Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hành vi phạm tội và khai báo kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.95 KB, 10 trang )

Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

HÀNH VI TỘI PHẠM VÀ KHAI BÁO
Bài 6

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này, các nữ sinh sẽ:
 Nâng cao nhận thức về các hành vi phạm tội có liên quan đến việc xâm hại trẻ

em gái.
 Gia tăng hiểu biết các qui định pháp luật về khai báo, báo cáo hành vi phạm tội

và quyền được bảo vệ của người khai báo.
 Gia tăng ý thức trách nhiệm công dân trong việc khai báo tội phạm đối với trẻ em

gái.

 THỜI GIAN: 180 phút
 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU CẦN
-



Giấy khổ lớn Ao, A4.
Photo bài tình huống (số bài tùy theo số nhóm trong lớp)
Bút lông,
Băng keo

TIẾN TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG



1. Khởi động lớp học

(10 phút)
Trò chơi ĐOÀN KẾT

Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, phá băng trước khi học và cả lớp tham dự cùng lúc.
Luật chơi:
Giáo viên nói: Đoàn kết, đoàn kết.
Học sinh trả lời: Kết mấy, kết mấy.
Giáo viên nói: Kết 5 kết 5 (5 học sinh sẽ tụm lại thành một nhóm)
Và trò chơi tiếp tục qua một vài lần với những con số “đoàn kết” khác nhau để học sinh vui
vẻ. Nếu lớp học có nhiều học sinh chưa quen nhau thì có thể cho các em kết ở nhóm 2 và
bắt đầu tìm hiểu về tên, sở thích để giới thiệu với lớp.
Giới thiệu bài học.

(5 phút)

GV hướng dẫn vào bài học:
1


Trường THCS Hai Bà Trưng
-

-

Giáo án kỹ năng sống

Theo số liệu thống kê của nhiều bộ ngành thì nạn bạo hành, ngược đãi, xâm hại trẻ

em trên phạm vi cả nước đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Có nhiều
vụ việc gây sốc dư luận xã hội do bạo lực và xâm hại diễn ra trong thời gian dài
hoặc đối với nhiều trẻ em, trẻ quá nhỏ hoặc quá trái đạo lý, thuần phong mỹ tục.
Theo nhận định của Tổng cục Cảnh sát, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
xâm hại trẻ em trước hết do nhiều gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức xã
hội kém hoặc mải lo làm ăn bỏ mặc con nhỏ nên dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng,
lôi kéo và rat ay xâm hại.

-

Tình hình phạm tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cũng ngày trở nên
nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến tháng 6/2008, toàn quốc xảy ra gần 1.100 vụ, với
1.980 đối tượng, lừa bán 2.800 phụ nữ và trẻ em. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, xảy
ra hơn 190 vụ, với 390 đối tượng, lừa bán gần 430 phụ nữ và trẻ em.

-

Bài học hôm nay sẽ giúp các em nâng cao được nhận thức về các hành vi phạm tội
có liên quan đến việc xâm hại trẻ em gái, đồng thời giúp gia tăng hiểu biết các qui
định của pháp luật và ý thức trách nhiệm công dân về khai báo hành vi phạm tội đối
với trẻ em gái.

2. Hoạt động 1:

(20 phút)
Động não: Tội phạm xâm hại trẻ em gái là gì?

Mục tiêu
Giúp các em nữ sinh:
Biết tội xâm phạm trẻ em gái là gì?

Biết rằng dù cố ý hay vô ý xâm hại trẻ em điều được xem là tội phạm.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi để các em động não suy nghĩ: Tội phạm xâm hại trẻ
em gái là gì?
Bước 2: Giáo viên khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt qua
việc viết lại ý kiến của mình trên giấy nhỏ mà không cần phải thảo luận với
những bạn ngồi xung quanh về đúng hay sai.
Bước 3: Giáo viên liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy lớn. Không loại trừ một ý
kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp, và phân loại các ý kiến.
Bước 4: Giáo viên làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và tổng hợp ý kiến học sinh,
hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì thêm.
Bước 5: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính về tội phạm như sau:
Tội phạm xâm hại trẻ em gái là:
Hành vi nguy hiểm cho trẻ em gái được quy định trong Bộ luật hình sự;
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của trẻ em gái;
Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý.

Giải lao

(10 phút)
2


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

3. Hoạt động 2:


(35 phút)
Thảo luận nhóm: Những hành vi xâm phạm trẻ em gái

Mục tiêu
- Giúp các em chia sẻ kiến thức, thông tin liên quan đến những hành vi xâm hại đối
với trẻ em gái
- Giúp các em nhận biết đúng đắn về những hành vi xâm hại đối với trẻ em gái
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ khác nhau để thảo luận và đề
nghị các em viết lại ý kiến của nhóm trên giấy lớn.
Bước 2: Giáo viên cho các nhóm câu hỏi: Những hành vi xâm phạm trẻ em gái là
những hành vi nào?
Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em thảo luận
và giải thích những gì các em còn thắc mắc về câu hỏi hay đưa ra các gợi ý giúp
học sinh thảo luận.
Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày kết
quả thảo luận (đã được ghi trên giấy lớn).
Lưu ý: Khi các em trình bày, giáo viên nên lưu ý những điểm hay những tội phạm
chính yếu để nhấn mạnh.
Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính
Những hành vi xâm hại trẻ em gái:

- Đe dọa giết;
- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cơ thể, tinh thần;
- Hành hạ;
- Hiếp dâm;
- Cưỡng dâm (Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở
trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu);


- Giao cấu với trẻ em gái (Giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi);
- Mua bán trẻ em gái;
- Làm nhục trẻ em gái (Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự);
-

Hành vi lạm dụng tình dục (sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ gái, tiếp xúc miệngbộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, đưa bộ phận sinh dục cho trẻ gái
thấy, rình xem trộm trẻ gái hoặc sử dụng
hình ảnh để khiêu dâm.
3


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Giải lao

(10 phút)

4. Hoạt động 3:

(30 phút)
Phân tích tình huống: Trách nhiệm khai báo của công dân

Mục tiêu
- Giúp các em trải nghiệm trường hợp phạm tội cụ thể đối với trẻ nữ.
- Giúp các em biết vì sao cần phải khai báo và trách nhiệm khai báo của mỗi công
dân, đặc biệt khi những vi phạm mà chính các em là nạn nhân.
- Giúp các em định hình cho mình một thái độ ứng xử và cách giải quyết khi các em
gặp những tình huống tương tự.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên cho các em đọc tình huống sau:
Em A sinh ngày 23/11/1993. Vì học đòi ăn chơi, nên vào ngày 1/11/2009 A bỏ nhà đi
bụi. Sau một thời gian thì số tiền A có được cũng đã tiêu xài hết, vì vậy A quyết định xin
vào làm tại 1 quán café, tại đây A đã gặp anh B, sinh ngày 23/07/1989 và 2 người này
có cảm tình với nhau. Vào ngày 22/11/2009, sau khi phục vụ tại quán cafe xong, thì B
rủ A về nhà mình chơi, và sau khi tâm sự một lúc thì 2 người này thực hiện hành vi giao
cấu (B không biết về tuổi tác của A, hai người hoàn toàn tự nguyện ). Lúc thực hiện
hành vi giao cấu thì B có quay phim lại, và trên máy quay phim có hiển thị ngày giờ.
Sau đó, B tung đoạn phim này lên mạng, và một người bạn của A thấy được, và kể lại
cho gia đình A. Lúc này, người nhà A tố cáo B với tội hiếp dâm trẻ em với lí do như
sau: theo như đoạn hình tung lên mạng thì thời gian A và B thực hiện giao cấu kéo dài
từ lúc 11h50 phút ngày 22/11/2009 đến 0h15 phút ngày 23/11/2009.
Qua xác minh, cơ quan điều tra đã phát hiện được máy quay phim của B (vẫn còn lưu
đoạn phim), và qua thẩm định, thì thời gian trong máy quay phim là chính xác, hoàn
toàn không có sự chỉnh sửa nào. />Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi tình huống khác nếu cần.
Bước 2: Giáo viên đưa ra những câu hỏi sau đây liên quan đến tình huống để học sinh
phân tích:
-

Gia đình em A tố cáo tội phạm là đúng hay sai? (vì em A đã có tình cảm
với anh B và đồng ý giao cấu; anh B không biết tuổi em A).

-

Gia đình em A có quyền khai báo vi phạm này không? (vì không phải là
đối tượng bị hại trực tiếp)

Bước 3: Giáo viên để cho các em phân tích tình huống theo câu hỏi gợi ý trên
Bước 4: Giáo viên kết luận, rút ra các ý chính liên quan đến tình huống như sau.


4


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Khai báo và trách nhiệm khai báo:
-

Vì hành vi trên vi phạm bộ luật hình sự của Việt Nam và luật bảo vệ trẻ em,
quyền được bảo vệ của trẻ em – Công ước về Quyền trẻ em (giao cấu với trẻ em)

-

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự, các tổ chức, công dân có
quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội. (Người nào che giấu tội phạm
hoặc không tố giác tội phạm tùy vào mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

-

Bộ luật Hình sự Việt Nam không quy định giới hạn về độ tuổi công dân được
thực hiện tố giác tội phạm. Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.

Trường hợp người chưa thành niên phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật
cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người
này giúp đỡ trong việc khai báo tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền
5. Hoạt động 4:

(30 phút)
-

Làm việc theo cặp: Khi nào cần khai báo và khai báo ở đâu?
Mục tiêu
- Giúp các em chia sẻ thông tin, kiến thức liên quan đến việc khi nào cần khai.
- Giúp các em biết khai báo đúng chỗ khi có xâm hại trẻ em gái.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ khác nhau để thảo luận và đề
nghị các em viết lại ý kiến của nhóm trên giấy lớn.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Khi nào cần khai báo và khai báo ở đâu?
Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em
thảo luận và trả lời những gì các em còn thắc mắc hay đưa ra các gợi ý thảo
luận.
Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày kết
quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên kết luận, rút ra các ý chính về Thảo luận về khi nào và khai báo ở
đâu?

5


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Khi nào cần khai báo?
- Khi những hành vi đã, đang và sẽ xảy ra trực tiếp, nghiêm trọng đối với bản thân,
bạn bè hay người khác.
- Khi đã nắm chắc thông tin và có bằng chứng đầy đủ.

- Khi hành vi xâm hại vừa mới xảy ra, thậm chí ngay cả khi hành vi đó xảy ra đã
lâu.
Khai báo ở đâu?
- Công an
- Tổ dân phố
- Hội phụ nữ
- Đoàn thanh niên
- Các tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ nữ nói riêng
Các em có thể báo cho cha mẹ, anh chị, người bảo hộ hay người lớn khác để có thể
cùng đi khai báo với cơ quan chức năng.
6. Hoạt động 5:

(20 phút)

GV hướng dẫn: Quyền lợi khai báo và quyền được bảo vệ của người khai báo
Mục tiêu
-

Giúp các em chia sẻ thông tin, kiến thức liên quan đến việc bảo vệ người khai báo.

-

Giúp các em biết rằng người khai báo được pháp luật bảo vệ.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên trình bày những hướng dẫn về quyền lợi khai báo và quyền được
bảo vệ của người khai báo.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng tiếp thu của các em.
Bước 3: Giáo viên kết luận, rút ra các ý chính.
-


Dự Luật tố cáo ghi nhận quyền được bảo vệ bí mật của người tố cáo/khai báo.
Khi có xâm hại xảy ra thì khai báo là quyền lợi chính đáng của người bị hại và
của thân nhân người bị hại.
Người khai báo có quyền yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ mình và những
người khai báo liên quan khác về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Người được bảo vệ có quyền được biết trước các biện pháp bảo vệ mình và có
quyền đề nghị thay đổi biện pháp bảo vệ.
Người khai báo có quyền yêu cầu cơ quan chức năng giữ bí mật nhận dạng và
có quyền từ chối chụp hình.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là cơ quan công an có trách nhiệm
và đưa các biện pháp bảo vệ người tố cáo và xử lý người vi phạm theo quy định
pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

6


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

7. Tổng kết bài học

-

(10 phút)

Tội phạm xâm hại trẻ em gái là hành vi nguy hiểm cho trẻ em gái được quy định
trong Bộ luật hình sự.
Tội phạm xâm hại trẻ em gái do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực

hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Tội phạm xâm hại trẻ em gái là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của trẻ em
gái.
Bộ luật Hình sự Việt Nam không có quy định giới hạn về độ tuổi công dân được
thực hiện việc tố giác tội phạm.
Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Trường hợp người chưa thành niên phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật cần
báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người
này giúp đỡ trong việc tố giác tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền.
Luật tố cáo ghi nhận quyền được bảo vệ bí mật của người tố cáo/khai báo
Khi có xâm hại xảy ra thì khai báo là quyền lợi chính đáng của người bị hại và
của thân nhân người bị hại.
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự, các tổ chức, công dân có
quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội. (Người nào che giấu tội
phạm hoặc không tố giác tội phạm tùy vào mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự).

Bài đọc thêm:
1. Xâm hại tình dục bé gái giữa chợ?

Theo lời tố cáo, cháu L đang chọn dây buộc tóc thì Sơn bảo với cháu là "Cho chú xem cái mác quần", rồi
luồn tay luôn vào chỗ kín của cháu!
Theo trình bày của anh Phạm Văn Hiệp (trú tại thị trấn Đình Cả, Võ Nhai - Thái Nguyên):
“Khoảng 9h ngày 6/10/2007, con gái tôi là cháu Phạm Ngọc L (SN 1998) cùng bà nội đi chợ Đình Cả rồi vào
quầy hàng bán quần áo của anh Hoàng Hải Sơn để mua dây buộc tóc. L đang chọn dây buộc tóc thì anh Sơn
bảo với cháu là “Cho chú xem cái mác quần” rồi luồn tay luôn vào bộ phận sinh dục của cháu...”
Không có lửa vẫn có khói (?)
Anh Hiệp kể tiếp: “Về tới nhà, L khóc và kể với gia đình sự việc trên. Khi người nhà đưa cháu ra chợ nhận
mặt kẻ quấy rối thì L đã chỉ vào phía anh Sơn rồi òa khóc. Thấy vậy anh Sơn nói: “Chú xin lỗi, chú chỉ đùa


7


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

thôi”. Ngay lúc này gia đình tôi đã điện cho anh Nguyễn Trung Đông - Trưởng công an thị trấn Đình Cả để
báo cáo sự việc".
"Ngay sau đó, Sơn đã xuống nhà và nói: Em có cầm cái mác quần để xem chứ em không làm cái việc ấy”.
Thế nhưng anh Sơn thanh minh mấy câu: “Em xin lỗi gia đình và cháu”. Đến sáng ngày 8/10/2007, vợ chồng
anh Sơn cùng với gia đình tôi đưa cháu đến Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai khám theo sự giới thiệu của Công
an huyện Võ Nhai".
Khi làm việc với báo chí anh Sơn lại phủ nhận toàn bộ nội dung tố cáo: “Tôi không làm việc đó, cháu L vu
khống cho tôi”. Vậy nhưng, khi chúng tôi đặt câu hỏi: “Ngay sau vụ việc xảy ra anh có đến nhà anh Hiệp
không?” Anh Sơn thừa nhận có đến nhưng chỉ... để chơi. Khi phóng viên hỏi tại sao không liên quan mà hai
vợ anh Sơn lại đưa L đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai thì anh Sơn một lần nữa lại phủ nhận tình
huống này.
Sự đợi chờ công lý...
Trao đổi với báo chí, bác sỹ Lương Văn Khoai - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai cho biết: Cơ quan y
tế đã thành lập hội đồng khám có cả bác sỹ phụ sản cùng tham gia.
Tại biên bản khám xác định ngày 8/10/2007 của Trung tâm Y tế huyện đã xác định: Vùng âm hộ, âm đạo bị
nề nhẹ, không có vết bầm tím, có vết xây xát niêm mạc ở giữa môi nhỏ và lỗ niêm đạo bên phải, ngoài ra
không phát hiện gì thêm. Hội đồng kết luận cháu Linh bị chấn thương phần mềm vùng âm hộ.
Ông Nguyễn Trung Đồng - Trưởng Công an thị trấn Đình Cả cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành triệu tập anh
Sơn và những người liên quan để ghi lời khai. Công an xã đã lập hồ sơ chuyển cho Công an huyện Võ Nhai
thụ lý”.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Ngọc Cải - Phó trưởng Công an huyện Võ Nhai nói: “Hiện cơ quan
CSĐT vẫn đang trong quá trình tiến hành điều tra và chưa có kết luận cuối cùng. Phải thừa nhận vết thương

của cháu là có thật”.
Ông Hoà Minh Toàn - Chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE huyện Võ Nhai cho biết: “Sau khi vụ việc xảy ra, Ủy ban
DSGĐTE có nhận được đơn của gia đình anh Phạm Văn Hiệp tố cáo anh Hoàng Hải Sơn có hành vi dâm ô
với con gái là cháu Phạm Ngọc L (SN 1998). Ngày 13/12, chúng tôi có công văn đề nghị Công an huyện Võ
Nhai khẩn trương điều tra, giải quyết vụ việc”.

2. Xâm hại tình dục trẻ em đã đến mức báo động
Theo Tổng cục Cảnh sát, trung bình hằng năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em,
chiếm 50% tổng số vụ phạm tội xâm phạm trẻ em.
Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em hiện đang diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Trước đây, tình
trạng này xảy ra chủ yếu ở những khu vực dân cư thưa thớt, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp; nhưng hiện nay
ngày càng nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện ở các khu đô thị, thành phố lớn. Nạn nhân chủ
yếu là các bé gái độ tuổi từ 12-16. Cá biệt có trường hợp nạn nhân mới chỉ vài tuổi. XHTD trẻ em gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ. Các em dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục, có thể mất khả năng sinh sản. Các em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc
cảm, không muốn giao tiếp với mọi người… Với cảm giác bị khinh rẻ, cô lập nên các em thường cáu giận vô
cớ, muốn tự tử, dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm.
Trẻ em bị xâm hại nhưng gia đình ngại tố cáo
Đại tá Nguyễn Mạnh Tề (Tổng cục Cảnh sát) cho biết: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng tội phạm
xâm hại trẻ em ở Việt Nam còn nhiều phức tạp, nhất là các tội phạm về xâm hại tình dục. Trung bình hằng

8


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

năm Việt Nam xảy ra khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 50% tổng số vụ phạm tội xâm phạm trẻ
em.

Điều đáng chú ý là đa số những vụ xâm hại tình dục trẻ em đều xảy ra ở địa bàn nông thôn sâu xa, cha mẹ
của các nạn nhân chủ quan ít quan tâm để ý đến con mình. Những kẻ phạm tội thường có quan hệ láng
giềng với người bị hại. Những nạn nhân còn nhỏ, bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng về thể chất, tinh thần. Khi
đưa ra xét xử, nạn nhân thường không dám xuất hiện vì sợ nhiều người biết, ảnh hưởng danh dự bản thân.
Theo ông Đặng Nam - Giám đốc Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông (Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội), nguyên nhân của việc trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ, cha mẹ, người chăm sóc, đỡ đầu trẻ thiếu nhận thức
về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi cho trẻ
bị xâm hại tình dục về thể chất và tâm lý. Phần lớn các trường hợp gọi đến đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em bị
XHTD đều chậm hơn rất nhiều so với thời điểm trẻ bị xâm hại, thậm chí vụ việc xảy ra đã 2-3 năm nhưng vì
nhiều lý do (xấu hổ, sợ bị ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình…) nên chỉ khi được biết về đường dây
mới dám tố cáo. Chứng cứ là hết sức quan trọng để làm căn cứ giải quyết theo pháp luật thì gia đình không
đưa ra được vì thời gian quá lâu.
Ông Đặng Nam đưa ra một trong số hàng trăm trường hợp mà Đường dây tư vấn XHTD trẻ em đã tiếp nhận,
một trẻ 3 tuổi bị XHTD, 2 tuần sau bố em bé gọi điện thông báo và hỏi về giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, khi
nhân viên tư vấn khai thác sâu thì người cha giấu nói là chuyện của hàng xóm. Quá trình cung cấp thông tin,
kết nối can thiệp mất 7 ngày, người cha này mới nói thật và cùng vợ đưa cháu đến tham vấn trị liệu tại tổng
đài của đường dây. Lúc này, bộ phận sinh dục của cháu đã thâm tím, phù nề, vết rách còn rỉ máu. Tinh thần
của cháu bé hoảng loạn. Cháu khóc gào, đái dầm liên tiếp…
Do khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em dễ có nguy cơ bị lạm dụng,
xâm hại, nhất là về tình dục, sức khoẻ, nhân phẩm. Ông Đặng Nam đưa ra dẫn chứng: “Một trẻ ở Bắc Cạn ở
cùng dì ruột và chú, đã 13 tuổi nhưng vẫn ngủ cùng giường với dì chú. Sáng sớm, dì dậy nấu cơm, trẻ bị chú
xâm hại tình dục. Chú còn thuyết phục được cháu đồng thuận với hành vi này. Khi được tư vấn, trẻ nói là yêu
chú và coi chuyện này không có vấn đề gì. Cháu bé này đã có thai”.
Giải thích phần nào về tình trạng ngại tố cáo các vụ việc XHTD trẻ em, TS Dương Tuyết Miên - Đại học Luật
Hà Nội cho rằng: Do ảnh hưởng của tâm lý người Á Đông là ưa kín đáo, mặc cảm, xấu hổ, không muốn
nhiều người biết chuyện đời tư nên nhiều vụ hiếp dâm cũng như hiếp trẻ em không bị phát hiện vì nạn nhân
không tố cáo hoặc người nhà nạn nhân không tố cáo (tội phạm ẩn). Nhiều bậc phụ huynh không dám tố cáo
vì sợ vụ việc công khai đời tư con gái mình bị xâm phạm, hạnh phúc tương lai có thể bị ảnh hưởng. Điều này
dẫn đến hậu quả là nhiều kẻ phạm tội thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. Mặt khác, trong một số trường
hợp, sau khi bị hiếp dâm, do xấu hổ nên nạn nhân không tố cáo ngay. Sau khoảng thời gian dài, nạn nhân

mới dần trở lại trạng thái tĩnh tâm và làm đơn tố cáo. Trong những trường hợp này việc thu thập chứng cứ
cũng như xử lý rất khó khăn, phức tạp.
Luật pháp còn nhiều kẽ hở
Theo TS Vũ Công Giao - Hội Luật gia Việt Nam: Chúng ta đã có một khung pháp luật chung về bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em khá toàn diện và tiến bộ. Khung pháp luật chung này đã bao gồm nhiều qui định có
tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ trẻ em không bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, khung pháp luật hiện
hành về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em mới chỉ tập trung vào điều chỉnh một số hình thức xâm hại tình
dục trẻ em nghiêm trọng như hiếp dân, cưỡng dâm, buôn bán trẻ em để sử dụng vào mục đích bóc lột tình
dục… mà chưa chú trọng điều chỉnh những hình thức xâm hại tình dục trẻ em ít nghiêm trọng hơn quấy rối
tình dục, dâm ô trẻ em… Thêm vào đó, về cơ bản, pháp luật mới chỉ chú ý phòng ngừa tình trạng xâm hại
tình dục trẻ em xảy ra trong môi trường gia đình chứ chưa chú ý đến việc phòng ngừa tình trạng này xảy ra ở
các môi trường khác như ở nhà trường, ở nơi chăm sóc thay thế, nơi làm việc và trong môi trường tố tụng.
Một hạn chế nữa là hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành còn chưa có những qui định riêng về các

9


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

quyền của trẻ em là nạn nhân của tội phạm nói chung, nạn nhân của hành vi xâm hại t́nh dục trẻ em nói riêng
nên vẫn có những thủ tục tố tụng bất cập mà có thể gây cho những trẻ là nạn nhân của những hành vi xâm
hại t́nh dục sự “tổn thương lần thứ hai” trong quá trình tố tụng.
Đến thời điểm này, các giải pháp được đưa ra chống XHTD trẻ em là tăng cường công tác tuyên truyền cho
những người có trách nhiệm và tăng khả năng tự bảo vệ của các em trước những kẻ xấu.

3. Luật quy định về việc bảo vệ người khia báo/tố cáo
Lần đầu tiên trong pháp luật tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, quan trọng,
mang tính nguyên tắc là: “Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người

thân thích của họ mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của
pháp luật” (Điều 7). Người làm chứng còn có quyền “yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng” (Điều
55). Tiếp đến, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định: “Trong phạm vi trách nhiệm của mình,
Cơ quan điều tra phải xem xét, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thông báo kết quả
giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã báo tin, kiến nghị, người đã tố giác tội phạm biết và phải áp dụng các
biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm” (khoản 3, Điều 7).
Trong Luật Công an nhân dân năm 2005, khi quy định về chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân cũng đã khẳng định: “Nhà nước bảo vệ, giữ bí
mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” (khoản 1, Điều 13).

Tài liệu tham khảo:
-

/>o/tin-tuc-dich-vu-bao-ve/nguoi-to-cao-toi-pham-duoc-bao-ve-ca-doi.html
Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009
/> /> />
10



×