Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Từ thời kì sơ khai của Trái đất, nhân loại đã mất rất nhiều thời gian, trí tuệ và tiền bạc, công sức để xây dựng lên một nền văn minh tiên tiến như hiện nay. Nhưng cùng với sự phát triển luôn tồn tại những tác hại, nhân loại phải đối mặt với những thiên t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.88 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
------------

HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU SỰ TÁC ĐỘNG VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

Giảng viên: Nguyễn Duy Chinh

Học viên: Đặng Thị Thu Hằng
Lớp: K11 LT SP Anh

HUẾ, 2016


MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Từ thời kì sơ khai của Trái đất, nhân loại đã mất rất nhiều thời gian,
trí tuệ và tiền bạc, công sức để xây dựng lên một nền văn minh tiên tiến
như hiện nay. Nhưng cùng với sự phát triển luôn tồn tại những tác hại,
nhân loại phải đối mặt với những thiên tai mà vô tình qua thời gian con
người đã tạo ra... Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây
đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính và làm trái đất
nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể
đảo ngược của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành
động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô
cùng thảm khốc.
Biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn


cầu. Vì thế, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế
giới quan tâm sâu sắc, trong đó có Việt Nam. Qua quá trình học tập và tìm
hiểu học phần môi trường và con người, tôi lại càng có nhận thức rõ hơn về
thảm họa của biến đổi khí hậu.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn thực hiện đề tài “Thực trạng và biện
pháp giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam ”.
CHƯƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Biến đổi khí hậu là gì ?
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo
công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).


1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto
hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O,
HFCs, PFCs và SF6.
1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
• Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.

• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các
loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá
khác.
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.1.4. Hậu quả
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho con
người như các hệ sinh thái bị phá hủy, sự mất đa dạng sinh học, chiến
tranh và xung đột, các tác hại đến kinh tế, dịch bệnh và hạn hán, bão
lụt, những đợt nắng nóng gay gắt, các núi băng và sông băng đang teo
nhỏ, mực nước biển đang dâng lên…
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.
2.1 Thực trạng
Việt Nam đứng thứ 13 trong số 16 nước hàng đầu sẽ phải chịu tác động
mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới – báo cáo
mới nhất của cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft (Anh) nhận định.


 Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường
Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta
nóng lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô
hạn hơn. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động tiêu cực.Tại hai vùng đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ
chịu nhiều thiệt hại.

 Tác động tới phát triển kinh tế
Biến đổi khí hậu tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó
ngành nông - lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất.
Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ
lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình
như đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện
rộng làm thiệt hại đến mùa màng; hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng
nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo
nhanh chóng, có thể dẫn tới làm chết cây trồng hàng loạt.
Hàng triệu héc ta đất trống, đồi trọc mất rừng lâu năm, đất mặn bị biến
đổi cấu tạo và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt
nhôm gây nên hiện tượng kết vón và đá ong hoá, đất loại này hoàn toàn mất
sức sản xuất nông, lâm nghiệp.
Hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau, nước
biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm,
rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
 Tác động đối với đời sống - xã hội
Ở nước ta trong những năm gần đây, số lượng người mất nhà cửa và
kinh tế lâm vào khó khăn sau mỗi trận bão, lũ lụt… là rất lớn. Hậu quả của
thiên tai không chỉ dừng lại ở đó, ảnh hưởng của chúng còn tồn tại sau một
thời gian dài, chất lượng sống con người ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu
ăn, thiếu nhà ở, y tế và giáo dục không đảm bảo.
Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc bị gián đoạn, các cơ sở hạ
tầng, mạng thông tin bị hư hại nghiêm trọng sau những trận thiên tai. Việc
củng cố, khắc phục sau các sự cố do biến đổi khí hậu gây ra hết sức khó
khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh phí.
2.2 Biện pháp hạn chế và khắc phục
 Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão
ở các vùng ven biển cần thực thi một số giải pháp:
- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ,

lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).


- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí
tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).
- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa,
ngư trường, hải đảo…
- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt là
vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường biển.
- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, trồng
cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ngoài đê để hạn chế tác động của bão,
lũ và nước dâng.
 Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập
mặn, có thể áp dụng giải pháp trực tiếp và giải pháp hỗ trợ:
- Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm nhập mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long, kiên cố hoá và nâng cao đê biển, đê chắn lũ ở
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Trung Bộ.
- Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các mô hình thực
tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng khác.
- Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham
gia của cộng đồng địa phương.
- Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho các
cộng đồng vùng ven biển với các phương án công nghệ: khai thác nước
ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt
ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.
- Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính sách quản lý
và bảo vệ lưu vực sông.
Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông

Mê Kông, sông Hồng.
- Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy trình vận
hành điều phối các hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện đầu nguồn.
KẾT LUẬN
 Ý kiến cá nhân
Qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Thực trạng và
biện pháp giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam ”, tôi đã rút
ra được một số bài học quý báu cho bản thân đối với việc giảm thiểu sự tác


động về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.Với cá nhân, tôi tích cực tìm hiểu thông
tin và đồng thời cùng câu lạc bộ ở chùa tham gia các hoạt động thiện nguyện,
bảo vệ môi trường như treo các câu khẩu hiệu kêu gọi mọi người tái chế rác
thải, phân loại rác, tiết kiệm nguồn nước, tiết kiệm điện hay thực hiện các hoạt
động hưởng ứng giờ Trái đất…
Do đặc điểm địa phương là vùng đầm phá , tôi cùng các đoàn viên thanh
niên tích cực bảo vệ rừng ngập mặn của địa phương ( Rú Chá ), trồng một số
loại cây giúp chống xâm thực ven biển như sú, vẹt, phi lao …theo các dự án
tài trợ của nước ngoài. Tôi cũng sẽ thường xuyên chia sẻ các bài viết, video về
việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên các trang mạng xã hội
như Facebook, Twitter, Zalo để bạn bè và người thân, mọi người có thêm
nhiều thông tin hữu ích và có sự quan tâm sâu sắc hơn đối với tác động của
biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Ngoài ra, tôi cũng sẽ cố gắng tham gia viết báo hoặc tham gia các cuộc
thi về môi trường, bảo vệ môi trường, tìm hiểu về biến đổi khí hậu. Thông qua
ngòi bút, ý kiến và suy nghĩ cá nhân, tôi hi vọng có thể góp phần nhỏ bé tác
động thay đổi ý thức của mọi người với môi trường. Gần đây, tôi vừa có
chuyến đi từ thiện Nam Đông ( Huế ) cùng các thành viên câu lạc bộ. Kết hợp
với những kiến thức vừa học được từ môn Môi trường và Con người, tôi hi
vọng mình sẽ sớm có nhiều chuyến đi hơn nữa tới các vùng núi xa xôi ở Thừa

Thiên Huế để giúp đỡ bà con, đồng thời tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng,
thay đổi tập quán canh tác không bền vững gây bạc màu, xói mòn đất. Với
cương vị của mình, tôi cho rằng việc đầu tiên mỗi sinh viên chúng ta có thể
giúp giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đơn giản chính
là bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta bằng những hành động nhỏ
nhưng thiết thực. Đó là một quá trình lâu dài cần sự cố gắng chung tay góp
sức của toàn thể mọi người trong xã hội.



×