Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.46 KB, 19 trang )

Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và
người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so
sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới


Hoàng Như Thái


Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Bắc
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề chung về kết hôn và giải quyết xung đột pháp
luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam, điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, từ đó so sánh với pháp luật một số nước. Đánh giá
thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam. Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Keywords. Luật Quốc tế; Luật hôn nhân và gia đình; Công dân Việt Nam; Người
nước ngoài; Pháp luật Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, Đảng và Nhà nước
ta đã đổi mới chính sách, pháp luật góp phần quan trọng vào quá trình giao lưu dân sự quốc tế
điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Cụ thể, để giải quyết vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài Nhà nước đã ban hành các văn bản


pháp luật: Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi
hành: Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định 68/NĐ-CP); Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày
21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia
đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định
69/NĐ-CP);... Bên cạnh đó chúng ta còn ký kết rất nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp
(HĐTTTP) với các nước để giải quyết vấn đề về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có thể nói
đây là một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài, từ luật, các văn bản hướng dẫn và cả các HĐTTTP. Các văn bản
pháp luật này điều chỉnh toàn diện vấn đề HN&GĐ từ kết hôn, ly hôn, quan hệ pháp lý giữa
vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con, vấn đề nuôi con nuôi, giám hộ, xung đột pháp luật và xung
đột thẩm quyền. So với giai đoạn trước đó (giai đoạn trước năm 1986), pháp luật còn đơn
giản, chưa có hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ một phần do trình độ lập pháp,
một phần do hoàn cảnh lịch sử nước ta khi đó mới đang dần củng cố quan hệ với các nước
sau khi đất nước thoát khỏi chiến tranh, các mối quan hệ quốc tế này cũng mới chỉ đặt ra với
các nước cùng chế độ Xã hội chủ nghĩa, quan hệ với các nước tư bản hầu như chưa có.
Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành hẳn một chương (chương XI) quy định về quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nước ngoài, trong đó xác định rõ nguyên tắc, cách giải quyết xung đột
pháp luật và xung đột về thẩm quyền, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc giải quyết
quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài. Mặc dù trong thời gian vừa qua, các qui định pháp
luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có những đóng góp nhất định nhưng vẫn còn thiếu sót
và bộc lộ một số nhược điểm, nhất là trong xu thế ngày càng phát triển của quan hệ quốc tế.
Ví dụ: điều luật quy định về việc kết hôn vi phạm "thuần phong mỹ tục" hay vì mục đích
"trục lợi" chưa rõ ràng cụ thể dẫn đến khó áp dụng hoặc dễ bị lợi dụng khi áp dụng; chưa có
điều luật quy định về hôn nhân đồng giới, hiện nay nước ta không công nhận vấn đề hôn nhân
đồng giới nhưng một số nước trên thế giới đã công nhận và ban hành luật hôn nhân đồng
giới. Pháp luật Việt Nam cần có quy định cụ thể hơn để dự liệu trường hợp có hôn nhân đồng
giới có yếu tố nước ngoài xảy ra…

Nhận thức được tính cấp thiết trên, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
"Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam,
so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới", từ việc nghiên cứu pháp luật một số nước
trên Thế giới đưa ra một số kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ khá nhạy cảm và phức tạp. Do
đó, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về kết hôn và giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có
yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết, từ đó so sánh với pháp luật một số nước.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam.
- Qua quá trình nghiên cứu đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
3. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề tương đối rộng, vì vậy đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam trong đó tập trung giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn và so sánh với pháp
luật một số nước trên thế giới.
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả viết về đề tài kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có thể
kể đến công trình nghiên cứu của TS. Nông Quốc Bình, TS. Nguyễn Hồng Bắc với đề tài
"Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc
tế", Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2006. TS. Trần Văn Chiến, Ths. Đinh Văn Quảng, Khoa xã hội
học - Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (2005) với bài viết "Tìm
hiểu thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long".
Nguyễn Bá Chiến với luận án tiến sĩ "Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột của
Việt Nam trong hội nhập quốc tế", luận án tiến sĩ Nguyễn Hồng Bắc với đề tài "Pháp luật
điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", TS.
Nông Quốc Bình, TS. Nguyễn Hồng Bắc với đề tài "Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

nước ngoài những vấn đề lý luận và thực tiễn",... Tuy nhiên, các bài viết chủ yếu tìm hiểu về
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trong đó có đề cập đến vấn đề giải quyết xung đột
pháp luật, hoặc chủ yếu bàn về quy phạm pháp luật xung đột nói chung chứ chưa đi sâu
nghiên cứu pháp luật một số nước cụ thể trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam để từ đó
đưa ra kiến nghị cho pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong vấn đề kết
hôn.
Đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Về lý luận, nó góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng phù hợp với
thực tiễn và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Về thực tiễn, quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài phát triển dựa trên khuôn khổ pháp lý phù hợp góp phần thúc đẩy quan hệ giữa
nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội…
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê.
Đặc biệt là phương pháp so sánh, phương pháp này được sử dụng trong các nội dung của
đề tài để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật Việt Nam so với pháp luật một
số nước trong giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kết hôn và giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn
có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Những qui định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới.
Chương 3: Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và một số

kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm, nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố
nước ngoài
1.1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo qui định khoản 2, Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000, kết hôn là "việc nam và nữ xác
lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".
Việc xác định "yếu tố nước ngoài" trong quan hệ HN&GĐ theo Luật HN&GĐ căn cứ
vào: chủ thể, sự kiện pháp lý, đối tượng của quan hệ là tài sản, và nơi cư trú của các bên
đương sự.
Khác với pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn của pháp luật
Trung Quốc quy định tại Điều 147, những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm:
- Kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại Trung Quốc;
- Kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại nước ngoài;
- Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc;
- Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
bao gồm các quan hệ sau:
- Kết hôn giữa công dân Pháp với nhau tại nước ngoài;
- Kết hôn giữa công dân Pháp với người nước ngoài tại nước nước ngoài theo thủ tục
của nước đó; và
- Kết hôn giữa công dân Pháp với người nước ngoài tại nước ngoài do nhân viên ngoại giao
hoặc nhân viên lãnh sự của Pháp thực hiện theo quy định của pháp luật Pháp (áp dụng ở những
nước quy định trong lệnh của Tổng thống).
Từ phân tích trên đưa ra khái niệm: Kết hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ kết hôn
phát sinh giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với

nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau cư trú tại nước ngoài
mà căn cứ để xác lập quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về kết hôn
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế nên các quan hệ này thường liên
quan đến nhiều hệ thống pháp luật. Khoa học tư pháp quốc tế gọi hiện tượng này là xung đột
pháp luật (conflic of law).
Như vậy, nói một cách khái quát thì xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ
thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể nào đó.
Từ phân tích trên có thể định nghĩa: Xung đột pháp luật về kết hôn là trường hợp có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài.
Từ định nghĩa xung đột pháp luật về kết hôn nêu trên có thể thấy các nguyên nhân chủ
yếu làm phát sinh xung đột pháp luật về kết hôn là: do pháp luật về hôn nhân gia đình của
các nước quy định khác nhau; và do đặc điểm về nội dung của Tư pháp quốc tế điều chỉnh
quan hệ hôn nhân gia đình.
1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam và pháp luật một số nước
"Các nguyên tắc cơ bản về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung, kết hôn
có yếu tố nước ngoài nói riêng là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo các quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn có yếu tố nước ngoài" .
Có thể phân chia các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thành
các nguyên tắc chung và các nguyên tắc chuyên biệt.
1.2.1. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước
ngoài nên quan hệ này cũng chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nước ngoài.
* Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù
hợp các qui định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nguyên tắc này được qui định tại khoản 1 Điều 100 Luật
HN&GĐ năm 2000.

Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện theo qui định pháp luật sẽ được tôn trọng
và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết. Trong trường hợp Điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật
Việt Nam thì ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế.
Nguyên tắc này cũng được quy định trong đoạn 1 Điều 170 (Luật ngày 21-6-1907) Bộ
luật dân sự Pháp.
* Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù
hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Đồng thời
không phân biệt đối xử với người nước ngoài trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam. Nguyên tắc này được qui định tại khoản 2, 3 Điều 100 Luật HN&GĐ năm 2000.
Công dân Việt Nam ở nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ kết hôn sẽ được pháp luật
Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 75 Hiến pháp năm 1992, Điều 7 Luật Quốc tịch Việt
Nam năm 2008.
Pháp luật Việt Nam cũng bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt
Nam như công dân Việt Nam. Quy định này là phù hợp với quy định pháp luật các nước trên
thế giới.
* Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về HN&GĐ. Nguyên tắc này
được quy định tại Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, pháp luật nước ngoài được áp
dụng trong các trường hợp sau:
- Luật HN&GĐ Việt Nam 2000, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định;
- Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện
dẫn.
Trong tất cả các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài nêu trên, pháp luật nước ngoài
chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Nguyên tắc này còn được ghi nhận tại khoản 1 Điều 4 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan, Điều
2 Sắc luật về Tư pháp quốc tế Hungari năm 1979.
Như vậy, pháp luật các nước đều có chung quy định về việc áp dụng pháp luật nước
ngoài không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong nước.

* Nguyên tắc áp dụng pháp luật về HN&GĐ Việt Nam đối với quan hệ kết hôn có yếu
tố nước ngoài. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 7 Luật HN&GĐ năm 2000 theo đó,
nếu chương XI không có quy định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ áp
dụng các quy định của Luật HN&GĐ.
Ngoài ra, nếu trong chương XI không có quy định về quan hệ HN&GĐ nào đó thì sẽ áp
dụng Phần thứ bảy của BLDS để giải quyết.
1.2.2. Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của nước
mà đương sự có quốc tịch hay còn gọi nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự (lex patriae).
Các HĐTTTP, Điều 103 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 13 Bộ dân luật Đức đều quy
định nguyên tắc luật quốc tịch. Tuy nhiên quy định này sẽ rất khó giải quyết đối với trường
hợp một trong các bên đương sự là người không quốc tịch hoặc người nhiều quốc tịch.
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật nơi cư trú của
các bên đương sự (lex domicilli).
Nguyên tắc nơi cư trú của đương sự được áp dụng rộng rãi ở các nước trong hệ thống
pháp luật án lệ (common law). Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật
HN&GĐ năm 2000 và được cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 68/2002NĐ-CP.
Việc pháp luật Việt Nam quy định áp dụng nguyên tắc này là hoàn toàn phù hợp với thực
tế quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ngoài pháp luật trong nước, một số HĐTTTP Việt Nam ký kết với một số nước như Liên
bang Nga, Lào, Ucraina… cũng sử dụng nguyên tắc nơi cư trú của đương sự để điều chỉnh
quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài.
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật của nước có Tòa án,
cơ quan có thẩm quyền (lex fori) đối với các vấn đề phát sinh.
Nguyên tắc này được áp dụng điều chỉnh vấn đề đăng ký kết hôn của các bên đương sự
quy định tại khoản 1, 2 Điều 102 Luật HN&GĐ năm 2000.
Pháp luật của Pháp cũng tuân thủ nguyên tắc luật nơi có Tòa án (Lex fori) nêu trên tại các
điều: 163, 170 Bộ luật dân sự Pháp.
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật nơi thực hiện

hành vi (lex loci astus)
Nguyên tắc này được hiểu là các hành vi được thực hiện ở nước nào sẽ được điều chỉnh
theo pháp luật của nước đó. Điều 147, những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định, những người nước ngoài đăng ký kết hôn tại Trung
Quốc phải tuân theo pháp luật Trung Quốc cả về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Kể
cả trường hợp người nước ngoài đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mà họ là công dân
nhưng theo pháp luật Trung Quốc chưa đủ điều kiện kết hôn cũng không được đăng ký kết
hôn.
So với pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc có điểm khác biệt chỉ áp dụng duy
nhất hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi, pháp luật Pháp áp dụng nguyên tắc luật nơi thực
hiện hành vi và luật quốc tịch để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
1.3 Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài
1.3.1. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp là phương pháp
điều chỉnh thông qua các quy phạm định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan
hệ. "Phương pháp trực tiếp ít phổ biến nhưng có xu hướng phát triển".
1.3.2. Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp, các quy phạm này không
trực tiếp điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà nó chỉ ra pháp luật nước nào sẽ
điều chỉnh cụ thể.
Có hai loại quy phạm xung đột: quy phạm xung đột một bên và quy phạm xung đột hai
bên.
1.4. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.4.1. Pháp luật trong nước
Nguồn pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn, pháp luật điều chỉnh quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:
Hiến pháp: Là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam nói chung và của quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài nói
riêng

Bộ luật dân sự: Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong các loại quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài nên quan hệ này cũng được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự.
Luật HN&GĐ: Luật HN&GĐ Việt Nam là luật chuyên điều chỉnh quan hệ HN&GĐ gồm
cả quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ba văn bản chính nêu trên còn có các văn bản pháp luật khác cùng điều chỉnh quan
hệ pháp luật này
1.4.2. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế về HN&GĐ là điều ước quốc tế chứa đựng các quy phạm xung đột điều
chỉnh quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài.
1.4.3. Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những tập quán được hình thành lâu đời, "về mặt pháp lý, một tập
quán chỉ có thể được áp dụng điều chỉnh một quan hệ pháp lý khi nội dung của tập quán này
được thể hiện cụ thể và rõ ràng".
Ở Việt Nam, tập quán quốc tế chỉ được áp dụng theo khoản 4 Điều 759 Bộ luật dân sự.
1.4.4. Mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu
tố nước ngoài
Các loại nguồn pháp luật có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau điều chỉnh quan hệ
này.
Nguồn pháp luật trong nước do tính đặc thù là yếu tố nước ngoài nên quy phạm pháp luật
trong nước cũng có thể được áp dụng ở nước khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Do vậy,
loại nguồn này có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ này.
Nguồn Điều ước quốc tế là một loại nguồn cơ bản, các quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc
thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda).
Nguồn tập quán quốc tế là loại nguồn bổ trợ trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu
tố nước ngoài. Do đó giá trị của tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài được đánh giá sau cùng.
Như vậy, vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết bằng nhiều nguyên tắc
khác nhau (nguyên tắc chung, nguyên tắc chuyên biệt) và được điều chỉnh bằng nhiều loại
nguồn pháp luật khác nhau.


Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI
2.1. Giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo
quy định của pháp luật Việt Nam so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới
2.1.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam và
người nước ngoài so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới
Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra đối với các đương sự khi kết hôn.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hôn là hợp pháp, được pháp luật công nhận
và bảo vệ. Do vậy, đây là một trong hai tiêu chí xem xét tính hợp pháp của việc kết hôn.
Thông thường các nước theo hệ thống Civil Law quy định dùng dấu hiệu quốc tịch, các
nước theo Common law dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định luật áp dụng.
Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết
hôn có yếu tố nước ngoài theo các nguyên tắc: Luật quốc tịch, luật nơi cư trú và luật nơi thực
hiện hành vi. Công dân Việt Nam và người nước ngoài phải tuân theo pháp luật nước mà họ là
công dân về điều kiện kết hôn.
Điều kiện về tuổi kết hôn: Pháp luật tất cả các nước đều xem tuổi kết hôn là một trong
những điều kiện kết hôn quan trọng. So với pháp luật một số nước như Pháp, Nhật Bản... độ
tuổi kết hôn được quy định theo pháp luật của Việt Nam tương đối cao (nam công dân Việt
Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên). Đối với người

×