TCTD
2.1. Thủ tục thành lập
2.1.1. Điều kiện cấp giấy phép đối với TCTD Việt Nam, TCTD có vốn nước ngoài (TCTD
liên doanh; TCTD 100% vốn nước ngoài; chi nhánh NH nước ngoài; văn phòng đại diện).
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động NH cho các tổ chức kinh tế khác cho nhu cầu hoạt động
NH.
2.1.2. Cơ quan cấp giấy phép
2.1.3. Hồ sơ cấp giấy phép đối với TCTD Việt Nam, TCTD có vốn nước ngoài (TCTD
liên doanh; TCTD 100% vốn nước ngoài; chi nhánh NH nước ngoài; văn phòng đại diện).
2.1.4. Giấy phép hoạt động NH của các tổ chức khác.
2.2. Điều kiện hoạt động đối với TCTD, điều kiện hoạt động NH của các tổ chức khác
không là TCTD.
2.3. Quy chế kiểm soát đặc biệt
 Khái niệm, đặc điểm của qui chế kiểm soát đặc biệt;
 Cơ sở ban hành, áp dụng qui chế kiểm soát đặc biệt;
 Thực hiện qui chế kiểm soát đặc biệt, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong
tình trạng kiểm soát đặc biệt;
 Chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt;
2.4. Thủ tục phá sản, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia tách TCTD
a) Phá sản;
b) Giải thể;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, GIÁM SÁT TỔ CHỨC TÍN DỤNG
3.1. Cơ cấu tổ chức: hội sở chính, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, sở
giao dịch...), các công ty độc lập (các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân), các đơn vị sự nghiệp.
3.2. Cơ cấu quản lý, điều hành, kiểm soát TCTD

4. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

4.1. Hoạt động tín dụng.
4.1.1. Hoạt động huy động vốn: nhận tiền gửi; phát hành các giấy tờ có giá; vay của các
TCTD; vay của NHNN.
4.1.2. Hoạt động cấp tín dụng: cho vay; bảo lãnh; chiết khấu; cho thuê tài chính, bao thanh
toán và các hoạt động khác.
4.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quĩ.
4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối.
4.4. Các hoạt động khác: góp vốn mua cổ phần; tham gia thị trường tiền tệ; bảo hiểm;
uỷ thác, đại lý tư vấn; kinh doanh chứng khoán và các hoạt động liên quan chứng
khoán.
Câu hỏi tại lớp:
- Khi nào TCTD bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt?
-7-


- Có các loại hình TCTD nào?
- Có phải mọi TCTD đều được nhận tiền gửi dưới mọi hình thức?
Câu hỏi ở nhà:
- Hãy trình báy các nghiệp vụ huy động vốn của các TCTD?
- Hày trình bày các hoạt động cung ứng dịch vụ mà các TCTD có thể tiến
hành?
- Hãy trình bày và tìm hiểu lý do các hoạt động mà TCTD bị cấm?
PHẤN II: PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1. Lý luận chung về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán:

1.1.1. Quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
1.1.2. Những điều kiện kinh tế- xã hội để hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.
1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán: (thị trường chứng khoán chứng khoán và thị
trừơng các chứng từ có giá)
1.2.2. Đặc điểm thị trường chứng khoán. (tương đồng & khác biệt giữa thị trường chứng
khoán chứng khoán và các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường bất động sản, thị
trường lao động trong nền kinh tế thị trừơng).
1.2.3. Các loại hình thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán tập trung; thị trường
chứng khoán phi tập trung; thị trường chứng khoán sơ cấp, thị trường chứng khoán
thứ cấp.
1.2.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán.
1.3 Y nghĩa, vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường.
2. Pháp luật về thị trường chứng khoán.
2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam .
2.2. Quan hệ pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.3. Đặc điểm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.4. Nguồn luật điều chỉnh thị trường chứng khoán.
Câu hỏi ở lớp:
- Tại sao cần phải có TTCK?
- Có các loại TTCK nào?
Câu hỏi ở nhà:
- Phân biệt các loại hình TCK?
- Nêu rõ các đặc điểm hình thành nên TTCK Việt Nam?

-8-


CHƯƠNG 2.


ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN (HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN.)
1. Các tổ chức phát hành chứng khoán.
1.1. Chính phủ (KBNN). (mục đích phát hành chứng khoán , tư cách pháp lý, các loại
chứng khoán được phát hành)
1.2. Chính quyền địa phương. (mục đích, tư cách pháp lý, các loại chứng khoán được phát
hành)
1.3. Các doanh nghiệp (Công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá; công ty
TNHH, DNNN,Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
1.4. Quĩ đầu tư chứng khoán (khái niệm, đặc điểm, cơ chế hoạt động, loại chứng khoán
được phát hành, quyền và nghĩa vụ của các thành viên). Quĩ đầu tư chứng khoán
tham gia vào thị trường chứng khoán với nhiều tư cách khác nhau: Tổ chức phát
hành, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Xem lại!
2. Nhà đầu tư chứng khoán.
2.1. Điều kiện.
2.2. Trình, thủ tục mở tài khoản ở công ty chứng khoán, thực hiện các giao dịch chứng
khoán.
3. Tổ chức và hoạt động các Công ty chứng khoán- Thành viên TTGDCK.
3.1. Khái niệm, đặc điểm của công ty chứng khoán. Lĩnh vực kinh doanh; điều kiện kinh
doanh, trình tự thành lập; giấy phép thành lập và hoạt động
3.2. Các loại hình công ty chứng khoán (doanh nghiệp nhà nước; công ty TNHH 01 TV,
công ty cổ phần chứng khoán; công ty chứng khoán liên doanh;...).
3.3. Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. (trong các hoạt động cụ thể trình bày
nội dung (khái niệm) hoạt động; các yêu cầu pháp luật đối với hoạt động này).
3.3.1. Hoạt động môi giới.
3.3.2. Hoạt động tự doanh;
3.3.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành;
3.3.4. Hoạt động tư vấn;
3.3.5. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư.
4. Trung tâm giao dịch chứng khoán- Sở giao dịch chứng khoán.

4.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vị trí pháp lý của TTGDCK. (Sở Giao dịch chứng
khoán.)
4.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của TTGDCK.
4.3. Thành viên TTGDCK.
6. Các chủ thể khác.
Câu hỏi ở nhà:
Câu hỏi ở nhà:
-

Chính phủ được phép ban hành chứng khoán không?
Có các chủ thể nào tham gia vào TTCK?
Có các dạng quỹ đầu tư chứng khoán nào?
Trình bày các hoạt động của CTCK?
Phân biệt giữa TTGDCK và SGDCK? Giữa SGDCK và UBCKNN?

Chương 3.
-9-


PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN.
1. Khái niệm chứng khoán.
1.1. Khái niệm chứng khoán trong pháp luật Việt Nam & các nước.
1.2. Bản chất pháp lý của chứng khoán.
2. Pháp luật về các loại chứng khoán theo pháp luật việt nam.
2.1. Cổ phiếu. (Khái niệm, các loại hình cổ phiếu , quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
cổ phiếu)
2.2. Trái phiếu. (Khái niệm, các loại hình trái phiếu, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
trái phiếu.)
2.3. Chứng chỉ quĩ đầu tư.
2.4. Các loại chứng khoán khoán khác.(Quyền chọn, hợp đồng tương lai, chứng

quyền).
3. Điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán.
3.1. Điều kiện phát hành cổ phiếu, trái phíêu, chứng chỉ quĩ đầu tư.
3.2. Hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán.
3.3. Đăng ký phát hành chứng khoán.
3.4. Phân phối chứng khoán.
4. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
4.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại bảo lãnh phát hành chứng khoán, bản chất pháp lý,
sự khác và giống với các loại hình bảo lãnh khác
4.2. Chủ thể thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán;
4.3. Điều kiện và thủ tục bảo lãnh phát hành
4.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh phát hành.
5. Hoạt động niêm yết chứng khoán.
5.1.

Điều kiện niêm yết chứng khoán tại TTGDCK. (đối với từng loại hình chứng khoán)

5.2.
5.3.

Hồ sơ niêm yết chứng khoán.
Nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức niêm yết.

Câu hỏi tại lớp:
- Trình bày các loại chứng khoán?
- Có phải mọi TCTD đều có thể phát hành chứng khoán?
Câu hỏi ở nhà:
- Phân biệt các loại chứng khoán?
- Trình bày các dạng bảo lãnh phát hành chứng khoán.


Chương 4.

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THỊ TRỪƠNG CHỨNG KHOÁN.
1. Hoạt động giao dịch chứng khoán.
1.1. Phương thức giao dịch chứng khoán (giao dịch khớp lệnh và giao dịch thoả thuận).
1.2.
Giao dịch lô lẻ, giao dịch cổ phíêu quĩ, giao dịch cổ phiếu của các cổ đôngnội bộ.
Giao dịch cổ phiếu của các cổ đông lớn, cổ đông thâu tóm.
2. Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
2.1. Hoạt động đăng ký chứng khoán. Các loại chứng khoán chi danh, chứng khoán vô
danh, xác lập tư cách chủ sở hữu, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu chứng
khoán.
- 10 -


2.2.

Hoạt động lưu ký chứng khoán. (thành viên lưu ký, các ngânhàng thương mại
tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, nội dung hoạt động lưu ký chứng khoán,
quyền và và nghĩa vụ của tổ chức lưu lý chứng khoán.)
2.3. Hoạt động bù trừ thanh toán.
3. Cơ chế pháp lý đảmbảo thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin.
3.1. Ý nghĩa, mục đích của việc công bố thông tin.
3.2. Yêu cầu trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thôngtin.
3.3. Các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin và nội dung thôngtin cần công bố. (Tổ
chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ,
TTGDCK.).
Câu hỏi ở lớp:
-


Trình bày cách thức các nhà đầu tư mua, bán chứng khoán?

-

Tại sao cần phải cộng bố tông tin trên TTCK?

Câu hỏi ở nhà:

V.
STT

-

Trình bày các nội dung thông tin cần công bố trên TTCK?

-

Các chủ thể na2om phải có nghĩa vụ công bố hông tin trên TTCK? Tại
sao?

-

Phân biệt các phương thức giao dịch chứng khoán?

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC.
Nội dung đánh giá

Trọng số

1


Kiểm tra môn học (Đ1)

0.1

2

Kiểm tra giữa môn (Đ2)

0.3

3

Thi hết môn (Đ3)

0.6

Ghi chú

Điểm môn học = (Đ1 x 0.1) + (Đ2 x 0.3) + (Đ3 x 0.6)
VI.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY.

-

Kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.

-


Số tín chỉ:

-

Số tiết giảng của giảng viên:

VII.

3 TC (45 tiết)
45 tiết

TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC.

-

Bảng, phấn, bút viết.

-

Micro.
- 11 -


-

Projector.

-

Máy vi tính (để thực hành chạy phần mềm).


VIII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

-

Giáo trình Luật Ngân hàng của trường Đại học luật Tp.HCM.

-

Giáo trình Luật Ngân hàng của trường Đại học luật Hà Nội.

-

Giáo trình môn Pháp luật chứng khoán của Trung tâm đào tạo chứng khoán,
UBCKNN.

- 12 -



×