Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

8 câu hỏi phỏng vấn về chỉ số cảm xúc EQ và các bài kiểm tra năng lực ứng viên trong tuyển dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52 KB, 18 trang )

Các bài kiểm tra năng lực ứng viên trong tuyển dụng.


Bài kiểm tra về năng lực hành vi
Đây là bài kiểm tra nhằm đánh giá về tính cách của bạn, các kỹ năng bạn có
như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…nhằm đánh giá mức độ phù hợp của bạn
đối với công việc. Những câu hỏi này mang tính định tính rất cao và ứng viên hoàn
toàn có thể thay đổi kết quả theo ý muốn của ứng viên. Chẳng hạn:
Khi thiết lập một nhóm cho một công việc, bạn sẽ lựa chọn các thành viên:
a/ Có nhiều thế mạnh khác nhau
b/ Có thế mạnh về kỹ thuật
c/ Có khả năng liên kết với mọi người
d/ Theo đúng chỉ dẫn
e/ Người thích bạn
Câu này thì với đáp án a và c sẽ được nhiều người lựa chọn cũng như được đánh
giá là người có khả năng làm việc nhóm tốt, các đáp án b, d và e thì bạn có xu
hướng độc tài trong làm việc nhóm, kém tin tưởng.
Một ví dụ khác:
Khi gặp một người hoàn toàn xa lạ, bạn cảm thấy thế nào trong việc bắt đầu nói
chuyện với họ:
a/ Cực kỳ dễ dàng
b/ Dễ dàng
c/ Không khó khăn lắm
d/ Khó khăn
e/ Cực kỳ khó khăn
Ở đây, nếu bạn đang nộp vào một vị trí Sales mà bạn chọn đáp án e thì không hay
tí nào cho dù bạn thực sự cảm thấy như thế, tốt nhất ở đây bạn nên chọn đáp án c
đáp án dung hòa giữa yếu tố yêu cầu của công việc và tính cách vủa bạn.
Lời khuyên của tôi cho các bạn khi làm các bài này là hãy “thông minh” một tí,
đừng thật thà trả lời những gì bạn thực sự cảm nhận, suy nghĩ xem nhà tuyển
dụng sẽ muốn một người như thế nào và dung hòa mong muốn của nhà tuyển


dụng với bản thân bạn. Nhưng, cũng đừng có nói dối, vì trong khi thiết lập hệ
thống câu hỏi này, họ luôn có những câu để kiểm chứng độ chính xác của
những câu trước mà bạn không nhận ra (đơn giản nhất là họ sẽ hỏi lại cùng 1
câu nhưng ở cách xa nhau, bạn nói dối và bị áp lực thời gian thì đáp án của bạn
sẽ khác nhau giữa 2 câu) và một điều nữa là khi bạn phỏng vấn thì họ cũng biết
bạn nói dối thôi.




Bài kiểm tra khả năng suy luận, tính toán.
Có dạng chính yếu như là các bài toán tính toán từ đơn giản đến phức tạp, các bài
toán suy luận logic mệnh đề, suy luận số học, hình học, khả năng ngôn ngữ. Ví dụ:
Tính toán
Trong 3 tháng đầu năm, tổng số nhân viên của nhà máy bị giảm bớt 2% mỗi tháng.
Trong tháng 4, do nhu cầu về sản phẩm của nhà máy tăng lên nên tổng số nhân
viên được tăng thêm 8%. Tổng số nhân viên của nhà máy trong tháng 1, trước khi
bị giảm bớt, là 334. Vậy tổng số nhân viên của nhà máy sau khi số nhân viên được
tăng thêm trong tháng 4 là bao nhiêu?
A. 317 nhân viên
B. 328 nhân viên
C. 338 nhân viên
D. 340 nhân viên
E. 342 nhân viên
Đáp án ở đây là D (334 x 0,98^3 x 1,08 = 339,5)
Suy luận logic mệnh đề:
“Many organisations find it beneficial to employ students over the summer.
Permanent staff often wish to take their own holidays over this period.
Furthermore, it is not uncommon for companies to experience peak workloads in
the summer and so require extra staff. Summer employment also attracts students

who may return as well qualified recruits to an organisation when they have
completed their education. Ensuring that the students learn as much as possible
about the organisation encourages interest in working on a permanent basis.
Organisations pay students on a fixed rate without the usual entitlement to paid
holidays or bonus schemes.”
Statement 1 – It is possible that permanent staff who are on holiday can have their
work carried out by students.
A – True (the statement follows logically from the information or opinions
contained in the passage)
B – False (the statement is logically false from the information or opinions
contained in the passage)
C – Cannot say (cannot determine whether the statement is true or false without
further information)
Statement 2 – Students in summer employment are given the same paid holiday
benefit as permanent staff.
A – True (the statement follows logically from the information or opinions
contained in the passage)


B – False (the statement is logically false from the information or opinions
contained in the passage)
C – Cannot say (cannot determine whether the statement is true or false without
further information)
Statement 3 – Students are subject to the organisation’s standard disciplinary and
grievance procedures.
A – True (the statement follows logically from the information or opinions
contained in the passage)
B – False (the statement is logically false from the information or opinions
contained in the passage)
C – Cannot say (cannot determine whether the statement is true or false without

further information)
Statement 4 – Some companies have more work to do in the summer when students
are available for vacation work.
A – True (the statement follows logically from the information or opinions
contained in the passage)
B – False (the statement is logically false from the information or opinions
contained in the passage)
C – Cannot say (cannot determine whether the statement is true or false without
further information)
Suy luận số học
Hãy điền tiếp 2 số vào dãy số sau:1 1 2 3 5 8 13
Câu này thì khá dễ, số sau thì bằng 2 số trước cộng lại, đáp án là 21 và 34.
Một câu khác khó hơn một tí
Điền tiếp 1 số vào dãy số
5 -5 10 -15 25 -40 65
Đáp án đúng là -105, quy luật là chênh lệch của số trước và số sau là dãy fibonacci
10 15 25 40 65 105 -> 170, và cứ trừ rồi cộng các chênh lệch này là ra được đáp
án.
Đối với những câu này thì đơn giản là các bạn cứ cộng trừ nhân chia các kiểu
con đà điểu các chữ số rong dãy, thể nào cũng ra quy luật, người có chỉ số
IQ cao và thường xuyên tiếp xúc với số học sẽ nhận biết ra các quy luật nhanh
hơn thôi.
Khả năng ngôn ngữ
Tay:ngón tay thì Cây:….
A. Cành
B. Lá


C. Đất
D. Gốc

Đáp án là A, ngón tay là một bộ phận từ tay và có sự tương đương như cành cây và
cây (nếu câu hỏi là cành cây:… thì đáp án là B. Lá)
————————————
Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn làm quen với những dạng kiểm tra
năng lực thường được các nhà tuyển dụng sử dụng, nó giúp cho nhà tuyển dụng
có một đánh giá sâu, toàn diện và công bằng hơn là chỉ sử dụng phỏng vấn.
Những bài kiểm tra này tuy rất quen thuộc và có một số mẹo như trên nhưng
những mẹo này chỉ giúp các ứng viên tăng điểm của mình lên khoảng 2% và
làm nó nhanh hơn, chỉ năng lực của ứng viên mới quyết định đến kết quả bài
kiểm tra này.
Bài sau mình sẽ chia sẻ về một số bài kiểm tra về chuyên môn của ứng viên.
___


50 CÁCH VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG CV






KISS (Keep it short and simple): Một nhà tuyển dụng tất nhiên sẽ không muốn
đọc một mục tiêu dài lê thê. Hãy chắc chắn rằng mục tiêu của bạn đủ ngắn gọn và
súc tích. Thường thì một câu là đủ, nên giới hạn từ ngữ tối đa trong 150 từ.
WIIFT (What’s In It For Them): Mục tiêu của bạn phải hướng đến mục tiêu
chung của nhà tuyển dụng, bởi các bạn đang bán sức lao động của mình và nhà
tuyển dụng là người thuê các bạn. Nó cần phải tập trung vào việc ―What‘s In It
For Them‖. Cung cấp đủ thông tin vào mục tiêu của bạn cho nhà tuyển dụng biết
những gì mục tiêu công việc mà bạn đang tìm kiếm, và những vị trí bạn mong
muốn đạt được trong tương lai.

Be specific: Việc làm và ngành nghề nào bạn muốn? Nếu chỉ nói rằng bạn muốn là
một phần của một công ty, nơi mà bạn có thể sử dụng các kỹ năng và khả năng của
bạn mà không nói bất cứ điều gì thêm, có ai muốn làm việc cho một công ty yếu
kém nơi họ không đủ điều kiện và không thể làm công việc này không? Nếu bạn
đang dành thời gian để đưa một mục tiêu trên hồ sơ của bạn, hãy làm cho nó có giá
trị.
Dưới đây là 50 cách viết mục tiêu nghề nghiệp khách quan từ những người tìm
việc thực tế mà các bạn có thể tham khảo:
OBJECTIVE: General Manager in an established and successful business.
POSITION TARGETS: Director of Lean Manufacturing, Continuous
Improvement Change Agent, Value Stream Manager, Lean Manufacturing
Champion, Process Improvement Manager, Continuous Improvement Leader,
Operations Manager and Management Process Improvement Consultant.
OBJECTIVE: Obtain a challenging leadership position applying creative problem
solving and lean management skills with a growing company to achieve optimum
utilization of its resources and maximum profits.
PROFESSIONAL OBJECTIVE: To continue my career with an organization
that will utilize my MANAGEMENT, SUPERVISION & ADMINISTRATIVE
skills to benefit mutual growth and success.
OBJECTIVE: I am currently looking for a full time position in an environment
that offers a greater challenge, increased benefits for my family, and the
opportunity to help the company advance efficiently and productively
OBJECTIVE: Director of Operations/General Manager
JOB TARGET: My goal is to become associated with a company where I can
utilize my skills and gain further experience while enhancing the company‘s
productivity and reputation.


OBJECTIVE: To secure a position with a stable and profitable organization,
where I can be a member of a team and utilize my business experience to the

fullest.
OBJECTIVE: To further my professional career with an executive level
management position in a world class company. Seek to diversify my skills in
another industry and as part of a larger organization. Relocation desirable.
EMPLOYMENT OBJECTIVE: Long term consulting project or Permanent
Position.
OBJECTIVE: I am pursuing a career as an account manager with limited
overnight travel. I am seeking to deliver my research, analytical, as well as
presentation skills that will benefit in volume, growth, brand, and profits.
OBJECTIVE: To contribute superior project and operations management skills
and experience in an IT Service Management role.
OBJECTIVE: My objective is to obtain a position in a professional office
environment where my skills are valued and can benefit the organization. Ideally, I
wish to have a focus in marketing for a growing organization preferably dealing in
commercial real estate and/or land acquisitions.
OBJECTIVE: Seeking a position as an engineering VP/director/manager in
initiatives that utilize state-of-the-art, software and/or hardware components with a
creative, technology-driven organization in an environment that encourages
innovative thinking, recognition, and career development. Customer interaction is
a plus.
OBJECTIVE: To obtain a challenging position in a high quality engineering
environment where my resourceful experience and academic skills will add value
to organizational operations.
CAREER OBJECTIVE: A challenging and rewarding Logistics / Distribution
Center Operations Management position within the private sector where prior
experience, personal ability, and a commitment to professionalism would be of
value. Position should allow for continued personal and professional growth
commensurate with achievements.
OBJECTIVE: Seeking a fulfilling position in the maintenance industry that offers
growth opportunities and allows me to utilize my leadership skills and experience.

SHORT OBJECTIVE: Seeking position as System Engineer and support of all IT
Needs.
CAREER OBJECTIVE: Position as an engineer or related position which offers
key participation, team oriented tasks, immediate challenges, and career
opportunity.


PROFESSIONAL OBJECTIVE: Secure a responsible position in account
management and serve as an account representative sharing my breadth of
experience and abilities effecting mutual employee and employer growth and
success.
OBJECTIVE: To obtain a New Business Development position by adding value
through utilizing my superior knowledge, prospecting and selling abilities in the
business to business arena.
OBJECTIVE: to acquire a challenging career with a solid company utilizing the
opportunity to offer proven and developing skills within the company.
OBJECTIVE: Expand leadership responsibilities, improve organizational ability
to exceed corporate goals, and help honor all long-term commitments made to
customers, stockholders, employees and the communities in which we live.
OBJECTIVE: To work as an ophthalmic assistant or administrator in hospitals, or
with professionals as surgeons or physicians with a specialty.
OBJECTIVE: Seeking Position in systems/ or network engineering / Team Lead
OBJECTIVE: Seek to work in an environment that will challenge me further;
while allowing me to contribute to the continued growth and success of the
organization. Obtain a position that will provide me the ability to apply my sales
and work experience to a growing industry. Look forward to working with a
company that promotes quality products and services; and provides me with the
opportunity to meet and exceed assigned sales goals. Consultative selling approach
coupled with the energy and drive as an individual contributor with minimal
supervision or team selling environment. Experience with quotas ranging from 15k

per month to 800k per year with excellent attainment.
OBJECTIVE: To lead, challenge and be challenged in a marketing strategy or
business/market development position. Analyze and improve marketing, sales and
operational performance. Develop products, markets and relationships.
OBJECTIVE: An able, enthusiastic, skilled, and reliable computer technician
seeking a position that reflects my experience, skills, and personal attributes
including dedication, meeting goals, creativity, and the ability to follow through.
OBJECTIVE: Seeking a position in Management
OBJECTIVE: To Acquire A Challenging Position In An Environment Where I
Can Best Utilize My Skills And Education.
OBJECTIVE: To obtain a management position, in which I am given the
opportunity to play a direct role in the unlimited growth and success of solid
organization.
OBJECTIVE: My goal is to obtain a dynamic, challenging opportunity that
contributes to the outstanding success of the business via 15+ years Information
Technology experience from various global industries.


OBJECTIVE: To secure a position as a public relations / marketing professional
in order to utilize my administrative, marketing, and interpersonal skills with
accuracy and efficiency while maintaining a motivated, productive, and goal
oriented environment for the entire professional team on board while maintaining
extensive customer loyalty.
OBJECTIVE: Seeking a sales position with a reparable company on a long term
basis who is looking for an experienced, hardworking, detail oriented team player.
CAREER OBJECTIVE: Looking at new opportunities to leverage my 20+ years
professional experience in a New Business Sales capacity to have an immediate
impact on new business revenue while increasing profitability.
PROFESSIONAL OBJECTIVE: To build upon my existing corporate finance
skill set in both analytics and transaction execution, leading to increasingly

responsible positions in treasury.
OBJECTIVE: VICE PRESIDENT/DIRECTOR. Travel/Relocate Internationally.
Operating business philosophy: Amazing things can be accomplished when no one
cares who gets the credit.
OBJECTIVE: To participate as a team member in a dynamic work environment
focused on promoting business growth by providing superior value and service
PROFESSIONAL OBJECTIVE: Position in Human Resources, providing
opportunity to make a strong contribution by utilizing and expanding upon related
education, skills, experiences and capabilities.
OBJECTIVE: To further my experience and knowledge in the field of electronics
and warehouse
OBJECTIVE: Position at a leading organization as a financial analyst or trader
and continue my education in the financial field by obtaining the CFA designation.
OBJECTIVE: Obtain a management, analyst or consulting position, in the
Healthcare IT industry.
OBJECTIVE: To gain long term employment with a company that is on or
looking to be on the cutting edge, a company that puts value on people and the
products they are promoting. Honest and Ethical, I am looking to call this company
my family.
CAREER OBJECTIVE: Exploring career opportunities in the to utilize Sales,
Account Management and Public Interfacing abilities in a challenging Business
Development/Senior Sales Management assignment.
OBJECTIVE: To secure a responsible career opportunity, where I can fully
utilize my training, human resource and management skills, while making a
significant contribution to the success of my employer.
OBJECTIVE: To apply my expertise as ‗Marketing Director‘ for a dynamic
organization that encompasses hiring a marketing director is an investment. An


investment that is crucial to the success of almost all aspects of the organization:

Business Development, Sales, Customer Retention, Public Relations, Recruiting
and Database Management.
OBJECTIVE: I am a consistent, hard-working, highly motivated person. I enjoy
working with the public. I feel that I am a friendly, outgoing and dependable
person. I feel it is crucial to demonstrate the importance of my job duties and
expectations. I am looking to improve my position in the work force, expand my
knowledge and skills. I am also looking to establish long term employment in a
friendly environment.
OBJECTIVE: Seeking employment in Transportation Coordination, Equipment
Manager, but would enjoy discussing other available positions for which I am
qualified.
OBJECTIVE: IT Director – Information Technology Vice President (VP) – Chief
Information Officer (CIO) Information Technology senior management, executive
position in a leading multinational organization, contributing business value by
developing and executing a strategic, long-term vision, while leading the firm to
achieve measurable business results and growth, effectively managing the IT
portfolio of investments. A strong desire to transform ―as-is‖ organizations into
―to-be‖ market and industry leaders. Additional interest in organizations looking to
expand their global presence.
OBJECTIVES SUMMARY: My objective is to leverage my experience while
continuing to be challenged. I have 20 years of experience working for service
providers delivering marketing intelligence products and services. My background
in Management, Account Management, Project Management and Technical
Process Management represent a unique combination of disciplines. Personally, I
have the drive and determination to consistently achieve success as a leader in all
of the organizations that I have worked with in the past.


8 Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Chỉ Số Cảm Xúc EQ
Hầu hết các chuyên gia ngày nay đều đồng ý rằng một sự nghiệp thành công

dựa trên trí tuệ cảm xúc (EQ) nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ), kỹ năng và
trình độ chuyên môn. Một người có trí tuệ xúc cảm thường ―dò đúng đài‖ cảm
xúc của người khác, từ đó có thể thông cảm, thương lượng và động viên họ.
Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ tự nhận thức bản thân sâu sắc và kiềm
chế cảm xúc để đạt được mối quan hệ thành công trong công việc.
Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ thất bại trong việc tuyển dụng do ứng viên thiếu
EQ chiếm đến 23%. Vậy nhà tuyển dụng làm cách nào để nhận biết và khai
thác EQ ở ứng viên. Dưới đây là 8 câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường sử
dụng trong các buổi phỏng vấn. Các bạn tham khảo nhé!
Bạn có xây dựng được mối quan hệ lâu bền nào ở công ty trước đây chưa?
Câu hỏi này giúp bạn khai thác việc xây dựng mối quan hệ nơi công sở quan
trọng như thế nào với ứng viên. Tuýp người ích kỷ hoặc ít kết giao sẽ ngần
ngại khi trả lời câu hỏi này. Câu trả lời của ứng viên sẽ cho thấy họ đã giúp đỡ
các đồng nghiệp nhiều như thế nào và ngược lại. Dấu hiệu EQ cao là những ví
dụ về việc đóng vai trò cố vấn, giúp đỡ xây dựng các mối quan hệ hay việc
thường trao và nhận lời khen khi hoàn thành nhiệm vụ.
Bạn đương đầu với thất bại như thế nào?
Câu hỏi này giúp bạn đánh giá khả năng học hỏi từ thất bại và sắp xếp lại các
mục tiêu, chiến lược tích cực hơn. Nó cũng là chỉ số thể hiện khả năng động
viên và truyền cảm hứng cho cả nhóm. Lắng nghe cách ứng viên phân tích sự
thất bại. Nếu nó nằm trong tầm kiểm soát của họ, họ có nhìn lại và xem xét để
thực hiện tốt hơn không. Nếu họ tập trung đổ lỗi cho người khác và bộc lộ sự
thất vọng hay tức giận, đây không phải là dấu hiệu của người có EQ cao.
Mô tả một tình huống giải quyết mâu thuẫn trong công việc của bạn?
Câu hỏi này sẽ cho thấy ứng viên thật sự đương đầu với mâu thuẫn hay để nó
trở thành vấn đề nhức nhối trong công việc. Lắng nghe cách họ mô tả khi đưa
ra những quyết định làm lắng dịu tình hình. Ví dụ đồng nghiệp A không làm
nhiệm vụ được giao và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của đồng
nghiệp B. Đồng nghiệp A công kích và đổ lỗi trách nhiệm để bào chữa cho
mình. Ứng viên phải mô tả họ đã sử dụng kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm và

kinh nghiệm lãnh đạo của họ để xác định thái độ và kết quả công việc của A


và B một cách hợp lý. Họ cũng cần mô tả thêm về cách nhìn nhận và phân tích
vấn đề một cách khách quan.
Ai là người truyền cảm hứng cho bạn và tại sao?
Câu hỏi này giúp bạn nhìn nhận những giá trị và nguyên tắc ứng xử trong
công việc, cũng như sơ nét tính cách của ứng viên. Ứng viên khôn ngoan sẽ
tránh đề cập đến những chính trị gia hay nhân vật nổi tiếng. Sẽ tốt hơn nếu họ
nên đề cập đến những mối quan hệ thân cận, những người đã động viên họ vì
sự cống hiến, nguyên tắc đạo đức, tính ngay thẳng và làm việc chăm chỉ của
họ.
Kỹ năng làm việc với con người của bạn hiệu quả như thế nào?
Bạn sẽ đánh giá được khả năng giao tiếp và thuyết phục của họ khi kiểm soát
sự thay đổi, phát triển các mối quan hệ và truyền cảm hứng cho nhân viên,
đồng nghiệp. Hãy tìm các ví dụ về cách họ xây dựng tinh thần đồng đội, hợp
tác và chia sẻ thông tin. Một câu chuyện về cách ứng viên giữ được sự bình
tĩnh trong một tình huống căng thẳng sẽ luôn gây ấn tượng. Hãy hỏi về việc
sếp của họ đánh giá như thế nào về các kỹ năng đó của họ. Bạn cũng có thể
hỏi cách họ đã đồng cảm với đồng nghiệp đang cần hỗ trợ về những vấn đề
trong cuộc sống hoặc công việc, và đã dẫn dắt đồng nghiệp đó vượt qua cuộc
khủng hoảng như thế nào.
Bạn đã phối hợp ăn ý IQ và EQ của bạn trong tình huống cụ thể nào?
Câu hỏi này giúp bạn đánh giá khả năng kết hợp tư duy logic và cảm xúc của
ứng viên. Một ví dụ về sự lựa chọn nhà cung cấp của ứng viên: Nếu họ dựa
quá nhiều vào sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp xã hội, họ có thể chọn một
nhà cung cấp chỉ vì họ là đồng hương với nhau; nhưng nếu ứng viên sử dụng
IQ , họ sẽ cân nhắc và ra quyết định dựa trên mức giá và các dịch vụ cộng
thêm. Cân bằng chỉ số IQ và EQ giúp ứng viên linh hoạt hơn trong việc tuyển
dụng, sa thải, thương lượng và một loạt các quyết định khác trong kinh doanh.

Bạn đánh giá tầm quan trọng của sự lạc quan trong môi trường làm việc như
thế nào?
Nhà tuyển dụng cần hiểu tại sao sự tiêu cực không bao giờ nằm ở vị trí đầu
trong danh sách lựa chọn ứng viên. Không ai muốn làm việc với những người
chuyên đổ lỗi, than phiền hay những kẻ thua cuộc. Bạn nên đặt câu hỏi này để
biết ứng viên có thể nhìn thấy các mục tiêu dài hạn không, có chán nản khi họ


đối mặt với nghịch cảnh hay có nhìn thấy cơ hội ngay cả khi mọi thứ trở nên
khó khăn không. Ứng viên có biết cách tận dụng thành tựu, tin tức tốt đẹp và
những chỉ số tăng trưởng để tạo động lực và củng cố tinh thần không, các ứng
viên này sẽ được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.
Ở vị trí này, bạn dự định cải thiện những kỹ năng làm việc với con người nào?
Cuộc sống đòi hỏi ta phải liên tục cải thiện tất cả các kỹ năng và kiến thức,
đặc biệt là các kỹ năng làm việc với con người. Đối phó với đồng nghiệp khó
tính, nhân viên lười biếng, đối tác không đáng tin cậy là những thử thách lớn.
Đây là một câu hỏi giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc về EQ của ứng viên. Các
ứng viên có thể đưa ra ví dụ như kỹ năng nghe cần tinh tế hơn hoặc hạn chế
những phản ứng bốc đồng không phù hợp. Tin tưởng người khác và ủy quyền
có thể là những điều họ cần phải cải thiện. Ứng viên nào nhận thức được
những khuyết điểm của mình thường được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.

Những hình thức phỏng vấn:
Phỏng vấn cá nhân:
Đây là phương pháp phổ biến cho việc lựa chọn ứng cử viên. Trong loại hình
phỏng vấn này, bạn và người phỏng vấn sẽ gặp nhau trong một căn phòng. Quá
trình phỏng vấn cho phép cả hai bên để đặt câu hỏi cho nhau. Thông thường, người
phỏng vấn hỏi trước, sau đó, bạn được phép đặt câu hỏi. Câu hỏi phỏng vấn có thể
nói về đề tài:
 Năng lực: tập trung vào các lĩnh vực cụ thể của các kỹ năng liên quan đến công

việc. Ví dụ: "Hãy kể cho tôi về lúc bạn đến hạn nộp báo cáo cho khách hàng.
Bạn đã làm như thế nào để giao kịp lúc? Kết quả ra sao?‖ Bạn phải suy nghĩ,
liên tưởng nhiều đến kinh nghiệm làm việc, những hoạt động thông thường và
cuộc sống của bạn.
 Tiểu sử: hình thức phỏng vấn truyền thống. Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những
thông tin bạn viết trên sơ yếu lí lịch của mình, liên quan đến kinh nghiệm làm
việc, thành tích trong quá khứ nền, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp.
 Tình huống: người phỏng vấn đặt ra giả thuyết và bạn phải đưa ra câu trả lời.
Đề tài có thể từ công việc hoặc bao quát hơn.
Phỏng vấn qua điện thoại:


Phương pháp tuyển dụng tiết kiệm nhất. Trong một số công việc, số lượng CV phải
lên đến hàng ngàn. Công ty không có đủ nhân viên cũng như thời gian để gặp mặt
phỏng vấn ứng viên và trong trường hợp, bạn cách xa nơi phỏng vấn cả ngàn dặm,
chi phí di chuyển cũng là cả một vấn đề. Và phỏng vấn qua điện thoại chính là một
hướng đi tắt để giúp các công ty sàng lọc và thu hẹp số lượng các ứng cử viên.
Phỏng vấn theo nhóm:
Phỏng vấn theo nhóm nói cách khác là một cuộc thảo luận nhỏ giữa bạn và những
ứng cử viên khác để cùng làm việc với nhau, cụ thể là giải quyết một vấn đề liên
quan đến công việc. Một số công ty điển hình hay áp dụng hình thức này là Big 4
(Bốn công ty kiểm toán lớn nhất: KMPG- Deloitte- Ernst & Young- PWC). Bạn có
thể đóng vai trò đặc biệt nhóm và được giám sát bởi người phỏng vấn. Họ không
chú trọng việc bạn trả lời đúng hay sai mà khả năng giao tiếp và làm việc cùng các
thành viên khác trong nhóm của bạn.
Phỏng vấn theo khả năng:
Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra khả năng bạn với các mức độ dễ, khó khác nhau. Họ
muốn biết kĩ năng bạn thực hiện một công việc cụ thể và đưa ra các dạng câu hỏi
mô phỏng để xác định xem bạn có phải là người ứng viên phù hợp với các yêu cầu
đã đưa ra không.

Câu hỏi gồm các dạng:
 Kiểm tra IQ: Đây là bài kiểm tra trí thông minh của bạn về khả năng toàn diện
bao gồm tư duy logic, toán học và ngôn ngữ. Bạn sẽ nhận được danh sách các
câu hỏi trắc nghiệm và phải hoàn thành hết trong một khoảng thời gian có hạn.
Đây là loại phỏng vấn thường được sử dụng trong các tập đoàn lớn như Big 4,
và TRG ...
 Kiểm tra EQ: Giống như kiểm tra IQ, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một danh sách
các câu hỏi trắc nghiệm, nhưng không giống như chỉ số IQ, EQ kiểm tra khả
năng kiểm soát, hành vi và cảm xúc của bạn, do đó, câu trả lời không phải đúng
sai, vì tùy thuộc mỗi người. Ví dụ, bạn sẽ được đặt trong một tình huống, bạn sẽ
cho điểm từ 1 đến 4 theo cấp độ bạn phản ứng. Người ta vẫn đang bàn cãi rằng
kiểm tra EQ sẽ đánh giá ứng cử viên tốt hơn IQ nhưng một số lại không đồng
tình. Cùng với chỉ số IQ, Big 4 cũng sử dụng kiểm tra EQ để đánh giá khả năng
của ứng cử viên.
 Thuyết trình: Bạn sẽ có một bài thuyết trình chuyên nghiệp trước mặt nhà tuyển
dụng. Người phỏng vấn có thể cho bạn chủ đề và dựa trên thông tin đó, bạn
chuẩn bị bài thuyết trình của bạn. Đây là loại phỏng vấn được phổ biến trong
các công ty bán hàng và tiếp thị, ví dụ, Nielsen, TNS ...
 Nghiên cứu tình huống: loại hình phỏng vấn này chủ yếu được sử dụng trong
các công ty tư vấn muốn biết ý tưởng của bạn đa dạng và độc đáo thế nào.


Người ta sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi liên quan các vấn đề thực tế khác
nhau. Bạn sẽ trả lời trong một khoảng thời gian cho phép.
Mánh nhỏ để vượt qua những loại phỏng vấn đó:
Tập trung:
Trong bất kỳ loại hình phỏng vấn nào, bạn phải tập trung suy nghĩ trả lời. Thường
thì họ sẽ cho bạn thời gian ngắn để trả lời nhưng đừng bị áp lực, bạn sẽ càng khó
khăn hơn trong việc kiểm soát đầu óc. Những con số sẽ trở nên hỗn loạn hơn.
Trong cuộc phỏng vấn cá nhân, bạn phải tập trung vào các câu hỏi, xác định các

vấn đề quan trọng và áp dụng phương pháp SAR (Tình huống-hành động-Kết quả)
để trả lời, đừng có nói vòng vòng. Tương tự vậy, khi phỏng vấn qua điện thoại, bạn
cứ nghĩ đó là một kì thi được quyền mở sách. Do đó, nếu người phỏng vấn hỏi
những câu hỏi liên quan đến những gì bạn ghi sơ yếu lí lịch của bạn, cứ đặt ―tài
liệu‖ trước mặt bạn, và tập trung vào các chi tiết quan trọng, ví dụ như thành tích
nổi bật.
Tóm tắt các sự kiện:
Tổng kết các sự kiện cho trong câu hỏi là một phương pháp hiệu quả để hiểu nó
theo cách của riêng bạn. Nếu bạn không thể hiểu được nó, bạn không thể nào trả
lời được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy nhớ đưa ra câu trả lời hợp lí.
Tỏ ra tử tế và hãy tích cực lên:
Khi gặp người phỏng vấn trực tiếp hay qua điện thoại, bạn phải thân thiện với họ.
Ngay cả khi không thể nhìn thấy mặt nhau, bạn cũng phải thể hiện thông qua giọng
nói của bạn, đặc biệt tông giọng mềm mại nhưng không gây buồn ngủ. Hãy tích
cực và tự tin lên. Đây cũng là điều cần phải lưu ý trong lúc phỏng vấn nhóm.
Phỏng vấn nhóm, bạn không tiếp xúc với người phỏng vấn nhưng với các đồng
nghiệp khác. Người phỏng vấn có thể đánh giá bạn dựa trên cách bạn giao tiếp với
mọi người, do đó, hãy tỏ ra tử tế và cởi mở với họ.

5 SAI LẦM LỚN CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Theo một số chuyên gia tuyển dụng uy tín tại Mỹ, dưới đây là 5 sai lầm lớn
nhưng rất phổ biến mà các sinh viên mới ra trường thường mắc phải.
1. Nhờ cha mẹ gây ảnh hưởng với nhà tuyển dụng.


Nếu cha mẹ bạn thường xuyên can thiệp vào mọi khía cạnh trong đời sống của
bạn thì lúc bạn tìm việc làm là lúc họ dừng sự can thiệp đó lại. Ivey, một
chuyên gia tuyển dụng nói: ―Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là chưa trưởng
thành và không chuyên nghiệp nếu bạn nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ.‖
2. Sai lầm trong sử dụng Internet.

Một số sinh viên bày tỏ thái độ đối với một công việc, một công ty hay một
nhân vật nào đó mà họ không ưa trên blog hoặc mạng xã hội ảo MySpace.
Điều này khá nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Google để tìm kiếm
thông tin về bạn. Tốt nhất là bạn nên chắc chắn là những thông tin trên mạng
có liên quan đến bạn đừng xúc phạm đến ai.
3. Không biết cách tìm việc thông qua người quen.
Giám đốc một công ty tuyển dụng uy tín nói: ―Nhiều khi, bạn không nghĩ tới
kết quả mà những mối quan hệ của bạn có thể đem lại. Nếu bạn ngồi xuống và
viết một danh sách những người mà bạn biết, bạn sẽ nhận ra mạng lưới quan
hệ xã hội của bạn thật rộng lớn. Và những người trong mạng lưới đó lại có
mạng lưới của riêng họ.‖ Do vậy, bạn nên để mọi người biết là bạn đang tìm
việc và công việc mà bạn mong muốn. Sau đó, bạn nên sử dụng bất kỳ thông
tin tuyển dụng nào mà mạng lưới quan hệ của bạn cung cấp.
4. Không biết nói “Cảm ơn.”
Viết một email ngắn để cảm ơn người đã giúp đỡ mình không phải là một việc
khó khăn. Thế nhưng, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp chưa làm được điều này.
5. Trả lời điện thoại chưa đúng cách.
Một số nhà tuyển dụng cho biết, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp thậm chí sử
dụng tiếng lóng khi nói chuyện với họ. Nếu nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn
khi bạn đang ở một nơi mà việc nói chuyện qua điện thoại gặp khó khăn,
chẳng hạn khi bạn đang đi trên đường hay ở trong sân vận động, tốt nhất bạn
nên xin lỗi và hẹn gọi lại họ vài phút sau để có thời gian đi tới một địa điểm
thích hợp. Ngoài ra, bạn nên có thái độ bình tĩnh, lịch sự và sử dụng ngôn từ
của một người trưởng thành khi trò chuyện.


Những phương pháp tuyển dụng
Nhiều công ty thường áp dụng 2 phương pháp dưới đây khi tuyển dụng nhân sự.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của nhiều phương thức đa dạng, nhà tuyển dụng có
nhiều lựa chọn cách thức tuyển dụng để lấp chỗ trống trong công ty. Có hai

cách chính: tuyển dụng nội bộ hoặc tuyển dụng bên ngoài. Chẳng có gì hoàn
hảo cả. Cả hai đều sở hữu những mặt ưu điểm và khuyết điểm khác nhau.
Tùy vào vị trí tuyển dụng và tình hình công ty mà nhà tuyển dụng có kế
hoạch tyue63n dụng phù hợp.
Tuyển dụng nội bộ:
Phương thức tuyển dụng này chọn những ứng cử viên chính là nhân viên có sẵn
trong công ty hoặc dùng những người trong công ty để làm môi giới tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng có thể dùng những phương pháp sau:
 Thông báo tuyển dụng: đây là bảng thông báo về các vị trí cần phải tuyển
người. Bộ phận nhân sự có thể gửi thư cho toàn thể nhân viên trong công ty để
cung cấp cho họ thông tin chi tiết về công việc cũng như là yêu cầu của nó.
 Giới thiệu của cán bộ, công nhân viên chức trong công ty: dựa vào mối quan
hệ của đồng nghiệp trong công ty với những ứng cử viên tiềm năng, nhà tuyển
dụng có thể tìm ra những người có khả năng phù hợp với công việc. Nhiều công
ty lớn vẫn đang áp dụng quy trình tuyển dụng này. Họ còn đưa ra chính sách ưu
đãi cho những nhân viên đã có công giới thiệu nhân tài cho công ty, điều này
không những khuyến khích nguồn nhân lực mà còn tạo động lực cho những
nhân viên hiện tại cho công ty.
 Căn cứ vào thông tin nhân viên trong thư mục Hồ sơ nhân viên: Mỗi công
ty luôn lập một danh sách hồ sơ nhân viên lưu trữ trong phần mềm quản lí của
bộ phận nhân sự. Trong đó, có những thông tin chi tiết về người đó, chẳng hạn
như kĩ năng, trình độ giáo dục, kinh nghiệm nghề nghiệp và những yếu tố cần
xem xét cho vị trí cần tuyển dụng.
Ưu điểm
Với quy trình tuyển dụng nhân sự theo phương pháp này, bằng việc sử dụng nguồn
nhân lực hiện tại, nhà tuyển dụng không phải mất thời gian cũng như chi phí cho
các công ty môi giới săn đầu người khác. Hơn nữa, đây cũng là một cách khen
thưởng cho những nhân viên đã cống hiến cho công ty. Chẳng hạn công ty đang
cần tuyển vị trí ―Quản lí‖, sau khi xem xét năng lực hiện tại, công ty thăng chức



cho nhân viên lên chức cao hơn. Điều này cũng khiến họ phấn chấn hơn và cũng sẽ
gắn bó với công ty hơn. Ngoài ra, họ cũng quen với đồng nghiệp cũng như lề lối
công ty, mọi việc cũng tiến triển dễ dàng hơn.
Khuyết điểm
Với phương pháp tuyển dụng này, công ty có thể đứng trước tình trạng khó khăn
trong việc quản lý nhân sự, bởi vì nội bộ lục đục. Được thăng chức ai mà chẳng
muốn, nhưng với một vị trí thì không thể có nhiều người làm. Do vậy, có thể dẫn
đến một cuộc đấu tranh ngầm với nhau. Như vậy, nhân viên sẽ xung đột với nhau,
gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và có khi, hiệu quả công việc lại không cao.
Ngoài ra, với việc nhờ nhân viên công ty giới thiệu ứng cử viên, việc kéo bè phái
trong công ty là không tránh khỏi. Do vậy, công ty cần có những suy nghĩ thận
trọng.
Tuyển dụng bên ngoài:
Phương pháp tuyển dụng này chọn ra những ứng cử viên bên ngoài công ty. Nhà
tuyển dụng có thể dùng những phương pháp sau:
 Đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: nhà tuyển dụng có thể
đăng việc qua kênh truyền hình, báo chí, tạp chí và đài phát thanh. Hiện nay,
với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương pháp tiện dụng nhất chính là
qua Internet. Ở Việt Nam, có nhiều website hỗ trợ tuyển dụng lớn. Nhà tuyển
dụng chỉ cần đăng thông tin tuyển dụng với mô tả và yêu cầu công việc rồi
những ứng cử viên sẽ nộp sơ yếu lí lịch trực tuyến. Hoặc nhà tuyển dụng có thể
đăng thông tin trên website chính.
 Trung tâm giới thiệu việc làm: đối với những công ty không có bộ phận nhân
sự thì phương pháp này phổ biến nhất. các trung tâm này thường là trường đại
học, cao đẳng và chính quyền lao động địa phương.
 Hội chợ việc làm: đây cũng là nơi nhà tuyển dụng tiếp xúc, trao đổi trực tiếp
với các ứng cử viên tiềm năng. Ví dụ như hội chợ việc làm- cầu nối nhân lực ở
học viện ngân hàng Hà Nội. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn như
Vietinbank, Sacombank, BIDV… tìm kiếm những ứng viên triển vọng, đẩy

mạnh nguồn nhân lực.
Ưu điểm
Phương pháp này mang lại cho công ty nhiều tài năng cũng như ý tưởng mới. Nếu
gặp được ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì chi phí đào tạo cũng đỡ
tốn kém hơn. Phương pháp này cũng tạo ra sự phát triển nghề nghiệp hợp lí và
công bằng cho mọi người trong công ty.
Khuyết điểm
Tuy nhiên, chi phí tuyển dụng cũng khá cao, đặc biệt là qua trung tâm môi giới
việc làm. Công ty phải trả cho họ một khoản tiền cho dịch vụ tuyển dụng. Ngoài


ra, việc này cũng có thể gây khó khăn không nhỏ đối với việc quản trị nguồn nhân
lực sẵn có trong công ty, bởi rắc rối nảy sinh với những nhân viên nội bộ, những
người mong muốn được thăng chức hay trọng dụng. Vì do có người mới vào, công
ty cũng cần một thời gian nhất định để chấn chỉnh lại sơ đồ tổ chức.



×