Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN chủ đề tại SAO mỗi CÔNG dân VIỆT NAM cần PHẢI HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.13 KB, 7 trang )

Sở giáo dục và đào tạo hà nội
Phòng giáo dục Và đào tạo thanh oai

TấN TèNH HUNG:
TI SAO MI CễNG DN VIT NAM
CN PHI HIU BIT PHP LUT?
- Trng THCS Thanh Thựy
- a ch: Thanh Thựy - Thanh Oai H Ni
- in thoi: 0984 130225
- Email:
- Mụn hc chớnh c vn dng: Giỏo dc cụng dõn
- Cỏc mụn tớch hp: Ng vn, a lý, Lch s, Sinh
hc,Ting Anh
- H v tờn hc sinh : Ngụ Thu Hng
Ngy sinh: 21/3/2000

Năm học: 2014 - 2015
Năm học: 2014 - 2015

Lp: 9C


Bµi dù thi liªn m«n
1. Tên tình huống:
“ Tại sao mỗi công dân Việt Nam cần phải hiểu biết pháp luật?”.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào việc hiểu biết pháp
luật. Giúp cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ.
3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để pháp luật được phổ biến, quen thuộc với đời sống, xã hội, ta cần vận
dụng vào nhiều môn học khác nhau:


- Môn học chính : Môn Giáo dục công dân (nghiên cứu bài 21, Giáo dục
công dân lớp 8 và bài 1 Giáo dục công dân lớp 12).
+ Hiểu được thế nào là pháp luật?
+ Vai trò ý nghĩa của pháp luật đối với đời sống, xã hội, đối với đất nước.
- Các môn học tích hợp:
+ Môn Ngữ văn: Được hiểu cụ thể qua văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” (NV9 tập 1 trang 31) để
hiểu rõ hơn về luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004).
+ Môn Địa lý: (nghiên cứu bài 2: vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của Địa lý
12). Có thể hiểu rõ về ranh giới, phạm vi lãnh thổ Tổ quốc, đặc biệt hiểu về giới
hạn vùng biển nước ta (Công ước Liên hợp quốc vùng biển năm 1982)
+ Môn Lịch sử: Biết được quá trình hình thành đất nước qua những cuộc
chiến tranh vĩ đại. Qua đó, pháp luật quy định chặt chẽ về chủ quyền Tổ quốc, là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì dân.
+ Môn Sinh học: lớp 9, bài 61: Luật bảo vệ môi trường.
+ Môn Tiếng Anh: Pháp luật được hình thành, xây dựng trong một đất
nước, vì vậy có thể vận dụng những kiến thức của môn Tiếng Anh để truyền đạt
những kiến thức về pháp luật của nước mình, cho bạn bè trên toàn thế giới.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Trên cơ sở nghiên cứu đã được nêu trên thì giải pháp chủ yếu để giải
quyết vấn đề là căn cứ vào môn Giáo dục công dân để chúng ta có thể lập luận,
thuyết minh để giải quyết tình huống đã được nêu ra.
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Với tình huống: “Tại sao mỗi công dân Việt Nam cần phải hiểu biết
pháp luật ?”, ta có thể giải thích như sau: Là công dân, ai cũng phải hiểu pháp
luật. Pháp luật là nền móng là mắt xích quan trọng tạo nên những con người
Việt Nam vừa hiểu biết, vừa văn minh. Tạo lên một xã hội công bằng, dân chủ,
Học sinh: Ngô Thu Hường

2



Bµi dù thi liªn m«n
không tồn tại những hiện tượng xấu trong cuộc sống. Để giải quyết được tình
huống đó, ta phải hiểu được tính cơ bản của pháp luật.
Áp dụng chủ yếu vào môn GDCD lớp 8 và lớp 9 ta có thể hiểu rằng: Pháp
luật là các quy tắc ứng xử chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được
Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục thuyết phục, cưỡng
chế.
- Pháp luật có đặc điểm chủ yếu:
+ Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi
của mọi người trong xã hội, quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử lý chung
mang tính phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác,
chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
+ Tính bắt buộc (cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính
quyền lực của Nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị
Nhà nước xử lý theo pháp luật.
- Bản chất của pháp luật: pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
- Vai trò của pháp luật là công cụ thực hiện quản lý Nhà nước, quản lí
kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là
phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
- Thuyết minh mở rộng vấn đề: “Tại sao mỗi công dân Việt Nam cần
phải hiểu biết pháp luật?”.
Pháp luật rất quan trọng đối với mỗi con người và nó còn là những quy
định kỉ luật của một cộng đồng hay một tổ chức. Song, sự đúng đắn và hiệu quả

của nó thì không hề bị lay chuyển. Nó là một yếu tố tạo nên nét đẹp trong con
người và dân tộc Việt nam. Có thể nói rằng, có pháp luật thì mới có công dân
tốt, những con người tốt giúp ích cho xã hội bằng những hành động đúng đắn
luôn mang tính pháp luật.
Pháp luật là một quy tắc, một chuẩn mực để mỗi công dân luôn phấn đấu
không ngừng, luôn cố gắng vươn lên để đạt được những chuẩn mực ấy. Khi con
người hiểu biết pháp luật thì trước tiên họ là người hiểu biết, văn minh, không
làm trái quy định pháp luật và nếu ngược lại, nếu không hiểu biết pháp luật thì
Học sinh: Ngô Thu Hường

3


Bµi dù thi liªn m«n
con người sẽ trở lên vô ích, thiếu hiểu biết, kiến thức xã hội nông cạn, xử sự tình
huống trong xã hội theo cảm tính mà không hề để ý đến pháp luật. Từ những
hành động sai trái, không đúng đắn sẽ cứ tiếp diễn xảy ra theo hướng tiêu cực.
Từ đó, ta thấy pháp luật có những vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Không phải chỉ riêng là mục tiêu phấn đấu của mỗi công dân, pháp luật
còn là một công cụ hữu ích để trừng trị nghiêm khắc những hành động sai trái,
những hiện tượng xã hội không lành mạnh, kiên quyết xử lý nghiêm ngặt những
hành động đó, giúp xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ hơn. Và ngược lại,
pháp luật còn là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, phát huy và
thực hiện những quyền mà công dân vốn có, có quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật, có quyền tố cáo, khiếu nại.
- Tình huống được mở rộng với môn học được liên môn:
+ Với những lợi ích mà pháp luật đem lại, trong đó phải kể đến Luật chăm
sóc và giáo dục trẻ em được thể hiện rất rõ trong văn bản (Tuyên bố Thế giới
về sự sống còn, quyến được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9 tập I)
văn bản đã đề cập đến những chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Hội nghị cấp cao thế giới về

trẻ em đã tuyên bố. Đó là tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em,
tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có thể được phát triển toàn diện. Trẻ em tàng tật và
có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ và hỗ trợ. Không những vậy, pháp luật
nước ta còn quy định nhiều hơn thế như: trẻ em có quyền được học tập, có
quyến được vui chơi giải trí, quyền có tài sản, có quyền khai sinh và có quốc
tịch.

+ Về luật biên giới quốc gia cũng đã được quy định được thể hiện trong
(bài 2, Địa lý lớp 12) để có thể hiểu rõ Việt Nam có ranh giới rõ ràng: vùng đất,
vùng biển, vùng trời. Trong đó giới hạn về vùng biển Điều 1 của luật này đã nói
rõ: “Biên giới Quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường
Học sinh: Ngô Thu Hường

4


Bµi dù thi liªn m«n
và mặt thẳng đứng, theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền các
Quần đảo trong đó có Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biển, lòng đất,
vùng trời. Qua đó, luật biên giới Quốc gia đã nêu rõ vấn đề, giúp mỗi công dân
hiểu biết về ranh giới của đất nước và hiểu rõ hơn về vai trò của Pháp luật.
+ Một đất nước với bề dày lịch sử và vì thế Nhà nước Pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cũng đã được xây dựng trên cơ sở lịch sử, kinh tế, văn hóa
truyền thống của một xã hội nhất định. Điều đó thể hiện những kiến thức về
môn Lịch sử, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xuất phát từ nguồn gốc sâu xa, từ
các giai đoạn trong lịch sử mà nhà nước Việt Nam đã xây dựng được một nhà
nước pháp quyền chủ nghĩa có kế thừa và phát huy trong điều kiện mới. Và
chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng, những quan điểm nhà nước pháp
quyền của dân tộc, do dân và vì dân gắn liền với quá trình và xây dựng một đất
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định ró ý nghĩa của những giai đoạn

lịch sử vĩ đại.
+ Pháp luật bao gồm những lĩnh vực, khía cạnh khác nhau, vì vậy mà nó
còn được thể hiện cụ thể ở môn Sinh học lớp 9 bài 61: Luật bảo vệ môi trường
đã quy định rất rõ. Luật đã được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do hành động của con người gây ra cho môi trường tự nhiên. Một trong
số đó đã quy định:
Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp cải thiện môi trường và cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

Học sinh: Ngô Thu Hường

5


Bµi dù thi liªn m«n

- Pháp luật đã quy định một cách chặt chẽ. Vì vậy, mỗi công dân Việt
Nam cần phải hiểu pháp luật. Từ đó, mới có thể xây dựng cho mình một lối
sống, một quan điểm đúng đắn. Hiểu được đất nước mình với vị trí giới hạn,
lãnh thổ, hiểu luật Bảo vệ môi trường thì mới có thể sống trong một “ Trái đất
xanh ”. Qua đó, ta hiểu rất rõ về những vai trò mà pháp luật đem lại.
- Thực trạng nước ta hiện nay:
+ Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh việc hợp tác, kinh doanh, trao
đổi làm ăn với các nước bè bạn trên thế giới vì vậy, chúng ta càng phải hiểu biết
về pháp luật.
Pháp luật nước ta cũng đã có pháp lệnh về: “ Luật bảo hộ lao động”
một cách hợp lí và rất đúng đắn.
+ Vấn đề cấp bách hiện nay, là tai nạn giao thông. Có thể hiểu rằng,
những người tham gia giao thông không hề có kiến thức về pháp luật dẫn đến
các vụ tai nạn xẩy ra ngày càng tăng (năm 2013 có 29385 vụ tai nạn giao thông)

tất cả là do ý thức hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Đơn giản là
việc đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông và chỉ dẫn đèn báo, vạch kẻ đường là những quy định cơ bản của
giao thông. Nếu như tham gia giao thông mà hiểu biết luật thì số vụ tai nạn giao
thông sẽ giảm xuống nhiều.
- Công ước Liên hợp quốc đã quy định rõ ràng về luật biển (1982) và
pháp luật Việt Nam quy định luật biển (1992) cũng đã nêu rõ về chủ quyền của
đất nước Việt Nam bao gồm hai Quần đảo hợp pháp Hoàng Sa, Trường Sa.
Nhưng hành động bành trướng ngang nhiên của Trung Quốc đưa giàn khoan vào
vùng biển Việt Nam là một điều rất vô lí. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam cần
phải hiểu pháp luật để có thể ngăn chặn, tuyên truyền bằng hình thức phản đối,
Học sinh: Ngô Thu Hường

6


Bµi dù thi liªn m«n
lấy pháp luật để chứng minh rằng: Việt Nam là một đất nước có chủ quyền, có
sự phân chia lãnh thổ rõ ràng Trung Quốc không có quyền xâm phạm chủ quyền
của Việt Nam.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Mục tiêu giáo dục, mục tiêu của xã hội ngày nay là nhằm tạo ra những
con người toàn diện, có đầy đủ hiểu biết về các lĩnh vực đời sống. vậy nên, kiến
thức về pháp luật là không thể bỏ qua. Để có được một đất nước văn minh tiến
bộ, mỗi công dân đều tuân thủ pháp luật thì việc giải quyết tình huống: “Tại sao
mỗi công dân Việt Nam cần phải hiểu biết pháp luật?” là rất quan trọng. Tích
hợp kiến thức pháp luật vào giáo dục và đời sống là một giải pháp vô cùng hiệu
quả. Ý nghĩa của tình huống đó sẽ tạo ra những con người văn minh, tiến bộ,
những con người đều có đủ kiến thức, hiểu biết về pháp luật. Từ đó sẽ là một

yếu tố quan trọng tạo nên một đất nước văn minh, một đất nước công bằng về
mọi mặt. Đồng thời việc giải quyết tình huống đó một lần nữa quyết định lợi thế
về việc hiểu biết kiến thức liên môn của người học.
Trong thực tiễn học tập, xã hội ngày nay, chúng ta còn gặp nhiều tình
huống khác nhau từ đơn giản đến phức tạp cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề
đó thì phải vận dụng nhiều môn học khác nhau. Ví dụ: chi tiêu hợp lý trong gia
đình (Công nghệ, Toán, Giáo dục thể chất). Và vì thế, chúng ta càng thấy tầm
quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn đời sống - kinh tế
- xã hội. Và cụ thể hơn là tình huống: “Tại sao mỗi công dân Việt Nam cần
phải hiểu biết pháp luật?”.
Học sinh thực hiện.
Ngô Thu Hường.
Học sinh: Ngô Thu Hường

7



×