Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kỹ năng sống hai mặt một vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.65 KB, 7 trang )

Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

HAI MẶT MỘT VẤN ĐỀ

Bài 7
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này, các nữ sinh sẽ:

 Phát triển kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề.
 Phát triển kỹ năng lắng nghe, chấp nhận những ý kiến khác nhau khi có tranh

luận về một vấn đề.
 Rèn luyện kỹ năng ứng xử phù hợp với những ý kiến khác nhau khi tranh luận.

 THỜI GIAN: 180 phút
 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU CẦN
-



Giấy khổ lớn Ao,
Bút lông,
Băng keo.

TIẾN TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG

1. Khởi động lớp học

(10 phút)


Hát và chơi: “Cả nhà thương nhau”

Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ; phá băng trước khi học; cả lớp tham dự cùng lúc.
-

Số lượng: Toàn thể lớp.

-

Cách chơi: Cho HS tập hợp thành 1 vòng tròn, chia ra thành nhiều nhóm, mỗi
nhóm gồm 3 người (ba,mẹ,con). Cả vòng tròn cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”,
đến đoạn nào có “A thương B” thì người A sẽ cõng hoặc bế người B. Hát nhiều lần
cho đến hết bài. Có thể hoán đổi vai trò của mỗi người.

Lưu ý: Phần khởi động trên đây mang tính tham khảo. Giáo viên có thể chủ động tìm trò
chơi, bài hát hay kể chuyện để giúp vui và khởi động lớp học. Giáo viên cũng có thể mời
gợi các em trong lớp cùng tham gia để đảm bảo sự tham gia và tinh thần đóng góp.
Giới thiệu bài học.

(5 phút)

Giáo viên hướng dẫn vào bài học:
- Trong cuộc sống cái gì cũng có 2 mặt của nó, nhiều quá cũng không tốt, mà ít quá
cũng không tốt. Cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo, con người cũng vậy,
những ý kiến chúng ta đưa ra hay người khác đều như vậy.

1


Trường THCS Hai Bà Trưng


Giáo án kỹ năng sống

-

Cái gì, vấn đề gì cũng có 2 mặt của nó vậy thì làm sao mình biết cách sử dụng nó
đúng lúc, làm chủ bản thân, biết suy sét mọi việc trước khi đưa ra quyết định. Như
vậy là chúng ta đã nắm giữ nửa thành công rồi.

-

Tại sao con người ta thường hay nói là hai mặt của một vấn đề? Nó có ý nghĩa và
tâm quan trọng như thế nào?

-

Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu hại mặt của một vấn đề trong các tình
huống, trong những tranh luận và trong mọi việc đang diễn ra trước mắt chúng ta.

2. Hoạt động 1:

(30 phút)

Động não: Mọi vấn đề đều có những khía cạnh và giá trị khác nhau
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
Biết tìm ra ít nhất là 2 khía cạnh của một vấn đề
Biết mọi vật đều có những giá trị khác nhau, và đôi khi bổ sung cho

-


nhau
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi:
- Các em hãy tìm những từ hay những khái niệm có hai nghĩa đối lập, ví dụ:
sáng-tối, đúng-sai...?
- Sau khi có các cặp đối lập nhau, các em cùng tìm những giá trị và lợi ích
của mỗi cặp đối lập.
Bước 2: Giáo viên khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt qua
việc viết lại ý kiến của mình trên giấy nhỏ mà không cần phải thảo luận với
những bạn ngồi xung quanh về đúng sai.
Bước 3: Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy lớn. Không loại trừ một ý kiến
nào, trừ trường hợp trùng lặp và phân loại các ý kiến.
Bước 4: Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và tổng hợp ý kiến học viên
Bước 5: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính như sau:
-

Mọi việc, mọi ý kiến đều có hai mặt của nó.

-

Mỗi mặt đều có giá trị riêng và cũng hữu ích cho cuộc sống của mỗi người

-

Đôi khi chúng ta phải biết tôn trọng những gì khác biệt,

-

Trong tranh luận thì tìm ra 2 mặt của 1 vấn đề là điều hết sức cần thiết và quan

trọng.

Giải lao

(10 phút)
2


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

3. Hoạt động 2:

(25 phút)

Làm việc theo cặp: Thế nào là hai mặt của một vấn đề?
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
-

Nhận biết hai mặt một vấn đề là gì.

-

Biết cởi mở để tiếp nhận những ý kiến đa chiều, khác biệt.
Biết rằng trong cuộc sống việc gì cũng có hai mặt nên các em nên
biết nhận định và tìm ra mặt kia của vấn đề để không bị lừa gạt do quá ngây thơ
tin tưởng.


-

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia cặp
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Thế nào là hai mặt của một vấn đề?
Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em thảo
luận và làm rõ những gì các em còn thắc mắc hay đưa ra các gợi ý thảo luận.
Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các cặp lần lượt xung phong
trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính

-

Hai mặt một vấn đề là một thành ngữ nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống,
trong mọi việc, mọi giải pháp đưa ra, mọi vấn đề gặp phải, mọi tranh luận, mọi ý
kiến ...đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực, 2 mặt tốt và xấu, 2 mặt hay và dở, 2 mặt
đúng và sai, 2 mặt thuận lợi và bất lợi.

-

Vậy chúng ta không nên cứng nhắc với ý kiến của mình và cũng không dễ dàng
tin tưởng và đồng ý hoàn toàn vào ý kiến, giải pháp của người khác.

-

Vậy để làm điều gì, quyết định điều gì, chúng ta cũng phải phân tích rõ ràng để
tìm ra 2 mặt tích cực và tiêu cực, 2 mặt tốt và xấu, 2 mặt hay và dở, 2 mặt đúng

Giải lao


(10 phút)

4. Hoạt động 3:

(30 phút)

Phân tích tình huống: Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của việc sinh viên đi làm
thêm
3


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi tình huống khác nếu cần.
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
- Nhận biết hai mặt tích cực và tiêu cực của một vấn đề, của một sự việc.
-

Biết phân tích mặt tích cực và tiêu cực khi các em gặp một vấn đề, một tranh luận
hay một nhận định.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên cho các em đọc tình huống:
Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đến các trung tâm môi giới tìm cho mình một công
việc bán thời gian với rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là kiếm thêm ít tiền
gánh vác các khoản chi tiêu. Có thể coi đó là nhu cầu cần thiết của các bạn sinh viên,
nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó.

Bước 2: Giáo viên đưa ra những câu hỏi sau đây liên quan đến tình huống để học
sinh phân tích:
Các em hãy tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực của việc sinh viên/học sinh
đi làm thêm?
Bước 3: Giáo viên để cho các em phân tích tình huống theo câu hỏi gợi ý trên.
Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính.

Mặt tích cực
-

Sinh viên có một môi trường học tập mà nhà trường không thể dạy được.

-

Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có
được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp.

-

Có thể rèn luyện thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng
đường/trường học nhưng chưa có dịp đem nó ra thực hành.

Mặt tiêu cực
-

Lương thấp vì thiếu bằng cấp và kinh nghiệm

-

Lơ là chuyện học hành, học hành kém hiệu quả


-

Gặp phải những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải sinh viên nào

5. Hoạt động 4:

(25 phút)

Thảo luận nhóm: Lắng nghe và chấp nhận những ý kiến khác biệt
4


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Mục tiêu
Các em nữ sinh:
-

Biết lắng nghe và chấp nhận những ý kiến khác biệt trong tranh luận,
trong đóng góp ý kiến mà không phê phán.

-

Biết mạnh dạn đưa ra ý kiến riêng của bản thân, dù nó khác với ý
kiến của những người khác và điều đó là bình thường.

Cách thức tiến hành

Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ khác nhau để thảo luận và liệt
kê trên giấy lớn.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao phải lắng nghe và chấp nhận những ý kiến khác
biệt.
Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em thảo luận và trả
lời những gì các em còn thắc mắc hay đưa ra các gợi ý thảo luận.

Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày kết
quả thảo luận.
Lưu ý: Khi các em trình bày, giáo viên nên lưu ý những điểm hay những tội phạm chính
yếu để nhấn mạnh.

Bước 5: Giáo viên kết luận, rút ra các ý chính
.
-

Lắng nghe là cách để chúng ta có thêm thông tin và thể hiện sự tôn trọng người
khác

-

Một khi tôn trọng ý kiến người khác là cách giúp chúng ta được người khác tôn
trọng

-

Ai cũng có ý kiến và quan điểm riêng và chúng ta cần tôn trọng điều đó

-


Mọi người điều khác nhau trong suy nghĩ, lời nói và hành động, chúng ta phải

6. Hoạt động 5:

(25 phút)

Trình bày và hướng dẫn: Kỹ năng ứng xử khi có những ý kiến tranh luận khác nhau
trong cuộc sống
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
Biết cách ứng xử phù hợp và hiệu quả khi có những ý kiến khác biệt,

-

trái chiều.
-

Biết cách giữ được hòa khí khi có tranh luận.
5


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên trình bày ý các bước ứng xử khi có những ý kiến tranh luận khác
nhau trong cuộc sống.
Bước 2: Giáo viên đưa ra các ví dụ minh họa cho phần tình bày của mình
Bước 3: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính


-

Hãy tỏ cho người khác thấy chúng ta cũng có ý thừa nhận (chấp nhận) ý kiến
của họ.

-

Biết lắng nghe chân thành ý kiến người khác.

-

Tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu trong ý kiến tranh luận của người khác.

-

Tìm ra cái mạnh, lợi thế trong ý kiến tranh luận của mình (cái mình có mà người
khác không có).

-

Tạo ra sự đồng cảm và gây niềm tin cho nhau qua việc hiểu biết lẫn nhau và
tạo ra sự tin tưởng.

-

Tìm điểm chung để mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, kể

7. Tổng kết bài học


(10 phút)

-

Cuộc sống là đa dạng và mỗi người điều có những khác biệt.

-

Biết tìm ra những điểm tích cực và tiêu cực của một vấn đề, những ý kiến tranh
luận, trao đổi là hết sức cần thiết.

-

Tìm ra được hai mặt của một vấn đề không chỉ giúp chúng ta biết lắng nghe và
chấp nhận người khác mà con giúp chúng ta biết phòng tránh những dụ dỗ ngon

Tài liệu tham khảo:
Choose a future, Issues and Options for adolescent girls, the Center for Development
and Population Activities
Mentoring Guide for Life Skills, AED – Center for Gender Equity
/>%E1%BB%99t-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81
/> />6


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

/>
7




×