Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tích hợp bộ môn hóa học, sinh học, giáo dục công dân và giáo dục môi trường trong dạy học địa lí THPT bài 15 bảo vệ môi TRƯỜNG và PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 17 trang )

Giáo án dự thi tích hợp liên môn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA THIỀU
Địa chỉ: số 27, ngõ 298- Phố Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Ngân
Sinh ngày 14/11/1977. Giáo viên bộ môn Địa lí
Điện thoại: 0982023534
Email:
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI TÍCH HỢP LIÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp bộ môn hóa học, sinh học, giáo dục công dân và giáo
dục môi trường trong dạy học Địa lí THPT
Bài 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
II. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần :
1. Về kiến thức
- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái,
ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất)
- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống
- Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Về kĩ năng
- Tìm và chọn lọc tư liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường
- Viết báo cáo
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
- Rèn luyện tư duy logic, năng lực vân dụng các vấn đề liên quan giữa các môn hóa học,
sinh học, giáo dục công dân và giáo dục môi trường trong bài học Địa lí.
- Có kĩ năng cơ bản để chủ động ứng phó với các thiên tai xảy ra.
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội


1


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

3. Về thái độ, hành vi
- Có ý thức chủ động phòng chống thiên tai.
- Có ý thức và hành động cụ thể góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.
III. Đối tượng dạy học
Lớp 12B2. Sĩ số 45.
IV. Ý nghĩa của bài học
- Hiện nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với hàng loạt các
vấn đề về môi trường: nhiệt độ Trái Đất tăng, tình trạng mất cân bằng sinh thái, suy
giảm và cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đô thị…. Việc
dạy bài: “Sử dụng và phòng chống thiên tai” nhằm giúp học sinh nhận thức được những
vấn đề nổi bật về môi trường hiện nay, thấy được hậu quả nghiêm trọng của các vấn đề
đó, từ đó xây dựng ý thức và có hành vi cụ thể bảo vệ môi trường xung quanh, gìn giữ
môi trường sống, góp phần phát triển bền vững.
- Hiểu được, tự ý thức được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện chiến lược quốc
gia về bảo vệ môi trường.
V. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy tính, máy chiếu.
- Sách giáo khoa
- Một số tranh ảnh, tư liệu về tình trạng suy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên
nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Các phiếu học tập.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Định hướng bài học
Môi trường là không gian sống của con người nhưng môi trường đang bị hủy hoại bởi

chính con người. Vậy hiện nay nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường
nào, những thiên tai nào thường xảy ra ở nước ta, nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược bảo
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

2


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

vệ tài nguyên và môi trường là gì? Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu các vấn đề đó để thấy được tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và
phát triển bền vững ở nước ta.
3. Tiến trình bài học (40 phút)
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

* Hoạt động1 : tìm hiểu các vấn đề quan 1. Bảo vệ môi trường
trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo
nước ta (10 phút)
vệ môi trường ở nước ta:
Phương pháp làm việc dự án, thu thập, xử lí - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi
tài liệu, báo cáo kết quả.
trường: sự gia tăng các thiên tai, sự biến
Nội dung này, GV hướng dẫn HS làm việc
theo nhóm từ giờ trước, yêu cầu các nhóm
đi tìm hiểu thực tế ở địa phương về tình
trạng và nguyên nhân ô nhiễm tài nguyên
nước, không khí và hoàn thành phiếu học
tập, 2 nhóm tìm hiểu tài nguyên nước, 2

nhóm tìm hiểu tài nguyên không khí (phần
phụ lục).

đổi thất thường của thời tiết.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước,
không khí, đất, đặc biệt ở các thành phố
lớn.

Yêu cầu : HS phải vận dụng kiến thức các
môn hóa học, sinh học, địa lí, giáo dục môi
trường để hoàn thành nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm nêu những biểu hiện,
nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng
sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường
ở nước ta, ở địa phương. Đề xuất các biện
pháp giải quyết chủ yếu (có file video báo
cáo kết quả làm việc của HS kèm theo).
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn
nhau, cho điểm.
- GV cho HS xem 1 đoạn video clip
(khoảng 1,5 phút) về tình trạng ô nhiễm môi
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

3


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

trường ở nước ta (có file kèm theo), yêu cầu
HS nêu bật những vấn đề môi trường ở

nước ta hiện nay
- GV chuẩn kiến thức, lấy thêm ví dụ để HS
thấy rõ sự mất cân bằng sinh thái. VD phá
rừng dẫn đến những hậu quả gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thiên 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện
tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống pháp phòng chống
(20 phút)
a. Bão
Phương pháp thảo luận, liên hệ thực tế, giải b. Ngập lụt
c. Lũ quét
quyết vấn đề.
? Kể tên các thiên tai chủ yếu của nước ta ? d. Hạn hán
- Yêu cầu : HS phải vận dụng tổng hợp kiến (Phiếu phản hồi thông tin, phần phụ
thức thực tế, giáo dục môi trường để giải lục 3)
quyết vấn đề.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm thảo
luận để hoàn thành phiếu học tập, mỗi nhóm
tìm hiểu về một thiên tai, phân tích nguyên
nhân và đưa ra giải pháp.
+ Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1:
tìm hiểu hoạt động, hậu quả, giải pháp
phòng chống bão ở nước ta.
+ Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2:
tìm hiểu hoạt động, hậu quả, giải pháp
phòng chống ngập lụt ở nước ta.
+ Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập số 3:
tìm hiểu hoạt động, hậu quả, giải pháp
phòng chống lũ quét ở nước ta.
+ Nhóm 4: Hoàn thành phiếu học tập số 4:
tìm hiểu hoạt động, hậu quả, giải pháp

phòng chống hạn hán ở nước ta.
- Trước khi HS thảo luận, GV cung cấp cho
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

4


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

HS các tư liệu về các thiên tai ở nước ta
(SGK, video clip – có file đính kèm, hình
ảnh…).
- Các nhóm thảo luận trong 5 phút rồi báo
cáo.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá.
- GV tổng hợp kiến thức bằng phiếu phản
hồi thông tin (phần phụ lục).
* Tiểu kết: Các thiên tai chủ yếu ở nước
ta là bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động
đất, lốc, sương muối,…chúng ta cần có
những kĩ năng cơ bản để phòng tránh các
thiên tai.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược quốc 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài
gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nguyên và môi trường
(10 phút)
- Duy trì các hệ sinh thái và các quá
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, tư trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết
duy tổng hợp kiến thức.
định đến đời sống con người
Yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức của

môn sinh học, giáo dục công dân để thấy
trách nhiệm của cá nhân trong việc đảm bảo
sự phát triển bền vững.

- Đảm bảo sự giàu có về vốn gen

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển
việc sử dụng trong giới hạn có thể phục
? Dựa trên những kiến thức đã có và SGK, hồi được.
hãy nêu các nhiệm vụ chiến lược quốc gia - Đảm bảo chất lượng môi trường phù
về bảo vệ tài nguyên và môi trường ?
hợp với yêu cầu về đời sống con người
? Mục đích của chiến lược quốc gia về bảo - Ổn định dân số
vệ tài nguyên và môi trường là gì ?
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm
? Trong các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra, soát và cải tạo môi trường.
em cam kết sẽ thực hiện những nhiệm vụ
nào?
? Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, em
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

5


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

cần có những biện pháp nào?
* Tiểu kết: Chiến lược quốc gia về bảo vệ
tài nguyên và môi trường ở nước ta dựa

trên những nguyên tắc chung của chiến
lược bảo vệ toàn cầu. Chiến lược đảm bảo
sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.
GV tổng kết toàn bài: Hiện nay nước ta
đang đối mặt với rất nhiều vấn đề môi
trường. Nguyên nhân gây ra tình trạng
này là do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra. Mỗi chúng ta
cần ý thức trách nhiệm cá nhân trong
việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững.
3. Củng cố - Đánh giá (5 phút)
GV cho học sinh hoàn thành trò chơi ô chữ nhằm kiểm tra độ nắm kiến thức của học
sinh ngay tại lớp. Học sinh làm việc theo bàn.
GV đặt mục tiêu cho HS ghi đầy đủ các câu trả lời ra giấy, nhóm hoàn thành nhanh nhất
được 10 điểm.
VII. Phụ lục cho các hoạt động dạy và học
1. Phụ lục 1: hoạt động 1 tìm hiểu thực tế ở địa phương về tình trạng và nguyên nhân ô
nhiễm tài nguyên nước, không khí
Ô nhiễm nước:
Thực trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Nguyên nhân


Hậu quả

Giải pháp

- Màu nước:
- Chất lơ lửng
- pH
- Nhu cầu ôxi sinh hóa
- Nhu cầu ôxi hóa học
Ô nhiễm không khí:
Thực trạng
- Bụi lơ lửng
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

6


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

- Tầm nhìn xa
- Mùi
- Tiếng ồn…
2. Phụ lục 2 : hoạt động 2 tìm hiểu các thiên tai chủ yếu ở nước ta và biện pháp phòng
chống
Phiếu học tập số 1: Thiên tai bão
Thời gian xảy ra

Nơi hay xảy
ra


Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Phiếu học tập số 2: Thiên tai ngập lụt
Thời gian xảy ra

Nơi hay xảy
ra

Phiếu học tập số 3: Thiên tai lũ quét
Thời gian xảy ra

Nơi hay xảy
ra

Phiếu học tập số 4: Thiên tai hạn hán
Thời gian xảy ra


Nơi hay xảy
ra

3. Phụ lục 3 : thông tin phản hồi các phiếu học tập
a. Phiếu học tập số 1- Bão ở nước ta
Thời gian xảy ra
- Trung bình mỗi
năm có 3 - 4 cơn
bão trực tiếp đổ
bộ vào vùng bờ
biển nước ta.
-Thời gian hoạt
động: từ tháng 6
đến tháng 11,
nhất là tháng 6, 7,
8
- Bão chậm dần

Nơi hay xảy
ra
Bão hoạt động
mạnh nhất ở
ven biển Trung
Bộ, Nam Bộ ít
chịu ảnh hưởng
của bão

Hậu quả


Biện pháp phòng chống

- Mưa lớn trên
diện rộng, gây
ngập úng
- Gió mạnh làm
lật úp tàu thuyền,
tàn phá nhà cửa
- Ô nhiễm môi
trường, gây dịch
bệnh.

- Làm tốt công tác dự báo
bão
- Sơ tán dân, thông báo cho
tàu thuyền về nơi ẩn trú
- Củng cố đê điều
- Chống bão kết hợp với
chống lụt, úng và chống lũ,
xói mòn.

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

7


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

từ Bắc vào Nam
b. Phiếu học tập số 2- Ngập lụt ở nước ta

Thời gian xảy ra

Nơi hay xảy
Hậu quả
Biện pháp phòng chống
ra
Thời gian vào - Đồng bằng Phá hủy mùa - Làm các công trình thoát
mùa mưa, từ châu thổ sông màng, tắc nghẽn lũ, ngăn thủy triều
tháng 5 đến tháng Hồng
giao thông, ô
10, riêng DHMT - Đồng bằng nhiễm môi trường - Trồng rừng đầu nguồn
từ tháng 9 đến 12 sông Cửu Long
- Đồng bằng
Duyên
hải
miền Trung
c. Phiếu học tập số 3- Lũ quét ở nước ta
Thời gian xảy ra

Nơi hay xảy
Hậu quả
ra
- Năm nào cũng Xảy ra vùng Gây thiệt hại về
có lũ quét, xu lưu vực sông tính mạng, tài sản
hướng tăng.
suối bị chia cắt dân cư.
- Xảy ra khi mưa mạnh, có dộ
lớn trong vài giờ. dốc lớn, mất
lớp phủ thực
vật

d. Phiếu học tập số 4 – Hạn hán ở nước ta

Biện pháp phòng chống
- Trồng rừng
- Quy hoạch vùng dân cư
tránh vùng lũ quét nguy
hiểm
- Quản lí sử dụng đất đai
hợp lí…

Thời gian xảy ra

Nơi hay xảy
Hậu quả
Biện pháp phòng chống
ra
Khi khô hạn kéo Ở nhiều nơi, Gây mất mùa, - Trồng rừng
dài, vào mùa khô đặc biệt là Tây cháy rừng, thiếu
- Xây dựng hệ thống thủy
Nguyên, miền
nước cho sản xuất lợi
Nam.
và sinh hoạt.
- Trồng cây chịu hạn.
VIII. Các sản phẩm của học sinh (có video kèm theo)
- Phần làm việc theo nhóm được các nhóm trình bày bằng trình chiếu powerpoint, bằng
phiếu học tập.
- Phần kiểm tra đánh giá bài học được học sinh thể hiện qua các phiếu đi kèm, nhóm nào
làm tốt sẽ thưởng điểm.
Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội


8


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA HỌC SINH- PHẦN TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Bàn …... Tổ ….Họ và tên thành viên:
1. Ô chữ hàng ngang
Câu hỏi
Đáp án
Hàng 1, gồm 7 ô chữ: Đây là thiên tai thường xuất hiện ở vùng biển nhiệt đới,
gây tác hại lớn đối với sản xuất và đời sống?
Hàng 2, gồm 6 ô chữ: Đây là cách phòng chống sự tàn phá của bão ở vùng
ven biển?
Hàng 3, gồm 11 ô chữ: Các biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất ở miền núi (ví
dụ thủy lợi, trồng rừng…) có tác dụng gì?
Hàng 4, gồm 13 ô chữ: Một trong những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh
học mà Nhà nước ta đã ban hành?
Hàng 5, gồm 8 ô chữ: Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
đô thị?
Hàng 6, gồm 14 ô chữ: Hướng mới của việc phát triển du lịch nhằm bảo vệ
môi trường?
Hàng 7, gồm 7 ô chữ: Hệ quả của việc Trái đất nóng lên, làm tăng mực nước
biển và đại dương?
2. Ô chữ hàng dọc:
IX. Phụ lục
1. Phần làm việc của giáo viên
- Bài giảng power point
- Video clip về ô nhiễm môi trường, thiên tai ở nước ta

2. Phần kết quả làm việc của học sinh
- Video clip báo cáo kết quả tìm hiểu môi trường thực tế tại địa phương, quận Long Biên
- Kết q uả trò chơi ô chữ
3. Đĩa CD

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

9


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

10


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

11


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

12



Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

13


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

14


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

15


Giáo án dự thi tích hợp liên môn

Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

16


Giáo án dự thi tích hợp liên môn


Giáo viên: Trần Thị Ngân, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Long Biên, Hà Nội

17



×