Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 20132014 THÔNG QUA CHỈ SỐ WQI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 35 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT
LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH TÂY
NINH GIAI ĐOẠN 2013/2014
THÔNG QUA CHỈ SỐ WQI

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (Chị Hòa)
1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều dạng WQI đang được sử dụng, trong đó đáng chú ý
là WQI của Canada (The Canadian Council of Ministers of the Environment- CCME,
2001). WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một
quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1-phạm vi, F2-tần suất và
F3-biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước - giới hạn
chuẩn). WQI-CCME là một công thức rất định lượng và việc sử dụng hết sức thuận tiện
với các thông số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) của chúng có thể dễ
dàng đưa vào WQI-CCME để tính tóan tự động. Tuy nhiên, trong WQI-CCME, vai trò
của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau, mặc dù trong thực tế
các thành phần chất lượng nước có vai trò khác nhau đối với nguồn nước ví dụ như
thành phần chất rắn lơ lửng không có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước nguồn
nước như thành phần oxy hòa tan.
WQI của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation-NSF) là một
trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ biến. WQI-NSF được xây dựng
bằng cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của
một số đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất lượng nước
quyết định sau đó xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số (vai trò quan
trọng của thông số - wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo
được của thông số sang chỉ số phụ (qi). WQI-NSF được xây dựng rất khoa học dựa trên
ý kiến số đông các nhà khoa học về chất lượng nước, có tính đến vai trò (trọng số) của


các thông số tham gia trong WQI và so sánh các kết quả với giá trị chuẩn (mục tiêu chất
lượng nước) qua giản đồ tính chỉ số phụ (qi). Tuy nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc
giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong WQI-NSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước
của Mỹ.
Do vậy, cần có các WQI phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ví dụ ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, nền nhiệt độ thường thay đổi rất ít hoặc có thể nói không có thay
đổi nên yếu tố nhiệt độ nguồn nước có thể bỏ qua trong WQI, để sử dụng trong thực tế.
1.1.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số chất lượng
nước như các WQI-2 và WQI-4 được sử dụng để đánh giá số liệu chất lượng nước trên
sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú An trong thời gian từ 2003 đến 2007.
Hiện nay, để thống nhất cách tính toán chỉ số chất lượng nước, tháng 07 năm 2011,
Tổng cục Môi trường đã chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ
số chất lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Theo Quyết định chỉ số chất lượng nước được
áp đối với số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng đối với cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan
2


trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi trường cho
cộng đồng. Theo hướng dẫn Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được
tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất
lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang
điểm. WQI thông số (viết tắt là WQISI) là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi
thông số. Theo đó:
WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc;
WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định
được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước của
điểm quan trắc;

- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng với
1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.
 Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường
nước mặt lục địa
- Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt
lục địa (số liệu đã qua xử lý);
- Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;
- Bước 3: Tính toán WQI;
- Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.
 Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo
đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng
thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;
- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt
độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;
- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá
trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất
lượng số liệu.
-

1.2 Khu vực nghiên cứu (Mita)
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam là tỉnh chuyển tiếp giữa
vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Cách Thành phố
Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22 và cách Thủ đô Hà Nội 1.809 km
theo Quốc lộ số 1, Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm
Pênh (Vương quốc Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và
Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 3
tỉnh Vương quốc Campuchia Svay Riêng, Pray Veng và Tbong Khmum.


3


Hình 1. 1 Vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
i)

Địa hình

Tây Ninh nằm trên một khu vực có tính chất chuyển tiếp giữa: Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ, với Đồng Bằng Sông Cửu Long - Địa hình Tây Ninh thấp từ Đông Bắc xuống
phía Tây Nam. Ở phía Bắc phần lớn diện tích có độ cao 20-50m, phần trung tâm giảm
xuống từ 10 - 20 m, phía Nam chỉ còn 1-10 m.
Địa hinh núi: Núi Bà Đen (986 m) cao nhất tỉnh và cao nhất Đông Nam Bộ
Địa hình đồi: Tập trung thường xuyên ở sông Sài Gòn, dọc theo ranh giới hai tỉnh
Tây Ninh va Bình Phước.
- Địa hình đồi dốc thoải: Độ cao từ 15 - 20m có nơi cao từ 3 m so với mặt nước biển,
có ít ở Nam Tân Biên, ở Bến Cầu, có nhiều ở Dương Minh Châu, Hoà Thành, Trảng
Bàng, Gò Dầu.
- Địa hình đồng bằng : là dạng địa hình ở các bãi bồi, tạo thành từng dãy rộng 20 đến
150 m, chiều dài vài km, phân bố theo hai bờ sông Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Châu
Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng. Một số nơi bị úng lụt trong mùa mưa.
ii) Khí hậu
-

Tây Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khác hẳn khí hậu nước ta.
Trong năm không có mùa đông lạnh, mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm, đã tạo nên
sắc thái riêng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng.
Tây Ninh có độ nhiệt khá ổn định vì hệ thống gió mùa luân phiên ảnh hưởng tới
lãnh thổ điều là những khố không khí nhiệt đới hay cận xích đạo với những đặc trưng

nhiệt độ tương đương nhau. Vì thế nền lãnh thổ có nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ
trung bình các tháng ít xuống dưới 26oC và hiếm khí vượt quá 29oC. Chỉ có khu vực núi
Bà Đen do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên có những nhiệt độ xuống 20oC. Biên độ
giao động giữa các tháng không lớn chỉ 2 đến 3oC trong khi các biên độ giao động nhiệt
4


lại khá cao vào các tháng mùa khô có thể lên đến 10 đến 20oC. Lượng ánh sáng quanh
năm dồi dào. Mỗi ngày trung bình có tới 6h nắng, tối đa có thể lên tới 12h nắng.
Gió mùa mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ). Từ tháng 11 đến thang 2 do
ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực dưới phía Bắc hướng gió thịnh hành các tháng
này chủ yếu: Hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí
lạnh yếu dần và chịu ảnh hưởng của không khí Tây Thái Bình Dương và Biển tạo thời
tiết nóng ẩm, hướng gió: Đông Nam và Tây Nam.
Gió mùa làm nảy sinh chế độ mùa mưa, lượng mưa và và độ ẩm có mối quan hệ
chặt chẽ giữa các mùa trong năm.
-

Độ ẩm tương đối cả năm khá cao; khoảng 87,4 %. Độ ẩm không đều giữa các tháng:
Độ ẩm thấp nhất tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô).
Lượng mưa trung bình cả năm khá cao; 1900 mm - 2300mm, số ngày mưa bình
quân cả năm khoảng 116 ngày. Lượng mưa phân bố không đông đều giữa các mùa
trong năm: 80 - 90 % tổng lượng mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 11 (mùa
mưa), mỗi tháng có 20 ngày mưa , lượng mưa bình quân từ 200 - 250 mm, thừa ẩm
trong những tháng này, tháng có mưa là cao nhất là tháng 9 (453 mm). Mùa khô (từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau) rất ít mưa, có năm 1998, 3 tháng liền (tháng 1,2,3)
không mưa gây hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưỏng tới sản xuất nông nghiệp và đời
sống của nhân dân. Mùa mưa có cường độ lớn gây sói mòn, rủa trôi mạnh nhất là
những nơi có thảm thức vật trơ trụi, độ dốc lớn.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:


Dông: bắt đầu cuối mùa khô (tháng 4 đến hết tháng 11 ) trung bình có 110 đến 125
ngày dông trong năm. Tháng dông nhiều: 5, 6, 7 có 12 đến 20 ngày dông. Dông
thương xuất hiện buổi chiều tối kèm theo gió mạnh và mưa rào, nhiều khi gây lũ.
- Bão: do Tây Ninh nằm sâu trong đất liền của Nam Bộ nên ít có bão, tuy vậy đôi khi
Tây Ninh cũng chịu ảnh hưởng của bão, kể cả những trận bão đổ vào Nam Trung
Bộ (tháng 8 đến tháng 10). Thể hiện qua những cơn mưa kéo dài và lũ trên sông
Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn.
- Mưa Đá: Xuất hiện vùng phía Bắc và Đông Bắc, phía Nam của Tây Ninh, lượng
không lớn, thể tích đá rơi nhỏ và cường độ không cao, ít gây ảnh hưởng đến sản
xuất Nông Nghiệp.
iii) Thủy văn
-

Tây Ninh là nơi có nhiều mưa, đây là nguồn nước dồi dào để nuôi dưỡng hệ thống
sông ngòi, tạo ra các dòng sông có hệ thống dòng chảy trung bình khá lớn từ 20 đến 30
l/s.km2. Lượng nước trong năm của sông ngòi thay đổi rõ rệt. Mùa lũ tương ứng với mùa
mưa từ tháng 7 đến tháng 10 chiến 85% tổng lượng cả năm, lũ lớn nhất vào tháng 9.
Sông ngòi ở Tây Ninh chủ yếu bắt nguồn từ Campuchia với tổng số chiều dài 460
km. Đây là nơi có mật độ, mạng lưới sông ngòi vào loại thấp nhất so với nhiều nơi khác,
chỉ đạt 0,134 km/km2. Nhưng sông ngòi phân bố tương đối đồng đều.
 Sông rạch: Tây Ninh có 2 con sông chính:

5


Sông Sài Gòn: Chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam là ranh giới giữa: Tây Ninh
với tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Chiều dài sông khoảng 280 km, trong đó 135 km
chảy trên lãnh thổ Tây Ninh. Diện tích lưu vực khoảng 4500 km, lưu lượng nước bình
quân hàng năm là 85 m3/s. Sông có hai phụ lưu: suối Đôi và suối Bà Chiêm.

Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ vùng đồi cao khoảng 150 m, ở trên đất Campuchia
chảy qua tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với nhiều con rạch lớn: Rạnh
Điền Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng... các rạch đều có độ dốc nhỏ, rộng khả năng
tiêu nước hạn chế. Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 202 km, có 151 km chảy qua tỉnh
Tây Ninh, diện tích lưu vực sông là 8500 km2 với lưu lượng trung bình khoảng 96 m2/s.
Sông Vàm Cỏ Đông đi qua huyện Tân Bình, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò
Cầu, Trảng Bàng.
Hạ lưu sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ bán
nhật triều không đều với 2 đỉnh triều xấp xĩ bằng nhau, hai chân triều cách nhau tương
đối lớn. Về mùa khô chế độ thuỷ chiều ảnh hưởng tới tận Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ
Đông và Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.
 Ao, hồ, kênh, mương.
Tây Ninh có diện tích ao hồ đầm lầy là: 1,184 ha chủ yếu là ao, hồ nhỏ thả cá trong
các hộ gia đình, phân bố rải rác trong tỉnh. Diện tích đầm lầy 3,5 nghìn ha nằm ở vùng
trũng sông Vàm Cỏ Đông.
Ở thượng lưu sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng được xây dựng với mục tiêu làm thuỷ
lợi. Là công trình hồ thuỷ lợi lớn nhất nước ta, dung tích hữu ích khoảng 14,5 tỉ m3, có
khả năng cấp nước tưới cho 175,000 ha đất canh tác, hồ Dầu Tiếng còn ảnh hưởng trực
tiếp lẫn gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường, sự phát triển ngư nghiệp
và du lịch của tỉnh.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1800 ha, đã sử dụng nuôi trồng 490 ha.
Nước Ngầm: Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố riêng, chiều
dài tầng ổn định chất lượng nước tốt, độ sâu trung bình 4 đến 11 m. Tổng lưu lượng có
thể khai thác là 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, có thể khai thác nước ngầm đảm
bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
iv) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng Tây Ninh là 53,3 nghìn ha. Trong đó rừng tự nhiên là 46,2 nghìn
ha, rừng tổng 7,1 nghìn ha. So với năm 1993 diện tích rừng sau 10 năm đã tăng lên gần
10 nghìn ha. Đây là một cố gắng lớn nhất của tỉnh trong lĩnh vực phục hồi trồng rừng,
đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ cho hai dòng sông Sài Gòn. và sông Vàm

Cỏ Đông cho công trình thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng.
v) Tài nguyên khoáng sản
Tây Ninh nghèo nàn, chủ yếu là than bùn vật liệu xây dựng như: cuội, sỏi, cát,…
phân bố ở Bổ Túc, (Tân Châu), Đôn Thuận (Trảng Bàng), lòng sông Sài Gòn và sông
Vàm Cỏ Đông.
6


1.2.2 Điều kiện dân sinh
Dân số: dân số tỉnh Tây Ninh năm 2010 là 1.075.341 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên 10
năm qua là 1,2%, dân số tăng cơ học của tỉnh Tây Ninh ở mức thấp nhất so với các tỉnh
(TP) vùng Đông Nam Bộ. Dân số nông thôn Tây Ninh năm 2010 là 907.431 người
(chiếm 84,39%) và thành thị: 167.910 người (chiếm 15,61%). Cơ cấu dân số nông thôn
giảm rất chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao.
Dân tộc: Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4
năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong
đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có
3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những
dân tộc khác như Mường, Thái, Tày...
Tôn giáo: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có 9 tôn giáo khác
nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 379.752 người, Phật giáo có 95.674 người, Công
giáo có 32.682 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tin Lành có 684
người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có 4 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội
Việt Nam có 2 người, Bà-la-môn có 1 người.
Giáo dục: Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Tây
Ninh có 410 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung
học cơ sở có 106 trường, Tiểu học có 271 trường, trung học có 1 trường, có 1 trường
phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 116 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như
thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần
giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

1.2.3 Điều kiện kinh tế và xã hội
Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng
giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan…Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối
giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh
thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành nông
nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như:
vùng chuyên canh mía: 18.850 ha, vùng chuyên canh cây mì: 49.195 ha, vùng chuyên
canh cao su là: 70.706 ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 21.276 ha điều này đã tạo
được nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đi đôi với phát
triển trồng trọt, ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, đã tạo nhiều giống vật nuôi có
năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, từng bước đưa ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ
tương xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh. Tuy nhiên, nhiều vùng
dân cư tiến hành chăn nuôi trên các khu vực kênh rạch, sông, hồ Dầu Tiếng gây suy
giảm chất lượng nước các khu vực này.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững
chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng
chuyên canh như các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế
biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Tây Ninh có 9
7


KCN nằm trong danh mục KCN Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020, với tổng quy
mô đất tự nhiên 4.485 ha. Đến nay, Tỉnh đã có 5 KCN được thành lập gồm: KCN Trảng
Bàng (190 ha), KCX và CN Linh Trung III (203 ha); KCN Bourbon An Hòa (760 ha),
KCN Phước Đông (2.190 ha), KCN Chà Là giai đoạn 1 (42 ha), với tổng quy mô đất tư
nhiên 3.385 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê xây dựng nhà xưởng là 2.162
ha.
Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thương mại
trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước trao

đổi, buôn bán hàng hóa. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc bài, các trung
tâm thương mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên giới đồng thời xây dựng khu kinh tế
cửa khẩu Xa Mát, tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu
công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thị xã),
Chà Là (Dương Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực
công nghiệp. Tiếp tục mở rộng giao lưu buôn bán, tăng cường trao đổi thông tin với
Campuchia và Thái Lan bằng nhiều hình thức như tham quan, hội đàm, đẩy mạnh việc
nghiên cứu xúc tiến đầu tư . Xây dựng các Khu kinh tế thành một đầu mối xuất nhập
khẩu hàng hóa, kể cả hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất và hàng hóa quá cảnh. Trên
cơ sở mở rộng mạng lưới thương mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch và từng bước xây
dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch - dịch vụ, tạo liên kết phát triển các điểm du lịch
núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Căn cứ TW Cục, hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò GòXa Mát. Trong đó, Hồ Dầu Tiếng chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 70km, là một quần
thể du lịch tiềm năng với hồ, rừng phòng hộ, kết hợp với các đảo lớn nhỏ có thể phát
triển một khu du lịch sinh thái.
Trong 3 tháng đầu năm 2012, phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp vẫn
tiếp tục là thế mạnh, một số lĩnh vực đạt kết quả khả quan như thu ngân sách đạt dự
toán, đảm bảo tiến độ thực hiện và đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao,
chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa bàn do được tập trung chỉ
đạo nên thực hiện có hiệu quả, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh
tiến độ triển khai. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.133 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn tín
dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, Tổng
kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 287 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ. Tốc
độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu
người đạt năm 2010 đạt 1.390 USD.
1.3 Hiện trạng khu vực liên quan đến đề tài (Chị Hòa)
Nguồn nước mặt của tỉnh Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào 02 sông Sài Gòn và Vàm
Cỏ Đông thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
 Sông Sài Gòn
Diện tích lưu vực: 5.105,17 km2, trong đó phần lưu vực thuộc nước ta là 4.550,75
km2 (chiếm 89,14%), bắt nguồn từ vùng núi của Campuchia và huyện Lộc Ninh - tỉnh

Bình Phước, tổng chiều dài: 280,0km. Sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện Tân
Châu. Đây cũng là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và Bình
8


Phước. Ngoài ra còn có suối Ngô (suối Bà Chiêm), suối Đôi là phụ lưu, cung cấp nước
cho sông Sài Gòn.
Sông Sài Gòn ở khu vực thượng nguồn, đoạn từ chân cầu Sài Gòn thuộc xã Minh
Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, lên đến bến đò Cây Khế, huyện Tân Châu,
tỉnh Tây Ninh đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại sông Sài Gòn, chất lượng nước được đánh giá là ít bị ô nhiễm hơn sông Vàm
Cỏ Đông do thường xuyên được hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn. Nhưng trong những
năm gần đây, chất lượng nước sông Sài Gòn cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm với mức
độ ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do chất lượng nước tại đập chính hồ Dầu
Tiếng, cửa xả kênh Đông và kênh Tây không còn tốt như trước mà đã có dấu hiệu bị ô
nhiễm. Riêng chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh cũng đang có nguy cơ bị ảnh
hưởng, chủ yếu là bị ô nhiễm vi sinh và có giá trị pH thấp.
 Hồ Dầu Tiếng
Ngày 29/4/1981 khởi công xây dựng hệ thống công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng
trên sông Sài Gòn và chính thức mở nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngày
10/01/1985. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất cả nước với tổng dung tích chứa 1,58 tỷ
m3, dung tích hữu ích 1,10 tỷ m3. Sắp tới, hồ Dầu Tiếng còn được bổ sung nước từ hồ
Phước Hòa với lưu lượng bình quân 50 m3/giây sẽ đảm bảo chủ động cấp nước tốt hơn
cho các nhu cầu dùng nước, trong đó phần lớn nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
và nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh
Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh. Đây là một
trong ba hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam, với diện tích mặt nước là 27.000 ha, dung tích
chứa khoảng 1,58 tỷ m³ nước, được khởi công xây dựng vào 1981 và hoàn thành vào
ngày 1985. Với hệ thống 3 kênh kênh và tổng chiều dài tuyến kênh nhánh khoảng 1.550

km được Chính Phủ và UBND tỉnh Tây Ninh tập trung đầu tư phát triển và hiện đại hóa
hệ thống tuyến kênh dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng đã có tác động rất lớn đến cả khu vực
kinh tế trọng điểm phía nam. Ngoài điều tiết nước sông Sài Gòn, tưới 93.000ha đất SX
nông nghiệp của tỉnh và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương và Tp. HCM. Ngoài
ra, nước ngọt hồ Dầu Tiếng còn là nguồn nước quan trọng phục vụ nước sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp trong vùng hằng năm khoản 100 triệu m³, giúp đẩy mặn, ngọt hóa
vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Ðông, gián tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp
cho hơn 32.000 ha trong lưu vực.

9


Hình 1. 2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên hồ Dầu Tiếng
Chất lượng nước lòng hồ Dầu Tiếng ngày càng không đảm bảo do bị ô nhiễm. Đây
là hậu quả của việc nhiều nhà máy sơ chế mủ cao su, nhà máy chế biến khoai mì (sắn)
xả nước thải vào lòng hồ. Cùng lúc đó, các trại chăn nuôi, nhất là nuôi heo, ở những cù
lao trong hồ cũng xả nước thải trực tiếp. Khi mực nước hồ Dầu Tiếng xuống thấp, nếu
đi ngang qua khu vực này mùi hôi thối rất khó chịu. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hồ
Dầu Tiếng đã có từ nhiều năm trước dù theo yêu cầu về đảm bảo chất lượng nguồn nước
cho sản xuất và nước sinh hoạt, không cho phép nuôi trồng thủy sản trên mặt nước.
Nhưng ngay từ năm 2005 có hơn 1.200 lồng bè nuôi cá của gần 200 hộ dân làm ô nhiễm
môi trường xung quanh.

Hình 1. 3 Nuôi cá bè trong lòng hồ Dầu Tiếng
Theo kết quả khảo sát chất lượng nước mặt hồ, các chỉ tiêu chất lượng nước ngọt
bảo vệ đời sống thủy sinh đều vượt chỉ tiêu cho phép... Do rừng đầu nguồn bị khai thác,
chuyển qua trồng cao su hoặc đất nông nghiệp hay làm đập ngăn dòng để tưới cây trồng
10



nên nguồn nước về hồ Dầu Tiếng mùa khô hầu như không còn. Trong 26 năm qua, chỉ
2 lần hồ Dầu Tiếng tích dư nước phải xả. Với nguồn nước còn lại này, việc cung cấp
nước tưới vừa cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và hoạt động công nghiệp vừa
làm nhiệm vụ xả lũ đẩy mặn trên sông Sài Gòn cho Nhà máy Nước Tân Hiệp (Tp. HCM)
là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. trữ lươ ̣ng nước về các hồ đầ u nguồ n giảm ma ̣nh. Trong
đó, lươ ̣ng nước tích trữ của hệ thống hồ Dầ u Tiế ng – Phước Hòa trên thươ ̣ng nguồ n
sông Sài Gòn hiện chỉ đa ̣t khoảng 70%. Lưu lượng của hồ Tri ̣ An trên sông Đồ ng Nai
chỉ đa ̣t khoảng 80% so với trung bình hằ ng năm. Lưu lươ ̣ng nước sông về ha ̣ nguồ n
giảm kế t hơ ̣p với triề u cường đã dẫn tới xâm nhâ ̣p mă ̣n lấ n sâu về thươ ̣ng nguồ n sông
Sài Gòn. Đô ̣ mă ̣n từ cuố i tháng 1 đế n nay thường xuyên vượt ngưỡng 200 mg/lít nhiề u
giờ mỗi ngày. Đô ̣ mă ̣n vươ ̣t quy chuẩ n khá cao buộc nhà máy nước Tân Hiê ̣p, Bình An,
Thủ Đức…phải ngừng lấ y nước thô trong nhiều giờ.
Ngoài ra, Hồ Dầu Tiếng còn đối mặt với tình trạng khai thác cát bừa bãi. Điểm nóng
nhất là khu vực bến Bưng Bàng (xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng) và bến K7 (xã Phước
Minh, huyện Dương Minh Châu), ghe bơm hút cát thay nhau ra vào nườm nượp làm
nước mặt hồ đục ngầu. Theo người dân địa phương, tình trạng khai thác cát bừa bãi
trong lòng hồ Dầu Tiếng công khai một thời gian dài nhưng không được xử lý.

Hình 1. 4 Khai thác cát trái phép
Ngoài việc khai thác cát mất kiểm soát, hiện hồ Dầu Tiếng còn đứng trước nguy cơ
ngày càng bị thu hẹp do tình trạng lấn chiếm tràn lan, làm nguồn nước bị cạn kiệt, ô
nhiễm gia tăng. Tình trạng người dân thuê lao động đắp đê bao, cắm rào lấn chiếm hơn
đất nằm trong diện tích của hồ Dầu Tiếng để làm nơi chăn nuôi ngày càng phổ biến hoặc
được ngăn ra thành nhiều ao nhỏ để nuôi cá, toàn bộ chất thải đổ thẳng ra lòng hồ.

11


Hình 1. 5 Đắp đất, bờ bao lấn chiếm lòng hồ
Hiện ven hồ có rất nhiều nhà máy sơ chế mủ cao su, chế biến khoai mì xả nước thải

vào lòng hồ. Bên cạnh đó, tình trạng nuôi cá bè, chăn nuôi heo ở những cù lao cũng xả
nước thải trực tiếp ra hồ, nhất là khu vực thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, Bình Phước.
Tại một số hòn đảo ở trong lòng hồ như đảo Nhím (thuộc địa bàn xã Dương Minh
Châu, Tây Ninh) mà trước kia có hàng ngàn hộ dân sinh sống nhưng sau khi hồ được
quy hoạch, chính quyền địa phương đã có kế hoạch di dời nhưng rất nhiều hộ vẫn tiếp
tục ở lại. Thế là, tất cả những sinh hoạt và lượng chất thải của những hộ dân trên đều
được xả thẳng ra lòng hồ, khiến cho lòng hồ như một khu vực chứa chất thải.
Trên lưu vực sông Sài Gòn còn xây dựng đập Tha La và có các suối Bà Chiêm, suối
Cầu Khởi, suối Ngô,…
 Sông Vàm Cỏ Đông
Bắt nguồn từ vùng núi thấp của Vương quốc Campuchia. Sông chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Tổng diện tích lưu vực (F = 6.300,0 km2), chiều dài dòng sông
chính: 283,0 km, có 02 nhánh lớn là rạch Cần Đăng và rạch Tây Ninh. Trước 1985, sông
Vàm Cỏ Đông về mùa khô có lưu lượng nhỏ, nay được bổ sung từ Hồ Dầu Tiếng góp
phần tăng lưu lượng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp ở hai bên sông.
Hiện nay, toàn tỉnh Tây Ninh vẫn chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
riêng, cũng như chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung. Chính vì vậy, hầu hết
lượng nước thải sinh hoạt này không được xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự
hoại rồi thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận nước mặt chính là lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông. Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi
trùng cao nên khi không được xử lý mà đổ vào trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và mức độ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng nếu như tình trạng này
vẫn còn tiếp diễn và không được cải thiện.

12


Hình 1. 6 Các hộ dân sinh sống hai bên bờ sông trực tiếp gây ô nhiễm nước
Ngoài việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông
đường thủy, sông Vàm Cỏ Đông còn bị tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác

khoáng sản (cát); Đón nhận nguồn nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp,
hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, sinh hoạt… Điển hình là nước thải từ các khu công
nghiệp Trảng Bàng, Linh Trung, Thành Thành Công và hơn 40 nhà máy chế biến khoai
mì (sắn), 11 nhà máy chế biến cao su, hai nhà máy chế biến mía đường, 11 trung tâm y
tế, bệnh viện và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh khác hoạt động theo kiểu làng nghề,
với tổng lưu lượng nước thải hàng trăm nghìn m3/ngày đêm đổ xuống con sông này.

Hình 1. 7 Nguyên nhân chính khiến lục bình phát triển với tốc độ chóng mặt là do
hàng chục cơ sở chế biến khoai mì, mủ cao su, đường, ven 2 bờ sông xả nước thải
chưa xử lý gây ô nhiễm nguồn nước
Sông Vàm Cỏ Đông còn tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
nuôi thủy sản và nước thải đô thị của thành phố Tây Ninh, sáu thị trấn và cộng đồng dân

13


cư đang sinh sống ở ven sông bao gồm cả nước thải đã qua xử lý bởi hệ thống và cả
nước thải chưa qua xử lý, làm chất lượng nguồn nước con sông ngày càng xấu đi rõ rệt.
Chất lượng nước tại đập chính Hồ Dầu Tiếng - cống xả ở đầu kênh Đông và kênh
Tây (M1, M2, M3) không còn có chất lượng tốt như trước năm 2000 song vẫn đảm bảo
theo quy chuẩn Việt Nam.
Tóm lại, chất lượng nước Hồ Dầu Tiếng và sông Sài Gòn vẫn sử dụng khá tốt đối
với sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản, riêng nước uống dùng cho bò sữa, gà công
nghiệp, heo,… cần qua lắng lọc để loại bỏ một số ít chất ô nhiễm.
Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông theo quan trắc - đánh giá của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2010 khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT loại
B1 bởi nước này chủ yếu dùng cho cây trồng, cho thấy:
Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, có 8/22 chỉ tiêu vượt
chuẩn cho phép ở một số vị trí quan trắc, trong đó chỉ tiêu DO, BOD 5 không đạt ở hầu
hết các vị trí quan trắc.

Đối với việc sử dụng nước lấy trực tiếp từ sông Vàm Cỏ Đông cho chăn nuôi heo,
gà công nghiệp và nuôi thủy sản bán thâm canh - thâm canh cần kiểm tra, xử lý trước
khi dùng.
Chất lượng nước tại rạch Rễ, rạch Tây Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nặng hơn các nơi
khác, giá trị của các thông số ô nhiễm cao hơn do nước thải của dân cư và các cơ sở chế
biến tinh bột khoai mì chưa qua xử lý xả trực tiếp ra rạch. Đây là nơi không được phép
sử dụng nước bị ô nhiễm cho các loại vật nuôi.

14


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện một số nội dung nghiên cứu sau:
-

Nghiên cứu hiện trạng nước mặt tỉnh Tây Ninh
Tính toán chỉ số WQI của môt số chỉ tiêu nước mặt của các sông chính khu vực tỉnh
Tây Ninh là sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn, hệ thống kênh rạch và hồ Dầu Tiếng.
Đánh giá chất lượng nước mặt tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm 2013/2014 dựa vào chỉ
số WQI.

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thâ ̣p thông tin
Phương pháp này được thực hiê ̣n trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp một cách
có chọn lọc các nguồn tài liệu, thông tin có liên quan, để thu thập số liệu thứ cấp hỗ trợ
nghiên cứu:
-

Các bài báo cáo khoa học trong nước và nước ngoài liên quan tới đề tài.

Các tài liệu, sách, giáo trình về kiến thức tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Nguồn tài liệu của các cơ quan, sở, ban ngành và các trung tâm.
Nguồn tài liệu từ các website có uy tín.

2.2.2 Phương pháp tính toán chỉ số WQI
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao
gồm các bước sau:
i)

Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa
(số liệu đã qua xử lý);
Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;
Tính toán WQI;
So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.
Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo
đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng
thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;
- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt
độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;
- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá
trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất
lượng số liệu.
ii) Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức
-

WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, PPO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
15



(Công thức 1)

WQI SI 

qi  qi 1
BPi 1  C p   qi 1
BPi 1  BPi

Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng
1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng
1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

-

-

Bảng 2. 1 Bảng quy định các giá trị qi, BPi
i

qi

1
2

3
4

100
75
50
25

BOD5
(mg/l)
≤4
6
15
25

5

1

≥50

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
COD
N-NH4
P-PO4
Độ đục
TSS
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)

(NTU)
(mg/l)
≤10
≤0.1
≤0.1
≤5
≤20
15
0.2
0.2
20
30
30
0.5
0.3
30
50
50
1
0.5
70
100
≥80

≥5

≥6

≥100


>100

Coliform
(MPN/100ml)
≤2500
5000
7500
10.000
>10.000

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được
WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.


Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO):



Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
Giá trị DO bão hòa

DObaohoa  14.652  0.41022T  0.0079910T 2  0.000077774T 3
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C)

Tính giá trị DO % bão hòa:

DO%bão hòa= (DOhòa tan / DObão hòa)*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)




Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

(Công thức 2)

16


WQI SI 

qi 1  qi
C p  BPi  qi
BPi 1  BPi





Trong đó:
-

Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.1

Bảng 2. 2 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
i
BPi
qi

1

≤20
1

2
20
25

3
50
50

4
75
75

5
88
100

6
112
100

7
125
75

8
150
50


9
200
25

10
≥200
1

Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.
Nếu 20 < giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng
Bảng 2.
- Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
- Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng
Bảng 2.
- Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.
 Tính giá trị WQI đối với thông số pH
-

Bảng 2. 3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH
I
BPi
qi

-

1
≤5.5
1


2
5.5
50

3
6
100

4
8.5
100

5
9
50

6
≥9
1

Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1.
Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 3.
Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.
Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 3.
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp
dụng theo công thức sau:

WQI pH  1 5

1 2

WQI 
WQI

WQI

WQI


a
b
c

100  5 a 1
2 b1


1/ 3

Trong đó:
-

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4,
P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
17



Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.
 So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức
đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Bảng 2. 4 Giá trị WQI tương ứng với các mức đánh giá chất lượng nước
Giá trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

Màu

91 - 100

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

76 - 90

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần
các biện pháp xử lý phù hợp

51 - 75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích
tương đương khác

26 - 50

Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương
đương khác


Da cam

0 - 25

Nước ô nhiễm không thể sử dụng cho mục đích nào

Đỏ

18

Xanh đậm
Xanh nước biển
Vàng


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1 Vị trí quan trắc chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt khu vực, Sở Tài nguyên và Môi trường đã
tiến hành quan trắc nguồn nước với tần suất lấy mẫu đo đạc giám sát được thực hiện 12
đợt/12 tháng tại 19 vị trí được thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014.
Bảng 3. 1 Vị trí lấy mẫu nước mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Ký hiệu

Địa điểm lấy mẫu

Trên sông/rạch

M1


Cầu Gió, TP Tây Ninh

Rạch Tây Ninh

M2

Cầu Cần Đăng, huyện Tân Biên

Rạch Bến Đá

M3

Cầu Tha La, huyện Tân Châu

Thượng nguồn hồ Dầu
Tiếng

M4

Cảng kho xăng Bến Kéo, huyện Hòa Thành

Vàm Cỏ Đông

M5

Cầu Rạch Rễ Giữa, huyện Hòa Thành

Rạch Rễ

M6

M7
M8

Cửa xả ra kênh Tây, huyện
Dương Minh Châu
Cửa xả ra kênh Đông, huyện Dương Minh Châu
Đập chính hồ Dầu Tiếng, huyện
Dương Minh Châu

Kênh Tây
Kênh Đông
Sông Sài Gòn

M9

Bến đò Bùng Binh, huyện Trảng Bàng

Sông Sài Gòn

M10

Cầu Bình Tranh, huyện Trảng Bàng

Rạch Trưởng Chừa

M11

Cầu Gò Dầu, huyện Gò Dầu

Vàm Cỏ Đông


M12

Cầu Đìa Xù, huyện Bến Cầu

Kênh tiêu thủy lợi

Cầu Gò Chai, huyện Châu
Thành
Điểm đầu nguồn giáp ranh
Campuchia (rạch Cái Bắc)

Vàm Cỏ Đông

M15

Cầu Bến Sỏi

Vàm Cỏ Đông

M16

Bến đò Lộc Giang

Vàm Cỏ Đông

M17

Cầu Vịnh, huyện Châu Thành


Vàm Cỏ Đông

M18

Cầu Suối Tre

Vàm Cỏ Đông

M19

Vị trí giáp ranh Tây Ninh Long An

Vàm Cỏ Đông

M13
M14

Vàm Cỏ Đông

Chất lượng môi trường nước mặt tại các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014 được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản gồm:
nhiệt độ, pH, độ đục, COD, BOD5, TSS, N-NH4+, P-PO43- và chỉ tiêu Coliform. Kết quả
19


quan trắc chất lượng nước mặt từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014 trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh được thể hiện thông qua giá trị WQI như sau:
3.2 Chỉ số WQI chất lượng nước mặt của hệ thống kênh, rạch
Chất lượng nước tại các hệ thống kênh, rạch ở Tây Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nặng
hơn các nơi khác, giá trị của các thông số ô nhiễm cao hơn do nước thải của dân cư và

các cơ sở chế biến tinh bột khoai mì chưa qua xử lý xả trực tiếp ra rạch.
Giá trị WQI hệ thống kênh rạch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2014
100
90
80

Giá trị WQI

70
60
50
40
30
20
10

M1

M2

M5

M10

04/2014

02/2014

12/2013


10/2013

08/2013

06/2013

04/2014

02/2014

12/2013

10/2013

08/2013

06/2013

04/2014

02/2014

12/2013

10/2013

08/2013

06/2013


04/2014

02/2014

12/2013

10/2013

08/2013

06/2013

04/2014

02/2014

12/2013

10/2013

08/2013

06/2013

0

M12

Hình 3. 1 Giá trị WQI hệ thống kênh rạch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 – 2014
Bảng 3. 2 Giá trị WQI trung bình và chất lượng nước hệ thống kênh rạch

Mục đích sử dụng nước

STT

Vị trí

Giá trị WQI

1

M1

64

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

2

M2

77

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần
các biện pháp xử lý phù hợp

3

M5

67


Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

4

M10

61

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

5

M12

40

Sử dụng cho mục đích giao thông thủy

Chất lượng nước tại các điểm quan trắc nước kênh, rạch qua các đợt quan trắc năm
2013/2014 chủ yếu sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương
khác. Tại một số điểm quan trắc có dấu hiệu bị ô nhiễm (theo chỉ số WQI) cần được
theo dõi diễn biến vào các đợt quan trắc tiếp theo để có biện pháp xử lý phù hợp.

20


3.3 Chỉ số WQI chất lượng nước mặt của sông Vàm Cỏ Đông
Sông Vàm Cỏ Đông là nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
nuôi thủy sản và nước thải đô thị của thành phố Tây Ninh, sáu thị trấn và cộng đồng dân

cư đang sinh sống ở ven sông làm chất lượng nguồn nước con sông ngày càng xấu đi.
Giá trị WQI Sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2014
100
90
80

Giá trị WQI

70
60
50
40
30
20
10
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013

03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014
06/2013
09/2013
12/2013
03/2014

0

M4

M11

M13


M14

M15

M16

M17

M18

M19

Hình 3. 2 Giá trị WQI sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 – 2014
Dựa vào biểu đồ Hình 3.2 ta thấy, chất lượng nước mặt Sông Vàm Cỏ chỉ ở mức
phù hợp cho mục đích tưới tiêu và thủy lợi. Chất lượng nước biến động theo mùa và có
sự khác biệt giữa các vị trí quan trắc:
Chất lượng nước ở các vị trí M4, M11, M13, M14 và M15 tương đối ổn định và ít
có sự khác biệt, phù hợp cho mục đích tưới tiêu và thủy lợi. Chất lượng nước giảm
xuống vào các tháng cao điểm của mùa mưa do nước mưa cuốn theo các chất ô
nhiễm. Một số tháng chất lượng nước có sự suy giảm do sông Vàm Cỏ Đông tiếp
nhận nướct hải từ các khu dân cư và các hoạt động kinh tế.
Chất lượng nước ở các vị trí M16, M17, M18 và M19 tương đương với Bến đò Lộc
Giang, Cầu Vịnh, Cầu Suối Tre và khu vực giáp ranh Tây Ninh – Long An có nhiều
biến động trong năm. Vào mùa mưa, chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng, nước
bị ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lý kịp thời. Riêng ở vị trí M16 và cuối mùa
khô chất lượng nước giảm xuống đáng kể, bị ô nhiễm nặng, có thể là do sự xả thải
các chất ô nhiễm vào con sông.

-


-

Bảng 3. 3 Giá trị WQI trung bình và chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông
Mục đích sử dụng nước

STT

Vị trí

Giá trị WQI

1

M4

75

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

2

M11

75

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

3

M13


73

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi
21


4

M14

71

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

5

M15

76

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần
các biện pháp xử lý phù hợp

6

M16

66


Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

7

M17

67

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

8

M18

67

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

9

M19

73

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

Chất lượng nước tại các điểm quan trắc nước sông Vàm Cỏ Đông năm 2013/2014
sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. Tại một số điểm
quan trắc có dấu hiệu bị ô nhiễm (theo chỉ số WQI) cần được theo dõi diễn biến vào các
đợt quan trắc tiếp theo để có biện pháp xử lý phù hợp.

3.4 Chỉ số WQI chất lượng nước mặt của sông Sài Gòn
Giá trị WQI Sông Sài Gòn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2014
100
90

Giá trị WQI

80
70
60
50
40
30
20
10

M8

05/2014

04/2014

03/2014

02/2014

01/2014

12/2013


11/2013

10/2013

09/2013

08/2013

07/2013

06/2013

05/2014

04/2014

03/2014

02/2014

01/2014

12/2013

11/2013

10/2013

09/2013


08/2013

07/2013

06/2013

0

M9

Hình 3. 3 Giá trị WQI sông Sài Gòn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 – 2014
Dựa vào đồ thị Hình 3.3 ta thấy chất lượng sông Sài Gòn ở 2 vị trí lấy mẫu có sự
khác biệt đáng kể:
-

Chất lượng nước tại Đập chính hồ Dầu Tiếng khá tốt và ổn định phù hợp với mục
đích cấp nước sinh hoạt.
Tại Bến đò Bùng Binh chất lượng nước biến động nhiều. Vào mùa khô 12/2013 đến
tháng 5/2014 giá trị WQI giảm so với giai đoạn mùa mưa 6/2013 đến 11/2013. Giá
trị WQI thấp nhất là 46 vào tháng 12/2013 do độ đục, TSS tăng cao, điển hình TSS
= 94 nằm trong giới hạn nước loại B2 dùng trong giao thông do vừa chuyển qua
mùa khô quá trình hòa tan giảm cùng với việc xả rác thải từ khu dân cư sống gần
bến làm chất lượng nước giảm. Vì thế, nước mặt tại đây phù hợp mục địch tưới tiêu
và thủy lợi.
22


Bảng 3. 4 Giá trị WQI trung bình và chất lượng nước sông Sài Gòn
Mục đích sử dụng nước


STT

Vị trí

Giá trị WQI

1

M8

94

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

2

M9

68

Sử dụng cho mục đích mục đích tưới tiêu, thủy lợi

Chất lượng nước tại các điểm quan trắc nước sông sông Sài Gòn 2013/2014 sử dụng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt ở khu vực hồ Dầu Tiếng, các khu vực khác sử dụng
tốt cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
3.5 Chỉ số WQI chất lượng nước mặt của Hồ Dầu Tiếng

Giá trị WQI Hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2014
100
90

80

Giá trị WQI

70
60
50
40
30
20
10
06/2013
07/2013
08/2013
09/2013
10/2013
11/2013
12/2013
01/2014
02/2014
03/2014
04/2014
05/2014
06/2013
07/2013
08/2013
09/2013
10/2013
11/2013
12/2013

01/2014
02/2014
03/2014
04/2014
05/2014
06/2013
07/2013
08/2013
09/2013
10/2013
11/2013
12/2013
01/2014
02/2014
03/2014
04/2014
05/2014

0

M3

M6

M7

Hình 3. 4 Giá trị WQI hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2014
Dựa vào đồ thị Hình 3.4 ta thấy, nhìn chung Hồ Dầu Tiếng có chất lượng nước mặt
khá tốt. Tuy nhiên, một số vị trí có sự biến động:
-


-

Tại vị trí Cầu Tha La, huyện Tân Châu nằm ở thượng nguồn hồ Dầu Tiếng, chất
lượng nước tương đối thấp so với các vị trí khác nguyên nhân là do Cầu Tha La là
nơi chịu tác động bởi các chất thải rắn, lượng nước thải chứa trong mùa khô của các
cơ sở sản xuất, các chất thải ứ đọng trên lưu vực dòng chảy đi qua. Vào các tháng
08, 09, 10/2013 chất lượgn nước giảm mạnh, giá trị WQI đạt 51 ≤ WQI ≤ 75 (phù
hợp cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi), đây là các tháng cao điểm của mùa mưa, các
chất ô nhiễm theo mưa chảy vào Hồ thủy lợi Tha La gây suy giảm chất lượng nước.
Các tháng còn lại, chất lượng nước tăng lên phù hợp với mục đích cấp nước sinh
hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.
Tại vị trí Cửa xả ra kênh Tây, huyện Dương Minh Châu, chất lượng nước giảm
mạnh vào tháng 12/2013 (phù hợp cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi).
Tại vị trí Cửa xả ra kênh Đông, huyện Dương Minh Châu, chất lượng nước khá ổn
định phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt, vào tháng 02/2014 chất lượng nước
23


giảm nhẹ phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý
phù hợp.
Bảng 3. 5 Giá trị WQI trung bình và chất lượng nước hệ thống kênh rạch
Mục đích sử dụng nước

STT

Vị trí

Giá trị WQI


1

M3

80

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần
các biện pháp xử lý phù hợp

2

M6

92

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

3

M7

94

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc để đánh giá chất lượng nước Hồ Dầu
Tiếng qua các đợt quan trắc năm 2013/2014 sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh
hoạt. Chất lượng nước mặt tại cầu Tha La - Thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng (M3) có dấu
hiệu suy giảm (theo chỉ số WQI) so với các khu vực khác.


24


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
WQI là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước rất phổ biến trên thế giới , được tính
toán dựa trên nhiều chỉ tiêu chất lượng nước mặt. Do đó, tính chính xác cao, sát với
thực tế chất lượng nước mặt. Ở nước ta đến năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã có quy định đánh giá chất lượng nước qua các năm thông qua chỉ số chất lượng nước
WQI trong các báo cáo môi trường hàng năm. Đặc biệt là nguồn nước ở các con sông
có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói
chung và của tỉnh Tây Ninh nói riêng.
Theo kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, chất lượng nước tại một số
điểm ráp gianh sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, và ở Hồ Dầu Tiếng thay đổi dựa vào mùa
do dòng chảy và sự hòa tan các chất thải nhìn chung đa số đạt chất lượng tốt phục vụ tốt
cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, chất lượng nước của các kênh rạch trong
tỉnh chủ yếu chỉ phục vụ mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác do gần
khu dân cư, sản xuất.
2. Kiến nghị
Chỉ số WQI vẫn còn hạn chế là bị mắc hiệu ứng “che khuất” (eclipsing), tức là giá
trị (hay chất lượng) của các thông số riêng biệt bị che khuất trong một giá trị WQI. Do
vậy, ngoài việc đánh giá chất lượng nước dựa vào WQI, việc đánh giá dựa vào từng
thông số riêng biệt vẫn cần thiết, vì nó cho phép hiểu rõ hơn từng thông số chất lượng
nước. Để cải thiện hạn chế này, chỉ số WQI cần phải hoàn thiện hơn nữa bằng cách mở
rộng các thông số, độ nhạy khi giá trị thay đổi,.. để có thể sử dụng một cách rộng rãi,
đánh giá chất lượng được chính xác hơn
Vể quản lý và khai thác sử dụ ng tài nguyên nước hợp lý tại tỉnh:
-

-


-

Tăng cường công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nói
chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng cho nhân dân toàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, và tăng nhân lực có
chuyên môn trong bộ máy quản lý, đầu tư kinh phí trang thiết bị phục vụ cho công
tác quản lý. Hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các văn bản luật có liên
quan. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra vàgiám sát. Có cơ chế khuyến khích
nhân dân và các doanh nghiệp tham gia vào công tác bảo vệ nguồn nước.
Tiếp tục cho triển khai và duy trì việc quan trắc định kỳ các thành phần nước trên
địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các tỉnh bạn thống nhất cơ sở dữ
liệu quan trắc môi trường và quản lý lưu vực sông trong khu vực. Tăng cường công
tác kiểm tra, cấp phép thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước theo
đúng quy định. Cần có giải pháp quản lý, xử lý nước thải sinh hoạt trong khu dân
cư quanh bờ sông, nghiêm cấm xả nước thải chưa xử lý vào sông. Áp dụng giải pháp
mạnh, cương quyết trong quản lý, giám sát, xử lý các nguồn thải nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trư ờ ng tại một số sông lớn.
Hỗ trợ kinh phí, máy móc thiết bị quan trắc và phân tích môi trường .
25


×