PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 02 trang)
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Theo cách phân chia của những người chơi lặn biển chuyên nghiệp, môn lặn
biển được chia làm 2 phân môn nhỏ là SCUBA và FREEDIVE.
a. Một trong các thiết bị của thợ lặn SCUBA là dụng cụ hỗ trợ việc thở dưới
nước, gồm bình dưỡng khí trên lưng và thiết bị thở (ngậm ở mồm). Giả sử bình
dưỡng khí trên lưng của các thợ lặn nén được 22,4 dm 3 không khí. Nếu đem lượng
không khí đó đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Al, Mg. Tính thành phần phần
trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Biết thể tích khí đo ở đktc
và oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
b. Một thợ lặn, lặn xuống độ sâu 30m so với mặt nước biển. Tính áp suất ở độ
sâu ấy? Nếu cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 200cm2 thì áp lực của nước tác
dụng lên cửa chiếu sáng là bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước biển là
1,03g/cm3.
c. Với thợ lặn FREEDIVE có nghĩa là lặn tự do thì hoàn toàn không có sự hỗ
trợ của thiết bị thở dưới nước. Theo dõi khả năng nhịn thở lúc bình thường với sau
khi lặn xuống nước 1 phút. Trường hợp nào nhịn thở lâu hơn? Tại sao?
Câu 2 (1,5 điểm)
Tạ là dụng cụ tập luyện hữu ích khi bạn muốn tăng cường cơ bắp, cải thiện độ
bền và tăng cường sức khỏe toàn diện. Tập luyện cơ bắp sẽ làm cho bạn trông tuyệt
vời hơn.
a. Tăng cường cơ bắp có lợi gì?
b. Một bạn thực hiện động tác cơ tay với tạ 2500g, mỗi lần đưa tạ lên được
50cm. Tính công của cơ sinh ra trong mỗi lần đó? Coi rằng tạ được đưa lên theo
phương thẳng đứng. Khi đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng thì cơ tay của bạn ấy thực hiện
một công cơ học là bao nhiêu?
c. Nếu bạn đó tập tạ quá sức thì có hiện tượng gì xẩy ra? Nguyên nhân của hiện
tượng đó? Biện pháp khắc phục?
Câu 3 (1,5 điểm)
Khinh khí cầu là một túi đựng khí H 2. Với sự tài giỏi và khéo léo của con
người, người ta đã chế tạo ra nhiều loại khinh khí cầu có hình dạng, màu sắc, kích
thước khác nhau để dùng cho trang trí, đồ chơi trẻ em, quảng cáo, mục đích thám
hiểm, thể thao, khám phá khoa học, chở người…
a. Tại sao khinh khí cầu có thể bay lên cao trong khí quyển?
b. Muốn kéo một người nặng 70kg lên thì khinh khí cầu phải có thể tích tối
thiểu là bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khinh khí cầu là 146,72N, trọng lượng
riêng của không khí và khí H2 lần lượt là 12,9N/m3 và 0,9N/m3.
/>
1
c. Nếu khinh khí cầu trên chỉ chứa nguyên khí H 2 (ở đktc), để có được lượng
khí H2 như vậy người ta đã lấy nước để điện phân theo sơ đồ sau:
đp
H2O → H2 + O2. Tính lượng nước cần dùng để thu được lượng H 2 như trên nạp vào
khinh khí cầu.
Biết hiệu suất của phản ứng điện phân nước là 90%. (Coi thể tích khí H 2 bằng
thể tích khinh khí cầu).
Câu 4 (1,0 điểm)
a. Khi đốt cháy 9 gam cacbon cần dùng 12,32 lít khí oxi ở đktc thu được hỗn
hợp khí CO và CO2. Tính thể tích của khí CO, CO2 ở đktc có trong hỗn hợp.
b. Khí CO khi cháy trong O2 tạo ra khí cacbonic và tỏa nhiều nhiệt nên khí CO
được dùng làm nhiên liệu khí có giá trị. Tuy nhiên, trong đời sống chúng ta vẫn dùng
than để sưởi ấm, dùng than để sản xuất gạch ngói. Những quá trình này đều sinh ra
rất nhiều khí CO. Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao khi hít thở lâu trong
bầu không khí có nồng độ CO cao có thể bị tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí
gây tử vong.
Câu 5 (1,0 điểm)
a. Một em bé, nhịp tim đo được là 120 lần/phút. Căn cứ vào một chu kì tim
chuẩn của người. Hãy:
- Cho biết thời gian của một chu kì tim của em bé này tăng hay giảm?
- Tính thời gian của các pha trong một chu kì tim của em bé đó?
b. Trong hệ tiêu hóa người, khi cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây:
Dạ dày, túi mật, tụy thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu
hóa. Vì sao?
-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………………..…………………… Số báo danh ……………..
UBND HUYỆN YÊN LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HSG KHTN
/>
2
PHÒNG GD & ĐT
------------Câu
1
(2,0đ)
DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nội dung
a. Thể tích của oxi là: 22,4 : 5 = 4,48 lít
Số mol của oxi là: 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
Đặt x, y lần lượt là số mol của Al, Mg có trong 6,45 gam hỗn hợp
(x,y > 0)
Theo bài ra ta có: 27x + 24y = 6,45 (1)
Phương trình hóa học:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Mol x
0,75x
2Mg + O2 → 2MgO
Mol y
0,5y
Ta có: 0,75x + 0,5y = 0,2 (2)
Từ (1) và (2) ta được x = 0,15 và y = 0,1
% Al = 62,8%
% Mg = 37,2%
b. Đổi: S = 200cm2 = 0,02m2
D = 1,03g/cm3 = 1030kg/m3
Trọng lượng riêng của nước biển là:
d = 10D = 10.1030 = 10300 N/m3
Áp suất ở độ sâu 30m là:
p = d.h = 10300.30 = 309000 pa
Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn là:
F = p.S = 309000.0,02 = 6180 N
c. - Lúc bình thường nhịn thở lâu hơn sau khi lặn xuống nước một
phút
- Vì khi lặn xuống nước cơ thể phải nín thở dẫn đến hàm lượng
CO2 ở phế nang của phổi nhiều lượng ôxi thấp kích thích thích hô
hấp để cung cấp đủ oxi cho cơ thể
2
a. Tăng cường cơ bắp giúp làm tăng sự trao đổi chất để đốt cháy
(1,5 đ) calo hiệu quả hơn.
b. Đổi: m = 2500g = 2,5kg
S = 50cm = 0,5m
Lực nâng tạ bằng trọng lượng của tạ là:
F = P = 10.m = 10.2,5 = 25 N
Công của cơ tay sinh ra trong mỗi lần đưa tạ lên là:
A = F.S = 25.0,5 = 12,5 J
Khi đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng thì cơ tay bạn ấy có tác dụng
lực lên quả tạ, nhưng lực này không làm tạ chuyển rời nên cơ tay
của bạn ấy không thực hiện được công cơ học.
/>
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
c. Hiện tượng mỏi cơ.
Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ: Do cơ thể không được cung
cấp đủ chất dinh dưỡng và oxi(đặc biệt khi bị thiếu oxi) nên đã
tích tụ axít lắc tích trong cơ bắp tác động lên hệ thống thần kinh,
gây cảm giác mỏi cơ.
- Biện pháp chống mỏi cơ: Lao động vừa súc ,thường xuyên luện
tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất,có chế độ lao động, học
tập,nghỉ ngơi hợp lí.
3
a. Do khí hiđrô có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng
(1,5 đ) của không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ác si mét của
không khí tác dụng lên khinh khí cầu nên khinh khí cầu có thể bay
lên cao trong khí quyển.
b. Gọi thể tích của khinh khí cầu là V
Trọng lượng của người là: P1 = 10.m = 10.70 = 700 N
Trọng lượng của vỏ khinh khí cầu là: P2 = 146,72 N
Trọng lượng của khí hiđrô trong khinh khí cầu là:
P3 = d.V = 0,9.V
Lực đẩy Ác si mét của không khí tác dụng lên khinh khí cầu là:
FA = dk.V = 12,9.V
Muốn bay lên được thì khinh khí cầu phải thỏa mãn điều kiện sau:
FA ≥ P1 + P 2 + P 3
⇔ 12,9.V ≥ 700 + 146,72 + 0,9.V
⇔ 12.V ≥ 846,72
⇔ V ≥ 70,56 m3 ⇔ Vmin = 70,56 m3
Vậy muốn kéo một người nặng 70kg lên thì khinh khí cầu phải có
thể tích tối thiểu là 70,56 m3
3
3
c. Số mol của khí H
đp2 là: 70,56 .10 : 22,4 = 3,15 . 10 mol
Phương trình hóa học: 2H2O → 2H2 + O2.
Theo PTHH số mol của H2O = số mol của H2 = 3,15 . 103 mol
Khối lượng của nước là: 3,15 . 103 . 18 = 56,7 . 103 gam = 56,7 kg
Vì hiệu suất của phản ứng là 90% nên khối lượng của nước cần
dùng là: 56,7: 0,9 = 63 kg
4
a. Số mol của cacbon = 9: 12 = 0,75 mol
(1,0 đ) Số mol của khí O2 = 0,55 mol
Đặt số mol của CO, CO2 trong hỗn hợp lần lượt là x, y (x,y > 0)
PTHH: 2C + O2 → 2CO
Mol: x
0,5x
x
C + O2 → CO2
Mol
y
y
y
Theo PTHH ta có: x + y = 0,75 (1)
x + 0,5y = 0,55 (2)
Giải ra x = 0,4; y = 0,35
Thể tích khí CO = 4,48 lít. Thể tích khí CO2 = 7,84 lít
/>
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
5
b. - Khí CO hít vào sẽ liên kết rất chặt chẽ với Hb trong hồng cầu,
làm giảm khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu dẫn đến các tế
bào trong cơ thể bị thiếu O2…..
- Do các tế bào thiếu O2 nên tim mạch luôn phải hoạt động gắng
sức,gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí dẫn tới tử vong.
a. * Thời gian của một chu kì tim của em bé:
- 60s:120 = 0,5s
-0,5s < 0,8s -> thời gian của một chu kì tim của em bé đó giảm
* Ta có tỉ lệ thời gian các pha của một chu kì tim chuẩn ở người
là:
pha nhĩ co: pha thất co: pha dãn chung =1: 3: 4 -> ở em bé này
thời gian các pha trong một chu kì tim là:
- Pha nhĩ co: 0,5s:8=0,,0625s
- Pha thất co: (0,5x3):8=0,1875s
- Pha dãn chung(0,5x4):8=0,25s
a.
- Cắt bỏ tụy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Vì:
- Tụy tiết ra nhiều enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn
- Dạ dày chỉ tiết enzim pepsinogen cùng với HCl để biến đổi một
phần thức ăn là protein.
- Còn nếu cắt bỏ túi mật thì mật từ gan có thể chuyển theo ống dẫn
đến tá tràng ,ít ảnh hưởng đến tiêu hóa
0,25
0,25
0,2
0,4
0,4
Lưu ý: - Nếu viết thiếu đơn vị từ 2 lần trở lên thì trừ 0,25 điểm trong toàn câu
- Nếu học sinh làm cách khác, đúng kết quả và bản chất vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu học sinh làm đúng kết quả nhưng sai bản chất thì không cho điểm.
/>
5