Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Kỹ năng sống chân dung kẻ bạo hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.54 KB, 24 trang )

CHÂN DUNG KẺ BẠO HÀNH


Huỳnh Đức Lộc HS lớp 9/1 THCS Lý Tự Trọng, TP. Tam Kỳ cầm 2 con dao
trên tay xông thẳng vào lớp 9/6, nhảy lên bàn thứ 2, nơi em Hà Viết
Trung (15 tuổi) đang ngồi và chém xối xả vào người em Trung, gây
thương tích nặng. Sau khi Trung bị chém nhiều nhát, máu ra nhiều và gục
xuống ngay tại bàn thì Huỳnh Đức Lộc cũng cầm dao bỏ chạy trốn khỏi
trường. Theo khai nhận của Huỳnh Đức Lộc tại cơ quan điều tra, do bị
Trung nhiều lần đánh nên Lộc đã dùng dao chém để trả thù.


Thông tin từ nhà trường
• Thầy Võ Văn Dũng, HT Trường LTT cho biết, trước
đó 1 ngày, 2 nhóm HS của trường trong đó có Huỳnh
Đức Lộc và Hà Viết Trung đánh nhau, bị bảo vệ bắt
và nhà trường đã cho cả 2 làm kiểm điểm. Vụ việc
xảy ra sáng 14/2 quá bất ngờ, NT không lường hết
được. Năm học lớp 8 (2007-2008), hai HS này đều có
hạnh kiểm TB vì thường xuyên đánh nhau, NT đã
cho làm kiểm điểm, kỷ luật cả 2 em bằng hình thức:
Lộc bị đuổi học 10 ngày, cảnh cáo toàn trường,
Trung bị đuổi học 3 ngày. Ngay sau khi vụ việc xảy ra,
NT đã trích từ quĩ phúc lợi 500 nghìn đồng hỗ trợ
GĐ em Trung lo chi phí thuốc men.


Kế thừa bạo lực từ cha

• Bà Cù Thị Hương Giang, trợ lý thanh niên, THPT
Ngôi Sao kể về một HS lớp 8: Từng là HS ngoan, H.


trở thành HS cá biệt do nhiều lần được ba “đào
tạo”. Có hôm thấy H. bị tím bầm, sưng húp 1 mắt,
GV hỏi thăm, H. không trả lời. Qua tìm hiểu bạn bè
của H. mới biết do không học bài, mất tập sách,
giám thị gọi điện báo PH biết. Buổi chiều, H. vẫn vô
tư đi học về. Vừa bước vào cửa, H. bị bố tung một
cú đấm trời giáng vào ngay con mắt, và ngã lăn ra
sàn nhà mà không hiểu vì sao…Gần đây, HS này phải
chuyển trường vì thường xuyên gây gổ đánh nhau
với các bạn trong lớp, với các lí do nhỏ nhặt.


• Có trường hợp khi HS có lỗi, NT báo cho
PH biết thì họ lại cắt mất mái tóc dài hay
cạo trọc để cảnh cáo con của mình 
Những lỗi sai vô tình hay cố ý của trẻ làm
bố mẹ nổi trận lôi đình, buông lời mắng
nhiếc, kèm đòn roi… tạo cho trẻ có hành vi
bạo lực ngay còn bé. Những em có hoàn
cảnh gia đình giàu có mà bỏ bê, chẳng ai
quản lý cũng dễ dẫn tới tình trạng không
tốt. Đặc biệt, một số đối tượng mồ côi cha
mẹ, cha mẹ nghiện ngập… thầy cô cần quan
tâm hơn.


TS. Nguyễn Hải Hữu (15/10/2010)
• “ Đa phần những trẻ em
bị ngược đãi, xâm hại và
bị bóc lột có tâm lý mặc

cảm, tự ty hoặc tâm lý
thù hận đối với xã hội và
sau này khi trưởng
thành nhiều em trong số
đó cũng ứng xử tương
tự đối với người khác”.


MỘT SỐ DẤU HIỆU CƠ BẢN





Có dấu hiệu của lòng tự trọng thấp,
Có vấn đề trong trường học,
Trải qua quá nhiều thời gian một mình,
Có thời gian khó kiểm soát cơn giận của
mình.  Cần sự tham vấn chuyên nghiệp cho
trẻ, để phát hiện nguyên nhân hành vi, giúp
trẻ có thể học cách kiểm soát cảm xúc của
mình, học hỏi để thành công trong xã hội.


Xích mích nhỏ, hậu quả lớn

• 16-4-2007, do đùa giỡn, Phạm Anh Hậu, HS THPT
dân lập Huỳnh Thúc Kháng P.7, Q.3 dùng đũa ném
vào người Phạm Điền Phương, bạn cùng lớp, không
may trúng mặt em Phan Ngọc Nhật. Nhật bực tức

hỏi: "Ai chơi kỳ vậy?", Hậu thách thức: "ĐM mày nói
gì?". Nhật không nói gì, lẳng lặng đón xe ôm ra siêu
thị Co-op Mart (Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3) mua
một dao Thái Lan lận lưng, về phòng nội trú rượt
chém Hậu gây thương tích, và tiếp tục quơ dao
trúng vào đùi một HS đứng gần đó. Bảo vệ trường
khống chế, tước dao và mời CA đến giải quyết.


Các mục tiêu của hành vi sai trái ở học sinh
• Theo Rudolf Dreikurs, có 4 mục tiêu:
1. Để có sự chú ý về mình vì trẻ tin là mình không có
giá trị.
2. Để thể hiện quyền lực : chỉ để chứng tỏ nếu trẻ có
thể làm được điều gì mình muốn và bất chấp áp lực
của người lớn ( không nghe lời, làm ngược lại điều
phải làm…)
3. Để trả thù : để làm tổn thương người làm tổn
thương mình ( đánh lại, chọc giận…)
4. Để thể hiện một sự bất lực nào đó ,muốn được bị
loại để không còn ai đòi hỏi gì ở mình nữa ( trốn, ngủ,
làm hỏng, …)


BS. Hồ Hải – Báo Pháp luật Tp. HCM
11/04/2010
Gần nhà tôi có một cháu nữ ngoan, hiền tuổi teen.
Cháu ấy là một học sinh xuất sắc, trong một gia đình
gia giáo, đã từng bị bạn bè hiếp đáp. Cháu kể có
một ngày cháu ấy nghĩ sao ta không chứng tỏ mình

cũng có khả năng áp chế kẻ khác. Thế là bắt đầu
một chiều, cháu ra đầu hẻm đón các bạn nhỏ hơn đi
học để đánh hoặc hăm doạ. Sau vài lần như thế, các
bạn nhỏ tuổi mỗi lần đi qua đầu hẻm phải rụt rè,
lén lút để tránh cháu. Cháu cảm thấy mình cũng có
quyền uy với người khác, thoả mãn với những gì
mình có và cháu ngưng việc hiếp đáp kẻ yếu thế.


Câu chuyện của cháu làm tôi giật mình nhớ
lại thuở thiếu thời tôi cũng đã từng bị bạn
cùng lớp học yếu hơn tôi, ngồi cạnh tôi trong
lớp nhưng to xác hơn tôi hiếp đáp chỉ vì tôi
không muốn cho bạn copy bài kiểm tra. Tôi
không có cách nào khác phải nhờ người lớn
trong gia đình giải quyết với thầy cô giáo, rồi
mọi chuyện cũng êm xuôi.


Nhu cầu tự thể hiện cái Tôi
• Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ phát hiện mình
có những sự thay đổi khác mà trước giờ trẻ chưa
nghe hoặc được thấy người lớn hướng dẫn như
vỡ giọng, mọc lông ở chỗ kín v.v… Tất cả đều mới
lạ, trẻ tự khám phá, tự ghi nhận, tự suy diễn đúng
sai. Nếu lúc này trẻ có người tâm sự, giải thích,
dẫn dắt những quan niệm đạo lý, phương pháp tư
duy chuẩn mực, trẻ sẽ thuần và tốt, đi đúng
đường. Nếu không, trẻ sẽ tự nâng cái Tôi mình lên
một mức hơn trước và trẻ muốn chứng tỏ mình.



Càng cô đơn càng muốn quậy
• Trẻ nào càng bị cha mẹ và MTXH xung quanh ít quan
tâm thì càng làm những hành động nổi bật để
chứng tỏ cái Tôi của mình. Những trẻ học kém, gia
đình ít quan tâm, thầy cô xem là thành phần phải
kèm cặp thì càng ra vẻ ta đây, muốn chứng tỏ mình.
Song ở lứa tuổi này, mọi suy diễn để chứng minh
bằng hành động của trẻ đều bắt đầu bằng sự tự
phát và không có định hướng. Khảo sát của báo
Pháp Luật TP.HCM: sự ảnh hưởng không tốt từ cha
mẹ lên đến 63% (cha mẹ bận rộn, không quan tâm:
46%, cha mẹ nêu gương xấu: 4%, cha mẹ nuông
chiều: 9% và cha mẹ tạo chấn thương tâm lý: 4%).



• Hành vi bạo lực có thể xuất hiện sớm trước
tuổi đi học, và một số TE bị bắt nạt tiếp tục
hành vi này vào tuổi trưởng thành. Hầu hết
TE học cách kiểm soát cơn giận của mình
và bản năng hiếu chiến khi lớn lên, nhưng
kẻ bắt nạt thì không. Những trẻ em này có
cá tính đặc biệt. Những trẻ bắt nạt có hệ
thống này thường có một nhóm trẻ em để
chúng bắt nạt thường xuyên , trong khi
những kẻ bắt nạt khác lựa chọn mục tiêu
một cách ngẫu nhiên trong số các HS.










TS. Sam Samenow: Chân dung kẻ bắt nạt
Có hành vi hung tính lớn hơn mức trung bình.
Mong muốn thống trị các đồng môn.
Có nhu cầu kiểm soát người khác, hiếu thắng.
Không có cảm giác ân hận vì làm tổn thương một
đứa trẻ khác
Từ chối nhận trách nhiệm về hành vi của mình
Cha (mẹ) của kẻ bắt nạt thường tán đồng/ ủng hộ
hành vi hung hăng của con em mình đối với trẻ em
khác và thường hay bắt nạt con của họ.



Các nét tính cách dự kiến của một kẻ bạo lực
(theo TT an toàn trường học quốc gia, Mỹ)

• 1/ Người có một lịch sử quá khứ là không thể kiểm
soát.
• 2/ Người có thói quen sử dụng ngôn ngữ lạm dụng.
• 3/ Người này có thói quen đe dọa bạo lực trong cơn
thịnh nộ
• 4/ Người đã mang bất kỳ loại vũ khí nào vào trường

học trong những ngày đi học.
• 5/ Người có ý thức kỷ luật kém ở trường.
• 6/ Người có sử dụng rượu hoặc phụ thuộc thuốc ở
trường.



• 7/ Người đối xử tàn nhẫn với động vật.

• 8/ Người khá trầm cảm trong nhiều lần.
• 9/ Người có thói quen nguyền rủa người
khác mà không có lý do nào.
• 10/ Người có thói quen xem serial phim bạo
lực, games…vv
• 11/ Người thể hiện chủ đề bạo lực trong các
tài liệu của mình bằng văn bản hoặc các bài
luận ở trường học.


• 12/ Người tham gia gây rối với các hình
thức khác nhau (như các băng nhóm hoặc
chống các nhóm xã hội khác nhau).
• 13/ Người thích đọc tiểu thuyết, báo chí với
chủ đề bạo lực.
• 14/ Người có vấn đề với cha mẹ hoặc các
thành viên khác của gia đình.
• 15 / Người không được chăm sóc tốt trong
ngày đi học trước đây
• 16/ Người bị sao nhãng trong thời thơ ấu,
…vv



Điều gì xảy ra với kẻ bắt nạt?
• Triển vọng lâu dài cho kẻ bắt nạt là không tốt.
Nếu kẻ bắt nạt không học được cách thay đổi
hành vi của mình, hành vi này sẽ trở thành thói
quen khi chúng lớn lên.
• Độ tuổi phổ biến của những kẻ bắt nạt trung
bình là 14 - 15. Trên thực tế, một số trẻ thậm
chí còn tìm kiếm cách thức bắt nạt vì chúng rất
hung hăng và làm những gì chúng muốn, hoặc
áp đặt cách thức của mình với các bạn học.


• Tuy nhiên, vào cuối tuổi vị thành niên, tính
phổ biến của kẻ bắt nạt bắt đầu giảm dần. Ở
trường THPT, nếu một kẻ bắt nạt vẫn còn đi
học, chúng sẽ có nguy cơ kết thành băng
nhóm. Cuối bậc THPT và các bậc học cao hơn,
BLHĐ xuất hiện khá hiếm hoi, nhưng hậu quả
lại thường nghiêm trọng hơn.
• Đến tuổi 24, 60% những người được xác
định là bắt nạt trẻ em có ít nhất một tiền án
hình sự.


• Một nghiên cứu kéo dài 35 năm của nhà TLH E.
Eron tại Đại học Michigan phát hiện ra rằng những
đứa trẻ được điểm mặt chỉ tên là kẻ bắt nạt bởi
bạn cùng trường ở tuổi lên 8, thường bắt nạt

trong suốt cuộc đời họ (Psychology Today, 1995).
• Những đứa trẻ này sau đó đã vi phạm pháp luật
nhiều hơn, nghiện rượu nhiều hơn, rối loạn nhân
cách, chống đối xã hội nhiều hơn và phải sử dụng
dịch vụ sức khỏe tâm thần nhiều hơn so với các trẻ
khác.


• Nếu các hành vi mới không được hình
thành và học hỏi, kẻ bắt nạt sẽ tiếp tục
bắt nạt suốt đời. Họ bắt nạt bạn tình, con
cái, và có thể họ luôn ở vị trí thấp trong
công việc. Kẻ bắt nạt đoạt được họ những
gì họ muốn, một số kẻ bắt nạt tinh thông
nghệ thuật bắt nạt trong nghề nghiệp của
mình và sử dụng nó trong những trường
hợp mất cân bằng quyền lực, họ không
tạo được các mối quan hệ hài hòa tại nơi
làm việc.



×