Mục lục
****
Kí hiệu trong bài
TTDS: Tố tụng dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự.
Lời mở đầu
Trong hoạt động tố tụng, không nhất thiết phải áp dụng một thủ tục tố tụng
chung cho tất cả các loại vụ việc có mức độ phức tạp khác nhau. Hiện nay, Bộ
luật TTDS 2004 đã có những thủ tục khác nhau cho giải quyết vụ án dân sự và
việc dân sự. Ở đó, thủ tục giải quyết việc dân sự có thể được coi là thủ tục rút gọn
trong TTDS. Tuy nhiên, BLTTDS lại chưa quy định một thủ tục giải quyết mang
tính rút gọn riêng cho vụ án dân sự. Với thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội
của nước ta hiện nay, việc xây dựng một thủ tục tố tụng rút gọn riêng trong
TTDS nói chung và vụ án dân sự nói riêng là điều rất cần thiết.
Phần nội dung
I. Khái quát chung.
1. Các cách hiểu về thủ tục TTDS rút gọn
Trong khoa học luật Tố tụng nói chung và khoa học luật tố tụng dân sự nói
riêng, các thủ tục Tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục tố tụng thông thường
và thủ tục tố tụng đặc biệt. Thủ tục rút gọn là một dạng của tố tụng đặc biệt. Đây
là hình thức thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung
gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm xử lí nhanh
chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn chính xác.
Sự giản lược, đơn giản hóa các khâu trung gian như trên cần được hiểu theo
một nghĩa rộng là đơn giản cả về phạm vi và các thủ tục cũng như về thời hạn và
các giai đoạn.
2. Lịch sử thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có thể được coi là đã từng được
quy định trong pháp luật của nước ta từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946-
1980). Tuy nhiên, thời đó, hình thức tố tụng rút gọn này hạn chế ở chỗ chỉ có một
hình thức duy nhất là xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm và chỉ được áp
dụng đối với một loại vụ án- các vụ tranh chấp dân sự có giá ngạch thấp. Thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn thời kì này nằm rải rác trong một số văn bản như:
+ Sắc lệnh 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch
Thẩm phán. Sự rút gọn trong văn bản này thể hiện ở quy định Chánh án xử một
mình.
+ SL 51SL 17/4/1946 quy định thẩm quyền tòa án sơ cấp về dân sự và thương
và Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định: có thể xét xử một
thẩm phán, không có hội thẩm nhân dân trong vụ án nhỏ, giản đơn, không quan
trọng.
+ Nghị định 32 ngày 6/4/1952 của Bộ Tư Pháp. Thủ tục rút gọn thể hiện ở chỗ
Tòa án huyện có quyền chung thẩm
2
+ Thông tư 4013/TTC 9/5/1959 của Bộ Tư pháp và thông tư liên bộ thẩm
phán – Tòa án nhân dân tối cao số 93/TC ngày 11/11/1959 đã quy định Tòa án
huyện có thẩm quyền chung thẩm một số lĩnh vực.
+ v.v..
Hiện nay, Bộ luật TTDS Việt Nam 2004 chưa đề cập đến thủ tục TTDS rút
gọn. Quá trình giải quyết việc dân sự tuy có đơn giản, nhưng đó không thể coi là
thủ tục TTDS rút gọn nói chung. Thủ tục TTDS rút gọn trong đề tài này chủ yếu
muốn hướng tới trình tự giải quyết một vụ án dân sự.
II. Cần xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam
1. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn
hiện nay
a) Cơ sở lý luận
Đường lối cải cách Tư pháp của Đảng, Nhà nước.
Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách Tư pháp
đến năm 2020 cùng với quyết định đôn đốc: “hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị
quyết 08/NQ-TN ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác Tư pháp trong thời gian mới”. Một trong những nhiệm vụ đó là việc cải
cách thủ tục tố tụng dân sự hiện hành.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Bởi giữa luật dân sự và luật tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết nên các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cơ sở để xây dựng thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn. VD: Các nguyên tắc tại Điều 4,5,6,7,12 Bộ luật dân sư 2005.
Những nguyên tắc này sẽ giúp giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh
chóng, đơn giản. Ví dụ, khi giao dịch dân sự không tuân theo những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự thì Tòa án có thể vận dụng chính những nguyên tắc
đó để giải quyết. Tòa án có thể buộc các bên phải xác lập thực hiện cá quyền-
nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính chất của vụ
việc.
3
Thủ tục tố tụng dân sự nên được áp dụng với những vụ việc có giá trị tài sản
tranh chấp không lớn, chứng cứ rõ ràng hoặc bị đơn thừa nhận nghĩa vụ. Bởi lẽ,
tính chất của những vụ việc như thế rất đơn giản, không cần thiết phải trải qua
đầy đủ các giai đoạn cũng như tiêu tốn nhiều thời gian như thủ tục tố tụng dân sự
thông thường.
b) Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ở nước ta, các tòa án đang phải giải quyết một lượng lớn các vụ
án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Không có sự ưu tiên nào, tất
cả các vụ án này đều phải trải qua những thủ tục chung rất phức tạp. Chính điều
này đã dẫn tới hiện tượng quá tải trong xét xử ở các cấp, số lượng tồn động vụ án
hàng năm tăng cao. Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009.
Tỷ lệ các vụ án dân sự theo nghĩa rộng chiếm tỷ trọng rất lớn:
1
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
TAND thụ
lí
129.927 143.58
0
171.68
1
192.336 214.174
Giải quyết 150.195 160.97
9
188.992 174.732 194.398
Tỉ lệ (%) 87 89 90.54 90.8 90.7
Trong khi đó, thực tế, có nhiều vụ án, kể cả những vụ án rất đơn giản nhưng
việc giải quyết bị kéo dài không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ, nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện
yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, không có sự phản đối
của bị đơn nhưng bị đơn vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nhiều
trường hợp không có sự thừa nhận của bị đơn về nghĩa vụ thực hiện nhưng có
chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, các sự kiện đã được xác định. Tòa án không mất nhiều
thời gian điều tra, xác minh, áp dụng pháp luật dễ dàng nhưng vẫn phải xử theo
thủ tục chung.
1
Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.32
4
Ngoài ra, việc tiến hành và kéo dài những thủ tục không cần thiết đã khiến cho
không ít các trường hợp, các tranh chấp dân sự từ đơn giản phát triển thành các
vụ án nghiêm trọng do không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, đối với những vụ
án đơn giản, sau khi đã trải qua một thời gian khá dài để Tòa án có quyết định,
nhiều bị đơn vẫn lạm dụng quyền kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm để xem xét lại
nội dung vụ án. Điều này, dễ dẫn đến hậu quả, mâu thuẫn giữa các đương sự
thêm gay gắt, thậm chí, gây tổn hại cho nhau, để rồi chỉ từ một tranh chấp dân sự
đơn giản lại chuyển thành một vụ án hình sự.
Như vậy, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ khắc phục được tình trạng
trên, để các quy định pháp luật tố tụng dân sự mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng với
các vụ việc có tính chất khác nhau.
Ngoài ra, nếu áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thì các chi phí về
thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước, nhân dân sẽ được tiết kiệm một cách
đáng kể.
Chính vì có cơ sở thực tiễn như trên, mà trong dự thảo Bộ luật TTDS 2004,
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đã được đưa vào chương số XV (dự thảo 5, 8,
…).Tuy nhiên, vì một vài lý do mà vấn đề này đã không được ghi nhận khi bộ
luật TTDS 2004 chính thức ra đời. Tuy nhiên, quacác dự thảo, phần nào cũng
thấy rằng, nhà làm luật đã có ý thức về tầm quan trọng của thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn.
Một sơ sở thực tiễn nữa cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc xây
dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
không phải là thủ tục mới mà đã từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây (xem mục
I.2) và nhiều nước trên thế giới như Nga, Quebec, Canada, Nhật Bản, Trung
Quốc. Vì vậy, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là phù hợp
với xu thế chung, đáp ứng được yêu cầu xã hội, có thể tận dụng được những kinh
nghiệm của những quy định trước đây của nước ta và trên thế giới. Hơn nữa,
khác với thời kì trước đây (thời kì không cho phép thực hiện thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn), cơ sở vật chất của Tòa án ngày nay ngày càng được cải thiện, đội ngũ
thẩm phán các cấp được kiện toàn về số lượng và chất lượng. Sau khi tăng thẩm
5