Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử LLVT tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.08 KB, 12 trang )

BÀI DỰ THI
Tìm hiểu lịch sử, truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn
“Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh đơn vị anh hùng”
Câu 1: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và phát triển của của LLVT tỉnh Bắc
Kạn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN?
Trả lời:
70 năm qua kể từ ngày thành lập (13/4/1947), lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn
đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Dù trong chiến đấu hay thời bình, mỗi
cán bộ, chiến sĩ của tỉnh luôn phát huy phẩm chất người lính “Bộ đội cụ Hồ”, là chỗ
dựa tin cậy của Đảng và nhân dân. Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Đảng ta đã chủ trương thành lập các tỉnh đội bộ dân quân ở các địa
phương, làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tổ chức xây dựng
lực lượng, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Thực hiện chỉ đạo trên, ngày
13/4/1947 tại đồi Độc Lập (thị xã Bắc Kạn) Ban chỉ huy Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh
Bắc Kạn được thành lập. Đồng chí Nguyễn Hồng Kỳ - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh được bổ nhiệm làm Tỉnh đội trưởng, kiêm Chính trị viên Tỉnh đội.
Sự ra đời của Tỉnh đội Bộ dân quân (nay là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đánh dấu
bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng vũ trang Bắc Kạn. Từ đây,
tỉnh Bắc Kạn có cơ quan tham mưu phụ trách công tác quân sự địa phương, giúp cấp
uỷ, chính quyền củng cố và phát triển lực lượng, xây dựng các kế hoạch tác chiến,
làm nòng cốt trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Ngay sau khi được thành lập, Tỉnh đội Bộ dân quân đã bắt tay ngay vào việc xây
dựng, củng cố và phát triển lực lượng. Ngày đầu thành lập dù gặp rất nhiều khó khăn,
nhưng khoảng 2 tháng sau, toàn tỉnh đã xây dựng được 17 đại đội dân quân, du kích
với 1.500 cán bộ, chiến sĩ, được trang bị vũ khí tương đối đầy đủ, sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ quê hương. Với việc phát triển nhanh về tổ chức và lực lượng đã giúp cho lực
lượng vũ trang Bắc Kạn có đủ sức mạnh cùng các địa phương khác bẻ gẫy “gọng
kìm” của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc, làm nên chiến thắng Thu - Đông năm
1947. Sau chiến thắng này, lực lượng vũ trang tỉnh ta lớn mạnh không ngừng, tiếp tục
lập nhiều chiến công vang dội, trong đó có trận công đồn Phủ Thông… khiến thực


dân Pháp phải rút khỏi Bắc Kạn. Vào ngày 24/8/1949, tại sân bay Cầu Phà (thị xã
Bắc Kạn) Tỉnh uỷ, Uỷ ban Kháng chiến hành chính tỉnh tổ chức mít tinh chào mừng
sự kiện Bắc Kạn được giải phóng.
Phát huy tinh thần tiến công của cách mạng, lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn
tiếp tục cùng cả nước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Trong cuộc kháng
chiến của dân tộc, Bắc Kạn đã không tiếc sức người, sức của. Đã có hơn 8.000 con
1


em đồng bào các dân tộc Bắc Kạn lên đường chiến đấu, hơn 2.000 người trong số đó
đã hi sinh vì độc lập, tự do và thống nhất của đất nước.
Bước qua 2 cuộc kháng chiến, Bắc Kạn cùng cả nước bắt tay vào xây dựng lại
giang sơn. Trong giai đoạn đầu đầy khó khăn ấy, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
lực lượng vũ trang tỉnh còn tích cực tham gia lao động sản xuất, làm tốt công tác hậu
phương. Đất nước đổi mới, vai trò của lực lượng vũ trang trong việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ngày càng được khẳng định. Cho dù ở những thôn, bản vùng cao còn gặp
khó khăn, hay những nơi gian lao, nguy hiểm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh
luôn nêu cao phẩm chất của người lính “Bộ đội cụ Hồ”, giúp dân làm đường, làm
nhà, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai… tất cả những hình ảnh này đều
gần gũi, thân quen với người dân. Trong trận thiên tai lịch sử xảy ra với người dân
thôn Khên Lền, xã Công Bằng và thôn Nà Bẻ, xã Nhạn Môn (Pác Nặm) vào năm
2009, đã có hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh không quản gian
khó giúp người dân vượt qua thương đau, mất mát. Bên cạnh, những việc làm trên,
lực lượng vũ trang tỉnh còn tích cực hỗ trợ vốn, cây con giống… giúp đồng bào vùng
cao giảm nghèo.
Với những thành tích đã đạt được, lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn đã được
Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng
Nhất; 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì; gần 9.000 huân, huy chương kháng chiến
các loại tặng cho các tập thể, cá nhân có cống hiến cho đất nước. Đây chính là niềm

vinh dự, là động lực để lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục phấn đấu rèn luyện, chiến đấu
bảo vệ vững chắc an ninh – quốc phòng địa phương, tạo thuận lợi cho người dân yên
tâm lao động, sản xuất xây dựng quê hương./.
Câu 2: Địa bàn tỉnh Bắc Kạn có vị trí, ý nghĩa chiến lược như thế nào trong
kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
Trả lời:
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. phía bắc giáp tỉnh Cao
Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây
giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 313.084 người, gồm
7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong
đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%.
Bắc Kạn là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng
và an ninh của khu vực. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, với những lợi thế sẵn có về tự
nhiên, xã hội cùng sự nỗ lực cần cù, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền và nhân dân
trong tỉnh, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể; trình độ dân trí
từng bước được nâng cao; quân sự, quốc phòng địa phương được củng cố; an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Trong đó, lực lượng vũ
2


trang tỉnh (LLVT) đã thực sự phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt, góp phần thực
hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xâydựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bắc Kạn còn là một trong những địa bàn được coi là “miền quan yếu” ở phía
Bắc, có vị trí rất quan trọng về chính trị - quân sự. Chính vì vậy, trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Bắc Kạn luôn sát cánh cùng nhân dân cả
nước đánh bại nhiều đạo quân xâm lược hung hãn. Trong các cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược phương Bắc từ Tần, Hán, đến Tống, Nguyên, Minh, Thanh… các thế
hệ đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn có mặt trong những đội quân chống xâm
lược.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về củng cố khối đại đoàn

kết dân tộc, phát huy sức mạnh tinh thần của nhân dân trong xây dựng và hoạt động
KVPT đã được các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thường xuyên quan tâm, nhất
là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Tập trung phát triển
KT-XH ở vùng đặc biệt khó khăn, chính sách đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, bố trí
cán bộ địa phương người dân tộc trong các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, chủ
trương định canh, định cư, tái định cư... ổn định đời sống nhân dân. Phát động và
thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", xây dựng nhà
tình thương, xóa nhà tranh dột nát. Tỉnh đã quyên góp hàng tỷ đồng để thực hiện các
chính sách hậu phương quân đội.
Như vậy, xây dựng khu vực phòng thủ về chính trị, tư tưởng là xây dựng "thế
trận lòng dân", được lãnh đạo, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và đồng bào các
dân tộc hết sức đồng tình ủng hộ, đã củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với
chế độ.
Câu 3: Nêu những chiến công tiêu biểu và đóng góp to lớn của quân và dân
tỉnh Bắc Kạn trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ?
Trả lời:
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đấu tranh giành độc lập. Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnh Bắc Kạn đã vinh
dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt Bắc, là nơi "Nước Việt
Nam mới phôi thai".
Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân
dân các dân tộc Bắc Kạn được giác ngộ đã sớm giành được chính quyền, Bắc Kạn là
thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Bắc Kạn được mệnh danh
là "Thủ đô kháng chiến". Tỉnh Bắc Kạn được Trung ương Đảng chọn xây dựng thành
khu an toàn (ATK), căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
3



Với vai trò là căn cứ địa cách mạng, Bắc Kạn hết lòng cưu mang đùm bọc đồng
bào; giúp đỡ bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng của Trung ương sơ tán; bảo vệ lãnh
tụ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
Khi chiến sự lan rộng đến địa phương, quân và dân Bắc Kạn đã tiến hành tiêu
thổ kháng chiến với chiến lược "vườn không, nhà trống", phá huỷ giao thông và tham
gia cùng bộ đội chủ lực đánh địch. Trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm
1947), suốt hai năm đánh địch trên mặt trận đường số 3 nổi tiếng cũng như quá trình
tiễu phỉ bảo vệ quê hương, nhiều gương chiến đấu hy sinh oanh liệt được cả nước biết
đến, nhiều tên núi, tên sông đã trở thành địa danh lịch sử, gắn với những chiến công
hiển hách như Phủ Thông, Đèo Giàng... Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân
ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn trở thành tỉnh đầu tiên được giải phóng.
Sự kiện lịch sử vẻ vang này được Đảng đánh giá cao, được Bác Hồ gửi thư khen
ngợi. Trong thư, Bác đã khẳng định "Cuộc thắng lợi này sẽ làm đà cho những thắng
lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn".
Sau ngày được giải phóng (tháng 8 năm 1949), nhân dân các dân tộc Bắc Kạn
hăng hái khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực đóng góp sức
người, sức của cho kháng chiến. Một năm sau ngày giải phóng, Bắc Kạn trở thành địa
phương dẫn đầu trong phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc. Năm 1950, Bắc Kạn
được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân
lưu "Đơn vị có phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ tịch trao tặng.
Với vai trò và nhiệm vụ là căn cứ địa cách mạng, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc
Kạn đã dồn sức chi viện cho tiền tuyến. Trong hơn tám năm kháng chiến, nhân dân
các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đóng góp hơn 3 triệu ngày công trực tiếp phục vụ chiến
đấu. Các đoàn thể chính trị, nhất là Hội Phụ nữ đã thành công trong việc phát động
phong trào toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang. Trong hai năm 1952 - 1953, phong
trào hũ gạo nuôi quân và mùa đông binh sĩ đã ủng hộ bộ đội hơn 2.000 tấn lương
thực, 2.633 chiếc chăn và áo ấm. Hàng nghìn thanh niên con em các dân tộc đã lên
đường nhập ngũ. Nhiều đơn vị bộ đội địa phương, du kích tập trung đã lập công xuất
sắc, được phong tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý, góp
phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm

lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn luôn thực hiện
tốt vai trò tỉnh căn cứ địa, nhiều đơn vị, cá nhân lập công xuất sắc, được phong tặng
nhiều danh hiệu cao quý.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 2-10-2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký
quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân
4


dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn. 5 huyện, thị xã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh
cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 4: Nêu những nét truyền thống tiêu biểu của LLVT tỉnh Bắc Kạn? Nét
truyền thống tiêu biểu “Đoàn kết - Kỷ luật - Tuyệt đối trung thành - Vượt mọi khó
khăn - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày
13/4/1947 lực lượng vũ trang quân sự tỉnh được thành lập, tại Đồi Độc lập, thị xã Bắc
Kạn, trải qua 67 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, phát huy truyền thống quê
hương cách mạng anh hùng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT quân sự tỉnh đã lập
nhiều thành tích trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự ra đời của cơ quan Tỉnh đội Bộ dân quân đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng cho sự phát triển của LLVT tỉnh nhà. Từ đây Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã có cơ
quan tham mưu phụ trách công tác quân sự địa phương, giúp cấp uỷ, chính quyền
củng cố và phát triển lực lượng, xây dựng các kế hoạch tác chiến, sẵn sàng chiến đấu
đập tan mọi âm mưu và hoạt động quân sự của địch, làm nòng cốt trong cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó, Tỉnh đội Bộ dân quân

Bắc Kạn đã bắt tay ngay vào việc củng cố, tổ chức xây dựng lực lượng, đến giữa
năm 1947 toàn tỉnh đã xây dựng được 17 đại đội dân quân, du kích với 1.500 cán bộ,
chiến sỹ, được trang bị vũ khí tương đối đầy đủ, chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ kháng
chiến, phối hợp chiến đấu cùng 01 Trung đoàn chủ lực(e72-Bắc Kạn) do cấp trên điều
về.
Chiến công nối tiếp chiến công, bằng sự mưu trí, sáng tạo, phát huy lợi thế vùng
núi non hiểm trở trên địa bàn, tỉnh đội bộ dân quân đã lãnh đạo, chỉ huy lực lượng
quân sự, du kích phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, tổ chức nhiều trận phục kích,
tập kích làm cho quân Pháp ăn không ngon, ngủ không yên, hành quân không đến
được địa điểm, gây tổn thất lớn cho quân địch như các trận phục kích ở Cao Kỳ, Cầu
ổ Gà, Yên Đĩnh- Chợ Mới, Nà Đinh, Nà Mày, huyện Chợ Đồn; đặc biệt là nhiều trận
phục kích trên Đèo Giàng… đã làm cho quân Pháp kinh hoàng, bạt vía. Cùng với các
trận phục kích là các trận quấy rối, cường tập, mật tập ở khắp các vị trí đóng quân
của thực dân Pháp với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ quấy rối để trinh sát đến đánh công
kích bằng hoả lực; tiêu biểu là trận đánh tại đồn Phủ Thông, là lần đầu tiên Quân đội
ta sử dụng lực lượng cấp tiểu đoàn để đánh địch; một lần nữa chúng ta lại làm cho
quân Pháp khốn đốn buộc phải co cụm lại một số điểm và sau đó phải rút khỏi Bắc
Kạn ngày 9/8/1949. Đến ngày 24/8/1949, tại sân bay Cầu Phà, thị xã Bắc Kạn(nay là
5


thành phố Bắc Kạn), Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh tổ chức mít tinh
chào mừng tỉnh Bắc Kạn được giải phóng.
Sau khi được giải phóng LLVT tỉnh Bắc Kạn lại cùng đồng bào các dân tộc bắt
tay vào tiến hành củng cố địa phương, tiêu diệt thổ phỉ, bảo vệ an toàn Trung ương
Đảng, các địa danh tại huyện Chợ Đồn như: Đồi Nà Pậu, Bản Ca nơi Bác Hồ ở và
làm việc, Khuổi Lim, Nà Quân căn cứ của Trung ương Đảng, Bản Bẳng nơi làm việc
của các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái…hay đồi Khau
Mạ nơi làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng và văn phòng Chính Phủ, luôn được
an toàn tuyệt đối. Chính từ nơi đây nhiều chủ trương, đường lối của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp được truyền đi khắp mọi miền của Tổ quốc.
Rất vinh dự cho quê hương Bắc Kạn và là niềm tự hào của thanh niên cả nước
nói chung, thanh niên Bắc Kạn nói riêng, ngày 28/3/1951 Bác Hồ đến thăm lực lượng
thanh niên xung phong đơn vị 312 làm đường bên cầu Nà Cù (xã Cẩm Giàng, huyện
Bạch Thông), Người đã tặng 4 câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Cùng với thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến, LLVT và đồng bào các dân tộc
tỉnh Bắc Kạn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác SSCĐ, củng cố bảo vệ hậu phương
vững chắc, đồng thời làm thất bại âm mưu xâm lược phá hoại của địch.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bắc Kạn đã động viên được 8.029
thanh niên lên đường đi đánh Mỹ, trong chiến đấu nhiều đồng chí là con em đồng bào
các dân tộc Bắc Kạn đã lập công xuất sắc, nhiều cán bộ, chiến sỹ được tặng danh hiệu
dũng sĩ diệt Mỹ. Đặc biệt đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng
LLVT cho 3 đồng chí: Nguyễn Văn Tấn, Hà Văn Vấn, và Liệt sĩ Nguyễn Văn Thoát.
Cũng trong cuộc chiến này đã có hơn 2.000 liệt sĩ là con em đồng bào các dân tộc
tỉnh Bắc Kạn đã anh dũng hy sinh để đổi lấy độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Đại thắng mùa xuân năm 1975, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử;
non sông đất nước được thu về một mối, thoả lòng mong ước của nhân dân hai miền
Bắc-Nam và Bác Hồ kính yêu. Cả nước đi lên xây dựng CNXH với 2 nhiệm vụ chiến
lược là: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN, LLVT tỉnh Bắc Kạn lại cùng
đồng bào các dân tộc trên địa bàn nhanh chóng bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến
tranh, khôi phục kinh tế, giải quyết chính sách hậu phương quân đội, điều chỉnh lực
lượng, xây dựng bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ khă năng SSCĐ; phát huy
truyền thống vẻ vang qua các cuộc kháng chiến, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; cùng quân, dân cả nước hoàn
6



thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà
nước, LLVT tỉnh Bắc Kạn luôn tỏ rõ sự vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành
với Đảng, với tổ quốc và nhân dân; tập trung xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đaị, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện,
thị vững chắc, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nét truyền thống tiêu biểu “Đoàn kết - Kỷ luật - Tuyệt đối trung thành - Vượt
mọi khó khăn - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” được thể hiện trong suốt
chiều dài lịch sử của lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn. Trong cuộc kháng chiến của
dân tộc, Bắc Kạn đã không tiếc sức người, sức của. Đã có hơn 8.000 con em đồng
bào các dân tộc Bắc Kạn lên đường chiến đấu, hơn 2.000 người trong số đó đã hi sinh
vì độc lập, tự do và thống nhất của đất nước.
Bước qua 2 cuộc kháng chiến, Bắc Kạn cùng cả nước bắt tay vào xây dựng lại
giang sơn. Trong giai đoạn đầu đầy khó khăn ấy, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
lực lượng vũ trang tỉnh còn tích cực tham gia lao động sản xuất, làm tốt công tác hậu
phương. Đất nước đổi mới, vai trò của lực lượng vũ trang trong việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ngày càng được khẳng định. Cho dù ở những thôn, bản vùng cao còn gặp
khó khăn, hay những nơi gian lao, nguy hiểm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh
luôn nêu cao phẩm chất của người lính “Bộ đội cụ Hồ”, giúp dân làm đường, làm
nhà, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai… tất cả những hình ảnh này đều
gần gũi, thân quen với người dân. Trong trận thiên tai lịch sử xảy ra với người dân
thôn Khên Lền, xã Công Bằng và thôn Nà Bẻ, xã Nhạn Môn (Pác Nặm) vào năm
2009, đã có hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh không quản gian
khó giúp người dân vượt qua thương đau, mất mát. Bên cạnh, những việc làm trên,
lực lượng vũ trang tỉnh còn tích cực hỗ trợ vốn, cây con giống… giúp đồng bào vùng
cao giảm nghèo. Bằng sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ, chiến sỹ, lực lượng vũ trang
tỉnh đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ
Tổ quốc hạng 3, được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu I tặng Cờ thi đua và
nhiều Bằng khen, giấy khen…

Câu 5: Cho biết hoàn cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm và ý nghĩa lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng Thanh niên xung phong trong
kháng chiến chống Pháp; ý nghĩa của lời dạy đó đối với cán bộ, chiến sỹ LLVT
và đoàn viên thanh niên tỉnh hiện nay ?
Trả lời:
Xuất phát từ chiều sâu tư tưởng của Người về đánh giá sức mạnh dời non, lấp
biển của các thế hệ thanh niên phục vụ cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đến
ngày toàn thắng cũng như chiến lược đào tạo, rèn luyện cán bộ thông qua thực tiễn,
phục vụ sự nghiệp cách mạng lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chủ trương thành lập,
7


củng cố và phát triển các đội Thanh niên xung phong (TNXP) nhằm “đảm bảo thêm
công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này”. Người đã coi TNXP là “một
trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực”; đồng thời là “trường học
rất lớn và rất tốt” để tạo ra những “cán bộ thật tốt, toàn tâm, toàn lực phụng sự Tổ
quốc, phụng sự nhân dân” để đưa “kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công”. Tư
tưởng “trường học lớn TNXP” của Người đã đi vào thực tiễn, góp phần làm cho cách
mạng ViệtNam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành quả to lớn ấy có ý nghĩa
lịch sử và giá trị thực tiễn sâu sắc đối với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải
phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
ngày nay.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, sau thắng lợi ở Chiến dịch Việt
Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ căn cứ tình hình thực tế đã quyết định mở Chiến
dịch Biên giới để giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Do vậy, cần huy
động lực lượng lớn dân công và TNXP phục vụ công tác sửa cầu đường, mở đường
mới, vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men, quân trang, quân dụng… từ hậu
phương ra tiền tuyến. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo gấp rút huy
động một lực lượng thanh niên trẻ khỏe, có tinh thần hăng hái, sáng tạo và dũng cảm
hy sinh để thành lập các “Đội TNXP công tác”. Đồng thời, Người yêu cầu Đội TNXP

công tác phải được tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, trang bị vũ khí như một
binh chủng bán vũ trang, chủ yếu làm nhiệm vụ công binh và hậu cần phục vụ chiến
dịch, cùng bộ đội trực tiếp phục vụ chiến đấu đến ngày kháng chiến toàn thắng.
Người còn nhấn mạnh Đội TNXP công tác vừa trực tiếp phục vụ chiến đấu, vừa học
tập, rèn luyện để không ngừng tiến bộ, trưởng thành.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, ngày 15/7/1950, Đội TNXP công tác
Trung ương (tiền thân của lực lượng TNXP) được thành lập tại Núi Hồng, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, do đồng chí Vương Bích Vượng, Ủy viên Ban chấp hành
Trung ương Đoàn làm đội trưởng. Lúc này, toàn Đội chỉ gồm 225 đội viên, có tổ chức
Đảng và Đoàn thuộc Đảng bộ Tổng Cục cung cấp mặt trận, trực thuộc Tổng Cục
chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Quyết định này đã tạo ra một môi trường
thuận lợi để các thế hệ thanh niên có nhiều cơ hội thể hiện lòng yêu nước, rèn luyện
tinh thần chịu đựng gian khó, dũng cảm chiến đấu, hy sinh, cống hiến, sáng tạo, hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Người cũng chỉ rõ, “nhiệm vụ của Đội TNXP là xung phong trong mọi việc, bất
kỳ việc khó, dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công”. Thành phần của đội
TNXP khi đó gồm những thanh niên bần, cố và trung nông cùng những thanh niên trí
thức quen lao động. Đội TNXP cốt giáo dục cho thanh niên tinh thần quyết tâm xung
phong trong mọi việc, rèn luyện thành những thanh niên gương mẫu, những chiến sỹ
thi đua để trở nên cán bộ tốt sau này cho Đảng và Chính phủ. Trong công tác, đội
8


viên TNXP phải thực tế lao động, làm kiểu mẫu, phải chịu khó, chịu khổ, khắc phục
khó khăn, chấp hành mệnh lệnh, cố sức làm việc với tinh thần cung phong và thi đua.
Làm việc gì phải học tập chuyên môn việc ấy và phải thường xuyên tổ chức học tập
văn hóa. Qua từng thời gian công tác, sẽ luân chuyển về chỉnh huấn chính trị và khi
cần thiết thì đội TNXP tổ chức luyện tập quân sự. “Đó là một trường đào tạo thanh
niên bằng những việc làm thiết thực”.
Tháng 3/1951, khi đến thăm đơn vị TNXP 312 đang làm nhiệm vụ tại khu rừng

cầu Nà Cù (thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn), Bác Hồ tặng 4 câu thơ, nhưng
thực chất là lời giáo huấn về trách nhiệm của lực lượng TNXP và cho cả thế hệ trẻ
Việt Nam:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Kể từ đó đến trước ngày đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có gần 20 lần chỉ đạo,
khen ngợi, biểu dương, uốn nắn những lệch lạc trong hoạt động của TNXP. Trong
đó, đặc biệt là bài viết ngày 30/4/1954 dưới tựa đề “Những trường học lớn và tốt”,
Bác khẳng định TNXP là một trong ba trường học rất lớn và rất tốt để đào tạo cán bộ
phục vụ kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công. Ngày 12/1/1967, dự Đại hội
thi đua lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định TNXP xứng đáng là
thanh niên anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong
cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể
vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ
của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có
việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù
gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp
biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc
phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân
lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được
ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này
đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.

Câu 6: Đồng chí hãy giới thiệu về 01 tập thể hoặc cá nhân tiêu biểu trong xây
dựng, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của LLVT tỉnh ?
Phòng Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Lá cờ đầu của phong trào
Thi đua quyết thắng

9


Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là việc làm
thường xuyên, mà còn là động lực mạnh mẽ để cán bộ, chiến sĩ Phòng Kỹ thuật vượt
khó vươn lên, trở thành điển hình tiên tiến, lá cờ đầu trong phong trào Thi đua quyết
thắng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của lực lượng vũ trang tỉnh là “bảo đảm
kỹ thuật, duy trì chất lượng hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, bảo đảm cho
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo quản, cất giữ lâu dài, dự phòng khi có tình
huống xảy ra”, hàng năm, Phòng Kỹ thuật đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng
kế hoạch, xác định mục tiêu cụ thể cho từng nhiệm vụ, từng giai đoạn gắn với phong
trào Thi đua quyết thắng, cùng với đó là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phòng Kỹ thuật được cơ cấu tổ chức gồm có đội ngũ lãnh đạo, hai ban là Ban
quân khí, Ban xe máy và hai đơn vị trực thuộc là Trạm bảo dưởng sửa chữa, Đại đội
Kho K97. Các đầu mối đóng quân phân tán do vậy việc triển khai và thực hiện nhiệm
vụ gặp không ít khó khăn. Song, với quyết tâm của lãnh đạo, sự đoàn kết, gắn bó của
tập thể, Phòng Kỹ thuật luôn quán triệt, triển khai nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết
lãnh đạo công tác quốc phòng quân sự địa phương của Đảng ủy Quân sự tỉnh; tích
cực quán triệt, triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhờ vậy mà cán bộ, đảng viên luôn giữ vững được bản
lĩnh chính trị, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Phải yêu xe như con, quý xăng như máu, vượt
mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ”, cán bộ, chiến sĩ công tác tại Phòng đã tập trung
xung kích vào những nhiệm vụ có yêu cầu cao về an toàn như bảo đảm kịp vũ khí
trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và hoạt động thường
xuyên của lực lượng vũ trang tỉnh. Trong điều kiện kinh phí, vật tư còn nhiều khó
khăn, đơn vị đã triệt để thực hành tiết kiệm trong quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ

thuật, vật tư, xăng, dầu, học tập theo tấm gương của Bác về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí để có thể đáp ứng mọi nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất.
Đơn vị luôn duy trì công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang bị, nâng cấp, quy hoạch kho,
trạm xưởng, nhà xe, nhà pháo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thông thoáng, có đủ
các phương tiện phòng, chống cháy, nổ khác.
Trong quá trình công tác, các cán bộ, chiến sĩ đã tích cực học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực phấn đấu vươn lên, vận dụng các kiến thức được
trang bị vào thực tiễn công tác, vươn lên làm chủ các trang thiết bị, đặc biệt là những
trang thiết bị mới. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đơn vị đã có nhiều
sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên
môn. Từ 2008 đến nay, cán bộ, chiến sỹ Phòng Kỹ thuật đã nghiên cứu thành công 35
10


sáng kiến cải tiến mô hình học cụ, trong đó có nhiều sáng kiến cấp toàn quân và được
áp dụng vào thực tiễn huấn luyện đạt hiệu quả cao. Điển hình sáng kiến ‘Bộ giá kẹp
nòng súng cao xạ 14,5 ly” của Thượng tá Lương Thanh Bình - Chủ nhiệm kỹ thuật đã
đạt giải nhì chuyên ngành phòng không cấp Quân khu. Hàng nghìn khẩu súng cao xạ
14,5 ly trong toàn quân khi tổ chức bắn đạn thật bằng bộ giá kẹp nòng có thể tiết
kiệm cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Cùng với đó, đơn vị đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác vận tải,
xăng, dầu. Nhiệm vụ vận chuyển vật chất, cơ động lực lượng đều hoàn thành tốt, an
toàn tuyệt đối. Công tác tổng kiểm kê vũ khí, trang bị kỹ thuật được thực hiện
nghiêm, duy trì tốt hệ số kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu. Hàng
năm đơn vị đều tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân
viên kỹ thuật; tổ chức hội thi, hội thao để bồi dưỡng và đánh giá thực tế tay nghề của
đội ngũ lái xe và nhân viên kỹ thuật.
Xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn giao thông, đơn vị
đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm ngăn ngừa, hạn chế vi phạm và
mất an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức, đa dạng
phong phú, thiết thực. Thông qua đó, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành Luật lệ
giao thông của cán bộ, chiến sỹ được nâng cao.
Bên cạnh đó, đơn vị còn tập trung đẩy mạnh phát động phong trào thi đua xây
dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm
của cán bộ, chiến sĩ trong việc giữ gìn và quản lý tốt cơ sở vật chất, tạo ra môi trường
văn hóa trong sạch, lành mạnh.
Với những nỗ lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, Phòng Kỹ thuật, Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh luôn là một đơn vị dẫn đầu trong phong trào Thi đua quyết thắng
của lực lượng vũ trang tỉnh từ 2010 đến nay, được Bộ Tư lệnh quân khu 1 tặng danh
hiệu “Đơn vị quyết thắng”. Ngoài ra còn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì đã
có thành tích trong phong trào thi đua, trong hội thi, hội thao của ngành. Mới đây,
Phòng Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là một trong 06 tập thể của tỉnh được Thủ
tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
Nguồn:
Câu 7: Trên cương vị công tác và vị trí xã hội của mình, đồng chí sẽ làm gì
để góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của LLVT tỉnh Bắc
Kạn trong giai đoạn hiện nay ?
Trả lời:
11


Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến
năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp xây
dựng và BVTQ đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đan xen không ít những
khó khăn, thách thức. Trên cương vị công tác của mình bản thân tôi luôn phấn đấu
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, gương mẫu trong công tác cũng như
trong đời sống hàng ngày để xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương

Bắc Kạn, xứng đáng với những người con của Bắc Kạn đã ngã xuống vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân trên địa
bàn, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các cuộc vận động do các cấp phát
động như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Uống nước
nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, quyên góp ủng hộ các quỹ từ thiện, đạt kết quả tốt.
Kim Lư, ngày 28 tháng 12 năm 2016
Người viết

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Triệu Thanh Tâm

12



×