Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá tác động môi trường Công Viên Nghĩa Trang Phúc An Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 62 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHO VIỆC XÂY DỰNG CÔNG VIÊN
NGHĨA TRANG PHÚC AN VIÊN, QUẬN
9, TP. HỒ CHÍ MINH


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ............................................ 1
1.1

Tổng quan về công viên nghĩa trang ....................................................................... 1

1.1.1

Quan niệm về việc hậu sự của con người sau khi chết .............................. 1

1.1.2

Các hình thức an táng ................................................................................. 3

1.1.3

Công viên nghĩa trang ................................................................................ 5

1.2

Tổng quan về công viên nghĩa trang Phúc An Viên ............................................... 6

1.2.1

Giới thiệu về công viên nghĩa trang Phúc An Viên ................................... 6



1.2.2

Quy trình hoạt động của dự án ................................................................. 12

1.2.3

Kinh phí đầu tư của dự án ........................................................................ 14

1.2.4

Hiệu quả kinh tế và môi trường của dự án ............................................... 14

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ – DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 16
2.1

Đặc điểm môi trường nền của khu vực dự án ....................................................... 16

2.1.1

Đặc điểm môi trường tự nhiên ................................................................. 16

2.1.2

Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội ...................................................... 18

2.2

Cơ sở pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường.......................................... 19


2.3

Nhận dạng tác động............................................................................................... 20

2.3.1

Nhận định ban đầu.................................................................................... 20

2.3.2

Danh mục tác động ................................................................................... 21

2.3.3

Xác định ma trận tác động ....................................................................... 23

2.4

Mô tả tác động....................................................................................................... 24

2.4.1

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ....................................... 24

2.4.2

Tiếng ồn.................................................................................................... 51

2.4.3


Nguồn gây tác động liên quan đến rủ ro, sự cố môi trường ..................... 52

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ........................................................ 53
3.1

Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động của dự án .......................................... 53

3.1.1

Giải pháp về mặt công nghệ ..................................................................... 53

3.1.2

Giải pháp về mặt quản lý ......................................................................... 55

3.1.3

Một số đề xuất giải pháp .......................................................................... 56

3.2

Giải pháp phòng ngừa và ứng phó với rủi ro, sự cố môi trường .......................... 56

3.3

Chương trình quan trắc môi trường ...................................................................... 56

3.3.1

Quan trắc môi trường không khí .............................................................. 56



3.3.2

Quan trắc môi trường nước ...................................................................... 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 59
1.

Kết luận ................................................................................................................. 59

2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 59


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1.1 Tổng quan về công viên nghĩa trang
1.1.1 Quan niệm về việc hậu sự của con người sau khi chết
1.1.1.1 Quan niệm về cái chết của người Việt Nam
Từ xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: Con người ta sanh ra, lớn lên, dựng
vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy
luật sinh lão bệnh tử. Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật nên người Việt Nam
đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như sắm trước quan tài (gọi là
Thọ), xây dựng sanh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khi còn sống.
Người Việt còn sống theo đạo lý: "nghĩa tử là nghĩa tận", tức là bao nhiêu hờn oán
đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Không ai truy cứu người
chết bao giờ. Trong dân gian tới nay ngay vẫn còn một bộ phận lớn người tin vào linh
hồn, cho rằng người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, nơi đó linh hồn cũng sinh
hoạt như ở dương thế.

Nhân sanh quan người Việt xưa nay cũng cho là "sống ở, thác về", xem cuộc sống
trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vĩnh cửu. Do
vậy "người chết cần được mồ yên mả đẹp", việc "động mồ động mả" rất kiêng cử ví
có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời.
1.1.1.2 Lễ tang
Dầu quan niệm cái chết thế nào thì tang lễ là một hình thức bày tỏ lòng nhớ ơn và
thương xót của người sống đối với người chết. Người Việt quan niêm lễ tang là một
phần của đạo hiếu mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ khi quá cố. Do vậy qua các
triều đại thời phong kiến nhà vua cho soạn nghi thức lễ tang thành những quy điều,
dạy bá tánh phải tuân theo.
Tục lệ về tang ma của người Việt xưa dầu chịu ảnh hưởng người Tàu, nhưng vẫn
giữ được nét đặc thù văn hóa Việt Nam.Thọ Mai Gia Lễ là bộ sách nói về lễ tang của
Việt Nam dựa vào sách Chu Công Gia Lễ của Trung Hoa. Tác giả Thọ Mai tên thật là
Hồ Sỹ Tân (1690-1760) thời vua Lê chúa Trịnh, người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh
Lưu, đậu Tiến sĩ năm 1721.
Lễ tang xưa gồm ban nhạc, ban lễ, thấy cúng lo lễ tiếp nhận trướng cũng như văn
tế của người phúng điếu. Lễ tang ngày xưa kéo dài 3 ngày đến 7 ngày có nhà để lâu
hơn tùy theo hoàn cảnh. Linh cữu bàn thờ thiết trí nơi trang trong nhứt trong nhà.
Trước nhà có dựng rạp xếp đặt bàn ghế để tiếp khách. Nhà theo Phật có lập bàn thờ
Phật bên quan tài. Đối mặt với bàn vong có xếp bộ ván cho ban nhạc lễ sẳn sang trổi
nhạc trống kèn khi có khách viếng phúng điếu. Đại diện gia đình của người quá cố


phải lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang. Nếu chôn cất xong có người đến nhà viếng
cúng thì tang chủ không nên lại trả.

Hình 1. 1 Một lễ tang ở Việt Nam
1.1.1.3 Mồ mả và nghĩa trang cho người đã khuất
Người Việt Nam coi trọng mồ mả của người đã khuất, do lòng thành kính đối với
người chết. Mồ mả không chỉ là nơi an táng người chết mà còn mang ý nghĩa linh

thiêng, huyền bí khiến không ai đám động tới mồ mả sợ ảnh hưởng đến con cháu.
Luật pháp xưa coi xúc phạm mồ mả là trọng tội. Mộ đồng nghĩa: mồ, mả là nơi người
chết được chôn cất (chôn xuống đất). Mộ thường nằm tập trung ở các nghĩa địa (nghĩa
trang) hoặc nằm riêng lẻ, với xác người chết hoặc tro đốt xác chôn bên dưới.
Nghĩa trang trong quan niệm trước đây: U ám, chết chóc, ảm đạm
Nói đến "Cái chết", đối với người Phương Đông đó là một sự kiêng kị. Do đó, tất
cả những gì liên quan đến chết chóc đều bị khóa lại, tách biệt khỏi ngôn ngữ hằng
ngày của những người nơi đây. Khổng Tử từng nói: "Sống còn chưa biết làm sao biết
được cái chết", con người sống thì chỉ cần nghĩ đến việc sẽ sống như thế nào cho tốt,
cho đáng. Còn "cái chết" chẳng khác gì bản thân bị tước đoạt hết mọi thứ, cắt đứt mọi
mối liên hệ với thế giới bên ngoài.
Mọi thứ như một trũng tối vô cùng. Yên ắng đến ghê sợ. Chết là hết, và ai cũng lo
sợ cái chết. Cũng bởi lẽ đó, họ biến nghĩa trang, những nơi chôn cất người đã khuất
trở thành nơi ảm đạm, u ám đến đáng sợ. Những gì liên quan đến người đã khuất cứ
thế còn quanh quẩn trong tâm trí của họ, mọi thứ trở thành ký ức đau buồn cứ tồn tại
mãi chẳng bao giờ dứt.
Nghĩa trang với cách nhìn của người phương Tây


Còn đối với người Phương Tây thì họ có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về cái chết. Với
họ, chết không phải là hết, mà chết chỉ là cuộc chia tay với thế giới mình đang sống để
đi đến với thế giới mới. Một thế giới của sự an lạc, của hạnh phúc viên mãn. Họ nhận
thức rõ được quy luật của tạo hóa, sinh rồi diệt là cái mà không ai có thể thay đổi
được. Với họ, chấp nhận cái chết như một điều hiển nhiên, có đau buồn nhưng nghĩ
tới việc người thân của mình đang sống tại một thế giới mới và thoát khỏi thế giới trần
tục với nhiều sự khổ đau này, đó là cả một hạnh phúc.
Do đó, những gì đau buồn trong cuộc chia li này, họ dễ dàng vứt bỏ chúng đi.
Biến thế giới của những người đã khuất thành một nơi thanh bình hơn và tĩnh lặng. Họ
gửi gắm hết mọi thứ ở nơi đó. Thay vì là một nghĩa trang lạnh lẽo, ảm đạm, họ biến
chúng thành những công viên xanh mát hoa cỏ, một mảnh đất khi đặt chân lên, sẽ

chẳng bao giờ có cảm giác của sự sợ hãi. Nơi đó, có sự giao hòa giữa "sự sống và cái
chết".
Ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, nghĩa trang không còn đơn thuần chỉ là nơi
chôn cất người đã khuất nữa. Họ đang thay đổi để thế giới của những người đã khuất
trở nên như chính thế giới của những người đang sống, mang đến một giá trị mới, giá
trị của sự chuẩn mực trong đạo đức và trong quan niệm.
1.1.2 Các hình thức an táng
"An táng" và "mai táng" là hai từ đồng nghĩa, tuy nhiên "mai táng" đơn thuần chỉ
thể hiện việc chôn cất, nhưng từ "an táng" còn hàm ý (thêm) về một mong ước tâm
linh, mong cho việc chôn cất đó mang lại sự an bình cho người quá cố, với quan niệm
người chết không phải là hết, mà sẽ sống ở một cõi giới âm khác trần thế, và sự chôn
cất tạo ra một sự an bình, một cuộc sống mới tốt đẹp.
Trên thế giới có nhiều cách an táng như: địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng,
không táng (thiên táng), huyền táng, điểu táng… Riêng Việt Nam phổ biến hiện nay là
địa táng và hỏa táng.
1.1.2.1 Địa táng
Địa táng hay Thổ táng, là một hình thức mai táng được đa số người Việt Nam áp
dụng tới nay. Thổ táng gồm có 2 loại:
-

-

Một loại chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ phi "mả động", nghĩa là khi trong gia
đình xảy ra biến cố gì bất trắc như có người đau nặng, mất mùa, cửa nhà sa sút,
chết bất đắc kỳ tử... sau khi chôn. Thì người ta mới phải cải táng.
Một loại chôn tạm xuống đất một thời gian nhất định (tuỳ theo tập tục quy định),
sau thời gian quy định phải cải táng, tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lại nữa
ở chỗ khác hay địa điểm cũ, lần này mới chôn vĩnh viễn”. Hình thức này có ở Việt
Nam từ rất lâu đời có trong nền văn hóa cổ Sa Huỳnh, Đông Sơn miền Trung.



1.1.2.2 Huyền táng
Hay còn gọi là tục táng treo. Một kiểu táng người chết không phổ biến rộng rãi
như địa táng nhưng xuất hiện rất nhiều trong thời xưa. Theo cách này, người ta để thi
thể người chết lộ thiên, hoặc để nằm trên một tấm phên, hoặc để nằm trong quan tài
hình thuyền. Có nhiều cách để quan tài như:
-

-

Đặt quan tài trên chạc ba một cái cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây.
Đặt quan tài dưới vòm mái đá hay trong hang đá ở lưng chừng núi, có khi đặt nằm
sâu trong hang động. Những hang động thường nằm gần sông, có rào chắn cẩn
thận, là hang thiên tạo hay do con người đào khoét. Hang được ngăn ra nhiều
phòng, tạo chỗ để nhiều quan tài.
Dùng những đoạn gỗ to ghim vào vách núi làm điểm tựa cho quan tài hoặc cắm
một đầu quan tài vào những hốc đá trên lưng chừng núi,.

Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều di chỉ về hình thức huyền táng này ở các dân
tộc thiểu số miền núi và trung du như: quan tài treo ở động Ma, xã Hồi Xuân, huyện
Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hang đá với nhiều mộ treo ở xã Tân Lập, huyện Mộc
Châu tỉnh Sơn La. Những rừng mả của các dân tộc ở Tây Nguyên nổi tiếng các làng
Biên Loong, Đak Xay, Dục Lang và Vai Trang của dân tộc Giẻ-triêng ở xã Đak Long,
huyện Đak Glei tỉnh Kon Tum … Hiện nay, táng treo không còn nữa vì tục này gây ô
nhiễm môi trường, bệnh dịch …
1.1.2.3 Thủy táng
Là hình thức thả trực tiếp xác người chết xuống sông, biển, hồ… hiện nay hình
thức này không còn vì gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong những trường hợp
bất đắc dĩ vẫn còn sử dụng. Nó liên quan nhiều đến điều kiện và môi trường sống
cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này. Thủy táng không

chỉ có ở Việt Nam mà khá phổ biến ở những cư dân ven biển, trên các đảo nhỏ ở vùng
Đông Nam Á (cả những vùng thuộc văn hóa Đông Nam Á cổ đại).
Hình thức này cũng xuất hiện trong tác phẩm văn học “Mùa hoa cải bên sông” của
nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã được đạo diễn Khải Hưng chuyển thể thành phim
“Lời nguyền của dòng sông” với hình ảnh thủy táng người vợ của lão chài họ Phạm.
Hay bộ phim “Mùa len trâu” truyện của Sơn Nam do Nguyễn Võ Nghiêm Minh làm
đạo diễn với hình ảnh thủy táng người cha của Kìm giữa đồng nước mênh mông, đồng
thời bộ phim này có hình ảnh cả tục táng treo trên cây, khi nước xuống mới đem chôn
(mặc dù không đúng thật 100%). Điều này phần nào thể hiện cách thưc mai táng chịu
ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên.
1.1.2.4 Hỏa táng
Còn gọi hoả thiêu. Đốt cháy người chết thành tro (dùng gỗ, dầu mazut, dầu hoả,
khí đốt; dùng điện là tốt nhất); tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà
cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, vv.


hoặc để ở một nơi công cộng hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải
ngoài thiên nhiên).
Ở Việt Nam, trước đây tục hỏa táng chủ yếu ở người Khơ Me theo đạo Phật. Mỗi
phum, sóc người Khơ Me có nơi hỏa táng riêng, nhiên liệu chủ yếu là củi. Trước khi
hỏa táng, người ta tiến hành những nghi thức có tính tôn giáo nhằm đưa hồn người
chết về thế giới bên kia.
Trong những tư liệu khảo cổ học cũng cho thấy tục hỏa táng đã có trong nền văn
hóa Sa Huỳnh vì tìm thấy những mộ chum chứa tro cốt. Hiện vẫn chưa khẳng định
được đây xuất phát từ tín ngưỡng bản địa hay du nhập từ bên ngoài.
Ngày nay người Việt hải ngoại có khuynh hướng chọn hỏa táng, tro cốt đem vô
chùa, đem về Việt Nam hoặc rải xuống biển.
1.1.2.5 Thiền táng
Thiền táng (táng trong tư thế ngồi thiền) hay Tượng táng (làm thành tượng để
táng), là một loại hình rất hiếm hiện nay chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt

Nam. Đặc biệt chỉ thấy ở những nhà sư Phật Giáo. Các tượng nhà sư vẫn còn nguyên
vẹn xương cốt, nội tạng… được đặt trong tư thế thiền định. Đây là một hình thức táng
vẫn đang dược nghiên cứu vì sự đặc biệt của nó.
Ở Việt Nam có hai trường hợp thiền táng nổi tiếng là của nhà sư Vũ Khắc Trường
và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, tức Thành Đạo Tự, thuộc làng Gia Phúc, xã Nguyễn
Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. "Theo truyền thuyết trong dân gian có nói rằng
là hai thiền sư vào nhập thất có dặn là ta vào nhập thất 100 ngày, có gõ mõ niệm phật,
hết 100 ngày thì toàn thân sẽ khô đi, thơm tho, nếu thực sự như thế thì để nguyên còn
nếu có mùi như mọi người thì đem chôn… Đến nay di hài của hai nhà sư vẫn còn
được lưu giữ theo thế ngồi thiền".
1.1.3 Công viên nghĩa trang
Công viên nghĩa trang là nghĩa trang được xây dựng theo loại hình của một khu
công viên với cây xanh, hồ nước, đường bộ, cây cảnh và các khu mộ được thiết kế
một cách bài bản. Một nghĩa trang theo kiểu công viên phải là một nơi giao hòa với
thiên nhiên, cây cảnh.
Công viên nghĩa trang là vùng đất tâm linh và tinh thần biết ơn tổ tiên nên việc xin
phép xây dựng đất nghĩa trang là cực kỳ quan trọng, luôn được cấp chính quyền quan
tâm và xem xét phê duyệt với mục đích sử dụng lâu dài. Những dự án về công viên
nghĩa trang được xây dựng với quy mô lớn về sức người và vất chất cũng như yếu tố
về bảo vệ thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, với một nước phương
Đông như Việt Nam thì những khu công viên nghĩa trang phải được xây dựng ở
những nơi có phong thủy tốt. “Lưng tựa sơn, mặt hướng thủy”. Ở nơi đây, người đã
khuất có thể yên giấc ngàn thu, có thể dõi theo và phù hộ cho con cháu của mình.
Đặc điểm nổi bật:


-

-


-

Cảnh quan đẹp: Công viên nghĩa trang thường được xây dựng ở những nơi có vị
trí đẹp, không những đẹp về môi trường xung quanh mà còn có phong thủy tốt, là
những nơi có long mạch, gắn với cỏ cây sông nước. Công viên nghĩa trang được
thiết kế với 60% là cảnh quan, lấy thiên nhiên làm chủ đạo đã đem đến sự mới mẻ
và cảm nhận riêng biệt.
Đảm bảo môi trường: Với số vốn đầu tư không hề nhỏ, công viên dạng nghĩa
trang được thiết kế đồng bộ áp dụng cho mọi loại hình an táng từ truyền thống đến
hiện đại. Hệ thống xử lý nước gỉ được trang bị hiện đại giúp thân thiện với môi
trường. Hơn hết các dự án công viên nghĩa trang này đều nằm xa khu dân cư cho
nên không ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.
Dịch vụ độc đáo: Dịch vụ độc đáo là một trong các yếu tố mà chỉ có ở công viên
nghĩa trang mới có. Các dịch vụ được triển khai bao gồm như: Cúng giỗ online,
thắp hương ngày rằm mồng một, lau dọn phần mộ, dịch vụ mai táng, dịch vụ bảo
quản chăm sóc xác chết… là những dịch vụ độc đáo, hiện đại được công viên
nghĩa trang thực hiện nhằm đem đến cho khách hàng sự an tâm nhất định.

1.2 Tổng quan về công viên nghĩa trang Phúc An Viên
1.2.1 Giới thiệu về công viên nghĩa trang Phúc An Viên
1.2.1.1 Thông tin của dự án
-

Tên dự án: CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG PHÚC AN VIÊN
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH XD VÀ KD NHÀ ĐIỀN PHÚC THÀNH
Địa chỉ: Đường D3, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0837335523
Fax: 0837335525
Website:
Email:


1.2.1.2 Vị trí địa lý của dự án
Công viên nghĩa trang Phúc An Viên tọa lạc tại số 34, phường Long Thạnh Mỹ,
Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
Phía tây công viên tiếp giáp với sân Golf Thủ Đức, mặt phía đông tiếp giáp với
sông Đồng Nai, là tâm điểm của vùng tam giác kinh tế giữa TPHCM với các tỉnh
Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.


Hình 1. 2 Vị trí công viên nghĩa trang Phúc An Viên
1.2.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án
Trước thực trạng quá tải ở một số nghĩa trang trong thành phố cũng như nhu cầu
tìm nơi an nghỉ của người dân không ngừng tăng cao, Công ty TNHH Xây dựng và
Kinh doanh nhà Điền Phúc Thành đã đầu tư xây dựng dự án Phúc An Viên tại Phường
Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TPHCM với nhiều hạng mục kiến trúc hoành tráng, nghĩa
trang cao cấp tư nhân lớn đầu tiên của thành phố giống như một công viên. Đồng thời,
đây cũng là một trong những dự án trọng điểm của quận 9, góp phần tạo cảnh quan
môi trường cho quận 9. Phúc An Viên nằm trên vùng đất không bị ảnh hưởng bởi thủy
triều ẩm thấp, phù hợp cho nhu cầu phục vụ nhu cầu địa táng (gồm mộ đơn, mộ đôi,
mộ Gia tộc), hỏa táng, lưu tro cốt, tang lễ và dịch vụ khác như dựng mộ bia, cúng giỗ,
chăm sóc và bảo trì với thời hạn ổn định lâu dài (vĩnh viễn). Nơi này có đền thờ cầu
mong phước lành, an lộc đến gia quyến và là nơi gửi gắm nguyện cầu của người thân
dành cho người đã khuất.
Ngoài ra, Phúc An Viên còn có hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ sang trọng dành cho
khách hàng đến thăm người thân, đặc biệt đối với khách hàng ở xa lưu trú. Phúc An
Viên được thiết kế cho các đối tượng xã hội khác nhau hình thành nên hệ thống các
công trình tương đối phong phú và đa dạng, đồng thời tôn vinh nét đẹp văn hóa tín
ngưỡng thờ cúng gia tiên. Nhu cầu tìm một nơi yên nghỉ cuối đời có quy hoạch hoàn
chỉnh, phong thủy tốt và không lo vấn đề di dời đang khiến không ít người dân đô thị
phải “nhức đầu”.

1.2.1.4 Thời gian hoạt động của dự án
Công viên nghĩa trang Phúc An Viên được Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất cho
UBND Thành phố phê duyệt và Quyết định giao đất số 4560/QĐ-UBND ngày
1/9/2012 và đã được đưa vào sử dụng từ 22/06/2013.


1.2.1.5 Quy mô và các hạn mục công trình chính của dự án
Phúc An Viên được quy hoạch tập trung trên diện tích hơn 18 ha với khoảng
10000 ngôi mộ, hiện đang là công viên nghĩa trang gần trung tâm Tp Hồ Chí Minh
nhất.
Quảng trường
Với khuôn viên cây xanh rộng 2800m2, đây là trái tim của Phúc An Viên với
tượng phật Thích ca và mô hình ngọn núi 5 đỉnh hùng vĩ, từ đây có thể nhìn bao quát
tổng thể dự án. Đại lộ trung tâm dẫn thẳng đến hồ nước, nơi có tượng Thích Ca, 20 vị
đệ tử tôn giả Nam và Nữ đứng xung quanh phật Thích Ca. Sau lưng là tòa bảo tháp
đứng sừng sững trước dãy núi đá trùng điệp, tạo cảm giác uy nghiêm, thanh tịnh, …

Hình 1. 3 Quản trường công viên nghĩa trang Phúc An Viên
Đại lộ trung tâm
Kéo dài từ cổng chính đến khu trung tâm và các tiểu khu xung quanh, hai ông
Thiện – Ác và tượng 18 vị La Hán được bố trí dọc theo Đại lộ chính lối vào từ cổng
đến quảng trường trung tâm Phúc An Viên, tiếp đó là tượng 5 thầy trò Đường Tăng
tiến dần về nơi cõi phật, sắp xếp hai bên đường dưới những tán cây Tha La đảm bảo
không khí môi trường trong lành, an nhiên cho tất cả mọi người khi cất bước dạo chơi,
phúng viếng. Dưới chân mỗi bức tượng là hệ thống âm thanh được lắp đặt kín kẽ.
Công viên trung tâm


Với khuôn viên cây xanh rộng lớn 5200m2 được trồng theo quy hoạch hợp lý.
Khách viếng thăm sẽ có dịp dạo chơi, thăm thú cảnh thiên nhiên sau những giờ viếng

thăm. Với những công trình kiến trúc sắp đặt hợp lý trong công viên như tượng Phật
Địa Tạng Vương uy nghiêm đứng trước cội bồ đề sừng sững vững chãi với hai tháp
chuông trống đặt hai bên.

Hình 1. 4 Công viên trung tâm

Đài hóa thân hoàn vũ (hỏa táng)


Với công nghệ xử lý hiện đại không ảnh hưởng đến môi trường và không khí
trong lành nơi đây.
Tháp lưu tro cốt
Bao gồm 2 tháp lưu, theo hướng nam từ vị trí trung tâm công viên nghĩa trang
Phúc An Viên, Tháp lưu cốt nằm trong quần thể khu vực hỏa táng và lưu tro cốt, được
xây dựng dựa theo kiến trúc phật giáo cộng hưởng những giá trị hiện đại mang lại một
không gian sinh động và đầy đủ tiện nghi, phát triển bên cạnh mô hình địa táng thông
thường.

Hình 1. 5 Tháp lưu tro cốt trong công viên nghĩa trang Phúc An Viên
Các phân khu
Với diện tích hơn 18ha, được phân ra thành nhiều phân khu với sắc thái đa dạng ,
địa thế khác nhau, mỗi phân khu mang một tên gọi của một loài hoa phù hợp với
nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy của mỗi khu vực đặc trưng:
-

-

Khu Bát Tiên: Khu vực được xây dựng hướng thẳng về phía đông hướng ra sông
Đồng Nai. Với những tiểu khu nhỏ hơn phân làm tám hướng đại diện cho bát tiên,
tạo sự giao hòa giữa thiên, địa và khí .

Khu Thiết Mộc Lan: Khu vực được thiết kế nằm sát khu trung tâm, được bao phủ
bởi màu xanh của loài cây thiết mộc lan ( thuộc họ phát tài ), với mong muốn tài
lộc được mang đến cho con cháu .


-

-

-

-

-

Khu Diệp Long: Với dáng rồng uốn lượn, một mặt tựa lưng vào ngọn đồi tiếp giáp
Sân Gold Thủ Đức, mặt hướng về phía đông tạo thế dương long mở ra long mạch
cho khu đất, được kỳ vọng không chỉ mang lại sự bình an viên mãn cho mỗi đời
người mà còn mang đến sự thịnh vượng mãi về sau .
Khu Phước Lộc Thọ: Nằm ngay quảng trường trung tâm, khu Phước Lộc Thọ hiện
ra với một khoảng không rộng rãi, thoáng đãng, dọc theo hai bên đường là những
rặng cây Phúc Lộc Thọ xanh mướt, lấm tấm đỏ loài cây mang tài lộc, viên mãn .
Khu Vạn Niên Thanh: Đúng như tên gọi của nó, khu vực được bao phủ bởi sắc
xanh của loại cây Vạn Niên Thanh, loài cây cứng cáp và vững chãi, với một sức
sống bền bỉ với thời gian loài cây như một biểu tượng với ý nghĩa nâng đỡ, bảo
bọc cho những linh hồn được an nghỉ nơi đây .
Khu Kim Phát Tài (Kim ngân): Cây Kim Phát Tài loài cây tượng trưng cho ngũ
hành, một trong những loài cây có tuổi thọ cao nhất. Chính với ý nghĩa đó chúng
tôi quy hoạch khu vực địa táng với mong muốn mang lại sự hưng vượng, phát tài
cho gia quyến .

Khu Phú Quý: Với sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh lá với viền đỏ mang lại một
không gian sống động và ý nghĩa phong thủy độc đáo mang tên “Phú Quý” , khu
vực được kỳ vọng sẽ mang lại sung túc cho thế hệ cháu con của người đã khuất .

Các hạn mục công trình khác
Ngoài ra công viên nghĩa trang còn xây dựng các hạn mục công trình khác như:
đền thờ các anh hùng liệt sĩ miền Đông Nam Bộ, đền thờ các Vua Hùng và các vị tiền
nhân nổi tiếng, nhà tăng khách, nhà vật phẩm, Nhà dịch vụ - nhà nghỉ , nhà văn
phòng, nhà hàng, bãi xe , vọng quán, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước
thải ...


Hình 1. 6 Sơ đồ tổng thể công viên nghĩa trang Phúc An Viên
1.2.2 Quy trình hoạt động của dự án
1.2.2.1 Giai đoạn xây dựng
Giai đoạn xây dựng của dự án tiến hành đầu tư xây dựng các hạng mục sau:


-

San lấp nền toàn bộ dự án
Xây dựng hệ thống đường giao thông (đối nội, đối ngoại)
Nhà tang lễ, nhà hỏa tang, nhà điều hành, nhà lưu tro cốt, nhà quản trang, nhà đốt
đồ
Trồng cây xanh
Khu vực dịch vụ (nhà nghỉ, nhà hàng, nhà vật phẩm, thư viện), khu chôn cất, khu
đền thờ, núi đá, bãi giữ xe, tường rào cổng ngõ, hệ thống cấp nước & điện,
Hệ thống thoát nước (nước mưa, nước sinh hoạt), hệ thống xử lý nước thải, hệ
thống xử lý khí thải, …


1.2.2.2 Giai đoạn hoạt động
Đối với địa táng
Là hình thức an táng (chôn) cho người quá cố (người chết) xuống đất, chôn vĩnh
viễn (theo phong tục nhân dân miền Nam và người theo đạo Công giáo), hoặc sau 3 -5
năm sẽ bốc mộ cải táng hoặc thiêu cốt cho vào hủ để thờ phụng (theo phong tục miền
Bắc). Đây là phương pháp phổ biến theo tập tục từ ngàn xưa ở nước ta.
Địa táng tại Phúc An Viên là một quy trình khép kín không gây ô nhiễm môi
trường.
-

Kim tĩnh được đổ bê tông 6 mặt
Phần mộ bằng đá Granite khối đặt lên trên và được thắp nhang, vệ sinh dọn dẹp
các phần mộ hàng ngày.

Đối với hỏa táng
Hay còn gọi là Thiêu là hình thức an táng cho người quá cố bằng cách thiêu xác
thành tro sau đó để vào hũ hoặc bình. Tùy theo từng tôn giáo, từng tập tục tro sau khi
hỏa táng được đưa về nơi thờ phụng (Nhà Thờ, Chùa...).
Là phương pháp dùng nhiệt độ cao đốt xác người cùng với quan tài và các vật liệu
tẩm liệm thành tro, xương người khi đó bị cháy thành các mảnh vụn. Sau đó, tro
xương được đưa vào hũ kín để thờ phụng hoặc đem rải xuống sông, hồ (như phong tục
tại một số địa phương hoặc ý muốn của người quá cố).
Thiết bị lò hỏa táng ở Phúc An Viên áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ. Lò
không sinh ra mùi, hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Quy trình hỏa táng tại Phúc An Viên:
-

-

Đốt cháy cả quan tài khoảng 2-3 giờ ở nhiệt độ trung bình từ 1600oC – 1700oC

bằng hệ thống theo công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ không khói, không mùi,
không ô nhiễm môi trường.
Lấy tro, cốt ra khay để nguội sạch sẽ, và cho vào hũ hoặc bình
Giao lại cho thân nhân, gia đình
Quy trình hỏa táng được trình bày khái quát theo sơ đồ sau:


TRẠM CẤP
NHIỆT

XE TANG

NHÀ
HÀNH LỄ

NHÀ LƯU
TRO

CẤP ĐIỆN

NHÀ ĐẶT
LÒ THIÊU

NHÀ GIAO
NHẬN TRO

KHÁCH
MANG ĐI
NƠI KHÁC


VĂN
PHÒNG

Hình 1. 7 Quy trình hỏa táng
Đối với hoạt động thăm viếng nghĩa trang
Hoạt động thăm viếng nghĩa trang được tóm gọn theo quy trình dưới đây:
VIẾNG
THĂM MỘ
NGƯỜI
THÂN

KHÁCH
VIẾNG
THĂM
NGHĨA
TRANG

CÁC DỊCH
VỤ KHÁC
(NHÀ HÀNG,
THƯ VIỆN,
…)

NHÀ ĐIỀU
HÀNH

VIẾNG THĂM
TOÀN CÔNG
VIÊN NGHĨA
TRANG


Hình 1. 8 Sơ đồ hoạt động thăm viếng nghĩa trang
1.2.3 Kinh phí đầu tư của dự án
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 800 tỷ đồng. Đây là nghĩa trang có quy mô và
kinh phí đầu tư lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích lên đến hơn 18 ha.
1.2.4 Hiệu quả kinh tế và môi trường của dự án
1.2.4.1 Hiệu quả về kinh tế
Việc xây dựng dự án mang lại các lợi ích:


-

-

Góp phần phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương, người dân các khu vực xung
quanh, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người dân về môi trường sống, tạo
cảnh quan cho khu vực.
Tăng nguồn thu nhập cho ngân sách địa phương từ các khoản thuế và nghĩa vụ
phải nộp cho nhà nước.
Thu hút thêm lao động và các hoạt động kinh doanh dịch vụ, góp phần giải quyết
vấn đề dân sinh xã hội.
Bên cạnh những lợi ích mà dự án mang lại thì cũng có những bất lợi sau:

-

-

Lợi dụng sự vắng vẻ của nghĩa trang, nhiều người vô gia cư và các thành phần của
xã hội có những việc làm không lành mạnh làm ảnh hưởng trật tự an ninh địa
phương.

Khu vực nghĩa trang cũng có những dịch vụ phát sinh như việc buôn bán thức ăn,
nước uống và bán nhang đèn, … Nếu không có sự kiểm soát và quản lý chặt ché
sẽ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

1.2.4.2 Hiệu quả về môi trường
Phần lớn các nghĩa trang không đạt tiêu chuẩn, không có hệ thống thoát nước
mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thấm từ xác phân hủy, hàm lượng các chất độc
hại có trong nước mặt và nước ngầm cao gấp nhiều lần cho phép. Tình trạng này
không chỉ gây lãng phí đất, quá tải, mà còn khiến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Bên cạnh đó với hệ thống cây xanh giúp môi trường không khí khu vực nghĩa trang và
xung quanh trở nên trong lành hơn. Chính vì vậy, việc ra đời các công viên nghĩa
trang đã được đông đảo người dân ủng hộ.
Khi nghĩa trang Phúc An Viên đi vào hoạt động, việc tác động đến môi trường
không thể tránh khỏi, chẳng hạn như nước rỉ từ mộ chôn, khí thải từ lò hỏa táng, rác
thải (từ hoạt động tang lễ, người viếng thăm, …). Tuy nhiên, Phúc An Viên đã sử
dụng những thiết bị hiện đại nhất trong quá trình hỏa táng, hệ thống xử lý nước thải
tiên tiến hiệu quả, khu chôn lấp và xử lý chất thải rắn hợp lý. Vì vậy, các tác động ô
nhiễm môi trường được hạn chế tối thiểu và theo định kì, Phúc An Viên có thực hiện
báo cáo giám sát môi trường nộp cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm theo dõi quá
trình phát triển của dự án, khắc phục kịp thời nếu xảy ra sự cố bất ngờ.


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ – DỰ BÁO
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
2.1 Đặc điểm môi trường nền của khu vực dự án
2.1.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên
Địa hình, địa chất
Cấu trúc địa chất của thành phố HCM được chia làm 3 tầng cấu trúc: tầng cấu trúc
trên, tầng cấu trúc giữa và tầng cấu trúc dưới.
-


-

-

Tầng cấu trúc trên: Tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích thuộc thành tạo trầm
tích Holocen là hệ tầng bình chánh và hệ tầng cần giờ. Nhìn chung, các hệ tầng
trầm tích hệ tầng cần giờ đều là đất yếu, chứa một lượng đáng kể vật chất hữu cơ
và hàm lượng của nó liên quan mật thiết với nguồn gốc thành tạo, thấp nhất là
trong trầm tích nguồn gốc sông biển, kế đó là các trầm tích có nguồn gốc đầm lầy
biển và đầm lầy nông.
Tầng cấu trúc giữa: xem xét từ trẻ đến cổ gồm các trầm tích sau:
 Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn phân bố hầu hết diện tích của thành
phố và lộ ra trên các khu vực có độ cao trên 5m trở lên, phần còn lại bị phủ bởi
các trầm tích có tuổi Holocen. Ở thành phố HCM các trầm tích thuộc thành tạo
này có nguồn gốc khác nhau từ sông, sông – biển, biển.
 Các thành tạo trầm tích Pleistocen giữa – muộn phủ lên trên hầu hết diện tích
của thành phố , nhưng chỉ lộ ra trên các đồi cao 20-40 m ở Thủ Đức ,quận 9,
10-20 m ở Củ Chi.
 Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn, Pleistocen sớm phân bố khắp diện
tích thành phố ,bề mặt mái của của hệ tầng này chìm sâu từ một vài mét ở khu
vực Tây Bắc Củ Chi, 20- 45 mở khu vực Hóc Môn – khu nội thành, 34-84 m ở
khu Cần Giờ, thành phần thạch học là sét bột.
 Các thành tạo Pliocen sớm không lộ ra trên mặt đất, chúng được thấy hầu hết
trong lỗ khoan sâu trên diện tích thành phố, bao gồm các trầm tích gắn kết yếu
tương ứng với hệ tầng Nhà Bè.
 Các thành tạo trầm tích Miocen muộn mới phát hiện và được nghiên cứu chi
tiết với tên là hệ tầng Bình Trưng ở đáy lỗ khoan 820, phường Bình Trưng,
quận 2.
Tầng cấu trúc dưới: bao gồm các đá trầm tích tuổi jura sớm, các đá trẩm tích – núi

lửa tuổi Jura muộn- Kreta sớm, các đá xâm nhập kreta sớm. Các đá này lộ ra trên
diện tích không lớn ở Long Bình, quận 9, Giồng Chùa, huyện Cần Giờ. Trên
phần lớn diện tích chúng bị phủ bởi các trầm tích Kainozoi dưới độ sâu 40-60m ở
quận Thủ Đức, 60-120 ở quận 9, 140-200 m ở Củ Chi, 220-240 m dọc theo dải Gò
Vấp-Cần Giờ, 250-320 m dọc theo dãi đồng bằng phía Tây thành phố từ Thái Mỹ,
huyện Củ Chi cắt qua Tân Túc, huyện Bình Chánh.


Dự án công viên nghĩa trang Phúc An Viên nằm trên vùng đất có cao độ trung
bình +15 so với hệ cao độ quốc gia nên không bị ảnh hưởng bởi thủy triều ẩm thấp.

Hình 2. 1 Mặt cắt địa chất qua địa bàn Quận 9
Thủy văn (nước mặt, nước ngầm)
Quận 9 chịu ảnh hưởng của sông Đồng Nai và sông Tắc vừa cung cấp nước ngọt
cho sản xuất nông nghiệp vừa tạo cảnh quan sông nước hữu tình kết nối với các vườn
cây ăn trái cảnh quan đẹp với khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng, tham
quan du lịch.
Tầng nước ngầm tại đây được xếp vào kiểu phân đới thủy hóa nghịch (IIA), có từ
4 – 5 tầng chứa nước và đa phần các tầng đều nhiễm mặn (Đổng Uyên Thanh - Đại
học Bách Khoa-ĐHQG Tp.HCM, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 11, số 11 - 2008)
Môi trường không khí và khí hậu
TP. Hồ Chí Minh nói chung và quận 9 nói riêng đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh năm cao. Hàng
năm có 2 mùa rõ rệt làm tác động chi phối cảnh quan môi trường rõ ràng: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan
trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy
những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
-

Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung

bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27oC. Nhiệt độ cao tuyệt
đối 40oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là


-

-

-

tháng 4 (28,8oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12
và tháng 1 (25,7oC). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 2528oC.
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Số ngày mưa trung bình/năm là 159
ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ
tháng 5-11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng
1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố,
lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có
lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80%
và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ
yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6-10, tốc độ trung bình 3,6m/s
và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc
từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ
trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng
từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng
không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn
bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.


2.1.2 Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội
Quận 9 nằm ở phía Đông Tp. Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 7
km theo Xa lộ Hà Nội trên tuyến đường đi Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang;
phía Bắc giáp Thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai;
phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch, Long Thành – Đồng Nai nơi có nhiều Khu Công
nghiệp – Khu Dân cư (ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai); phía Tây giáp Quận Thủ
Đức nơi hiện có 02 Khu chế xuất, 01 Khu công nghiệp, chợ đầu mối Thủ Đức; phía
Nam giáp Quận 2 nơi quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Cùng với đà phát triển kinh tế, ngành thương mại dịch vụ đã từng bước mở rộng
thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và giải trí của người dân. Lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với
quy hoạch. Diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn là 1.312,62 ha. Diện tích cây kiểng
là 58,32 ha. Diện tích cá cảnh 2,28 ha. Diện tích thủy sản hiện có 88,94 ha, trong đó
diện tích nuôi tôm 17,09 ha; diện tích nuôi cá 70,05 ha.
Cơ sở hạ tầng giao thông quận 9 khá thuận lợi, hiện đã, đang và sẽ xây dựng như
các dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, đường cáo tốc Long Thành – Dầu Giây, các tuyến
Metro, các đường vành đai; các dự án Bền xe miền Đông,…


Dù được đô thị hóa từ 1997 nhưng dân cư quận 9 còn tương đối thấp so với các
quận mới thành lập như Quận Bình Tân, Quận Tân Phú. Quận 9 có khu công nghệ cao
Thành phố Hồ Chí Minh đang được xây dựng. Intel hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào
quận, đã đầu tư vào đây với số tiền đăng kí ban đầu là 600 triệu Đôla Mỹ. Hiện Quận
9 là quận lớn và thưa dân nhất so với các quận còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh.
Phường Long Thạnh Mỹ nằm về hướng Đông Bắc của quận 9 và Thành phố Hồ
Chí Minh, phía Đông giáp phường Long Phước; phía Tây giáp phường Tân Phú; phía
Bắc giáp phường Long Bình; phía Nam giáp phường Long Bình và phường Tăng
Nhơn Phú A.
-


Diện tích tự nhiên khoảng 1.205,68 ha.
Dân số xấp xỉ khoảng 19.095 người

Phường Long Thạnh Mỹ là phường nông nghiệp đang trên đà đô thị hóa. Trên địa
bàn có nhiều dự án lớn đang thực hiện như: Khu nghệ cao, khu tái định cư Khu công
nghệ cao, Khu tái định cư Long Bình – Long Thạnh M, Dự án Nam Long…Vì vậy
diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần.
Hiện nay, toàn phường không còn hộ nghèo thu nhập dưới 6 triệu đồng/ người/ năm.

Hình 2. 2 Vị trí Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
2.2 Cơ sở pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường
-

QCXDVN 01:2008/BXD: ( Chương VI, Điểm 6.1.3): Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam - Quy hoạch xây dựng
QCVN 07:2010/BXD( Chương 10): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị


-

TCVN 7956 : 2008 - Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
Thông tư số 02 /2009/TT-BYT : Thông tư hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai
táng và hoả tang
Nghị định số 35/2008/NĐ-CP: Nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa
trang
TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh;
TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số

chất độc hại trong không khí xung quanh;
TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc;
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho
phép;
TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải;
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
Quy chế quản lý chất thải nguy hại (Ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế
quản lý chất thải nguy hại);

2.3 Nhận dạng tác động
2.3.1 Nhận định ban đầu
Việc xây dựng nghĩa trang trở thành một khu công viên giúp cải thiện các vấn đề
mội trường phát sinh đối với các nghĩa trang thông thường hiện nay. Tuy nhiên, tất cả
các hoạt động của nghĩa trang vẫn gây ra tác động đến môi trường đặc biệt là các hoạt
động như:
-

-

-

Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải chuyên chở vật liệu, các
phương tiện của người dân đến thăm viếng và tổ chức tang lễ.
Việc chôn cất người chết xuống lòng đất (địa táng) phát sinh nhiều chất ô nhiễm
đối với môi trường xung quanh.
Khí thải từ lò hỏa táng có thể phát tán ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng xấu đến

môi trường không khí nếu không có biện pháp quản lý và xử lý. Bênh cạnh đó, lò
hỏa táng sử dụng điện, nhiên liệu cho các máy móc, thiết bị hoạt động sẽ gây ra
các rủi ro, sự cố không mong muốn.
Các hoạt động tang lễ, thăm viếng của người dân và hoạt động của các nhân viên
trong công viên cũng phát sinh các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là nước thải sinh
hoạt và chất thải rắn.
Để đảm bảo cho công viên luôn sạch đẹp thì các hoạt độ ngdọn dẹp vệ sinh
thường xuyên diễn ra cũng sẽ phát sinh nhiều chất ô nhiễm nếu không có biện
pháp quản lý như nước bẩn, các chất thải rắn, …


Công viên nằm trong khu vực có lượng mưa hằng năm lớn, nước mưa có thể cuốn
theo các chất bẩn và đi vào môi trường.

-

2.3.2 Danh mục tác động
Bảng 2. 1 Danh mục các tác động trong giai đoạn hoạt động của công viên nghĩa
trang Phúc An Viên
STT

Nguồn
phát sinh

Tác động trực
tiếp

1

Ảnh hưởng tới sức

khỏe người dân

Phát sinh bụi và khí thải

Gây ô nhiễm
không khí và ảnh
hưởng đến sức
khỏe người dân

Ảnh hưởng đến hoạt động
giao thông khu vực

Tác động đến tình
hình kinh tế - xã
hội khu vực

Ảnh hưởng tới môi trường
khí xung quanh

Tạo cảm quan khó
chịu cho khu công
viên

Các chất ô nhiễm thẩm
thấu vào đất và gây ô
nhiễm đất

Ảnh hưởng tới hệ
sinh thái đất và các
cây trồng.


Làm mất mỹ quan khu
công viên

Giảm bớt sự quan
tâm của người dân
đối với khu công
viên

Ảnh hưởng tới môi trường
đất

Ảnh hưởng tới hệ
sinh thái đất

Phát sinh khí thải

Gây ô nhiễm môi trường
không khí

Ảnh hưởng tới sức
khỏe người dân

Phát sinh tro thải

Phát sinh bụi

Ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh


Phát sinh tiếng ồn

Xảy ra tắt nghẽn
giao thông

Phát sinh mùi hôi
và khí thải từ phân
hủy xác người

2

Hoạt động
địa táng

Phát sinh nước rỉ
chứa các chất ô
Các chất ô nhiễm thấm
nhiễm từ phân hủy
xuống tầng nước ngầm làm Ảnh hưởng tới
xác người
gia tăng hàm lượng chất
nguồn nước mặt
hữu cơ và chất độc hại
trong khu vực
trong nước ngầm

Chất thải rắn trong
xây dựng mộ

3


Hoạt động
của lò hỏa
táng

Tác động kéo theo

Gây ô nhiễm môi trường
không khí

Phát sinh bụi và
khí thải
Hoạt động
của phương
tiện giao
thông, xe
tang

Tác động gián tiếp


và sức khỏe con
người
Phát sinh khí thải
từ đốt nhang, vàng


Chất thải rắn từ
hoạt động tang lễ,
thăm viếng


4

Hoạt động
lễ tang và
nhân viên,
khách viếng

Phát sinh nước
thải sinh hoạt

Phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt

Ảnh hưởng tới môi trường
khí xung quanh

Ảnh hưởng tới sức
khỏe người dân

Ảnh hưởng tới môi trường
đất

Ảnh hưởng tới hệ
sinh thái đất

Làm mất mỹ quan khu
công viên

Giảm bớt sự quan

tâm của người dân
đối với khu công
viên

Ô nhiễm môi trường nước
mặt, nước ngầm

Ảnh hưởng tới hệ
sinh thái dưới nước
và các hoạt động
sử dụng nước

Phát sinh mùi hôi

Tạo cảm quan khó
chịu cho khu công
viên

Gây mùi hôi và vi sinh vật
gây bệnh

Ảnh hưởng tới sức
khỏe con người

Làm mất mỹ quan khu
công viên

Giảm bớt sự quan
tâm của người dân
đối với khu công

viên

5

Hoạt động
vệ sinh nhà
hỏa táng,
nhà tang lễ

Phát sinh nước
thải

Ô nhiễm môi trường nước
mặt, nước ngầm

Ảnh hưởng tới hệ
sinh thái dưới nước
và các hoạt động
sử dụng nước

6

Nước mưa
chảy tràn

Cuốn theo các
chất ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường nước
mặt, nước ngầm


Ảnh hưởng tới hệ
sinh thái dưới nước
và các hoạt động
sử dụng nước.


×