Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ho so cong nhan xa dat chuan NTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.01 KB, 24 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CÔNG LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 28/TTr-UBND

Công Lý, ngày 30 tháng 9 năm 2015

TỜ TRÌNH
Về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã Công Lý
cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới;
Căn cứ Quyết định số: 126/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 01 năm 2015 của UBND
tỉnh Hà Nam về việc ban hành “Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu
chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam”;
Căn cứ Thông tư số 40/2014/ TT - BNNPTNT, ngày 13 tháng 11 năm 2014 của
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ xét công
nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM;
Căn cứ Hướng dẫn số 34/ HD - SNN, ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Sở Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam về hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét
công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 5313/QĐ- UBND, ngày 13 tháng 5 năm 2011 của Ủy


ban nhân dân huyện Lý Nhân phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới của xã Công
Lý và Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân xã
Công Lý về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã Công Lý;

1


Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân xã
Công Lý đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015;
Uỷ ban nhân dân xã Công Lý kính trình Uỷ ban nhân dân huyện Lý Nhân thẩm
tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn xã. (các phụ biểu đánh giá, tổng hợp kèm theo)
2. Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã và nhân dân
trong xã về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.
3. Biên bản cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và các ban phát triển của
xóm đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Kính đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Lý nhân tỉnh Hà Nam xem xét, thẩm tra./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP-UBND xã.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

Đỗ Văn Lượng

2



ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CÔNG LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 52/BC-UBND

Công Lý, ngày 25 tháng 9 năm 2015

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2015
xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Thực hiện Công văn Số 101/VPĐP, ngày 17/8/2015 của Văn phòng điều phối
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam về việc tự đánh giá và thẩm tra, đề
nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Ủy ban nhân dân xã Công
Lý báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới
đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã.
Tiếp thu các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của huyện về thực
hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020. Uỷ ban nhân dân xã ra Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 thành lập
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 do đồng chí Chủ tịch làm
Trưởng ban; Quyết định số 09/QĐ- UBND ngày 22/7/2010 thành lập Ban giám sát
cộng đồng của xã. Chủ tịch UBND xã ra quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 05/8/2010
thành lập các Tiểu ban quản lý Dự án ở 18 đơn vị xóm (Trưởng tiểu ban là các đ/cBí
thư chi bộ, phó tiểu ban là các đ/c trưởng xóm) chịu trách nhiệm triển khai tổ chức
thực hiện ở địa bàn xóm. Hằng năm UBND xã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu
thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM ở cấp xã đồng thời giao chỉ tiêu kinh tế

xã hội, gắn với đăng ký thực hiện các tiêu chí, các chỉ tiêu, xây dựng nông thôn mới,
yêu cầu các xóm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dựa trên kế hoạch của Ban
chỉ đạo. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, sơ kết
nhằm đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, đề ra mục tiêu, giải
pháp cụ thể để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
II. Căn cứ triển khai thực hiện.
Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung
ương, của tỉnh, của Huyện và của Đảng ủy liên quan đến xây dựng NTM như: Nghị
quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của BCHTW về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 21/4/2011 của tỉnh ủy; Nghị quyết số 05NQ/HU, ngày 18/11/2011 của Huyện ủy về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg,
ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí Quốc
3


gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới; Quyết định số: 126/QĐ-UBND, ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh Hà
Nam về việc ban hành “Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công
nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam”..v.v..;
Uỷ ban nhân dân xã đã cụ thể hóa các văn bản của cấp trên, xây dựng kế hoạch
cụ thể tham mưu với cấp ủy lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn.
III. Đặc điểm tình hình chung.
1. Đặc điểm tình hình triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
Công Lý nằm ở phía Bắc huyện Lý Nhân, có diện tích tự nhiên 599,76 ha; hiện có
3.217 hộ , với 10.051 nhân khẩu. Xã có 02 thôn: thôn Mạc Hạ 12 xóm; thôn Phú Đa có 6

xóm. Bình quân diện tích đất nông nghiệp gần 350 m 2/người. Đảng bộ có 334 đảng viên
sinh hoạt ở 21 chi bộ (Trong đó có 15 chi bộ thôn xóm). Là một trong 05 xã của huyện Lý
Nhân thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân xã Công Lý xác định đây là vinh dự đồng thời cũng là
trách nhiệm của Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân nên đã quyết tâm thực hiện hoàn thành
giai đoạn 2011-2015.
* Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Huyện ủy, Thường
trực HĐND, UBND, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới của huyện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nông
thôn mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời phát huy cao độ
quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng nông thôn ngày càng khởi sắc, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, được đại bộ phận nhân dân đồng tình ủng hộ.
* Khó khăn: Là một xã nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp ít, nguồn thu
ngân sách trên địa bàn thấp. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới vào thời điểm
kinh tế gặp khó khăn, Chính phủ cắt giảm đầu tư công nên việc đầu tư từ ngân sách
Nhà nước, các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức và doanh nghiệp còn ít, kinh tế
của nhân dân còn thấp nên huy động nguồn lực, nguồn vốn trong dân không đủ khả
năng đáp ứng nhu cầu.
IV. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành.
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam
đến năm 2020; Kế hoạch số 203/ KH – UBND 03 tháng 02 năm 2011 của UBND
tỉnh Hà Nam, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
năm 2011; Thực hiện Kế hoạch số 21/ KH – UBND ngày 13 tháng 4 năm 2011 của
4


UBND huyện Lý Nhân về thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Đảng ủy thành lập Ban chỉ đạo XDNTM số 07QĐ/ĐU, ngày 01/7/2010 và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới số 03QĐ/ĐU ngày 17/6/2015 gồm 17 thành viên do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng

ban. Thành lập tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế làm việc, phân
công cụ thể cho từng thành viên theo từng nhóm tiêu chí, chỉ tiêu, để triển khai và phụ
trách các xóm. Ban chỉ đạo duy trì quy chế làm việc, giao ban vào ngày 21 hằng tháng
để phản ánh, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, từ đó bàn các biện pháp đẩy nhanh
tiến độ xây dựng NTM. Căn cứ đề án xây dựng NTM của xã đã được UBND huyện
phê duyệt, hằng tháng, quý, năm UBND xã đều có xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu
nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Phân
công, phân cấp, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên BCĐ của xã và các xóm, định
thời gian thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xóm; chủ
động kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tổ chức lồng
ghép, sử dụng hiệu quả Chương trình, Dự án trên địa bàn để công tác xây dựng nông thôn
mới đảm bảo đạt tiến độ đề ra.
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn.
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Công Lý tổ chức quán triệt về mục
đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức
đoàn thể đã triển khai công tác tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Qua
đó nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy vai trò chủ
thể tích cực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Cả
nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ
đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Đảng bộ tập trung chỉ đạo các
chi bộ xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới. Cán bộ đảng viên
gương mẫu đi đầu vừa tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu và hưởng
ứng. Tuyên truyền triển khai, viết hàng trăm tin bài phát thanh trên hệ thống đài
truyền thanh của xã, tuyên truyền băng zôn, khẩu hiệu trực quan, lồng ghép tại các
Hội nghị từ xã đến xóm. Các tài liệu văn bản xây dựng nông thôn mới đều được in ấn
gửi đến Ban chỉ đạo, các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị xóm để có cơ sở tuyên
truyền, vận động và tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành cùng thi đua thực hiện
có hiệu quả cuộc vận động “Công Lý chung sức xây dựng nông thôn mới” do xã

phát động. Các tổ chức chính trị - xã hội tích cực vận ðộng đoàn viên, hội viên tham
gia thực hiện, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn với xây dựng nông thôn
mới. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
Công tác tuyên truyền, vận động được coi trọng đã góp phần giúp cán bộ và
nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục tư tưởng
5


trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân
dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng sâu rộng.
Các thành viên BCĐ, cán bộ xóm tham gia đẩy đủ các lớp tập huấn về xây
dựng NTM do huyện tổ chức. Căn cứ hướng dẫn của huyện UBND xã xây dựng các
văn bản, dự toán thiết kế hướng dẫn cụ thể giúp cho các xóm triển khai thực hiện
3. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, Công Lý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành
chăn nuôi, nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm. Sử dụng có hiệu quả đất đai,
nhằm phát huy lợi thế thâm canh. Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp
và bán công nghiệp. Thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, thiết kế lại
đồng ruộng, hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cơ giới hóa vào
đồng ruộng, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống cây
trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để có nhiều sản phẩm chất lượng cao tăng giá trị nông
nghiệp trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.
Duy trì và nhân rộng một số mô hình làm ăn có hiệu quả, quan tâm chỉ đạo kiện
toàn tổ chức sản xuất thông qua hoạt động dịch vụ của 2 HTXNN. Mô hình cánh đồng
mẫu, mô hình gieo sạ lúa, mô hình trồng nấm ăn,…Một số ngành nghề trên địa bàn
phát huy có hiệu quả, 02 làng nghề được duy trì và giữ vững, một số sản phẩm đã
khẳng định chỗ đứng trên thị trường như: nghề mộc, giò chả, tráng miến rong, chế
biến lương thực, thực phẩm...

Sản xuất CN-TTCN-xây dựng diễn ra khá ổn định, các ngành nghề truyền
thống trên địa bàn tiếp tục phát huy hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn có 02 làng nghề
truyền thống là làng nghề xóm Vương về chế biến lương thực, thực phẩm và làng
nghề xóm 2 về chế biến gỗ; 12 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, tạo thu
nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hoạt động thương mại,
dịch vụ tiếp tục phát triển. Kinh doanh dịch vụ ổn định, hàng hóa trên thị trường đa
dạng, phong phú, các hoạt động dịch vụ vận tải, ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng và mua sắm của nhân dân trong xã.
Công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động thường xuyên
được quan tâm, 5 năm qua có hàng trăm lao động được đào tạo nghề như: nghề may
CN, chăn nuôi, nghề mộc, cơ khí..v.v..qua đó mỗi năm xã đã có hàng trăm việc làm
mới, việc làm thêm góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động
Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là đạt 27.342.000đồng/người/năm; 6
tháng đầu năm 2015 đạt 16.524.800đồng/29.000.000 đồng = 56,98%KH. Dự kiến

năm 2015 đạt 29 triệu đồng/người/năm
4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới là 86.606,660 triệu
đồng.
6


Trong đó:
- Ngân sách tỉnh là 19.854 triệu đồng, chiếm 22,9%
- Ngân sách huyện là 4.558 triệu đồng, chiếm 5,2%
- Ngân sách xã là 6.702 triệu đồng, chiếm 7,7%
- Nhân dân đóng góp là 20.833,660 đồng, chiếm 24,23%
- Vốn doanh nghiệp: 13.757 triệu đồng, chiếm 15,89%
- Vốn lồng ghép là 156 triệu đồng, chiếm 0,18%
- Vốn khác là 20.746 triệu đồng, chiếm 23,9%.

Năm 2015 ước huy động là 7.807 triệu đồng (trong đó nguồn vốn Trung ương ,
ngân sách tỉnh 1.500 triệu đồng; ngân sách huyện 1.000 triệu đồng; ngân sách xã
3.307 triệu đồng; nhân dân đóng góp 2.000 triệu đồng.
(Chi tiết theo biểu mẫu đính kèm )
V. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức chấm điểm các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số
126/QĐ- UBND ngày 23 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh về việc ban hành "Quy định
phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới
tỉnh Hà Nam"
Thực hiện Đề án xây dựng Nông thôn mới đến hết tháng 9/2015 xã Công Lý đạt
14/19 tiêu chí, 33/39 chỉ tiêu, đạt 88/100 điểm. Các tiêu chí, các chỉ tiêu đạt được đều
đảm bảo chất lượng, duy trì phát triển bền vững. Phấn đấu cuối năm 2015 Công Lý
đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 95/100 điểm.
Cụ thể:
1. Tiêu chí số 1. Quy hoạch:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Có quy hoạch xã NTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố
rộng rãi tới các xóm: 05 điểm
- Hoàn thành việc cắm mốc trên thực địa và có quy chế quản lý quy hoạch: 03 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước để
định hướng cho xây dựng NTM. Xã có đủ quy hoạch như: Quy hoạch NTM, quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất được công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng, Bản đồ quy hoạch treo tại Hội trường để cán bộ, nhân dân biết, đồng
thời công khai bằng cụm Panô rộng 30 m2. Quá trình dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, quy
hoạch đã cắm mốc ngoài thực địa, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo
quy hoạch. Qua thực tiễn địa phương xét thấy việc quy hoạch 2 chợ, mỗi chợ 3.000m 2
7



không khả thi, năm 2014 UBND xã lập tờ trình được UBND huyện đồng ý thôi quy hoạch
2 chợ mới.
Kết quả xây dựng thực hiện Đề án của xã đảm bảo chất lượng, xác định mục tiêu
và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên.
Kinh phí thực hiện: 132.000.000 đồng
c) Tự đánh giá: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 8/8 điểm
2. Tiêu chí số 2. Giao thông:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Tỷ lệ km đường trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp
kỹ thuật của BGTVT đạt 100 được 3 điểm; từ 70% đến dưới 100%: 2 điểm; từ 50%
đến dưới 70%: 1 điểm
- Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
BGTVT đạt 100%: 03 điểm; từ 80 đến dưới 100%: 02 điểm;
- Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%: 02
điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiên đạt 100%: 02 điểm; từ 50 đến dưới 100% được 01 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Số km đường trục xã bê tông hóa đạt chuẩn là 3,5km/9,35km = 37,40%.
+ Số km đường trục xóm được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn 18,4km/18,4km = 100 %
+ Số km đường ngõ xóm được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn 13,4/13,4km = 100%
+ Giao thông trục chính nội đồng: Hoàn thành đắp nền đường trục chính nội
đồng với chiều dài là 9.655 mét. UBND xã triển khai kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho
02 HTXNN, các xóm rải đá cấp phối cứng hóa mặt đường trục chính nội đồng, với tổng
chiều dài là 9.655 mét. Hiện tại xã 2 HTXNN và các xóm đã tổ chức họp xóm thông
qua Kế hoạch, dự toán thiết kế, phân bổ kinh phí đóng góp để nhân dân thảo luận, bàn
bạc nhân dân đồng thuận cao phương án của HTX và của xóm thực hiện theo quy chế
dân chủ để triển khai thực hiện. Dự kiến hoàn thành trong tháng 11 năm 2015.
* Kinh phí thực hiện: 24.362.000.000 đồng
c) Tự đánh giá: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 7/10 điểm

3. Tiêu chí số 3. Thủy lợi:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: 02 điểm; chưa
đảm bảo 0 điểm.
8


- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố đạt 85% trở lên: 02 điểm;
từ 10 đến dưới 85%: 01 điểm; dưới 10%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản sản xuất và dân sinh của nhân
dân trong xã
+ Số km kênh mương do xã quản lý, đã kiến cố hóa 2,89km/25,28 km =11,43%.
+ Công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu
* Kinh phí thực hiện: 3.300.000.000 đồng
c) Tự đánh giá tiêu chí số 3: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 3/4 điểm.
4. Tiêu chí số 4. Hệ thống điện nông thôn:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Hệ thống điện đảm bảo 80% yêu cầu kỹ thuật của ngành điện trở lên: 02 điểm;
dưới 80%: 0 điểm
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt từ 99% trở lên: 1
điểm; dưới 99%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tháng 3 năm 2012 UBND xã chỉ đạo 2 HTXNN bàn giao lưới điện hạ áp
cho ngành điện quản lý, ngành điện đã đầu tư kinh phí, bổ sung thêm trên 100 cột hạ
thế, nâng cấp, sửa chữa thay thế toàn bộ công tơ, kéo lại 16,7 km đường dây hạ thế và
các đường trục xóm. Xây dựng thêm trạm biến áp số 4,5,6,7 dung lượng 1.160KVA.
Hiện tại xã có 11 trạm biến áp, với tổng dung lượng 2.630KVA. Hệ thống điện đảm
bảo 100% yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
+ Có 3.217 hộ/ 3.217 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn =100%

c) Tự đánh giá tiêu chí số 4: Đến hết năm 2013 đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí
NTM, đạt 3/3 điểm
5. Tiêu chí số 5. Trường học:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Trường Mầm non, mẫu giáo được công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật
chất: 02 điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: 01
điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: 01 điểm;
chưa đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
9


5 năm qua Số phòng học được xây mới: 32 phòng học, Trường Mầm Non 14
phòng; THCS 18 phòng học chức năng, nhà hiệu bộ.
- Trường Mầm non có 3 khu, trong đó có 2 khu là Phú Đa và Tân Hưng đã đạt
chuẩn còn khu Tân Tiến đang xây dựng nhà lớp học 8 phòng 2 tầng khu trung tâm
phấn đấu cuối năm 2015 trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia
+ Trường Tiểu học, THCS đạt chuẩn về cơ sở vật chất;
* Kinh phí thực hiện: 22.768.000.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 5: Phấn đấu hoàn thành trong tháng 11 năm 2015 đạt chuẩn
theo bộ tiêu chí NTM, đạt 4/4 điểm.
6. Tiêu chí số 6. Cơ sở vật chất văn hóa:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Có nhà văn hóa và khu thể thao xã được xây dựng theo chuẩn quy định và
hoạt động tốt: 02 điểm (Nhà văn hóa trung tâm xã đạt chuẩn: 01 điểm; khu thể thao
xã đạt chuẩn: 01 điểm); chưa đạt: 0 điểm
- 100% số thôn xóm trong xã có nhà văn hóa và khu thể thao đáp ứng yêu cầu
sinh hoạt văn hóa thể thao cho người dân: 02 điểm; từ 80 đến dưới 100%: 01 điểm;

dưới 80%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Khuôn viên Nhà văn hóa Trung tâm có tổng diện tích 2.699m2, Hội trường nhà
Văn hóa với 300 chỗ ngồi, có 05 phòng chức năng
+ Khu thể thao đã quy hoạch 02 sân thể thao, với diện tích 10.406 m2.
+ Số nhà văn hóa xóm được xây mới, sau khi thực hiện xây dựng NTM là 10
nhà, trong đó nâng cấp, sửa chữa 02 nhà. Hiện tại xã có 17 nhà văn hóa và 01 xóm có
đình để sinh hoạt hội họp. Song do nhu cầu của nhân dân, năm 2015 xóm Đồng Hưng,
xóm 6, đăng ký xây dựng nhà văn hóa xóm. Hiện tại 2 xóm đã triển khai xây dựng,
phấn đấu cuối năm 2015 hoàn thành. Như vậy xã Công Lý có 100% số xóm có Nhà
văn hóa để sinh hoạt hội họp. Dự kiến trong tháng 11 năm 2015 san lấp khu thể thao
thôn Mạc Hạ với diện tích 3.000 m2 để nâng tổng diện tích mặt bằng 6.380m2.
* Kinh phí thực hiện: 9.604.000.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 6: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM. Phấn đấu
hoàn thành khu thể thao tháng 11 năm 2015 đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Đạt
4/4 điểm.
7. Tiêu chí số 7. Chợ nông thôn:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Đối với các xã có chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được UBND
huyện phê duyệt được xây dựng đạt chuẩn theo quy định: 02 điểm; chưa đạt chuẩn: 0 điểm
10


- Đối với các xã không có chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn nhưng
có các điểm họp chợ phải có đủ các công trình: diện tích kinh doanh ngoài trời, đường
đi, bãi đỗ xe, nơi thu gom rác: 02 điểm; chưa đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hiện tại các xã xung quanh xã Công Lý đều có chợ: Chợ Mạc Thượng xã
Chính Lý, chợ Chều xã Nguyên Lý, chợ Thị trấn Vĩnh Trụ. Bên cạnh đó còn có siêu
thị và trung tâm thương mại phù hợp với nhu cầu mua bán trong nhân dân được thuận

lợi. Vì vậy UBND huyện Lý Nhân có quyết định số 11848/QĐ-UBND ngày
13/11/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh thôi quy hoạch chợ nông thôn xã Công Lý.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 7: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 2/2 điểm
8. Tiêu chí số 8. Bưu điện:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 01 điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Có Internet đến tất cả các thôn: 02 điểm; Chưa đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Có 01 điểm bưu điện văn hóa xã chất lượng, hiệu quả phục vụ đảm bảo so
với yêu cầu.
+ Có các điểm Internet đến thôn xóm trên địa bàn toàn xã
c) Tự đánh giá tiêu chí số 8: Đã đạt chuẩn năm 2011 theo bộ tiêu chí NTM, đạt 3/3 điểm
9. Tiêu chí số 9. Nhà ở dân cư:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Không có nhà tạm, nhà dột nát: 03 điểm; trường hợp còn nhà tạm, nhà dột nát:
0 điểm
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng từ 90% trở lên: 03 điểm; đạt
từ 80 đến dưới 90%: 02 điểm; dưới 80%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Tổng số nhà tạm, nhà không an toàn năm 2011 có 83 nhà. Trong 5 năm đã triển khai
xóa 72 nhà tạm, nhà không an toàn và 11 nhà cho đối tượng chính sách, người có công.
+ Hiện nay xã không còn nhà tạm, nhà không an toàn.
+ Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo Bộ xây dựng năm 2011 là 85%, đến năm 2015 tỷ
lệ 90%
c) Tự đánh giá tiêu chí số 9: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM năm 2012, đạt 6/6 điểm
* Kinh phí thực hiện: 9.095.000.000 đồng.
10. Tiêu chí số 10. Thu nhập:
11



a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Thu nhập bình quân đầu người/năm lớn hơn hoặc bằng mức quy định thu nhập
bình quân khu vực nông thôn ĐBSH hằng năm: 05 điểm; dưới mức quy định: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, tập trung đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi như: gieo xạ lúa,
trồng nấm ăn và làm đệm lót sinh học, bước đầu đạt kết quả khá tốt. Số mô hình chăn
nuôi đệm lót sinh học đã thực hiện trên địa bàn 21 mô hình. Có 7 hộ trồng nấm, trong
đó có 02 hộ duy trì thường xuyên, 2 HTXNN triển khai 2 mô hình cánh đồng mẫu với
diện tích là 20 ha.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là đạt 27.342.000đồng/người/năm; 6
tháng đầu năm 2015 đạt 16.524.800đồng/29.000.000 đồng = 56,98%KH.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 10: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 5/5 điểm,
Dự kiến năm 2015 đạt 29 triệu đồng/người/năm, tăng 14,16 triệu đồng/người/năm so với
năm 2011.
11. Tiêu chí số 11. Tỷ lệ hộ nghèo:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn hoặc bằng 3%: 04 điểm; xã có tỷ lệ hộ nghèo trên
3%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Hiện hộ nghèo còn 141hộ/3.160hộ (số hộ năm 2014) = 4,5%/5% KH (Giảm
0,5%KH), hộ cận nghèo có 166 hộ/3.160 hộ =5,3%. Xã đã phối hợp với ngân hàng
CSXH cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với số tiền 16.709.700.000 tỷ đồng;
Đoàn TN tỉnh cho 19 hộ nghèo vay vốn không lấy lãi với số tiền 95 triệu đồng; Hội
chữ thập đỏ xã trao tặng 2 con bò giống cho 2 hộ nghèo góp phần giúp cho các hộ
thoát nghèo năm 2015
Công tác điều tra, rà soát, phân loại, tổng hợp có 56 hộ thoát nghèo năm 2015. Ước
tỷ lệ hộ nghèo chung của xã còn 2,8% năm 2015
c) Tự đánh giá tiêu chí số 11: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM. Phấn đấu
tháng 11 năm 2015 đạt tiêu chí về hộ nghèo đạt 0/4 điểm.

12. Tiêu chí số 12. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động >90%: 4 điểm;
từ 80% đến dưới 90%: 02 điểm; dưới 80%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tổng số lao động trong độ tuổi là 5.585 lao động
12


+ Lao động nông thôn có việc làm thường xuyên 5.027 người
+ Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên hiện nay đạt 90%.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 12: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 4/4 điểm
* Kinh phí thực hiện: 120.000.000 đồng
13. Tiêu chí số 13. Hình thức tổ chức sản xuất:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Trên địa bàn xã có ít nhất 01 HTX hoặc tổ hợp tác xã có đăng ký, hoạt động
có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo luật: 04 điểm; không đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
02 HTX NN hoạt động bám sát các chỉ tiêu Đại hội nhiệm kỳ, thực hiện các Đề
án, nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng và hỗ trợ kinh tế hộ phát triển tăng
thu nhập cho người dân. Các HTX NN đều hoạt động có hiệu quả.
* Kinh phí thực hiện: 2.789.660.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 13: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 4/4 điểm
14. Tiêu chí số 14. Giáo dục:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Đạt phổ cập giáo dục THCS: 02 điểm; không đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đã đạt chuẩn.
+ 100% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học Trung học phổ
thông, bổ túc, học nghề.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 đạt 25%, đến năm 2015 đạt 45 % tăng
20% so với năm 2011.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 14: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 9/9 điểm
15. Tiêu chí số 15. Y tế:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có ≥ 70% người dân tham gia BHYT: 03 điểm; từ 60 đến dưới 70%: 02
điểm; dưới 60%: 0 điểm
- Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tỷ lệ người tham gia các hình thức BHYT được 6.215thẻ/ 8.041/10.051 nhân
khẩu (là số nhân khẩu có mặt tại địa phương) = 77,29 %, tăng 31% so với năm 2011.
+ Xã đạt chuẩn"Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020" năm 2014.
13


* Kinh phí thực hiện: 13.420.000.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 15: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 6/6 điểm
16. Tiêu chí số 16. Văn hóa:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có từ ≥ 70% số xóm trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa: 05 điểm; từ 50
đến dưới 70%: 03 điểm; dưới 50%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Luôn chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động các làng, xóm văn hóa
đã được công nhận. Số xóm đạt chuẩn làng văn hóa là 14/18 làng đạt 77,8%, theo Quyết
định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin. Có 06 làng văn
hóa sức khỏe và có 02 đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa cấp huyện.
Số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa năm 2014 là 2.538 hộ/3.160 hộ (số hộ năm
2014)= 80,2%.
* Kinh phí thực hiện: 40.000.000.đồng
c) Tự đánh giá tiêu chí số 16: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 5/5 điểm

17. Tiêu chí số 17. Môi trường:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt
từ 90% trở lên: 02 điểm; dưới 90%: 0 điểm
- Có 80% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường nông thôn
đạt: 02 điểm; dưới 80%: 0 điểm
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển
môi trường xanh, sạch, đẹp: 02 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia
3.057 hộ/3.217 hộ (ước thực hiện năm 2015 đạt 95%); Tăng 17 % so với năm 2011.
+ Có 100% cơ sở SXKD trên địa bàn hoạt động không làm ảnh hưởng xấu đến
suy giảm môi trường.
+ Cấp ủy Đảng, Chính quyền và các ngành đoàn thể quan tâm chỉ đạo, tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện mỗi gia đình đào một hố rác để phân loại rác thải để
tiêu hủy, thường xuyên vận động nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm đảm bảo môi
trường xanh - sạch - đẹp, không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, có quy chế hoạt động, thuận lợi
cho việc thăm viếng của nhân dân.
+ Xã xây dựng 02 bể trung chuyển rác thải sinh hoạt, quy hoạch 01 vị trí tại xóm 3.
14


+ Có hệ thống thu gom, tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư
+ 18/18 xóm thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt đi vào hoạt động có nề nếp.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải trên địa
bàn. Tỷ lệ thu gom rác thải ước thực hiện năm 2015 đạt 93%. Tăng 28% so với năm
2011.
* Kinh phí thực hiện: 656.000.000 đồng
c) Tự đánh giá tiêu chí số 17: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 10/10 điểm

18. Tiêu chí số 18. Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- 100% Cán bộ xã đạt chuẩn: 01 điểm
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: 0,5 điểm
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”: 5 điểm
- Các tổ chức đoàn thể chính trị đều đạt tiên tiến trở lên: 0,5 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức luôn được Đảng uỷ,
UBND xã quan tâm đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ, công chức xã có 25
đồng chí (02 công chức dự bị,) và 01 Phó Công an 2 tăng 01 đồng chí so với năm
2011. Đại học là 10/25 đồng chí, đang theo học Đại học là 05 đồng chí. Mỗi Cán bộ,
Công chức, Đảng viên đều gắn với việc thực hiện làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
+ Đến nay cán bộ, công chức xã có 100% đạt chuẩn theo quy định
+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
+ Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Chính quyền vững mạnh.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu tiên tiến đứng ở tốp đầu
trong huyện.
* Kinh phí thực hiện: 200.000.000 đồng
c) Tự đánh giá tiêu chí số 18: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 7/7 điểm
19. Tiêu chí số 19. An ninh trật tự:
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- An ninh, trật tự xã hội được giữ vững: 02 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Hàng năm, Đảng ủy có
Nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng
ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”;
15



+ Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu "Đơn vị tiên tiên tiến" trở lên không có
cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
+ Có 15/18 khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn "An toàn về ANTT"
* Kinh phí thực hiện: 120.000.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 19: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 2/2 điểm
VI. Đánh giá chung.
1. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn
2011-2015.
Qua 05 năm thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã đạt
được những kết quả tích cực. Kinh tế xã hội có bước phát triển khá toàn diện, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Hệ thống hạ tầng kinh tế
kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Công tác giáo dục, đào tạo và giải quyết việc làm, giảm
nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo đối tượng chính sách, phong trào văn
hóa, thể dục thể thao ngày càng phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày càng cải thiện và nâng cao, ANCT- TTATXH được giữ vững. Hệ thống chính trị
được củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng có nhiều chuyển biến, chất lượng hoạt động được nâng lên. Xã đã phát huy
được quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân góp phần huy động được nhiều nguồn
lực đóng góp cho xây dựng NTM. Qua đó giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân ngày
càng vững chắc, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều
hành của chính quyền địa phương
2. Những tồn tại hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.
a. Những tồn tại hạn chế chủ yếu.
- Công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị giữa các tổ chức chính trị chưa
thường xuyên, sự vào cuộc chưa đồng bộ, chưa tích cực, kết quả chưa cao. Một số đơn
vị xóm chưa quyết liệt, chưa kịp thời, hình thức tuyên truyền đơn điệu, thiếu tính thuyết
phục, nên tiến độ thực hiện các tiêu chí còn chậm.
- Nhận thức của một số người dân, về xây dựng NTM chưa đầy đủ, vẫn còn tư
tưởng ỷ nại, trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên.
- Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí qui định,

nhưng các tuyến đường giao thông xã tỷ lệ đạt thấp; đường trục chính nội đồng việc
huy động kinh phí đóng góp của nhân dân để cứng hóa còn khó khăn, việc triển khai
kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi nội đồng còn chậm do nguồn kinh phí quá lớn.
b. Những nguyên nhân tồn tại.
* Về khách quan:
- Do khó khăn của nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến việc huy động và bố trí
nguồn lực thực hiện nông thôn mới.
16


- Xuất phát điểm của xã còn thấp, trong khi xây dựng NTM phải thực hiện
nhiều nhiệm vụ khó khăn, phức tạp có những tiêu chí đòi hỏi nguồn lực lớn, song
nguồn thu ngân sách thấp, kinh tế của dân còn khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
* Về chủ quan:
- Một số cấp ủy, một số cán bộ xóm chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa,
nội dung của chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện;
vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong huy động nguồn lực cho
chương trình
- Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm ban hành,
sửa đổi bổ sung cho phù hợp thực tiễn.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa kịp thời, nhất là thời kỳ đầu triển
khai chương trình. Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí nông thôn
mới của ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên từ xã đến xóm
3. Một số bài học kinh nghiệm.
Một là: Phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức
trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của
Nhà nước về xây dựng NTM...để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ:
Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông
thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng NTM phải do

cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính
với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công
và bền vững.
Hai là: Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở, tập
trung trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM như: Nội dung, trình tự các
bước tiến hành, vai trò chủ thể và cách thức để người dân thực sự đóng vai trò chủ
thể; phương pháp xây dựng dự toán; cơ chế động viên nguồn lực, quản lý tài chính,
quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn từ xã đến xóm; thủ tục thanh quyết toán...
Ba là: Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc đồng thời phải dựa theo Bộ tiêu
chí Quốc gia để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả.
Bốn là: Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo phương
châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp
và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết". Việc sử dụng
nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống
nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch.
Năm là: Để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng
bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo phải thực
hiện nghiêm túc quy chế làm việc, duy trì giao ban hằng tháng, phải phân công mỗi cá
17


nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ
kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo phải thường xuyên kiểm
điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
4. Đề xuất kiến nghị.
- Đề nghị UBND huyện quan tâm đổ bê tông đường giao thông trục xã, nằm
trong chương trình giao thông nông thôn 3, Dự án do huyện làm chủ đầu tư. Đơn vị
thi công đã hoàn thiện mặt bằng với chiều dài 1,1 km (Cụ thể tuyến đường từ dốc Chợ
Mạc Hạ đến kênh C2).

- Đến nay xã có 02 bể trung chuyển rác thải sinh hoạt. Đề nghị cấp trên chỉ đạo
công tác vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn kịp thời, tránh tình trạng ứ đọng
nhiều ngày tại bể trung chuyển gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân.
Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, cụ thể việc cân khối lượng rác thải.
- Đề nghị các phòng ban chuyên môn của huyện nghiệm thu các tuyến đường trục
chính nội đồng còn lại chưa được nghiệm thu với chiều dài là 3.530 mét (do UBND xã đã
thực hiện quy hoạch và thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất xong từ năm 2012)
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
Nông thôn mới 2015, Ủy ban nhân dân xã Công Lý trân trọng báo báo./.
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

Nơi nhận:
- VP Điểu phối tỉnh;
- Huyện ủy Lý Nhân;
- BCĐ NTM huyện Lý Nhân;
- Phòng NN&PTNT huyện Lý Nhân;
- BTV Đảng ủy; BCĐ XD NTM; LĐUBND xã;
- Lưu VP- UBND xã .

Đỗ Văn Lượng

18


ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CÔNG LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 53/BC-UBND

Công Lý, ngày 25 tháng 9 năm 2015

BÁO CÁO
Tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới
năm 2015 của xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
I. Tóm tắt quá trình UBND xã tổ chức lấy ý kiến tham gia.
Thực hiện Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT, ngày 13/11/2014 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ so xét công nhận và
công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Uỷ ban nhân dân xã tổ chức tự đánh giá
kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới theo các quy trình sau:
- Uỷ ban nhân dân xã thành lập Đoàn đánh giá (gồm các thành viên là đại diện
Ban Chỉ đạo xã, Ban Quản lý xã, các tiểu Ban xây dựng nông thôn mới tại các đơn vị
xóm) để đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí và đạt tổng điểm. Ban Quản
lý xã xây dựng báo cáo đánh giá mức độ đạt từng tiêu chí và đạt tổng điểm, báo cáo
Uỷ ban nhân dân xã.
- Ủy ban nhân dân xã gửi báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí để lấy ý kiến tham
gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc xã.
- Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí của xã được thông báo, công bố công khai
tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, nhà văn hóa các xóm và trên hệ thống truyền thanh của xã
trong thời gian 20 ngày. Trong thời gian thông báo, công bố công khai, Uỷ ban nhân
dân xã giao Ban Quản lý xã phối hợp với các tiểu Ban xây dựng nông thôn mới tại các
đơn vị xóm tổ chức họp, để lấy ý kiến và lập biên bản cuộc họp ghi rõ kết quả đại diện
số hộ dân đồng ý hoặc không đồng ý với kết quả thực hiện các tiêu chí gửi Uỷ ban nhân
dân xã.
- Uỷ ban nhân dân xã bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí
sau khi nhận được ý kiến tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức thành

viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và có từ 80% trở lên đại diện số hộ dân trong xã
đã tham dự các cuộc họp thôn biểu quyết hoặc bỏ phiếu đồng ý với kết quả thực hiện
các tiêu chí của xã.
- Uỷ ban nhân dân xã tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo xã, Ban
Quản lý xã, các tiểu Ban xây dựng nông thôn mới tại các đơn vị xóm) thảo luận, bỏ
phiếu đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (có biên bản kèm theo).
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn trình Uỷ ban nhân
dân huyện.
19


II. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định
tính đến năm 2015 là 14/19 tiêu chí; 33/39 chỉ tiêu, đạt 88 điểm. Các tiêu chí, các chỉ
tiêu đạt được đều đảm bảo chất lượng, duy trì phát triển bền vững. Phấn đấu cuối năm
2015 Công Lý đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 95/100 điểm.
III. Ý kiến tham gia vào kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên
địa bàn xã
1. Ý kiến tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã
- Hình thức tham gia ý kiến: thảo luận tại hội nghị
- Ý kiến tham gia: Tất cả các ý kiến đều nhất trí với báo cáo tự đánh giá kết
quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã
- Đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp sớm tạo điều
kiện hỗ trợ về kinh phí hoàn thiện về đích NTM năm 2015. Cụ thể hỗ trợ từ 500 - 700
triệu để xã tổ chức hoàn thiện đoạn đường bê tông xã khu vực UBND xã; 400 triệu để
xã mở rộng sân vận động trung tâm xã.
2. Ý kiến tham gia của các tổ chức khác trên địa bàn xã (doanh nghiệp, hợp tác
xã, ....)
- Hình thức tham gia ý kiến: đóng góp ý kiến bằng văn bản

- Ý kiến tham gia: Nhất trí với báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn xã
- Đề xuất, kiến nghị: không
3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn xã
- Số xóm đã tổ chức họp dân để lấy ý kiến nhân dân là 18/18 xóm đạt 100%.
Đại diện số hộ dân đã dự họp tại các cuộc họp xóm là 2.509/3.217 hộ dân trên địa bàn
xã, đạt 78%.
- Ý kiến tham gia: Không
- Đại diện số hộ dân trong xã đồng ý với kết quả thực hiện các tiêu chí nông
thôn mới của xã là 2.509/2.509 đại diện số hộ dân đã dự họp tại các cuộc họp xóm,
đạt 100%.
- Đề xuất, kiến nghị: Không
IV. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp sớm tạo điều kiện hỗ trợ về kinh
phí hoàn thiện về đích NTM năm 2015.
Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân xét công nhận xã Công Lý đạt xã
nông thôn mới trong năm 2015./.
Nơi nhận:
- VP Điểu phối tỉnh;
- Huyện ủy Lý Nhân;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

- BCĐ NTM huyện Lý Nhân;
- Phòng NN&PTNT huyện Lý Nhân;
- BTV Đảng ủy; BCĐ XD NTM; LĐUBND xã;

20



- Lưu VP- UBND xã .

Đỗ Văn Lượng
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CÔNG LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 27/BB-UBND

Công Lý, ngày 28 tháng 9 năm 2015

BIÊN BẢN
Họp đề nghị xét công nhận xã Công Lý đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-UBND, ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh Hà
Nam về việc ban hành“Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công
nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam”;
Căn cứ Hướng dẫn số 34/ HD - SNN, ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Sở Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam về hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét
công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Huyện
ủy về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/ĐU, ngày 28 năm 7 năm 2010 của Đảng ủy
“Về lãnh đạo xây dựng nông thôn mới đến năm 2015”;
Căn cứ Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân
dân xã Công Lý về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã và
Báo cáo số 53/BC-UBND ngày 25/9/2015 của Uỷ ban nhân dân xã Công Lý tổng hợp
ý kiến tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã và nhân dân trong xã về kết quả thực
hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã;
Hôm nay, vào hồi 7giờ 30 phút ngày 28 tháng 9 năm 2015 tại nhà văn hóa Ủy
ban nhân dân xã Công Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam tổ chức họp đề nghị xét công
nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, cụ thể như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:
* Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới
1. Ông Tạ Tuấn Anh

- Bí thư Đảng ủy - Chủ trì cuộc họp
21


2. Ông Nguyễn Trọng Huy
- Phó Bí thư Đảng ủy
3. Ông Đỗ Văn Lượng
- Chủ tịch UBND xã
4. Ông Nguyễn Trọng Thịnh
- Phó CT HĐND xã
5. Ông Nguyễn Trọng Phô
- Chủ tịch UB MTTQ xã
6. Ông Nguyễn Thanh Tùng
- Phó CT UBND xã

7. Ông Đỗ Tiến Toãn
- Phó CT UBND xã
8. Ông Đỗ Phong Chức
- Giám đốc HTX NN Mạc Hạ
9. Ông Từ Văn Thủy
- Giám đốc HTX NN Phú Đa
10. Ông Bùi Quang Huỳnh
- Chủ tịch Hội nông dân
11. Bà Nguyễn Thị Kim Sinh
- Chủ tịch Hội LHPN
12. Ông Đỗ Văn Hân
- Cán bộ VHXH
13. Ông Đỗ Tuấn Sửu
- Chủ tịch Hội CCB
14. Bà Trần Thị Lương
- Kế toán ngân sách xã
15. Ông Trần Đức Bằng
- Công chức Địa chính TN&MT
16. Ông Đỗ Văn Trọng
- Công chức địa chính GT&TL
* Ban quản lý xã
17. Ông Nguyễn Văn Quảng
- Chỉ huy trưởng BCHQS xã
18. Ông Đỗ Huyền Anh
- Trưởng công an xã
19. Ông Trần Xuân Mý
- Cán bộ Lao động TB&XH
20. Ông Trần Xuân Hường
- Công chức tư pháp hộ tịch
21. Bà Trần Thị Thoan

- Trạm trưởng trạm y tế
* Tiểu ban xây dựng NTM tại các đơn vị xóm
22. Bà Nguyễn Thị Đào
- Bí Thư chi bộ xóm Đồng Hưng
23. Ông Lê Đức Vang
- Bí Thư chi bộ xóm Tân Hưng
24. Ông Nguyễn Văn Sơn
- Bí Thư chi bộ xóm Vương
25. Ông Đỗ Văn Dương
- Bí Thư chi bộ xóm Bá
26. Ông Trần Hữu Tuyên
- Bí Thư chi bộ xóm Thống Nhất
27. Ông Đỗ Văn Liên
- Bí Thư chi bộ xóm Tiền Vinh
28. Ông Nguyễn Tiến Thuấn
- Bí Thư chi bộ xóm Cát Tường
29. Ông Nguyễn Văn Hiệp
- Bí Thư chi bộ xóm Hòa Bình
30. Ông Trần Khánh Toàn
- Bí Thư chi bộ xóm Thái Bình
31. Ông Bùi Văn Kiêm
- Bí Thư chi bộ xóm Tân Thịnh
32. Ông Nguyễn Đình Đông
- Bí Thư chi bộ xóm Tân Tiến
33. Ông Trần Đức Khu
- Bí Thư chi bộ xóm Tân Trung
34. Ông Đỗ Ngọc Huấn
- Bí Thư chi bộ xóm 1-3-5
35. Ông Đỗ văn Lời
- Bí Thư chi bộ xóm 2 - 4

36. Ông Tạ Minh Hoán
-.Bí Thư chi bộ xóm 6
37. Bà Nguyễn Thị Nguyệt
- Văn phòng tôn giáo - Thư ký cuộc họp
II. NỘI DUNG CUỘC HỌP
- Chủ tọa cuộc họp quán triệt tóm tắt một số văn bản của trung ương, và của
tỉnh về các tiêu chí nông thôn mới
22


- Thông qua báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã, ý kiến
tham gia của các tổ chức. Hội nghị đã dân chủ thảo luận và tham gia ý kiến như sau:
+ Các ý kiến đều nhất trí với báo cáo tự đánh giá các tiêu chí đã đạt được của
UBND xã. Để đạt được các tiêu chí đó đều có sự đoàn kết, thống nhất, ủng hộ, giúp
đỡ của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã
+ Các ý kiến đều cho rằng trong thời gian qua xã đang tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo quyết liệt để hoàn thành các tiêu chí, các chỉ tiêu đã đăng ký với huyện; nhất là
tập trung cứng hóa từ 6- 9 km đường trục chính nội đồng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nhà lớp học 8 phòng 2 tầng khu trung tâm Mầm non; xây dựng 1,2 km đường xã, xây
dựng nhà văn hóa xóm 6 và xóm Đồng Hưng, san lấp mở rộng sân vận động trung
tâm xã, vận động nhân dân mua thẻ BHYT; Rà soát phân loại hộ nghèo. Tuy nhiên
việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi
còn lại toàn những tiêu chí khó thực hiện đòi hỏi nguồn ngân sách lớn, trong khi nợ
công của xã còn cao, Chính phủ đang cắt giảm đầu tư công. Bên cạnh đó các tiêu chí
đã đạt được có tiêu chí chưa thực sự bền vững, chất lượng chưa cao đòi hỏi phải có sự
giusp đỡ của huyện, sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ giúp đỡ của
nhân dân trong xã mới thực hiện được.
+ Hội nghị thống nhất Năm 2015: Hoàn thành 3 tiêu chí là: Tiêu chí số 5 về
trường học, tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 11 về hộ nghèo.
Triển khai hoàn thành 1,2 km đường trục xã, rải đá cấp phối cứng hóa đường

trục chính nội đồng từ 5- 6 km, mở rộng sân vận động trung tâm xã, hoàn thành và
đưa vào sử dụng nhà lớp học 8 phòng 2 tầng và công trình phụ trợ khu trung tâm
Mầm non để trường mầm non đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành xây dựng
nhà văn hóa xóm Đồng Hưng và xóm 6, bổ sung các trang thiết bị còn thiếu ở các nhà
văn hóa; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3%
- Kết quả bỏ phiếu: số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét công
nhận xã Công Lý đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 là 37/37 thành viên tham dự
cuộc họp, đạt 100%.
Biên bản kết thúc hồi 11 giờ ngày 28/9/2015, đã thông qua cho các thành viên
tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí 100%.
Biên bản này được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND xã lưu
01 bản; để làm hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gửi UBND
huyện 02 bản./.
THƯ KÝ CUỘC HỌP

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP

Nguyễn Thị Nguyệt

Tạ Tuấn Anh

23


24



×