Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tình huống khi xảy ra một vụ hỏa hoạn, nhiều người thường “hoảng loạn” không biết cách xử lý dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao vậy xử lý tình huống đó như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.36 KB, 11 trang )

1. Tên tình huống: Khi xảy ra một vụ hỏa hoạn, nhiều người thường “hoảng
loạn” không biết cách xử lý dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy xử lý tình huống
đó như thế nào?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu
- Nêu được các nguyên nhân gây ra hỏa hoạn
- Ảnh hưởng của hỏa hoạn đến cơ thể con người
- Cách xử lý khi xảy ra hỏa hoạn
- Nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy
3. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
- Nghiên cứu các kiến thức liên quan đến tình huống (nguyên nhân gây hỏa
hoạn, các cách xử lý khi hỏa hoạn xảy ra)
- Nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn
+ Hóa học: Thành phần hóa học của các khí sinh ra khi có hỏa hoạn
+ Vật lý: Màu sắc, mùi vị của các khí sinh ra khi có hỏa hoạn. Sự lưu thông
không khí, sự khuyếch tán khói bụi, tỏa nhiệt, truyền nhiệt khi có cháy
+ Sinh học: Kiến thức về giải phẫu sinh lý người (cấu tạo, chức năng của hệ hô
hấp)
+ Ngữ văn: Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt, thuyết minh
+ Giáo dục công dân: Bài học về nâng cao ý thức công tác phòng cháy chữa
cháy, luật phòng cháy chữa cháy.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Viết nội dung chính

Sưu tầm tài liệu

Trao đổi nhóm

Viết



thành bài
* Tư liệu sử dụng: Sách luật phòng cháy chữa cháy
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng trang tìm kiếm Google: Sở cảnh sát PCCC Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh. Từ các kiến thức đó chúng em viết thành bài
1


Hiện nay, hỏa hoạn đang là vấn đề cấp thiết, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng,
là hiểm họa đe dọa tính mạng con người và xã hội. Cấp thiết là vậy nhưng không
phải ai cũng biết đến cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn, dẫn đến tỷ lệ tử vong và
thương tích cao.
Gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy phức tạp, khiến nhiều
người chết và bị thương. Điển hình là vụ cháy quán bar tại khu Zone 9 (Hà Nội)
khiến 6 người thiệt mạng và gần chục người bị thương. Điều đáng tiếc nhất là do
sự thiếu hiểu biết về kiến thức phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát nạn, thoát
hiểm nên đã dẫn đến những cái chết thương tâm.
Vậy làm thế nào để thoát hiểm trong đám cháy là vấn đề mà mọi người hết sức
quan tâm. Trước hết, ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy đó.
* Nguyên nhân cháy: Về khách quan, các nguyên nhân gây nên cháy là do
nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất, do tự bốc cháy, hay cũng có thể do tác
dụng của hóa chất, do phản ứng hóa học: một số chất khi tác dụng với nhau sẽ
gây ra hiện tượng cháy, cháy do điện, do bị sét đánh, tia lửa sét hay do áp suất
thay đổi đột ngột... Bên cạnh những nguyên nhân khách quan không thể không
kể đến nguyên nhân chủ quan như ý thức của người dân khi sử dụng các vật liệu
dễ cháy, sử dụng điện không đúng cách.
* Đặc điểm các khí sinh ra khi có cháy: Một trong những nguyên nhân gây ra
tử vong lớn đối với các nạn nhân trong đám cháy là khói chứa khí độc. Khói là
tập hợp các phần tử rắn, lỏng và khí sinh ra khi một vật liệu trải qua quá trình
đốt cháy hoặc nhiệt phân, kết hợp với lượng không khí tạo thành các cụm khói

bay lên trên.
Trong các đám cháy, hít phải khói, khí độc là nguyên nhân chính gây chết
người. Các loại khí độc sinh ra trong đám cháy như khí cacbonic (CO 2), cacbon
monoxit (CO), hydro cyanua (HCN) làm nạn nhân bị ngạt, hít phải lượng lớn có
thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
Thành phần của khói phụ thuộc vào bản chất của vật liệu cháy và điều kiện của
quá trình đốt cháy. Trong các đám cháy hoàn toàn, chủ yếu xảy ra ngoài trời khi
lượng oxy cung cấp cho đám cháy luôn đầy đủ, thành phần của khói chủ yếu là
2


tro, khí CO2, SO2, các oxit nitơ và nước. Còn tại các đám cháy trong nhà, phòng
kín do lượng oxy cung cấp không đủ xảy ra sự cháy không hoàn toàn làm sinh ra
các loại khí rất độc như khí CO, HCN, NH 3. Nếu chất cháy là nhựa như PVC
còn sinh ra các loại khí độc khác như hydro clorua (HCl), photgen (COCl 2),
dioxin, metyl clorua (CH3Cl). Nguyên nhân chủ yếu chết người từ khói là do hít
phải lượng lớn cacbon monoxit (CO). Khí CO là một loại khí độc nhưng không
màu, không mùi, không vị, ban đầu khi hít phải không gây khó chịu nên rất khó
khăn để mọi người phát hiện ra. Khí CO là sản phẩm của quá trình đốt cháy
không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ do thiếu nguồn oxy cung cấp.
* Ảnh hường của các khí đến cơ thể: Khi bị ngộ độc CO ở nồng độ thấp, nạn
nhân có các triệu chứng chóng mặt, đau đầu; khi tiếp xúc với nồng độ lớn hơn
có thể gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch, từ đó dẫn đến
tử vong. Khi đi vào trong cơ thể người, khí CO kết hợp với hemoglobin trong
máu tạo thành cacboxy hemoglobin (HbCO). Chất này sinh ra ngăn chặn khả
năng giải phóng oxy trong tế bào, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu,
dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Theo các nghiên cứu khoa học, các triệu chứng do
hít phải khí CO gây ra được biểu thị qua bảng dưới đây:
Nồng độ
0,0035%

0,01%
0,02%
0,04%
0,08%
0,16%
0,32%
0,64%
1,28%

Triệu chứng
Đau đầu, chóng mặt trong vòng 6-8 giờ tiếp xúc liên tục.
Đau đầu nhẹ trong 2-3 giờ tiếp xúc.
Đau đầu nhẹ trong 2-3 giờ tiếp xúc, gây nhầm lẫn.
Đau đầu nhẹ trong 1-2 giờ tiếp xúc, gây nhầm lẫn.
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, co giật trong vòng 45 phút tiếp
xúc, gây vô cảm sau 2 giờ.
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh trong 20 phút tiếp
xúc, gây tử vong sau 2 giờ.
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn trong 5-10 phút tiếp xúc, gây tử
vong trong 30 phút.
Chóng mặt, đau đầu sau 1-2 phút tiếp xúc. Co giật, ngừng hô hấp
và tử vong trong vòng chưa đầy 20 phút.
Bất tỉnh sau 2-3 hơi thở. Tử vong trong vòng chưa đầy 3 phút.

3


Khói trong đám cháy gây cản trở tầm nhìn, gây kích ứng mắt làm nạn nhân mất
phương hướng. Vì vậy, trong các vụ cháy, hầu hết các nạn nhân đều tử vong do
cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn làm cho ngộ độc ập đến nhanh, nạn

nhân ngã quỵ nhanh.
Cần phải làm gì khi gặp tình huống này?
Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, con người có rất ít thời gian để phản ứng, suy
nghĩ, và thường rơi vào trang thái hoảng loạn. Chính sự hoảng loạn đã làm cho
tình trạng trầm trọng thêm và triệt tiêu khả năng tích cực của con người. Đôi khi
sự hoảng loạn đã khiến người ta có những quyết định, những hành vi “tự đưa
mình vào chỗ chết”. Nếu không có kỹ năng thoát nạn trong giai đoạn này, thời
gian kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó điều quan trọng là phải
bình tĩnh để xử lý các tình huống xảy ra. Vì vậy khi xảy ra hỏa hoạn thì mỗi
chúng ta phải bình tĩnh xử lý theo các bước sau:
Bước 1: Phải bình tĩnh

Sự bình tĩnh sẽ giúp chúng ta làm được những điều hết sức lớn lao, nên phải chế
ngự được sự hoảng loạn bằng cách: Tự nhủ mình phải làm gì? Xác định vị trí

4


mình đang ở đâu? Lửa cháy phía nào? Chạy lên hay chạy xuống? Trái hay phải?
Cửa sổ, lan can hoặc lối thoát hiểm gần nhất?...
Bước 2: Báo động cho mọi người
Báo động cho mọi người xung quanh và bên ngoài biết bằng nhiều cách: Hô
hoán, dùng loa, tìm mọi cách để gây sự chú ý của những người xung quanh

5


Bước 3: Ngắt cầu dao điện
Ngắt cầu dao điện của khu nhà hoặc phòng có xảy ra cháy, kiểm tra các ổ cắm
các thiết bị điện


Bước 4: Gọi lực lượng cứu hỏa

Bước 5: Dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ:
6


Nếu cửa đang mở và đám cháy đang lan đến phòng , hãy đóng cửa lại để bảo vệ
ngọn lửa không bén vào phòng ngay lập tức. Cảm nhận sức nóng của cánh cửa.
Nhớ khi sờ vào cửa để thử độ nóng, hãy thử bằng mu bàn tay chứ không phải
lòng bàn tay. Nếu cảm thấy phía dưới cửa chưa nóng, hãy mở cửa, từ từ quan sát
xung quanh.

7


Khói trong đám cháy sẽ luôn bay ở phía trên, vì thế bình tĩnh nằm sát mặt đất và
trườn ra ngoài. Trong trường hợp bị kẹt phải sử dụng khăn, vải thấm nước bịt
mũi để lọc không khí khi thở, dùng các tấm chăn, rèm thấm nước che chắn khi
băng qua lửa, chèn khe cửa bằng các tấm vải ướt ngăn không cho khói vào
phòng. Hãy cố gắng đến được chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe
hoặc thấy. Không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa chính
và làm bạn bị kẹt trong lửa. Lấy khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm được chặn phía
dưới cửa chính để ngăn không cho khói bay vào phòng.
Bước 6: Cứu người bị nạn và cứu mình

8


Khi chạy ra ngoài, hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng trong

hoảng loạn lửa và khói.. Tuyệt đối không sử dụng thang máy làm thang thoát
nạn vì sự cố cháy nổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy. Do đó chỉ
sử dụng cầu thang bộ để thoát ra.
Để chống nhiễm khói, mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi
để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được
trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che
miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy
thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
Khi lửa táp vào người, không được bỏ chạy bởi càng chạy lửa sẽ càng cháy
mạnh. Hãy dùng vải, khăn, quần áo, giấy thấm nước ốp mạnh quanh người hoặc
lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay
thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động. Trong khi thoát ra
trong khói lửa, ta dùng khăn, quần áo đã thấm nước xoay tròn cũng làm giảm
chút ít áp lực của sức nóng khói lửa.
Bước 7: Di chuyển người và hàng hóa:
Hãy quan sát mọi thứ như: Ống nước PCCC có ở tất cả các tòa nhà và phải trải
dài đủ để tiếp đất, tấm phông hội trường màn cửa, khăn bàn xé ra nối lại cũng
9


trở nên hữu dụng. Dây vòi rồng PCCC, vòi xịt là những vật cứu hộ chắc chắn,
ống máng xối thoát nước (tại ITC, ống máng xối đã được bảo vệ Long Hải tận
dụng cứu sống hơn 40 người).
Khi đưa người xuống, tùy vào năng lực từng người mà chọn cách khác nhau.
Người quen leo núi có thể dùng dây tuột xuống dễ dàng. Những người khác,
nhất là người già, trẻ em, phụ nữ thì phải thiết kế bằng cách tạo thế an toàn như
cột dây chắc chắn vào người , thả dây từ từ và lần lượt đưa họ xuống.
Khi bạn là người duy nhất hoặc cuối cùng muốn tuột xuống bằng dây hay ống
nước, nên nhớ hãy tìm một cái gì đó quấn quanh bàn tay, nếu không chỉ cần tuột
xuống 2 mét là lực ma sát đã phá hỏng lòng bàn tay của bạn.

Nếu thật sự đã lâm vào tình trạng bị khói lửa cô lập, việc phải làm là đừng làm
mất bình tĩnh, bạn vẫn còn khả năng tự vệ. Nếu có nước, hãy cho nước vào đầy
thùng thau hoặc bồn tắm. Thấm ướt các tấm khăn, vải, quần áo nhét vào các khe
cửa để tránh khói vào, liên tục tạt nước ra sàn tường để làm dịu sức nóng . Bạn
có thể dựng tấm nệm hoặc những vật thấm nước ngay cánh cửa, kê thêm tủ, bàn
ghế cho chắc chắn giữ cho mọi thứ luôn ướt sẽ ngăn và thông bớt khói. Nếu bên
ngoài cửa sổ có lửa thì tháo bỏ màn cửa và di chuyển các chất dễ cháy ra xa và
cũng phải tạt nước giữ ướt xung quanh cửa sổ. Bạn nên học cách sử dụng một số
dụng cụ chữa cháy và hãy làm hết sức để tự cứu mình trong khi chờ được cứu.
Nếu không còn một sự lựa chọn nào khác để thoát thân ngoài nhảy từ trên cao,
hãy tạo cho mình những dụng cụ hỗ trợ và nhớ là những thứ ấy luôn ở quanh ta.
Khăn bàn, phông màn, thảm… chỉ cần cột túm lại nắm chặt vào hai tay đã có thể
biến thành 1 vật cản gió. Tương tự các loại bao bố, nilon lớn, áo khoác cũng sẽ
là những vật ít nhất giúp cản gió giảm nhẹ tổn thương. Khi nhảy xuống một bụi
cây, một mái hiên, hàng quán, một đống cát, rác, nóc mui xe, mái tôn…sẽ bớt
được tổn thương. Cái bàn sẽ gãy vụn thay cho bản thân ta, cần nhớ một nguyên
tắc là nhảy sao để khi tiếp đất chân của ta trong tư thế chùn đầu gối và đưa
người về phía trước sẽ cứu được bộ xương chân.
Nếu không có dụng cụ, hãy tìm một cái gờ nào đó để bám vào, bạn có thể đi
trên gờ, quay mặt vào bờ tường. Nhớ luôn đối mặt với bờ tường khi chui ra từ
10


cửa sổ ở trên cao. Vì khi đó, bạn có thể dùng hết sức mình để bám vào tường và
đáp đất một cách an toàn hơn.
Khi đã an toàn, bạn vẫn chưa nên buông lỏng cảnh giác, hãy tránh xa khỏi
căn nhà. Giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và ngọn lửa để không bị thương do
tàn lửa, gạch đá bắn ra. Hãy kiểm tra xem bạn và người xung quanh có thương
tích gì không, nếu có, báo ngay cho cứu hộ hoặc sơ cứu khẩn cấp.
Trong trường hợp có ai đó mất tích, chỉ chạy ngược vào trong nhà khi tình

huống đủ an toàn để bạn làm điều đó. Thông báo ngay với lực lượng cứu hỏa
nếu bạn nghĩ ai đó vẫn còn bị kẹt trong nhà. Tương tự như vậy, khi mọi người
đã ra khỏi nhà an toàn và đầy đủ, bạn cũng nên thông báo cho các họ biết để
không cử người vào kiểm tra nữa, giảm đáng kể nguy cơ thương vong cho họ.
Trên đây là một số kỹ năng cơ bản để thoát hiểm trong đám cháy, nhưng,
"phòng bệnh hơn chữa bệnh", chúng ta phải luôn có ý thức tự bảo vệ, phòng
ngừa cháy nổ. Trên hết, phải luôn luôn tuân thủ các biện pháp an toàn về phòng
chống cháy nổ, hết sức cẩn thận và hãy có trách nhiệm với cộng đồng cũng như
chính sự an toàn của bản thân bạn.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Nhân dân ta thường có câu “Nhất thủy, nhì hỏa”, các vụ cháy thường để lại hậu
quả rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một trong những
điều đáng tiếc làm cho tỷ lệ tử vong và thương tích cao chính là con người
không có kỹ năng thoát hiểm, không biết cách xử lý khi có cháy, thường mất
bình tĩnh. Chúng em hy vọng qua bài thi này sẽ giúp cho mọi người có những kỹ
năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra, điều đó sẽ giúp cho bảo vệ chính
mình và những người xung quanh.

11



×