Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG lớp 8 - Huyện Yên Lạc - VP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.71 KB, 3 trang )

PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI KSCL HSG
MÔN NGỮ VĂN.LỚP 8.NĂM HỌC 2010 - 2011
( Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề )
Câu1.
Bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh có mấy lớp nghĩa.Hãy nêu vắn tắt
nội dung của từng lớp nghĩa đó?
Câu 2.
Dưới đây là hai câu thơ Tế Hanh miêu tả người dân làng chài:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Theo em,cách miêu tả ở hai câu thơ đó có gì khác nhau?Cách miêu tả ở câu
dưới có hiệu quả nghệ thuật đặc biệt gì?
Câu3. Vẻ đẹp tâm của người tù cách mạng qua hai bài thơ: “Khi con tu hú”- Tố
Hữu, “ Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh?

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 8
Câu1 ( 2 điểm).
Bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh có hai lớp nghĩa.
- Lớp nghĩa thứ nhất nói về sự gian khổ,khó khăn và niềm hạnh phúc của người
đi đường.Họ phải vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác;nhưng khi đã lên
đến đỉnh cao chót vót thì sẽ thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt.
( 1điểm)
- Lớp nghĩa thứ hai ,chính là lớp nghĩa mang tính triết lí.Mỗi con người sống
cũng như đi trên con đường vậy.Phải đi thì mới thấy hết được sự gian lao,vất
vả ;nhưng đằng sau những gian lao ấy là thành công ,là cái đích mà mình cần
đến.
( 1điểm).
Câu 2.( 2 điểm)
Hai câu thơ đều miêu tả nguời dân làng chài nhưng cách miêu tả ở mỗi câu lại
khác nhau.


- Câu 1 – Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,tác giả miêu tả một đặc điểm
có thật và nổi bật ở những người dân chài lưới.Vì hàng ngày lao động trên mặt
biển ,dưới ánh nắng mặt trời chói chang ,nên họ có làn da ngăm rám nắng ( tả
thực).(0,75 điểm)
- Câu 2 – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; là một sáng tạo độc đáo của tác
giả .Bằng sự tài hoa nhất là tình cảm gắn bó thiết tha với con người quê hương
,tác giả đã phát hiện được cái vô hình trong cái hữu hình .Câu thơ miêu tả và
phát hiện được vẻ đẹp cường tráng của những người dân làng chài – đứa con của
biển khơi thấm đẫm sự mặn mòi ,xa xăm ,khoáng đạt của biển cả.Nếu câu thứ
nhất được miêu tả bằng thị giác thì câu thứ hai được miêu tả bằng tâm hồn nhà
thơ.(1,25điểm)
Câu 3.( 6 điểm)
Mở bài. ( 0,5 điểm)
Học sinh cần giới thiệu được :
Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được
đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng
tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ
ca cách mạng nói chung.
Thân bài. ( 4,5 điểm)
Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật
vẻ đẹp tâm hồn của những người tù cách mạng qua hai bài thơ như sau:
- Tình yêu thiên nhiên đất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim
những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là
nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp.
+ Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng
đạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào
của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng….
+ Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người
bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến
“khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ

được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
( 1,5 điểm)
- Vẻ đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do.
Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài
lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn
“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng
còn dang dở. ( 1,5 điểm)
- Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời.
Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao
tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìm
về với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa
chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con
đường vinh quang.Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu “Tiếng chim tu hú
ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.
( 1,5 điểm)
Kết bài (0,5 điểm)
Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm
hồn của họ luôn là hình ảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương
thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã
từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ.

* Trình bày sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy ( 0,5 điểm).
Lưu ý:
- Học sinh có thể gộp ý thứ hai và ý thứ ba làm một .Người chấm có thể
linh hoạt để cho điểm sao cho phù hợp.
- Để làm sáng tỏ mỗi ý học sinh phải trích dẫn được những câu thơ đặc
sắc trong từng bài thơ.
- Tuỳ theo nội dung ,khả năng trình bày,diễn đạt,ngữ pháp,chính
tả….mà trừ điểm học sinh .

Hết

×