Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

giao lưu văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.99 KB, 77 trang )

Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO LƯU VĂN HÓA

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a. Giao lưu văn hóa
Giao lưu văn hóa là một khái niệm được bàn đến khá nhiều trong các
công trình nghiên cứu văn hóa học cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Một số
thuật ngữ được dịch từ nước ngoài như: cultural contacts (tiếp xúc văn
hóa), cultural exchanges, cultural change (trao đổi văn hóa),
Transculturation (chuyển di văn hóa), interpénétration des civilisation (Sự
thâm nhập giữa các nền văn minh) đều được sử dụng ở nhiều nước và có
những nội hàm ít nhiều khác nhau, nhưng chúng có nhiều nội dung trùng
khít với nhau và với khái niệm giao lưu văn hóa ở Việt Nam.
Tiếp xúc văn hóa (cultural contacts): là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc trực
tiếp của những chủ thể văn hóa của các nền văn hóa khác nhau và tất
nhiên khi tiếp xúc với nhau vì nhiều lý do họ sẽ trao đổi các giá trị văn
hóa của mình vớí nhau và cỏ thể một số giá trị văn hóa của nền văn hóa
này sẽ chuyển đến, lưu lại và được nhóm chủ thể văn hóa kia chấp nhận.
Như vậy, trong tiếp xúc văn hóa có cả trao đổi các giá trị văn hóa, có cả
sự chuyển di và sự thâm nhập văn hóa nhưng nhấn mạnh đếm khía cạnh
tiếp xúc;
Trao đổi văn hóa (cultural exchange hay cultural change): Là sự trao đổi
các giá trị văn hóa của các nền văn hóa khác nhau qua nhiều cách thức
như thương mại, như hôn nhân, như sống gần và đan xen với nhau hay kể
cả xâm lược lãnh thổ của nhau của các chủ thể các nền văn hóa khác
nhau. Trong quá trình này một số giá trị văn hóa được chủ thể nền văn
hóa kia lưu lại, chấp nhận và sử dụng. Như vậy trao đổi văn hóa cũng bao


gồm cả tiếp xúc, thâm nhập và thiên di văn hóa, những nhận mạnh đến


khía cạnh trao trổi các giá trị văn hóa;
Thiên di văn hóa (transculturation): là quá trình chuyển dịch các giá trị
văn hóa của một nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác và được nền
văn hóa đó chấp nhận (hoặc không chấp nhận) lưu lại sử dụng. Quá trình
chuyển dịch này được thực hiện qua các hình thức tiếp xúc khác nhau của
các nhóm chủ thể các nền văn hóa khác nhau như thương mại, hôn nhân,
sống đan xen, xâm lược...Như vậy, trong thiên di văn hóa có cả sự tiếp
xúc, sự trao đổi, thâm nhập và chuyển dịch các giá trị văn hóa của các
nền văn hóa khác nhau, nhưng nhấn mạnh đến khía cạnh chuyển dịch các
giá trị văn hóa từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác;
Thâm nhập giữa các nền văn minh (interpénétration des civilisation): là
quá trình chuyển dịch, đan xen các giá trị văn hóa của các nền văn hóa có
trình độ kỹ thuật phát triển khác nhau (có văn minh khác nhau) nhờ các
hình thức tiếp xúc, trao đổi khác nhau giữa các nhóm chủ thể đại diện cho
các nền văn hóa, văn minh đó. Như vậy, trong thâm nhập giữa các nền
văn minh vẫn có sự tiếp xúc, trao đổi và chuyển di các giá trị văn hóa,
những nhấn mạnh đến khía cạnh thâm nhập các giá trị văn hóa của các
nền văn hóa có trình độ phát triển về kỹ thuật, công nghệ khác nhau;
Trong những nghiên cứu văn hóa học gần đây một trong số các thuật ngữ
liên quan đến giao lưu văn hóa có một thuật ngữ có nội hàm xác định hơn
cả là acculturation. Thuật ngữ này được các nhà văn hóa học Việt Nam
dịch ra bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như văn hóa hóa, đan xen văn
hóa, hỗn dung văn hóa, giao thoa văn hóa, tương tác văn hóa và tiếp biến
văn hóa. Theo định nghĩa của R.Ridifield, R. Linton và M.Hercovits thì
“acculturation là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa
khác nhau tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra sự biến đổi mô thức
(pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm ”[tr.50]. Như vậy,


dịch thuật ngữ này là tiếp biến văn hóa sẽ rõ nghĩa hơn cả, bởi vì trong

nội hàm của khái niệm này có sự tiếp xúc của hai nhóm người có văn hóa
khác nhau và phải tạo ra được sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của ít
nhất một trong văn hóa của hai nhóm đó.
Tóm lại, qua phân tích các thuật ngữ được dùng trong những nghiên cứu
văn hóa học hiện nay, ta thấy chúng có rất nhiều nội dung trùng khít lên
nhau và mỗi một thuật ngữ vẫn có một khía cạnh riêng được nhấn mạnh.
Chúng tôi cho rằng, cần có một thuật ngữ chung nhất để chỉ cái nội hàm
chung của tất cả các thuật ngữ này. Và thuật ngữ đó chính là Giao lưu văn
hóa. Giao lưu văn hóa, theo chúng tôi hiểu là sự tiếp xúc trực tiếp và
lâu dài của các nhóm người có văn hóa khác nhau và dẫn đến biến đổi
nhất định trong văn hóa của các nhóm người đó. Để tạo ra được sự biến
đổi này nhất định phải có sự trao đổi, chuyển di, đan xen các giá trị văn
hóa. Như vậy giao lưu văn hóa có nghĩa rộng hơn tiếp biến văn hóa, nếu
tiếp biến văn hóa đòi hỏi phải có sự biến đổi về mô thức văn hóa ban đầu,
tức có sự biến chuyển về chất thì giao lưu văn hóa nói chung còn bao
gồm cả những biến chuyển về lượng.
Giao lưu văn hóa xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Có sự tiếp xúc,
tiếp nhận các giá trị văn hóa mới mà không gây ra những biến đổi về mô
thức văn hóa, nghĩa là không tạo ra sự thay đổi về chất, về quan niệm của
nhóm người chủ thể về vũ trụ, xã hội và nhân sinh. Có sự giao lưu dẫn
đến những biến đổi về chất những quan niệm thẩm mỹ hay mối quan hệ
với vũ trụ, tự nhiên. Trường hợp thứ hai được gọi là tiếp biến văn hóa.
Như thế tiếp biến văn hóa là một dạng giao lưu văn hóa đặc biệt. Tuy
nhiên để phân biệt được rõ ràng trường hợp nào được coi là tiếp biến văn
hóa trường hợp nào chưa cũng không phải là việc đơn giản. Bởi vì về
thực chất khi chấp nhận một yếu tố văn hóa mới, dù là vật thể hay phi vật
thể thì đều thể hiện những thay đổi ít nhiều trong quan niệm của chủ thể


sáng tạo văn hóa. Đôi khi để chấp nhận những giá trị mới, chủ thể sáng

tạo văn hóa phải trải qua cả một cuộc đấu tranh khá căng thẳng và phức
tạp.Ví dụ, thanh niên có thể rất dễ dàng tiếp thu những ngày lễ mới như lễ
Valentin, lễ giáng sinh, hay thanh niên hát hip-hop, nhạc rock, nhưng
trung niên và người già không phải dễ dàng như vây. Tuy nhiên, lứa
thanh niên tiếp nhận các giá trị văn hóa mới này cũng sẽ trở thành lứa
trung niên và lão niên sau này, khi đó các giá trị đó đã được chấp nhận từ
khi họ còn là thanh niên, nó trở thành đương nhiên trong hành trang của
họ. Khi chấp nhạn các giá trị văn hóa này, chúng sẽ tác động lên các quan
niệm thẩm mỹ của họ, là các chất liệu nền để họ sáng tạo và thưởng thức
các giá trị văn hóa mới.
Giao lưu văn hóa có thể xảy ra ở nhiều cấp độ và quy mô khác
nhau. Có thể có giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các tộc người
trong lòng một nền văn hóa. Giao lưu văn hóa cũng có thể xảy ra giữa các
nền văn hóa dân tộc khác nhau. Và dù là ở cấp độ nào thì cũng đặc trưng
bởi một nhóm chủ thể văn hóa nhất định. Nhóm chủ thể văn hóa này lại
phải cư trú trong một đại bàn nhất định, vì thế giao lưu văn hóa phải được
diễn ra trong một không gian văn hóa cụ thể. Cho dù nếu xét từ văn hóa
tộc người thì phụ thuộc vào điạ bàn cư trú mà một tộc người có thể sở
hữu một vài không gian văn hóa. Nhưng để có thể diễn ra một cuộc giao
lưu văn hóa phải có sự tiếp xúc của các yếu tố văn hóa được sản sinh và
tồn tại trong một không gian văn hóa nhất định.
Ví dụ: Trong lòng nền văn hóa Việt Nam luôn diễn ra mối giao lưu
văn hóa giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và đô thị, giữa các
tộc người người anh em cư trú cùng nhau trong không gian văn hóa Việt
Nam. Quá trình giao lưu này diễn ra một cách thường xuyên trong lịch sử
làm cho các yếu tố văn hóa đặc trưng cho vùng, miền, cho các tộc người
đã thâm nhập đan xen lẫn nhau làm cho mỗi văn hóa vùng, miền, tộc


người một mặt thêm đa dạng và phong phú, mặt khác tạo nên sự thống

nhất cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngoại trừ những xã hội
hoang sơ khi con người còn chìm đắm trong bản năng thấp kém, do ngăn
cách bởi điạ hình cư trú hiểm trở hoặc do sự bao thủ, thiển cận của thể
chế sắc tộc nghiệt ngã, không có nền văn hoá lớn nhỏ nào lại không trải
qua các bước giao lưu với các nền văn hoá khác, nhằm mục đích bồi bổ,
đa dạng hoá lẫn nhau theo nhiều cấp độ khác nhau.
Giao lưu là nhu cầu tự thân của mỗi nền văn hoá để phát triển. Để
có được mối giao lưu này phải có sự tiếp xúc của ít nhất hai tộc người,
hai dân tộc hay hai nhóm người trong một thời gian ổn định lâu dài và tạo
ra những biến đổi trong mô thức văn hoá của các hay ít nhất cũng là văn
hoá của một trong số các dân tộc, tộc người, nhóm người đó. Thật dễ
dàng nhận thấy vai trò của giao lưu văn hoá trong sự phát triển của các
dân tộc trên thế giới. Tất cả các nền văn hoá có giao lưu với các nền văn
hoá khác đều phong phú, đa dạng hơn, phát triển hơn so với văn hoá bản
điạ, tất cả các nền văn hoá không có điều kiện giao lưu với thế giới bên
ngoài đều kém phát triển, ngưng đọng, trì trệ và mai một. Xin đơn cử một
ví dụ có thể minh chứng cho nhận định này, đó là: Kinh nghiệm lịch sử
của bốn dân tộc có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, cùng nhóm ngôn
ngữ Môn - Khơ me là dân tộc Việt (kinh), dân tộc Mường, dân tộc Thổ và
dân tộc Chứt. Tuy cùng có một cơ tầng văn hoá, cùng chung một ngữ hệ
nhưng văn hóa của mỗi dân tộc này hiện có sự phát triển khác nhau. Do
địa bàn cư trú ở vùng châu thổ và trung du có điều kiện giao thông dễ
dàng hơn nên có điều kiện giao lưu được với nhiều nền văn hoá hơn (Ấn
Độ, Trung Quốc, Phương Tây) vì thế văn hoá của người Việt phát triển
đa dạng, phong phú nhất, rực rỡ nhất. Sau đó, tỷ lệ thuận với điều kiện


giao lưu, văn hoá Mường cũng phát triển hơn còn văn hoá Thổ, Chứt thì
kém phát triển rõ rệt.

Giao lưu văn hoá được tiến hành theo nhiều phương thức khác
nhau. Có thể là sự giao lưu tự phát của các dân tộc, các nhóm người có
chung đường biên giới, thông qua việc trao đổi các sản phẩm, công cụ
sản xuất, hoặc thông qua việc kết hôn ngoại tộc. Giao lưu cũng có thể
được diễn ra thông qua việc truyền giáo, thông thương giữa các nền văn
hoá ở cách xa nhau, cũng có thể theo con đường của một dân tộc đi xâm
chiếm đất nước của dân tộc khác. Cũng có những mối giao lưu chủ động,
có tổ chức xuất phát từ nhu cầu học hỏi kinh nghiệm của các nền văn hoá
đạt được nhiều thành tựu hơn, phát triển hơn, hoặc giao lưu ở tầm chiến
lược quốc gia qua con đưòng ngoại giao, hợp tác vì lợi ích chung của cả
hai phía. Giao lưu văn hóa có thể xảy ra bằng nhiều phương thức khác
nhau. Có hình thức giao lưu tự nguyện, có hình thức giao lưu cưỡng bức.
Nhưng dua giao lưu văn hóa dưới bất kỳ một hình thức nào cũng luôn tạo
ra những biến đổi trong nền văn hóa tham gia giao lưu. Biến đổi đó là tích
cực hay tiêu cực chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tương tác của các thành
phần tham gia giao lưu đó là các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
b. Khái niệm yếu tố nội sinh
Trong giao lưu văn hóa yếu tố nội sinh là những yếu tố được sản
sinh ra, tồn tại trong lòng nền văn hóa của một nhóm người nhất định
trước khi có tiếp xúc, tác động của các nền văn hóa khác từ bên ngoài.
Nghĩa là chúng không phải được đưa từ bên ngoài vào nền văn hóa ta
nghiên cứu dưới tác động nào đó của giao lưu văn hóa. Với cách hiểu này
thì tính chất nội sinh của một yếu tố văn hóa chỉ có tính tương đối, nó
phụ thuộc vào thời gian, không gian nơi ta nghiên cứu, xem xét các yếu
tố văn hóa đó trong quá trình giao lưu. Một yếu tố có thể là nội sinh nếu
xét tại thời điểm và không gian văn hóa này, nhưng lại có thể không phải


khi ta xét vào thời gian và không gian văn hóa khác. Ví dụ, Phật giáo
được coi là yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam khi có mối tiếp xúc,

giao lưu với văn hóa Pháp thế kỷ 19, bởi vì khi có mối giao lưu này, Phật
giáo đã tồn tại trong lòng văn hóa Việt Nam gần 2000 năm. Nhưng nếu ta
xét vào thời điểm thế kỷ 2 trước CN, khi bắt đầu có mối giao lưu với văn
hóa Ấn Độ thì Phật giáo không phải là yếu tố nội sinh, vì khi đó nó chưa
tồn tại trong lớp văn hóa bản điạ của Việt Nam. Nó được du nhập vào nền
văn hóa Việt Nam chính nhờ sự tác động của mối giao lưu với văn hóa
Ấn Độ.
Theo cách hiểu này thì yếu tố nội sinh không hoàn toàn đồng nghĩa
với khái niệm yếu tố văn hóa gốc, yếu tố văn hóa bản địa. Yếu tố văn hóa
gốc, là yếu tố văn hóa được sản sinh ra ban đầu tại một không gian văn
hóa nhất định. Yếu tố này nếu được lưu truyền sang các không gian văn
hóa khác thì chúng không còn là các yếu tố văn hóa gốc của các không
gian văn hóa đó. Theo cách hiểu này thì yếu tố văn hóa gốc cũng đồng
nghĩa hoàn toàn với yếu tố văn hóa bản địa. Nhưng khi nói đến yếu tố
gốc, người ta muốn nhấn mạnh đến tính khởi thủy, ban đầu và tính cơ sở,
nền tảng của nó. Còn khi nói đến yếu tố bản địa, người muốn nhấn mạnh
đến tính địa phương, tính thuộc về một không gian ban đầu cuả yếu tố
văn hóa khi được sản sinh ra. Như vậy, khái niệm yếu tố nội sinh không
hoàn toàn đồng nghĩa với hai khái niệm này. Mọi yếu tố văn hóa gốc, mọi
yếu tố văn hóa bản địa đều là yếu tố văn hóa nội sinh, nhưng không phải
mọi yếu tố văn hóa nội sinh đều là yếu tố văn hóa bản địa, văn hóa gốc.
Vì ngoài yếu tố văn hóa bản địa ra, yếu tố văn hóa nội sinh còn bao gồm
các yếu tố văn hóa du nhập từ bên ngoài vào nhưng đã được bản điạ hóa,
nội sinh hóa.
Trong lòng mỗi nền văn hóa, hình thành vô số các yếu tố nội sinh.
Một nền văn hóa đa dạng và phong phú là một nền văn hóa sáng tạo và


tiếp biến để tạo ra vô vàn, đa dạng và phong phú các yếu tố nội sinh. Vai
trò của các yếu nội sinh vô cùng quan trọng. Chúng chính là nền tảng để

một nền văn hóa tồn tại và phát triển trong lịch sử. Nền tảng càng vững
chắc, văn hóa càng phát triển và trường tồn. Những yếu tố nội sinh cũng
chính là những nét cấu trúc lên bản sắc của một nền văn hóa. Nó còn
đóng vai trò là nguồn gen nội sinh để tiếp nhận các cuộc lai tạo trong giao
lưu văn hóa để tạo ra những phát triển cho nền văn hóa chủ thể.
c. Khái niệm yếu tố ngoại sinh
Yếu tố ngoại sinh là yếu tố văn hóa của một nền văn hóa của một
nhóm người khác, du nhập vào một nền văn hóa của nhóm người chủ
thể nhất định. Yếu tố ngoại sinh luôn đối lập với yếu tố nội sinh. Nghĩa
là chúng không phải được tạo ra trong lòng nền văn hóa trước khi có mối
giao lưu với nền văn hóa khác mà được đưa từ bên ngoài vào nền văn hóa
ta nghiên cứu dưới tác động nào đó của giao lưu văn hóa. Với cách hiểu
này thì cũng như đối với tính chất nội sinh, tính chất ngoại sinh của một
yếu tố văn hóa cũng chỉ có tính tương đối, nó phụ thuộc vào thời gian,
không gian nơi ta nghiên cứu, xem xét các yếu tố văn hóa đó trong quá
trình giao lưu. Một yếu tố có thể là ngoại sinh nếu xét tại thời điểm và
không gian văn hóa này, nhưng lại có thể lại là nội sinh khi ta xét vào
thời gian và không gian văn hóa khác. Ví dụ, Nho giáo được coi là yếu tố
nội sinh của văn hóa Việt Nam khi có mối tiếp xúc, giao lưu với văn hóa
Pháp thế kỷ 19, bởi vì khi có mối giao lưu này, Nho giáo đã tồn tại trong
lòng văn hóa Việt Nam gần 2000 năm. Nhưng nếu ta xét vào thời điểm
thế kỷ 2 trước CN, khi bắt đầu có mối giao lưu với văn hóa Trung Quốc
thì Nho giáo không phải là yếu tố nội sinh mà là yếu tố ngoại sinh, vì khi
đó nó chưa tồn tại trong lớp văn hóa bản điạ của Việt Nam, nó được du
nhập từ nền văn hóa Trung Quốc vào nền văn hóa Việt Nam chính nhờ sự
tác động của mối giao lưu văn hóa thời kỳ đó.


Như vậy một yếu tố văn hóa ngoại sinh có thể được tiếp biến, bản
địa hóa, chuyển hóa thành nội sinh trong quá trình phát triển của nền văn

hóa trong lịch sử. Khả năng nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh chính là
sức sống, khả năng sinh tồn cuả một nền văn hóa. Khả năng này càng
mạnh mẽ, khéo léo nền văn hóa đó càng phát triển. Khả năng này càng
yếu ớt văn hóa càng èo uột và có nguy cơ bị hòa tan, bị triệt tiêu.
Khi nghiên cứu về các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, PGS, TS Đỗ
Lai Thúy cho rằng: Chỉ có những yếu tố ngoại sinh nào được nội sinh
hóa, nghĩa là đã biến dạng tuy là nó những không còn là nó như ban đầu
nữa mới được coi là yếu tố nội sinh khi xem xét ở thời điểm giao lưu
khác. Như vậy có những yếu tố văn hóa vĩnh viễn chỉ là yếu tố ngoại
sinh, dù có mặt trong một nền văn hóa khác rất lâu, vì chúng không được
nội sinh hóa, chúng vẫn là chúng như ở nền văn hóa mà chúng xuất hiện.
Ví dụ, âm P trong từ Popơlin cho đến nay vẫn nằm ngoài hệ thống ngữ
âm tiếng Việt, cho dù du nhập vào văn hóa Việt Nam từ cuối thế kỷ 19.
Chúng tôi cho rằng, việc những thuật ngữ tiếng nước ngoài được
chấp nhận sử dụng nguyên dạng hoặc phiên âm theo kiểu âm tiếng Việt,
thực chất cũng đã là một bước nội sinh hóa. Vì thế để tiện xem xét, chúng
tôi đưa ra một quan niệm ít nhiều mang tính máy móc, nghĩa là, tại một
thời điểm nhất định, những yếu tố văn hóa có nguồn gốc ngoại sinh đã
tồn tại trong một nền văn hóa chủ thể đều được coi là yếu tố nội sinh.
1.1.2 Quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu văn
hoá
Bất kỳ hình thức giao lưu nào cũng phải có sự du nhập của các yếu
tố ngoại sinh vào nền văn hoá bản điạ và luôn luôn xảy ra mối tương tác
giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh.Vấn đề đặt ra ở đây là:
Vậy các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh quan hệ với nhau như thế
nào để có thể đạt được sự biến đổi trong mô thức một nền văn hoá? Hay


nói cách khác thì giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và yếu tố
ngoại sinh mang tính quy luật như thế nào trong phát triển văn hoá? Để

làm rõ quy luật này ta sẽ phân tích khả năng tương tác giữa các yếu tố nội
sinh và yếu tố ngoại sinh trong một nền văn hoá cụ thể, mà trong phạm vi
công trình nghiên cứu này chúng tôi chọn lựa chính nền văn hoá Việt.
Xét về mặt logic thì giữa các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh có thể
xảy ra các quan hệ sau đây:
1. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản điạ đã
được chấp nhận và thay thế cho các yếu tố nội sinh tươg đưong làm cho
các yếu tố này bị mất đi, hoặc giảm đi đáng kể vai trò của mình trong nền
văn hoá bản địa.
Ta có thể dễ dàng chứng minh điều này trong nền văn hoá Việt
Nam. Trước khi giao lưu với văn hoá phương Tây, tục nhuộm răng đen
còn là một phong tục cổ truyền rất phổ biến trong nền văn hoá Việt. Khi
giải thích về nguồn gốc của phong tục này, nhiều nhà nghiên cứu đã
khẳng định rằng tục nhuộm răng đen là nhu cầu cần khẳng định sự khác
biệt mình với giới tự nhiên của người Việt. Khi giao lưu với văn hoá
Pháp, tục này đã hoàn toàn bị thay đổi bằng tục để răng trắng và cũng
được giải thích rằng đó là sự phát triển cao hơn của con người với tư cách
là một cá nhân (Không chỉ là một cá thể như trước đây) thì con người đã
có nhiều cách khác nhau để khăng định bản thân mình, do đó không cần
thiết phải nhuộm răng đen nữa. Bất kỳ một sự lý giải nào về văn hoá
cũng chỉ mang tính suy luận, ước đoán, song việc tục nhuộm răng đen bị
mất đi dưới tác động của mối giao lưu văn hoá với Phương Tây thông qua
văn hoá Pháp là một điều không thể phủ nhận. Cũng có thể nhận thấy
rằng dưới tác động của giao lưu với văn hoá Pháp mà mô thức văn hoá
trong trang phục của người Việt cũng thay đổi hoàn toàn. Thay bằng bộ
quần chùng, áo dài của nam giới và chiếc váy rộng cùng áo tứ thân của
nữ giới là bộ complê và những bộ quần áo theo đúng kiểu trang phục


phương Tây. Trong trưòng hợp này, như ta đã thấy yếu tố nội sinh bị thay

thế hoàn toàn bởi yếu tố ngoại sinh, tạo ra sự biến đổi trong phong tục cổ
truyền của người Việt.
Nếu ta ngược lại xa hơn dòng lịch sử của dân tộc ta thấy rõ sự biến
đổi trong mô thức văn hoá Việt Nam trong quan hệ với các yếu tố ngoại
sinh được thể hiện rất rõ trong vốn từ vựng, trong hệ thống lễ hội cổ
truyền và trong rất nhiều lĩnh vực văn hoá tinh thần khác. Đơn cử một ví
dụ, trước thế kỷ 15, Nho giáo mặc dù đã được du nhập từ rất lâu (từ
những năm đầu công nguyên) song vẫn chưa tìm được vị trí vững chắc
trong nền văn hoá dân gian bản điạ, thì các nghi lễ nông nghiệp như nghi
lễ cầu mưa, cầu nắng, cầu mùa màng sinh sôi nảy nở đặc biệt là các nghi
lễ phồn thực, vốn là nghi lễ xuất phát từ tín ngưỡng bản địa tồn tại rất lâu
đời trong nền văn hoá bản điạ truyền thống của người Việt vẫn là các
nghi lễ chính thống trong các lễ hội dân gian cổ truyền. Nhưng khi nhà
Hậu Lê quyết định chọn Nho giáo làm quốc giáo, thì mọi nghi lễ, nghi
thức của các lê hội dân gian bản điạ này, đặc biệt là nghi lễ phồn thực
phải nhường chỗ cho các nghi lễ của Nho giáo, các yếu tố nội sinh bị đẩy
lui sang như các nghi lễ bên lề, như những tục hèm trong các lễ hội
truyền thống. Mối quan hệ của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh này đã
làm biến đổi đáng kể bộ mặt của hệ thống lễ hội cổ truyền, làm mới hơn,
phong phú hơn hệ thống nghi lễ, nghi thức và đẩy các nghi lễ cổ truyền
sang bên lề. Tuy nhien các nghi lẽ mang tính bản địa này vẫn tồn tại trong
trong vô thức của nhân dân, trong những phong tục đặc biệt được gọi là
“tục hèm” mà nhiều khi không thể lý giải được nếu như không bóc tách
đúng, giải mã đúng các lớp phủ văn hoá của chúng.
Cũng có thể đưa ra một bằng chứng khác của việc thay thế các
phong tục bản địa bằng một phong tục khác dưới động của nền văn hoá
du nhập. Đó là phong ục "cướp dâu", một phong tục khá phổ biến của cư
dân văn hoá bản địa có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Gọi là cướp



dâu, nhưng thực tế đó là một phong tục đẹp, tượng trưng cho khát vọng tự
do yêu đương của thanh niêm nam nữ thời đó. Bởi vì về thực chất đây là
một sự thoả thuận giữa đôi trai gái yêu nhau, quyết tâm vượt mọi khó
khăn cản trở để cùng nhau xây dựng mộng lứa đôi, đăc biệt là vượt qua
sự cấm đoán của cha mẹ, hay sự thách cưới quá cao vượt quá khả năng
của chú rể tương lai. Cô dâu khi được cướp về thi chỉ làm đám cưới
tượng trưng, mang tính thủ tục và được toàn bộ dân làng ủng hộ. Song
khi Nho giáo du nhập vào, với ảnh hưởng của đạo lý "tam tòng, tứ đức",
người con gái bị trói buộc hoàn toàn vào ý muốn của cha mẹ, "cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy" nên phong tục đẹp này bị mai một đi và thay thế bằng
các nghi lễ "vấn danh" hay "dạm hỏi" mang khá đậm màu sắc Nho giáo
trong văn hoá Việt. Tuy nhiên ở các nền văn hoá các dân tộc thiểu số
khác như người H'mông chẳng hạn, tục này còn duy trì cho tới tận ngày
nay.
Tóm lại, với việc thay thế và gần như thay thế các yếu tố nội sinh
tương đương, các yếu tố ngoại sinh có vai trò quan trọng trong việc làm
đổi mới những mô thức văn hoá trong nền văn hoá bản địa, tạo cho nền
văn hoá này biến đổi đa dạng hơn và phong phú hơn.
2. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa thì
kết hợp với các yếu tố nội sinh để tạo ra các yếu tố mới, các yếu tố lai tạo
hết sức độc đáo và lý thú. Mối tương tác kiểu này giữa các yếu tố văn hoá
bản địa và yếu tố du nhập có thể coi là mối tương tác phổ biến nhất và tạo
cho nền văn hoá bản địa đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Có thể tìm được một cách dễ dàng các minh chứng hùng hồn cho mối
quan hệ tạo tiền đề cho phát triển dạng này. Khi Đạo giáo Phù thuỷ du
nhập vào nền văn hoá Việt Nam đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn và tài
tình với một tín ngưỡng dân gian bản địa rất phổ biến, rất đặc trưng trong
cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, đặc trưng cho nền văn hoá nông nghiệp



trồng lúa nước là tín nguỡng thờ mẫu để tạo thành tín ngưỡng Tam phủ,
Tú phủ. Tín ngưỡng Tam phủ, tứ phủ là một tín ngưỡng hết sức đặc sắc
trong nền văn hoá Việt Nam, nó vừa là tín ngưỡng thờ Mẹ Đất, mẹ Nước,
mẹ Trời theo tâm thức dân gian truyền thống, vừa khác với tín ngưỡng
thờ Mẹ vốn rất mộc mạc, chất phác bản địa bởi sự kết hợp vào đó các yếu
tố trừ tà, trừ bệnh, xin thẻ, xin xăm, bói toán, phong thuỷ... và việc dung
hợp vào hệ thống các dối tượng tôn thờ nhiều ông hoàng, bà chúa, cô,
cậu... của Đạo giáo Phù thuỷ. Việc lai tạo này thể hiện rất rõ vai trò quan
trọng của gen nội sinh (các yếu tố nội sinh) và ưu thế của gen ngoại sinh
(các yếu tố ngoại sinh) để tạo ra một hiện tượng văn hoá lai đặc sắc và
độc đáo.
Chữ Nôm cũng là một bằng chứng hùng hồn cho quan hệ Nội Ngoại sinh kết hợp này. Sử dụng một cách khéo léo các ký tự Hán theo
một quy tắc ghép tự đặc biệt để ghi âm chữ Việt, chữ Nôm là một sản
phẩm được lai tạo hết sức tài tình và độc đáo góp phần quan trọng trong
việc hình thành nền văn hoá bác học trong lòng nền văn hoá dân gian của
Việt Nam và trong việc bảo tồn lưu giữ các di sản van hoá tinh thần của
cha ông ta suốt mấy thế kỷ.
Sự du nhập của Phật giáo cũng làm xuất hiện một tiểu hệ thống các
lễ hội mới trong hệ thống lễ hội cổ truyền, đó là các lễ hội chùa, mà chủ
yếu là các lễ hội chùa dạng tiền phật hậu thần hay tiền phật hậu mẫu. Đây
là dạng lễ hội rất độc đáo, kêt hợp nhuần nhuyễn các yếu tố Phật giáo
ngoại sinh với tín ngưỡng dân gian bản điạ. Trong các loại hình lễ hội
chùa này ta thấy các yếu tố của Phật giáo như nghi lễ thờ Phật, các dạng
thức đọc kinh, kể hạnh... luôn gắn bó, dung hoà với các tục thờ cây, thờ
tự nhiên, tục thờ nhân thần... vốn đặc trưng cho tín ngưỡng bản địa. Một
nguyên mẫu cho loại hình văn hoá lai tạo dưới tác động của các yếu tố
ngoại sinh và nội sinh này có thể kể đến lễ hội chùa Dâu. Việc kết hợp
giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ các yếu tố tự nhiên đã tạo ra một tín



ngưỡng độc đáo là tín ngưỡng thờ "Tứ Pháp", một trong các nguyên cớ
căn bản, hạt nhân quan trọng để tiến hành lễ hội này. Trong lễ hội chùa
Dâu, ta thấy những yếu tố văn hoá bản địa kết hợp với Phật giáo một cách
tài tình và tuyệt diệu để tạo nên Phật Thạch quang mà bản chất chính là
tục thờ đá rất cổ xua của người Việt kết hợp với Phật giáo, tục thờ tứ
pháp về bản chất chính là tục thờ cây + tục thờ mây mưa, sấm chợp +
Phật giáo. Nếu phân tích bất kỳ một lễ hội chùa nào như lễ hội chùa
Láng, lễ hội chùa Thầy... đều thấy rõ sự dung hợp, gắn kết, lai tạo tài tình
của các yếu tố bản địa với Phật giáo như vậy.
Tóm lại, việc kết hợp giữa các yếu tố nội sinh bản địa và ngoại sinh
du nhập vào để tạo ra các yếu/thành tố văn hoá mới mang sắc tố của cả
hai yếu tố nội và ngoại sinh là một phương thức phát triển của văn hoá
bản điạ theo xu thế đa dạng hoá, phong phú hoá.
3. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa đã
được chấp nhận và tồn tại song song cùng với các yếu tố nội sinh tương
đương với chúng trong nền văn hoá bản địa và tạo nên sự đa dạng, phong
phú cho nền văn hoá đó.
Các dạng quan hệ kiểu này có thể kể đến mối quan hệ của từ du
nhập và từ bản điạ trong vốn từ vựng. Trong từ vựng tiếng Việt tồn tại rất
nhiều từ Hán - Việt, vốn là các từ du nhập vào từ nền văn hoá Trung
Quốc, và chúng vẫn song song tòn tại cùng với từ gốc bản địa như các từ
đồng nghĩa và chỉ phân biệt với nhau bằng văn phong. Thường thì từ Hán
Việt được dùng trong văn viết, trong cách nói trịnh trọng, trong ngôn ngữ
văn học và khoa học, còn các từ gốc bản địa thường dùng trong ngôn ngữ
giao tiếp, trong văn phong nói, thường gọi là cách nói nôm na.
Ví dụ:
Từ Hán viêt

Từ gốc bản địa


Tân

mới


cố



Thuỷ

nước

Thanh

xanh

hồng

đỏ

hoàng

vàng

hải

biển

huyền


đen

hằng

trăng

hạnh

mận
Một bằng chứng khác của mối quan hệ tồn tại song hành và độc lập

này có thể kể đến trang phục ngày cưới và trang phục tang lễ của người
Việt. Theo truyền thống, ngày cưới cô dâu mặc áo đỏ, tượng trưng cho sự
may mắn, hạnh phúc; song khi văn hoá phương Tây du nhập vào, thì cô
dâu lại mặc áo trắng, biểu hiện sự trong trắng, tinh khiết trong ngày cưới
của mình. Tang phục cũng tuơng tự như vậy. Màu trắng vốn là màu
tượng trưng cho tang thương, đau đớn của tang gia theo phong tục cổ
truyền (thương đến trắng xương ra) song dưới tác động của giao lưu văn
hoá với phương Tây người Việt chấp nhận cả tang phục màu đen, biểu
trưng cho sự u buồn khi có người thân mất. Cho đến nay vẫn tồn tại song
song hai loại tang phục trắng (bản địa) và đen (ngoại sinh) trong tang lễ
của người Việt.
Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chững khác minh chứng cho việc tồn
tại song song và độc lập như thế của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh
trong nền văn hoá Việt Nam và các nền văn hoá khác. Mối quan hệ dạng
này cũng tạo điều kiện cho văn hoá bản điạ phát triển theo xu hướng đa
dạng hoá.



4. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa thì
được chấp nhận như một yếu tố văn hoá mới (bởi nó chưa hề có trong nền
văn hoá bản địa) có thể ở dạng nguyên vẹn, cũng có thể ở dạng bản điạ
hoá, tuỳ thuộc vào đặc điểm tiếp biến của nền văn hoá bản địa.
Đặc trưng cho kiểu quan hệ này có thể kể đến Nho giáo, Phật giáo, Ky tô
giáo, các yếu tố văn hoá vật chất như điện, phương tiện giao thông hiện
đại, các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt.. trong văn hoá Việt ; Bà la môn giáo,
Hồi giáo trong văn hoá Chăm..vv.
Khi các tôn giáo này du nhập vào nền văn hoá Việt Nam do đã
được cải biến, bản địa hoá khiến chúng khác nhiều so với nguyên bản.
Song điều ta cần bàn ở đây là sự có mặt của các yếu tố này trong lòng nền
văn hoá bản điạ đã làm thay đổi quan trọng về chất, chúng tạo cho văn
hoá một bước nhảy trong quá trình phát triển của mình. Nho giáo và Phật
giáo đã từng là hệ tư tưởng chính thống của văn hoá Đại Việt và Đại Nam
và với vai trò đó các hệ tư tưởng này đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm và
sắc nét trong văn hoá Việt Nam từ nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đến
nghệ thuật văn chương, từ phong tục tập quán đến tâm lý dân tộc, đâu đâu
cũng thấy rõ nét ảnh hưởng của các tôn giáo du nhập đó. Và cho tới nay
khi nói về nền văn hoá Việt Nam, không một học giả nào không nói đến
tác động của các tôn giáo các hệ tư tưởng du nhập này.
Sự du nhập và có mặt và tiếp biến một cách tài tình của các yếu tố
văn hoá ngoại sinh hoàn toàn mới trong nền văn hoá bản địa thường tạo
cho nền văn hoá bản địa đó sự phát triển mạnh mẽ như những bước ngoặt
từ một nền văn hóa dân tộc trở thành một nền văn hóa mang tính khu vực,
từ một nền văn hoá mang tính khu vực trở thành một nền văn hoá mang
tính quốc tế. Đó là khi mối giao lưu văn hoá tạo ra cho nền văn hoá bản
điạ tất cả các loại hình, dạng thức và yếu tố đặc trưng cho khu vực hoặc
thế giới. Sự du nhập của các yếu tố ngoại sinh như Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo, Hindu giáo vào nền văn hóa Việt Nam cổ đại đã taoh cho văn



hóa Việt Nam bước ra vũ đài khu vực; Còn sự có mặt của nhạc giao
hưởng, báo chí, điện ảnh, thơ tự do, hội hoạ sơn dầu... từ mối giao lưu với
văn hoá phương Tây đã tạo cho văn hoá Việt Nam bước nhảy vọt ra vũ
đài thế giới.
Ngoài bốn mối quan hệ nêu trên còn phải kể đến mới quan hệ kết
hợp của các yếu tố ngoại sinh vói nhau, hoặc sự kết hợp của các yếu tố
ngoại sinh trên nền tảng của yếu tố nội sinh bản địa để tạo ra các yếu tố
mới, tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều tầng cho nền văn hóa bản điạ mà
ta có thể thấy rất rõ khi phân tích hiện tượng "tam giáo đồng nguyên", khi
phân tích hệ thống nghi lễ, tín ngưỡng trong lễ hội cổ truyền của Việt
Nam.
Từ những phân tích, chứng minh các mối quan hệ giữa các yếu tố
ngoại sinh và nội sinh trên đây trong nền văn hoá Việt, ta thấy rằng, tất cả
các mối tương tác của các yếu tố này đều tạo điều kiện cho văn hoá bản
điạ phát triển theo các khuynh hướng: đổi mới theo xu thế thời đại (quan
hệ 1); đa dạng hoá, phong phú hoá bằng các yếu tố lai tạo, kết hợp giữa
cac yếu tố nội sinh và ngoại sinh (mối quan hệ 2); đa dạng hoá, phong
phú hoá bằng sự tồn tại song hành và độc lập của các yếu tố nội sinh và
ngoại sinh (mối quan hệ 3); và đa dạng hoá tạo những bước chuyển biến
về chất, nâng cao vai trò của các yếu tố văn hoá bản địa bằng các yếu tố
văn hoá ngoại sinh hoàn toàn mới so với nền văn hoá bản điạ (mối quan
hệ 4).
Tóm lại, xử lý mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh
trong giao lưu văn hoá chính là quy luật phát triển của các nền văn hoá
trên thế giới nói chung, và văn hoá Việt Nam nói riêng. Sự phát triển này
luôn làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, nếu ta hiểu bản sắc văn hoá dân
tộc là một hệ thống mở luôn phát triển và hoàn thiện cùng với lịch sử và
thời gian.



1.2 Dữ liệu văn học và việc khai thác dữ liệu văn học để nghiên cứu
về văn hóa
1.2.1 Dữ liệu và dữ liệu văn học
Dữ liệu là một thuật ngữ khá mới mẻ trong vốn từ vựng thuật ngữ
hiện đại. Trong các từ điển tiếng Việt trước đây không thấy xuất hiện
thuật ngữ này. Bởi lẽ thuật ngữ này ra đời vào thời đại công nghệ thông
tin. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì dữ liệu được định nghĩa
như sau:
“Nói chung, dữ liệu bao gồm những mệnh đề phản ánh thực tại. Một phân
loại lớn của các mệnh đề quan trọng trong thực tiễn là các đo đạc hay quan
sát về một đại lượng biến đổi. Các mệnh đề đó có thể bao gồm các số, từ
hoặc hình ảnh.”

Theo bách khoa toàn thư tiếng Việt online thì: “Dữ liệu là chất
liệu ban đầu của thông tin, thường là các giá trị của thông tin định
lượng như giá bán của một mặt hàng, số nhà được xây dựng, số người
trong một đơn vị, vv. Trong tin học, DL được dùng như một cách biểu
diễn hình thức hoá của thông tin về các sự kiện, hiện tượng, thích ứng
với các yêu cầu truyền đưa, thể hiện và xử lí bằng máy tính và hệ máy
tính”.
Trong như vậy trong thông tin học, dữ liệu được hiểu là những
thông tin ban đầu đã được xử lý theo một quy tắc nhất định để máy tính
điện tử có thể đọc, lưu trữ được.
Dữ liệu sau này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
của khoa học xã hội. Ta có thể hiểu một cách chung nhất về thuật ngữ này
là:
Xét về mặt từ nguyên thì “Dữ liệu” là một từ hán việt bao gồm hai
yếu tố, trong đó dữ tức dữ kiện, liệu tức số liệu, chất liệu, như thế dữ liệu



là chất liệu ban đầu của thông tin, là các dữ kiện được hàm chứa và được
thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Dữ liệu có thể là những thông số cụ thể, số liệu cụ thể như các con
số thống kê, các chỉ số. dữ liệu cũng có thể là những thông tin hàm chứa
trong một thông tin khác phục vụ cho một mục đích khác mà người
nghiên cứu có thể sử dụng để minh chứng và suy luận ra những thông tin
khái quát mới.
Trong nghiên cúu khoa học, dữ liệu chính là những thông tin (dữ
kiện hoặc số liệu) dùng để phục vụ cho những minh chứng, những suy
luận của người nghiên cứu. Các thông tin này thường được thể hiện dưới
một hình thức nhất định và người khai thác nó nhiều khi không chỉ sử
dụng chúng theo hàm nghĩa đen mà sử dụng chúng theo nhiều phương
diện khác nhau. Dữ liệu thường là những thông tin ban đầu là của một
ngành nhưng có thể phục vụ cho việc suy xét, nghiên cứu cho các ngành
khác; Có thể là những minh chứng ban đầu phục vụ cho một mục đích,
nhưng vẫn có thể được sử dụng để minh chứng cho một mục đích khác.
Ví dụ:
Trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của Tràn Quốc Vượng
thì từ dữ liệu khảo cổ học là tìm thấy nhiều đồ tùy táng trong các mộ của
người cổ xưa, nhà nghiên cứu suy ra rằng: Người Việt cổ thời đó đã có
quan niệm về thế giới bên kia sau cái chết”
Hoặc trong giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc
Thêm, thông qua nội hàm của từ “cái” tức mẹ trong tiếng Việt cổ và việc
sử dụng từ này để chỉ những vật to lớn nhất mà tác giả Trần Ngọc Thêm
đã đưa ra kết luận rằng: Văn hóa Việt Nam cổ là nền văn hóa trọng phụ
nữ.


Dữ liệu đặc biệt quan trọng cho việc áp dụng phương pháp nghiên

cứu liên ngành và vì vậy chúng thật quan trọng đối với các nghiên cứu
văn hóa học.
Dữ liệu văn học: Là những thông tin ban đầu được hình thành
trong văn học, nhưng có thể phục vụ cho việc minh chứng, suy luận
không chỉ cho ngành nghiên cứu văn học mà còn cho các nghiên cứu của
các ngành khác.
Dữ liệu văn học rất phong phú: có thể là các sự kiện (dữ kiện) xảy
ra trong lịch sử văn học : như sự hình thành và phát triển của các trường
phái, các dòng văn học; sự ra đời của các tác giả, tác phẩm văn học cụ
thể, …Có thể là những đề tài, nhân vật, tư tưởng, thông tin… được các
tác giả phản ánh trong các tác phẩm văn học.
1.2.2 Dữ liệu văn học trong nghiên cứu văn hóa
Vối tư cách là một thành tố của văn hóa, văn học sẽ cung cấp nhiều dữ
liệu quý giá cho nghiên cứu văn hóa học. Vì văn học luôn là tấm gương
phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua các dữ liệu văn học ta có thể phục
dựng được bức tranh đời sống xã hội của từng giai đoạn cụ thể với sự
hình thành những giá trị mới, những nếp sống, phong tục, tập quán mới
và cả cuộc đấu tranh giữa các giá trị cũ và mới trong lòng xã hội của thời
kỳ đó. Nói cách khác ta có thể phục dựng lại bức tranh văn hóa của một
giai đoạn nhất định trong lịch sử dân tộc.
Tuy nhiên, muốn khai thác các dữ liệu này cho nghiên cứu văn hóa
học chắc chắn phải loại bỏ được sự khúc xạ tất yếu của chúng để tìm
được những thông tin khách quan, xác thực bởi vì với tư cách là các
thông tin, chất liệu ban đầu phục vụ cho văn học, chúng tất yếu phải có
độ khúc xạ nhất định so với thực tế. Độ khúc xạ của các dữ liệu này được
hình thành do quan điểm các tác giả thời đó, do tính biểu tượng hóa đặc


trưng cho sáng tác nghệ thuật, hoặc do nhiều lý do khác như các lớp phủ
văn hóa, các trầm tích thời gian.

Một trong những biện pháp bóc tách và giải mã những thông tin
này là phải nghiên cứu môi trường, hoàn cảnh sản sinh ra chúng, phải so
sánh với những nguồn tin khác và phải hiểu rõ thủ pháp nghệ thuật tạo ra
chúng.
Tiểu kết chương I:
1.

Để tạo cơ sở cho việc xác định rõ nội hàm của thuật ngữ mà
chúng tôi sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình chúng
tôi đã phân tích sự giống và khác nhau trong nội dung của một
số thuật ngữ văn hóa học liên quan đến việc giao lưu văn hóa,
như Trao đổi văn hóa, Tiếp xúc văn hóa, Thiên di văn hóa, thâm
nhập giữa các nền văn minh, tiếp biến văn hóa… Kết quả phân
tích cho thấy các thuật ngữ này mặc dù có những khía cạnh khác
nhau nhưng có một nội dung chung nhất là đều chỉ quá trình tiếp
xúc trực tiếp và lâu dài của những nhóm chủ thể có các nền văn
hóa khác nhau và dẫn đến những biến đổi nhất định của các nền
văn hóa đó như sự chấp nhận các yếu tố văn hóa mới từ nền văn
hóa khác du nhập vào. Nội dung chung nhất này, chúng tôi gọi
là Giao lưu văn hóa.

2.

Chúng tôi cũng làm rõ hai khái niệm mới liên quan đến giao lưu
văn hóa là Yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Phân tích tính
tương đối của hai nội hàm ngoại sinh và nội sinh trong quá trình
giao lưu văn hóa.

3.


Trong chương I này chững tôi cũng đã phân tích những khả
năng tương tác khác nhau của các yếu tố nội sinh và yếu tố nội
sinh trong giao lưu văn hóa. Kết quả phân tích cho thấy rằng, tất


cả các khả năng tương tác của hai yếu tố nội và ngoại sinh đều
tạo ra những thay đổi, biến đổi cho nền văn hóa chủ thể, làm cho
nền văn hóa đó đa dạng hơn, phong phú hơn. Hay nói một cách
khác, giao lưu văn hóa chính là quy luật để phát triển văn hóa.
4.

Dữ liệu là một thuật ngữ khoa học khá mới mẻ, ra đời cùng với
quá trình tin học hóa những hoạt động thông tin. Dữ liệu hiểu
theo nghĩa hẹp là các thông tin, chất liệu ban đầu được xử lý
dưới một hình thức nhất định để máy tính điện tử có thể đọc
được và dùng để kiến tạo các thông tin mới, phục vụ cho các
nhu cầu thông tin mới; Dữ liệu cũng có thể được hiểu theo nghĩa
rộng hơn là các thông tin chất liệu ban đầu phục vụ cho mục
đích này sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu và minh chứng
cho các mục đích khác;

5.

Dữ liệu văn học là những thông tin, chất liệu ban đầu sản sinh
trong văn học; Chúng có thể được khai thác phục vụ cho việc
nghiên cứu văn học , cũng như phục vụ các mục đích nghiên cứu
ngành khác. Dữ liệu văn học có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu văn hóa học. Dữ liệu văn học đặc biệt thích ững với phương
pháp nghiên cứu liên ngành.



Chương II
CHỦ THỂ SÁNG TẠO VĂN HÓA MỚI DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT PHÁP

Văn hóa được tạo ra bởi những chủ thể sáng tạo. Vì thế chủ thể văn
hóa chính là người quyết định đặc điểm và tính chất của văn hóa. Đến
lượt mình khả năng sáng tạo của chủ thể văn hóa lại phụ thuộc vào một tổ
hợp các yếu tố đã gắn kết với nhau, bao gồm: Môi trường tự nhiên, hay
không gian văn hóa tự nhiên; Môi trường xã hội, cơ tầng văn hóa đã tích
lũy như một bộ mã di truyền xã hội và khả năng sáng tạo cá nhân của mỗi
chủ thể. Vào thời cận đại, khi văn hóa Việt Nam giao lưu với văn hóa
phương Tây thông qua văn hóa Pháp thì lớp chủ thể sáng tạo văn hóa
Việt Nam mới được hình thành trong những đièu kiện như sau:
- Vẫn tương tác với môi trường tự nhiên truyền thống
- Và vẫn sử dụng bộ mã di truyền xã hội truyền thống trên cơ tầng
văn hóa khu vực, bao gồm văn hóa bản địa Đông Nam Á, kết hợp với các
yếu tố ngoại sinh đã được nội sinh hóa từ Trung Quốc và Ấn Độ,
- Tương tác với môi trường xã hội đã biến đổi khá sâu sắc và các
yếu tố văn hóa ngoại sinh mới do tác động của giao lưu với Phương Tây.
Với điều kiện mới như vậy, lớp chủ thể văn hóa sáng tạo này sẽ có
những đặc trưng riêng, khác biệt với lớp chủ thể sáng tạo văn hóa truyền
thống. Ta sẽ lần lượt phân tích hai lớp chủ thể văn hóa truyền thống và
cận đại này để thấy rõ được tác động mạnh mẽ của mối giao lưu văn hóa
với Phương Tây thông qua văn hóa Pháp, dù chỉ trong một thời gian rất
ngắn ngủi so với tiến trình văn hóa dân tộc.


2.1 Chủ thể sáng tạo văn hoá Việt Nam truyền thống
Trước khi giao lưu với văn hóa Pháp, với tư cách là một yếu tố nội

sinh, chủ thể sáng tạo văn hóa Việt Nam truyền thống (mà trong phạm vi
đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến những chủ thể sáng tạo văn hóa của
dòng văn hóa bác học, không phải dòng văn hóa dân gian) chủ yếu là con
người làng xã, con người cộng đồng được hình thành hàng ngàn năm
trong môi trường làng quê khép kín.
Tổ tiên xa xưa của con người làng xã, theo quan niệm của phần lớn
các nhà nghiên cứu Việt Nam chính là Người Việt cổ – chủ nhân lớp văn
hóa bản địa,lớp văn hóa cơ tầng đầu tiên trong lịch sử văn hóa Việt
Nam. Lớp văn hóa này chưa có sự tác động của bất cứ một nền văn hóa
bên ngoài nào. Nền văn hóa bản địa được ông cha ta tạo dựng cách đây
khoảng từ 2500 - 2700 năm, dưới thời các vua Hùng dựng nước Văn
Lang, trước khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, bao gồm toàn bộ hệ các
giá trị của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần vô cùng phong phú đa
dạng và mang bản sắc riêng rất độc đáo.
Căn cứ vào các nguồn tài liệu đã công bố của khảo cổ học, dân tộc
học, văn hóa dân gian (Folklore học hay dân tục học), nhân chủng học,
ngôn ngữ học..., thì người Việt cổ chính là lớp cư dân đầu tiên tụ cư sinh
sống trên địa bàn nước Văn Lang của các vua Hùng theo truyền thuyết,
tiếp đó là cư dân của nước Âu Lạc thời An Dương Vương, đến cư dân
thời Hai Bà Trưng (thế kỉ I) và có thể đến cư dân thời Bà Triệu (thế kỉ III)
theo sử sách.
Các thư tịch cổ của Trung Quốc đều nói về điều này, và cho rằng cư
dân cổ ở vùng Bắc Bộ của Việt Nam là người Lạc Việt. Chẳng hạn như
Dư địa chí của Cố Dã Vương có ghi: “Giao Chỉ đời Chu là Lạc Việt, đời
Tần là Tây Âu tức Tây Âu Lạc”. Trong sách Giao Châu ngoại vực ký dẫn
ở sách Thủy Kinh chú, nói rằng: “Giao Chỉ lúc chưa có quận huyện (có
nghĩa là chưa bị thống trị của người Hán), ruộng thì gọi là ruộng Lạc, dân


thì gọi là dân Lạc”. Cho đến cuộc xâm lược của Mã Viện vào những năm

đầu thập niên 40 hồi đầu Công nguyên, để chống lại cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng, thì người dân ở vùng đất này vẫn được sách Hậu Hán thư
gọi là người Lạc Việt1. Như vậy, rõ ràng cư dân sinh sống ở thời kỳ này
đã tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chính bản thân Hai Bà
Trưng, cùng các tướng lĩnh đều là người Lạc Việt hay người Việt cổ, là tổ
tiên của người Việt hiện nay.
Hơn nữa trong sách Hậu Hán thư, phần Mã Viện truyện còn chép
rằng: “Viện thích cưỡi ngựa, giỏi phân biệt ngựa hay, được trống đồng
Lạc Việt ở Giao Chỉ, bèn đúc thành các kiểu ngựa đem về dâng vua”.
Cuốn Lâm Ấp ký dẫn ở sách Thủy kinh chú cũng chép tương tự sách Hậu
Hán thư rằng: “Cửa ấy thông với Đồng Cổ, ngoài vượt đến Hoàng Cương
Tâm khẩu huyện An Định. Nhờ cửa sông ấy mà qua Đồng Cổ, tức đất
Lạc Việt. Vì ở đấy có trống đồng nên gọi tên là Đồng Cổ. Mã Viện lấy
trống đồng ở đấy để đúc ngựa đồng2. Như vậy, những người Lạc Việt mà
Mã Viện gặp ở đất Giao Chỉ là những người đúc trống đồng và là chủ
nhân chính hiệu của những chiếc trống đồng này thuộc nền văn hóa Đông
Sơn của nước ta.
Mặt khác, qua các thư tịch cổ của Trung Quốc, người ta có thể
tìm được mối liên hệ giữa người Lạc Việt đúc trống đồng với nền văn hóa
Đông Sơn, đã được khảo cổ học xác định trùng với thời Hùng Vương
dựng nước Văn Lang (cách đây khoảng 2700 năm). Và ngày nay các nhà
khảo cổ học đẫ chứng minh được nền Văn hóa Đông Sơn còn tiếp tục tồn
tại ở Việt Nam đến vài ba thế kỉ sau Công nguyên. Trên cơ sở đó, chúng
ta có thể nói rằng người Lạc Việt ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn
hóa Đông Sơn, mà sản phẩm tiêu biểu của nền văn hóa đó là những chiếc
Dẫn theo: GS. Hà Văn Tấn, trong cuốn: Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, do GS. Vũ Khiêu chủ
biên, Nxb. KHXH, H. 2000, tr.92.
2
Dẫn theo: GS. Hà Văn Tấn, trong cuốn: Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, do GS. Vũ Khiêu chủ
biên, Nxb. KHXH, H. 2000, tr.92.

1


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×